|
|
|
|
Cách tập thể dục cho người sau đột qụy. Giữ cho cơ thể năng động và tập thể dục sau khi hồi phục là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy kết qủa đưa đến tim mạch tốt hơn, đi đứng tốt hơn, tay mạnh hơn, bớt trầm cảm, trí nhớ hồi phục, tăng gía trị của cuộc sống sau đột qụy. Phương pháp thể dục nên theo toa bác sĩ hoặc theo nhân viên vật lý trị liệu là phần phải làm trong chương trình hồi phục chức năng. Người hướng dẫn biết tập bao nhiêu là đủ và cách tập nào phù hợp với bạn. Tìm cách tập nào bạn thấy thích và gắn bó với nó, và thêm cơ hội cho cơ thể hoạt động ngoài những sinh hoạt thường ngày. Tham khảo với bác sĩ để đưa ra mục tiêu phải đạt đến nhưng nếu không đạt được thì chỉ cần giữ cho cơ thể hoạt động!
Tham khảo At-Home Exercises trên net của AHA Stroke Connection. Thể dục sau khi đột qụy giúp tất cả từ thăng bằng đi đứng cho đến những động tác khéo léo được xếp ra, chỉ dẫn trong video dưới đây. Here |
Các triệu chứng thường thấy của đột qụy
- ĐỘT NGỘT thấy tê hoặc yếu 1 bên mặt, 1 tay, 1 chân, đặc biệt 1 nửa thân người.
- ĐỘT NGỘT thấy đầu óc lẫn lộn, khó phát âm, khó nói hoặc không hiểu người khác nói gì.
- ĐỘT NGỘT không nhìn rõ với một mắt hoặc cả hai mắt.
- ĐỘT NGỘT không đi đứng được, xây xẩm, mất thăng bằng, khôn điều khiển tay chân theo ý mình.
- ĐỘT NGỘT nhức đầu dữ dội không có nguyên nhân.
Những triệu chứng đột qụy đáng chú ý ờ phụ nữ.
Triệu chứng hiếm gặp đáng chú ý có thể là vấn đề nghiêm trọng vì không phải triệu chứng thường thấy của đột qụy, đưa đến điều trị chậm trễ. Điều trị hiệu qủa nhất cho đột qụy là nhận biết triệu chứng và chẩn đoán kịp thời trong vòng 3 giờ đầu hoặc 4 ½ giờ đầu của triệu chứng.
Những triệu chứng đáng chú ý gồm c ó:
- Xỉu, bất tỉnh
- Yếu
- Khó thở, thở mệt.
- Nhầm lẫn, lơ mơ hoặc mất định hướng.
- Đột ngột thay đổi cách hành xử
- Bức rức
- Ảo giác
- Buồn nôn hoặc nôn ói
- Đau
- Động kinh
- Nấc cụt
Bạn có bị kiệt sức vì chăm sóc y tế người đột qụy? Bài viết của Jennifer Hughes, PhD
Nếu bạn là người chăm sóc người thân đang chiến đấu với bệnh tật thì bạn nên hiểu về sự kiệt sức, là điều rất thường thấy.
Trở thành người chăm sóc y tế bất đắc dĩ là do tình huống đẩy đưa người thân mình cần sự chăm sóc về y tế, việc mà bạn chưa quen thuộc trước đó. Ngoài việc chăm sóc y tế bạn còn là người nâng đỡ tinh thần cho người thân, điều này làm ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ của bạn rất nhiều.
Dưới đây là những dấu hiệu kiệt sức thường thấy:
- Bực bội và mất kiên nhẫn
- Khó thức tỉnh, ngủ gật, ngủ thiếp đi
- Hay quên và mất sự tập trung
- Đau đầu, rối loạn đường tiêu hóa không có nguyên nhân
- Ăn không ngon, mất khẩu vị
- Trở nên nghiện thuốc
- Không thích bạn bè và giải trí
- Nghĩ đến hại mình hoăc hại người mình đang chăm sóc
- Dễ bị nhiễm bệnh hơn
- Bức rức hoặc trầm cảm
Làm thế nào để ngăn ngừa kiệt sức?
Dành thời giờ cho riêng bạn là điều cần chú ý, có thể đơn giản như thưởng thức 1 tách trà trứơc khi đi ngủ. Lời khuyên cho bạn là giữ suy nghĩ rộng mở làm thế nào để tự chăm sóc mình. Dưới đây là vài điểm để bắt đầu. Cần ngủ thêm g ấc, cần tập thể dục nhiều, ăn uống đúng cách, hỏi và nói chuy n nếu cần sự giúp đỡ. Đọc thêm dưới đây. Here
Những chương trình cộng đồng sắp tới !
- Great Age Movement Live Lab by The Health Museum July 18 & 25 Info
- The Power of Community: A Weekly Meditation by the Jung Center Info
- Senior Box Program by the Houston FoodBank. Provides monthly box of food to low income seniors (aged 60+) to improve their health, nutrition and well-being Info
- UTHealth Stroke Strides Monthly Webinar Series Coming Soon!
Great Age Movement Live Lab by The Health Museum
Tham gia The Health Museum on Facebook Live để giải trí, phương pháp giữ sức khỏe để giúp người lớn tuổi năng động trong thời gian cách ly của mùa dịch. Thứ bảy July 11, 10 am-10:30 am. More info
BrainCheck Provided by The Health Museum
Theo dõi sức khỏe não bộ với chương trình Braincheck provided by The Health Museum. Kiểm tra trí nhớ, sự chú tâm và nhiều nữa. Xin ghi tên ở đây. Here
Những chương trình nghiên cứu về đột qụy
Chúng tôi đang tìm những bệnh nhân sau khi đột qụy để tham gia vào chương trình VAST-Rehab, nghiên cứu về lâm sàng, hướng dẫn vật lý trị liệu, cách phát âm qua video để bệnh nhân và người thân có phư ơng tiện tập luyện hồi phục chức năng tại nhà.
Tiêu chuẩn: đàn ông hoạc đàn bà:
trên 18 tuổi , có điều trị đột qụy (nghẽn mạch máu hoặc xuất huyết não) tại bệnh viện Memorial Hermann trong 6 tháng qua . Thời gian tham gia cần 12 tuần và được giới thiệu để tập luyên tại nhà hoặc tại các dia điểm phục hồi chức năng. Để biết thêm tin tức xin gọi số 713-500-7085 hoặc gửi điện thư cho Dorothea.M.Parker@uth.tmc.edu.
Những nhóm nâng đỡ đột qụy
Nhóm West Houston Stroke Warriors là nhóm nâng đỡ lớn nhất ở Houston với hơn 120 người sau đột qụy và người chăm sóc. Nơi đây bạn sẽ gặp bạn mới, và tham gia những sinh hoạt vui vẻ hoặc chia xẻ kinh nghiệm của bạn. Hiện nay có những cuộc gặp gỡ qua mạng. Để biết thêm tin tức xin liên lạc Wanda Adams số 281-588-8590 hoặc điện thư cho wanda.adams@hcahealthcare.com. Tìm những nhóm nâng đỡ khác gần nơi bạn ở vào mạng American Stroke Association Stroke Support Group Finder.
Tình nguyện viên kỳ cựu
Yvette M. Sanders là người quản lý kỳ cựu của chương trình Houston Mobile Stroke Unit Consortium và đã từng là thành viên sáng gía của bộ môn Thần kinh của trường đại học Y khoa McGovern 19 năm nay. Yvette là người chủ đạo của chương trình “hướng dẫn ngăn ngừa đột qụy cho cộng đồng”. Cô tham gia trong ban thiết kế hội chợ y tế cho đột qụy hằng năm trong 7 năm qua từ khi chương trình được thành lập. Cô đã bỏ rất nhiều thì giờ để hoạch định những chương trình cho cộng đồng. Cô đại diện cho cộng đồng và cống hiến cho nhiều chương trình hướng dẫn phòng ngừa đột qụy của Houston. Chúng tôi vinh dự gọi cô là tình nguyện viên sang gía nhất của chúng tôi.
Chia xẻ kinh nghiệm về đột qụy của bạn.
Chia xẻ kinh nghiệm của bạn về đột qụy hoặc yêu cầu chúng tôi nói về chủ đề nào bạn muốn biết xin gửi điện thư cho bác sĩ Noser điạ chỉ email Elizabeth.Noser@uth.tmc.edu.
Xin đăng ký vào đây để đọc tin về đột qụy trong cộng đồng.SUBSCRIBE HERE
Tham khảo thêm:
1. https://www.tmc.edu/coronavirus-updates/
2. https://www.stroke.org/en/about-stroke/stroke-risk-factors/women-have-a-higher-risk-of-stroke