Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - MÙA TỰU TRƯỜNG

22 Tháng Tám 202311:43 CH(Xem: 3325)
GS. Huỳnh Công Ân - MÙA TỰU TRƯỜNG


MÙA TỰU TRƯỜNG

image001

Cuối tháng 8 dương lịch, khi nàng Hạ sắp giã từ chúng ta và mang theo nàng những ngày ấm áp và có đôi khi nóng bức để nhường chỗ cho nàng Thu mát mẽ, êm đềm cũng là lúc các học sinh cũ trở lại trường và những học sinh mới “tò te” lần đầu tiên được người nhà, thường là người mẹ dẫn đi học.

 

Ai từng cắp sách đến trường đều đã đọc qua đoạn văn của Thanh Tịnh:

"Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học."

 

 

Đã 40 năm, xa bảng đen, phấn trăng, giã từ nghề dạy học kể từ năm 1983, năm cuối tôi dạy trường trung học Nguyễn Trãi quận 4, Sài Gòn và cũng gần ngần ấy năm tôi sống ở nước ngoài, nhưng mỗi năm khi gần đến tháng 9 tôi lại nhớ đến mùa tựu trường ngày xưa ở quê nhà

 

Ký ức lại trở về với thời thơ ấu khi tôi còn học ở cấp tiểu học tại trường Cao Văn, đường Tôn Đản, quận 4, Sài Gòn của thập niên 50, thời đó tôi phải học hai buổi. Buổi sáng tôi được mẹ cho 5 cắc ăn xôi, buổi trưa 3 cắc ăn đá nhận (đá bào xịt si rô). Buổi trưa trước khi vào lớp tôi bị cậu tôi, thầy giáo ở đó bắt cởi quần áo để cậu tắm trước mặt các bạn học có cả con gái.

 

Năm 1965, ngày đầu trên đường từ nhà người bà con đến trường công lập Vĩnh Bình, trong bộ y phục tiệm may ba tôi vừa may cho, áo bỏ trong quần, cổ thắt cravate mua trong thương xá Tax, nút (cúc) tay manchette mua ở passage Eden và chân mang đôi giày mới đóng ở tiệm giày Gia đường Hoàng Diệu, Khánh Hội, tôi vẫn lúng túng, bối rối trước những cặp mắt tò mò .của phụ huynh từ những căn nhà hai bên đường: hôm nay tôi đi dạy.

 

73 năm kể từ ngày đầu cắp sách đi học và 58 năm kể từ ngày xách cặp đi dạy, hình ảnh ngôi trường ngày ấu thơ tôi học và ngôi trường ngày đầu tôi đi dạy không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm của tôi.

 

Một học sinh phổ thông chỉ gắn bó với nhà trường 12 năm nhưng những người làm nghề dạy học như tôi thì thời gian trải qua ở nhà trường dài hơn. Tôi lại từng dạy cả hai mô hình nhà trường: nhà trường VNCH và nhà trường XHCN nên những kỷ niệm về nơi ngày xưa người ta gọi là “cửa Khổng, sân Trình” còn đọng lại trong trí nhớ tôi khá nhiều.

 

Nhớ lại thời đi học, trong 12 năm “dùi mài kinh sử” học ngày, học đêm để đoạt cho được những mảnh bằng như những bậc thang cho tương lai: tiểu học, trung học đệ nhứt cấp, tú tài 1 và tú tài 2. Thời chinh chiến, bằng tú tài 1 có vai trò quyết định khi vào quân đội: làm quan hay lính:

“Rớt tú tài anh đi trung sĩ

Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con”

 

Tỷ lệ thi đậu các bằng đó nhứt là bằng tú tài 2 trong nền giáo dục VNCH không cao, độ 30% cho hai kỳ trong năm. Trái lại, tỷ lệ đậu bằng tốt nghiệp phổ thông trong nhà trường XHCN ngày nay là gần 100%. Đó không phải là do học sinh ngày nay giỏi hơn học sinh ngày trước mà là do nạn thi đua lập thành tích của các trường và các địa phương để được tuyên dương là trường hay địa phương “tiên tiến”. Lại còn có việc mua bán bằng cấp, tiết lộ đề thi nên có thể nói trường học XHCN là một chợ trời buôn bán chữ nghĩa.

 

Trong chế độ cộng sản, người ta chủ trương “hồng hơn chuyên” nên có tri thức không bằng trung thành với đảng. Câu nói của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” không có nghĩa là để đào tạo con người có kiến thức mà để đào tạo con người cộng sản. Vì vậy tốt nghiệp trường học phổ thông không có tương lai bằng tốt nghiệp trường đảng. Nguyễn Phú Trọng là một bằng chứng điển hình: Tiến sĩ Chính trị học (chuyên ngành xây dựng đảng). Vì vậy có thể “update” hai câu thơ của Trần Tế Xương:

“ Cái học nhà nho đã hỏng rồi

Mười người đi học, chín người thôi”

thành:

“ Cái học ngày nay đã hỏng rồi

Mười người đi học, chín người thôi”

 

Trong một chế độ mà ngân sách bộ công an nhiều gấp 12 lần ngân sách bộ giáo dục như nước CHXHCN Việt Nam thì sự tồn vong của đất nước không quan trọng bằng sự sống còn của đảng. Người ta nói “ thanh niẻn là rường cột của đất nước, là tương lai của dân tộc” nhưng nếu không đặt trọng tâm vào việc đào tạo kiến thức cho họ thì đất nước, dân tộc sẽ đi về đâu?

 

Nhớ lại ngày trước, dù không phải mọi trường học đều được miễn phí (trường công lập) nhưng phụ huynh vẫn đủ khả năng cho con em mình học trường tư không như ngày nay tất cả mọi trường đều thu học phí và nhiều bậc cha mẹ không có tiền cho con mìmh đi học. Hơn nữa, nghề giáo là nghề nghèo nhứt trong xã hội ngày nay vì theo lý thuyết cộng sản đó là nghề không sản xuất ra của cải vật chất như các nghề lao động chân tay nên lương hướng rất thấp, do đó ít người theo học ngành sư phạm. Ngày xưa trong chế độ cũ ở miền Nam, khi đậu vào Đại học Sư Phạm, sinh viên được cấp học bỗng mỗi tháng 1500 đồng trong khi lương tháng một người lính là 900 đồng. Khi ra trường về tỉnh dạy học, giáo sư đệ nhị cấp chỉ số lương 470, lãnh mỗi tháng khoảng 7200 đồng trong khi ăn cơm tháng chỉ có 500 đồng. Như vậy, người thầy giáo  trong chế độ VNCH không lo sinh kế nên toàn tâm truyền thụ kiến thức cho học trò không như thầy giáo ngày nay dành “bài tủ” để gọi học trò về nhà dạy thêm kiếm tiền hay phải làm thêm nghề tay trái. Trong hoàn cảnh trò không đủ tiền đi học và thầy không đủ tiền để sống thì nền giáo dục đi về đâu?

 

Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc, nhân bản và khai phóng như các em học sinh miền Nam trước năm 1975?

 

Huỳnh Công Ân

Mùa tựu trường niên khóa 2023-2024

 

 

23 Tháng Tư 2024(Xem: 198)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 129)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 2024(Xem: 186)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 2024(Xem: 259)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 192)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
12 Tháng Tư 2024(Xem: 626)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 478)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 533)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 748)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1241)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 900)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 837)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 787)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1565)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1153)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1283)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1217)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1100)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1123)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1401)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…