Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - NIỀM VUI MÙA GIÁNG SINH

25 Tháng Mười Hai 20231:59 SA(Xem: 2710)
Nguyễn thị Thêm - NIỀM VUI MÙA GIÁNG SINH
niềm vui mùa Giáng Sinh

Hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn một tin vui. Tôi báo với các bạn già khóa 2 Trung Học Long Thành một tin mừng. Niềm vui thoát khỏi cửa diêm vương của người bạn học 60 năm về trước. Cũng sẽ có một ngày nào đó cũng là chuyện của bạn và tôi, những người quá tuổi thất thập thường gọi là U80. Tuổi của trái tim hay thổn thức bất tử, gan chai, thận có sạn, mạch máu trong tim nghẽn lại không chịu lưu thông. Nhất là mạch máu trong não buồn buồn tụ lại một cục tâm tình với nhau hay giận dỗi không thèm đến.

Ở cái tuổi này nếu chỉ bệnh sơ sơ đời thường như:

Ba cao một thấp dễ thương
Đau lưng, nhức mỏi loãng xương yếu người
Chân run, răng rụng nhiều rồi
Khớp gối làm nũng đứng ngồi khó khăn
Tai yếu, trí nhớ làng nhàng
Đành thôi tám bó sao bằng người ta
Tự an ủi, mình chưa già
Cứ vui để sống. Chúng ta an lành

Chúa nhật tuần trước tôi đi dự buổi văn nghệ của Hội Ái Hữu Biên Hòa và tôi đã gặp Phạm Đức Thạnh. Các bạn khóa 2 Trung Học Long Thành biết Thạnh mà. Phải không? Dân Long Thành ai cũng biết công tử con nhà giàu, đẹp trai bay bướm Phạm Đức Thạnh. Một thời lãng tử, một thời tung hoành. Một phó quận trẻ tuổi khá phong lưu.

Tôi học với Đức Thạnh một lớp. Đức Thạnh, Tâm Lữ, Toản, Phất hay các nhóm con trai cùng lớp đều là bạn học. Tôi tính tomboy nên coi nam với nữ cũng như nhau. Vui vẻ học hành không hề có một tư tưởng lệch lạc. Dưới mắt tôi lúc đó mấy công tử con nhà giàu ăn chơi bay bướm tôi không phục.  

 

Sau khi rời trường và ra đời  tôi không liên lạc nhiều đến các bạn vì tôi lấy chồng xa. Lớp tôi, những chàng trai xếp bút nghiên lao vào lửa đạn của chiến tranh. Mỗi người một ngã, mỗi người một binh chủng và cuối cùng gom nhau về trại cải tạo sau khi tàn cuộc chiến.

Thầy trò gặp nhau, bạn bè gặp nhau trong một hoàn cảnh ngã ngựa tơi tả. Có cực khổ, có gian lao lẫn tủi nhục, nhưng còn bạn bên mình là còn thấy vui, thấy mình vẫn còn niềm tin vào tình người và cuộc sống.

 

Trong tù CS nhiều tai mắt, người đề phòng người, tình người thay đổi. Bạn thành ăng ten để hại bạn hầu được một chút lợi lộc. Những ngày đó đen và trắng đều thấy rõ hết để giữ gìn đùm bọc che chở cho nhau. Lúc tận cùng địa ngục đó, nghĩa khí được bộc lộ, tình bạn được lên ngôi. Đem cái chết của mình để đánh cược và cứu bạn thoát nguy hiểm. Bạn tôi đã làm được khiến chúng tôi cảm phục và tự hào.

Bạn tôi  ra tù đi về đâu tôi cũng không biết vì tôi còn nặng vai quang gánh cho nợ áo cơm. Làm vợ, làm mẹ, làm dâu trong thời kỳ bao cấp.

 

Tôi lầm lũi trên chiếc xe đạp cà tàng. Mặt đen, tay nám một thời xuống tận cùng đói khổ gian lao. Tôi tránh gặp mặt học trò và bạn cũ. Tôi thấy mình thẹn với mình vì sự thay đổi trong công việc và con người. Chúng tôi ai cũng sa hầm sa hố giống nhau nhưng mặc cảm đè nặng trong đầu ngóc lên không nổi. Cho nên tình cờ tôi gặp lại bạn tôi xuôi ngược thồ củi, thồ rau quả tôi cũng vội vã quay đi lánh mặt. Tôi đó dại dột mang cái mặc cảm to đùng. Mang cái tôi nhu nhược để ray rứt mình mỗi khi nhớ lại.

.......... 

Tôi qua Mỹ ở tại Cali và gặp lại Lữ Công Tâm nhờ hội Ái Hữu Ngô Quyền BH. Và rồi trong những lần họp mặt tôi lại thấy Đức Thạnh phong nhã, đẹp trai, hát hay và có một cô nàng thật xinh luôn bên cạnh. Vẫn là anh bạn đa tình và bay bướm. Bạn già của chúng tôi vẫn chứng nào tật đó. Tôi hỏi Tâm Lữ;

- Vợ Đức Thạnh bây giờ đó hả? Tâm cười cười trả lời:

- Không phải. Hồng nhan tri kỷ.

Tôi không nói gì nhưng  trong đầu hiện lên ý nghĩ: "Nếu ngày xưa mấy ông đi tù Cộng Sản, bà vợ mấy ông cũng là hồng nhan tri kỷ của người khác như vậy. Ai thăm nuôi lo lắng cho mấy ông..." Nhưng mà thôi, mỗi người mỗi cách sống bây giờ hãy giữ tình bạn để mà vui.

Những tháng cuối năm 2023 tôi nhận nhiều tin buồn từ các bạn chung lớp ngày xưa. Tôi sửng sốt nghe tin Lê Công Lý bị strocke nhập viện tại Hawaii. Chồng Dáo Nga vừa mất tại VN, Hải chồng Nguyễn thị Sạch mất tại Cali. Tôi chưa hết bàng hoàng thì Lữ Công Tâm gọi báo tin " Phạm đức Thạnh ung thư ruột già thời kỳ cuối. "


Tâm nói với tôi:

- Nó chắc không xong rồi, nhìn thấy nó yếu lắm.

Tôi nghe thật shock. Bạn bè tôi lần lượt gặp không may. Trong tôi hiện lên một Phạm Đức Thạnh chải chuốt lịch lãm. Bây giờ có thể nào không thoát khỏi cuộc chiến cuối cùng. Tôi nhớ đến lớp tôi ngày xưa, tôi điểm mặt từng người và thật xót xa khi đối diện sự thật phủ phàng. Thời gian bào mòn mọi vật nhất là con người.

 

Tụi tôi bắn tin cho nhau và tìm cách liên lạc để thăm hỏi. VN, Pháp, Mỹ, Úc, Canada đứa nọ hỏi đứa kia để thăm chừng đứa nào còn, đứa nào sắp vào bệnh viện. Tôi thật xúc động khi nghe tin Phạm Đức Thạnh chờ chết theo lời kể của Lữ Công Tâm. Tôi viết bài thơ BẠN GIÀ gửi vào website Ngô Quyền điểm tên mấy đứa lớp tôi. Đứa ung thư gan, đứa thay van tim, đứa bị liệt, đứa trụy tim, đứa bị đột quỵ, đứa đi tu ....lớp tôi tan tác, tơi tả vì đời sống, vì thân bệnh, tâm bệnh đủ hết cả. 

ban-gia-2-ntt


Ngày xưa còn nhỏ, đi học áo trắng học trò chưa biết âu lo cho cơm áo hay lính tráng. Cứ mày tao, thằng này con kia tới tấp. Đứa nào có ý gì thì có chết cũng không dám lộ ra. Nếu một đứa biết được sẽ bị cơn mưa nước miếng của đám con gái nhiều chuyện, nhóm bạn học nhất quỷ nhì ma dìm cho không dám ngẩng đầu. Tụi con gái lớp tôi cặp mắt ngó lên cao, con trai học cùng lớp kể như là đàn em. "Đừng hòng cua các chị"

Bây giờ tuổi lớn, ai cũng có gia đình riêng, đời sống riêng và nhất là ở khắp thế giới. Bạn bè thời đi học còn liên lạc được là vàng ròng quý lắm. Chúng tôi không còn mày tao khi viết email mà gọi nhau là cụ, là ông, là bà vui tới bến. Chúng tôi gặp nhau trên Email, Facebook để chia sẻ buồn vui, nhắn tin qua lại. Tôi báo tin cho nhóm bạn già và nhắn tụi nó cầu nguyện cho Phạm Đức Thạnh. Ngày xưa kẻng trường báo tin vào lớp, ra chơi, tan học. Bây giờ tiếng chuông cầu siêu báo tin một người nằm xuống và cả lớp sẽ tuần tự sắp hàng. Bởi vì phe ta lớn lên và đi học cùng trang lứa.


Mất đi một đứa lại rất buồn
Bạn già đưa tiễn đến thắp hương
Hồi chuông như kẻng trường vừa đánh
Đứa trước, đứa sau vào lớp luôn.

Vậy mà ngày chúa nhật tuần rồi tôi đã gặp lại Phạm Đức Thạnh. Có phải tin tốt và thần kỳ không? Tâm gọi tôi:
- Thêm! Nhìn ra ai đây không?
Tôi nhìn người ngồi kế Tâm Lữ đội cái nón sùm sụp, mặt hơi cúi xuống. Lạ lạ, quen quen. Tôi nói:
- Ai vậy?
- Phạm Đức Thạnh đó. Tâm trả lời
Tôi nhìn Thạnh mừng quá là mừng. Đứng lên tôi bước qua bàn của Tâm và nhìn kỹ:
- Thạnh hả? Ông hết bệnh rồi hả? Ông thiệt thoát chết hả?
Một câu nói vô duyên nhất mà tôi đã nói ra vì quá mừng. Một người bạn đã thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Đã bước qua quỷ môn quan để ngồi đây nhìn tôi cười cười.

Gì thì gì, còn sống là phước báo. Còn đến đây được để chung vui là quá hạnh phúc cho đời người.

 

Tôi  ngồi lại bên cạnh Thạnh và Tâm. Tôi hỏi Thạnh quá trình trị liệu và sức khỏe hiện giờ. Tâm là người thường xuyên tới lui thăm viếng Thạnh. Mấy người bạn già chúng tôi trở lại tình bạn ngày xưa, không có gì xen vào chỉ có kỷ niệm một thời vô tư áo trắng sân trường. Thời gian trước lúc Thạnh chưa trở bệnh, chúng tôi có gặp nhau trong những buổi tiệc họp mặt trường Ngô Quyền cũng chỉ hỏi thăm vài câu. Bây giờ, thoát khỏi vòng vây của sự chết chóc, Thạnh dường như có sự thay đổi. Chân thành hơn và trân trọng tình bạn nhiều hơn.

 

Tôi không ngờ MC Hữu Hạnh mời Thạnh lên sân khấu. Tôi ngạc nhiên thấy Thạnh bước lên khán đài và kể lại chuyện mình, chuyện một người vừa vượt qua căn bệnh ung thư thời kỳ cuối. Thạnh  gửi lời cám ơn đến sự quan tâm thăm hỏi của bạn bè. Thạnh cám ơn Tâm lữ và chia buồn với Tâm về sự ra đi của anh ruột vừa chết hôm nay  tại VN. Giọng hát của Thạnh tuy hơi yếu nhưng nội lực vẫn còn, giọng ngân vẫn còn tới lắm. Mừng người bạn già thoát chết, tôi thấy mình thật vui.


Thạnh nói với tôi là ung thư đã được dọn sạch. Tuy nhiên thời gian nằm bệnh viện Thạnh đã té một cái xuống  nền nhà. Máu tụ lại trong não, bác sĩ phải mổ nửa đầu Thạnh để lấy hết máu bầm trong đó ra. Nghe dễ sợ thật. Tôi hỏi Thạnh:
- Ông nghĩ gì sau khi tỉnh lại?
Thạnh nói
- Tôi cứ nghĩ mình sẽ chết. Cái chết đến với tôi 96% rồi vậy mà tôi thoát chết, vượt trận để trở về thế gian này.
- Như vậy ông có thấy mình phải thay đổi gì không?
- Tôi thấy ơn trên đã cho tôi sống lại, tôi sẽ sống tốt hơn.

Mặc dù Thạnh đã qua thời kỳ nguy hiểm đang hồi phục nhưng người vẫn còn yếu nên vẫn được các bác sĩ theo dõi. Thạnh ra về sớm, tôi ở lại nghe các anh chị em ca sĩ cây nhà lá vườn Biên Hòa hát mà lòng  thật vui và hạnh phúc.

 

Hôm nay Hội Ái Hữu Biên Hòa có một đêm văn nghệ cuối năm để chuẩn bị cho ngày countdown năm mới sẽ tổ chức vào đêm 31/12/2024. (Nếu các bạn có thời gian hãy ghi tên tham dự chung vui. Tiệc tổ chức tại Thư Viện Việt Nam) .

Buổi văn nghệ cây nhà lá vườn mà chân thành biết mấy. Có tình đồng hương Biên Hòa Xứ Bưởi. Có tình bạn bè trường xưa Trung Học Ngô Quyền. Có những người anh khóa 1 khóa 2 mà giọng ca không đổi theo thời gian. Có những người em người chị, người con của thế hệ thứ hai lên hát trong tiếng vỗ tay tán thưởng. Những bước chân dìu nhau trên sàn nhảy để quên đi những mệt mỏi nhọc nhằn đời thường. Tiếng ca vọng cổ của Hữu Hạnh về Biên Hòa ngân lên cao và xuống ngọt lịm thật đã làm sao.

Đêm văn nghệ thật nhiều xúc cảm của tình bạn già, bạn trẻ. Con trai Ngọc Huệ lên hát tặng mẹ để cám ơn công ơn trời biển. Cám ơn mẹ đã một thời gian dài vất vả chăm nom săn sóc cho ba. Trong đêm văn nghệ tôi nhìn ra được nhiều thứ đáng trân trọng. Người hội trưởng Ngô Quyền say sưa với cây đàn quên cả ăn uống. Nụ cười luôn trên môi và tiếng hát về ngày Giáng Sinh vang lên ngọt ngào. Người nhạc sĩ như Lý hôm nay cũng hát.  Khàn tiếng như Kim Hạnh cũng lên sân khấu. Anh Châu, anh Tình đều cống hiến cho các em những bài hát một thời không quên.

" Nếu có yêu tôi, thì hãy yêu tôi bây giờ...."

Vâng! nếu có thương nhau, mến ngôi trường xưa, nhớ về Biên Hòa một thời nào đó thì hãy đến với nhau. Nghe nhau hát, đọc thơ, ca vọng cổ  và đắm hồn mình lại nghe rì rào tiếng gió công trường Sông Phố hay Cầu Mát Biên Hòa. Nhìn con sông Đồng Nai nước chảy êm đềm. Chợ Biên Hòa bao đời cũng có một nét rất lạ, rất hồn quê và rất dễ thương.

 

Tôi mơ qua con đò về lại Hóa An
Bước xuống bến chợ ồn ào quen thuộc
Tôi thấy lòng rộn ràng tha thiết
Biên Hòa quê tôi muôn thuở yêu thương.
 
Tôi như thấy mình hòa theo giọng ca
Có bước chân son một thời ngọc ngà
Tôi tan trường về người theo bén gót
Một lời ngại ngần không dám nói ra.
 
Tôi bị các em lôi ra sàn nhảy
Đôi chân vụng về bước trật quá quê
Đừng ai chê tôi sao quá vụng về
Bởi lẽ cả đời làm dâu làm vợ.
Tôi chưa một lần cầm mic hát karaoke
 
Tôi yêu cuộc đời, yêu trường, yêu bạn
Quý tiếng hát các anh điêu luyện thật hay
Tiếng đàn của Thông vô cùng réo rắt
Cô vợ dễ thương  bấm máy quá tài
 
Tôi hôm nay trong lòng rất vui
Giáng Sinh đến rồi rộn rã nơi nơi
Ngày mai con về gia đình sum họp
Nâng ly chúc mừng  hạnh phúc  đầy vơi.
 
Nguyễn thị Thêm

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI CÁC BẠN 
nguyen thi thêmNga FrookVăn Nghệ
24 Tháng Hai 2024(Xem: 1372)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1296)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1786)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1632)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1625)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1501)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1566)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 1251)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 2322)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 1214)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 1222)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 2834)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 1489)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri
28 Tháng Giêng 2024(Xem: 1460)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1576)
Không biết mấy chục năm sau những lứa tuổi học trò ngày nay tại Việt Nam họ cũng sẽ họp mặt trường lớp cũ, họ cũng có những kỷ niệm đẹp dưới mái trường xưa với thày cô, bạn bè,
27 Tháng Giêng 2024(Xem: 1465)
Tôi chỉ kể chuyện cá nhân chứng kiến (bên đây), và xem video ( bún chửi Hà Nội), chớ không vơ đũa cả nắm cho bất cứ nơi chốn nào.
26 Tháng Giêng 2024(Xem: 1784)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
15 Tháng Giêng 2024(Xem: 2789)
nhưng thành phố của tôi có những góc nhỏ duyên dáng và dễ thương khiến người dân bản địa sẽ nhớ hoài như: con đường đẹp dốc tòa, con đường Nguyễn văn Trị (NVT) dọc theo bờ sông
11 Tháng Giêng 2024(Xem: 1428)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ, Mỹ Tho.