Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - THÁNG SÁU - TIỀN NHÂN VÀ THÂN PHỤ

17 Tháng Sáu 20222:59 SA(Xem: 5888)
Nguyễn Trần Diệu Hương - THÁNG SÁU - TIỀN NHÂN VÀ THÂN PHỤ


   Tháng 6 - Tiền Nhân Và Thân Phụ

   Nguyễn Trần Diệu Hương



Anh-hung-Nguyen-Thai-Hoc-400x300

Ở những quốc gia có "ngày của cha" (Father’s Day) vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 6, người ta đều nhớ đến thân phụ của mình (dù còn sinh tiền hay đã quá vãng). Với người Việt Nam, tháng 6 còn mang về hình ảnh hào hùng của Nguyễn Thái Học và các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng với những lời cuối "Việt Nam muôn năm".

Với người Việt lưu vong, tháng 6 còn mang về hoài niệm vừa đáng tự hào, vừa đầy nỗi ngậm ngùi: ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6.

Riêng chúng tôi, mỗi tháng 6, chúng tôi nhớ Ba của mình hơn bao giờ hết chỉ đơn giản là vì ngày chúng tôi còn nhỏ, Ba vẫn kể chuyện anh hùng Nguyễn Thái Học và lời nói đầy khí phách của một thanh niên 28 tuổi "Không thành công cũng thành nhân”. Câu chuyện này, thế hệ của chúng tôi - may mắn được học bậc Tiểu học (cấp 1/ Elementary school) dưới thời VNCH- cũng nghe kể nhiều lần trong lớp học với không khí trầm buồn có nước mắt tiếc thương các anh hùng VNQDĐ của cả Thầy lẫn trò. Một câu chuyện lịch sử nghe hoài không bao giờ chán.

Mà không chỉ có thế hệ chúng tôi, các thế hệ khác sinh ra trong thế  kỷ 20 (cùng thế kỳ với các anh hùng VNQDĐ) được đào tạo từ nền giáo dục nhân bản của VNCH  đều ít nhiều được thừa hưởng tinh thần yêu nước và khí thế của Nguyễn Thái Học.

Tháng 6 dương lịch hàng năm luôn nhắc nhớ quốc tang Yên Bái có những người Việt Nam tuổi chưa đến 30 đã hy sinh vì Tổ quốc. (Người trẻ nhất là Đỗ Thị Tâm vừa tròn 18 tuổi khi tự sát trong tù để bảo toàn khí tiết và sự an nguy của các đồng chí của mình) 

Tháng 6 cũng gợi nhớ ngày Quân lực VNCH 19/6, ngày khai sinh của một quân đội non trẻ, oai hùng đã giữ được hai mươi năm tự do cho miền Nam.

Vào mỗi tháng 6, hình ảnh của các người cha luôn rõ nét hơn bao giờ hết, những người cha đã làm hết sức để các con có một đời sống bình an, hạnh phúc, dù đôi  khi “I do my best but it’s not good enough” .


***

 Nhân tháng 6 man mác ngậm ngùi, xin ghi lại một chuyện thật có đủ màu sắc của một người Việt Nam thừa hưởng được tinh thần "không thành công cũng thành nhân", tính kỷ luật của một cựu sĩ quan QLVNCH, và tấm lòng của một người cha.

 

***


Ngược dòng thời gian về đầu thập niên, "chàng tuổi trẻ" LT Thịnh vừa xong Trung học, "xếp bút nghiên theo việc đao cung" trong tình hình Quân đội VNCH đang cần tuyển mộ nhiều thanh niên trẻ vào quân đội để bảo vệ tự do và nền giáo dục nhân bản rất non trẻ của miền Nam.

Anh Thịnh vào quân trường Thủ Đức , được huấn luyện với hơn một ngàn Sinh Viên Sĩ Quan khóa 17. Ngày 23 tháng 10 năm 1964, Chuẩn úy  LT Thịnh ra trường và được binh chủng Thủy Quân Lục Chiến tuyển mộ nhờ chiều cao "cò hương" hơn hẳn các tân Chuẩn úy khác .


Thế là từ đó Chuẩn úy Thịnh (sau này trở thành Thiếu úy, Trung úy, Đại úy, rồi Thiếu tá) bắt đầu đời sông` của một người lính Tổng trừ bị trong một đất nước chiến tranh.

Suốt 11 năm dài (1964-1975), ông Thịnh hình như chỉ mặc quân phục. Hết địa danh này đến địa danh khác, trải dài từ phía Nam vĩ tuyến 17 đến tận Cà Mau, cùng với quân đội VNCH, đặc biệt là các binh chủng tác chiến (Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù), ông Thịnh đã hoàn thành sứ mạng của QLVNCH "bảo quốc an dân", không có giờ nghĩ đến tình riêng


***


Đơn vị của Trung úy Thịnh được bổ sung bảo vệ Bưu Điện Trung ương ở Sài gòn. Giữa rừng sâu hay ngay trung tâm Sài gòn, ông Thịnh và đồng đội vẫn làm cùng nhiệm vụ, vẫn trong quân phục, vẫn có vũ khí sẵn sàng chiến đấu. Cái khác duy nhất là ở tiền tuyến chỉ có rừng cây, bầu trời , và đồng đội cùng đối phương; giữa Sài gòn còn có dân chúng và nhân viên Bưu Điện.

Giữa một Saigon chiến tranh có giới nghiêm, có những người lính tổng trừ bị túc trực để đẩy Việt Cộng ra khỏi thủ đô miền Nam, ông Trung úy Thủy Quân Lục Chiến lọt vào mắt xanh của một cô nhân viên Bưu điện xinh xắn.

Không lâu sau đó, họ có một đám cưới đơn giản, nhưng đầy đủ nghi lễ cổ truyền, và ấm cúng với bên đàng trai đa số là lính TQLC bạc màu áo trận. Họ từ mặt trận bay về Sài Gòn về dự hôn lễ của đồng đội, rồi quay ngay lại mặt trận giữa một đất` nước chiến tranh.

Chú rễ cũng chỉ được ở lại Saigon lâu hơn họ dăm ba ngày, Trung úy Thịnh từ giã gia đình nhỏ, bỏ lại cô vợ mới cưới sau lưng, quay ngay ra trận với đồng đội, với nhiệm vụ của một người lính thời chiến.

Tất cả mọi thứ xảy ra nhanh như chớp mắt. Chẳng ai có thì giờ than phiền tại sao mình phải hy sinh nhiều thứ, ngay cả những năm tháng đẹp nhất đời người. Đất nước đang có chiến tranh, những thiệt hại nhân mạng hằn sâu trong tâm trí của một vài thế hệ. Những mất mát của mỗi cá nhân không đáng kể so với thiệt thòi của đất nước.

Rồi Đại úy Thịnh có hai đứa con lần lượt chào đời vào đầu thập niên 70, những ngày cuối cuộc chiến. Vì chiến trận, ông cũng không thể có mặt lúc bà "vượt cạn".

Thảng hoặc từ chiến trận, ông lấy được vài ngày phép, về ôm con trong tay, khoác vai an ủi vợ phải nuôi con một mình như bao nhiêu người vợ lính khác thời chiến tranh;  rồi lại biền biệt từ mặt trận này đến tiền đồn khác.


***


Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 một lần nữa đảo lộn đời sống của hơn hai mươi triệu người dân miền Nam.

Với tinh thần kỷ luật cao của một người lính VNCH, Thiếu tá Thịnh cùng đồng đội buông súng -theo lệnh của ông "Tổng thống hai ngày" Dương Văn Minh- lòng đầy uất ức.


Hơn mười năm "tù không tội" trong các trại cải tạo từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vô Trung, dọc theo chiều dài đất nước, cùng cả chục ngàn cựu sĩ quan QLVNCH , ông Thịnh chịu nhiều cơ cực, và tủi nhục hơn bao giờ hết.

Ông thường chỉ được nhận "quà đeo"(tiếng lóng để chỉ các phần quà được thân nhân các bạn tù mang theo giúp vì gia đình không có khả năng tài chính hoặc sức khỏe, hoặc đã ở một nơi khác ngoài Việt Nam).

Ông Thịnh không hề than van, nhẫn nại chịu đựng. Cái dáng cao gầy của ông từ thời đi học trở thành một "bộ xương biết đi”. Vậy mà trời xanh tiếp tục đánh ghen, cựu Thiếu tá TQLC LT Thịnh vẫn lành lặn trong hơn 10 năm biền biệt từ mặt trận này sang tuyến đầu khác đã phải bỏ lại một con mắt trong trại tù Long Giao (Xuân Lộc, Long Khánh). Ông bị một mắt kẽm gai văng vào mắt, không thật sự làm hỏng đồng từ của mắt nhưng thời đó, cuối thập niên 70 của  thế kỷ 20, Việt Nam chỉ có một thứ thuốc làm từ lá và rễ cây , có cái tên "Xuyên tâm liên" (giống tiếng Tàu nhiều hơn tiếng Việt), để thay trụ sinh Penicillin nên tầm nhìn của ông chỉ còn một nửa.

Giữa thập niên 80, sau khi đã bóc lột hết sức lao động, ông Thịnh được trở về nhà tù lớn từ nhà tù nhỏ. Ông mang hết sức của mình làm đủ mọi nghề để nuôi con.

Trời cao còn có mắt, nên đầu thập niên 90, ông đưa được gia đình sang Mỹ theo diện HO. Một lần nữa, ông lại cật lực làm việc để nuôi gia đình. Nền y tế tiến bộ hàng đầu thế giới ở Mỹ đã giúp ông phục hồi thị lực lên đến 30% từ con mắt mù lòa do một tai nạn trong những ngày cơ cực ở trại tù Long Giao (Xuân Lộc, Long Khánh) từ tháng 8 năm 1975 .


***


Trong những thành công của thế hệ thứ hai của người Việt lưu vong, có sự hy sinh vô bờ của những ông cha nhìn bề ngoài  phẳng lặng như đại dương, nhưng bên trong là cả một day dứt không nguôi.

Cũng như các ông cha khác, ông Thịnh vẫn tự an ủi mình bằng câu nói khí khái của anh hùng Nguyễn Thái Học "Không thành công cũng thành nhân" .

Cùng với ông Thịnh, các cựu Sĩ Quan QLVNCH đã được đền bù những tháng ngày cơ cực bằng cách mang con mình đến đất nước tự do. Không phải chỉ qua chính sách HO, mà từ năm 1977 đến năm 1989, cả chục ngàn con em của các cựu Sĩ quan QLVNCH từ các trại tỵ nạn nhanh chóng được đến Mỹ khi chứng tỏ được thân sinh của mình đã hoặc đang bị đày ải trong các trại cải tạo 

Kết quả nào cũng có cái giá phải trả. Thế hệ con của các cựu Sĩ quan QLVNCH luôn biết ơn sự chịu đựng của các bậc sinh thành, nhất là những ông cha đã  hy sinh thời thanh xuân của mình cho hai mươi năm tự do của miền Nam.

Đâu đó trên đường phố của nước Mỹ đầy bận rộn, chúng ta có thể tìm thấy ông Thịnh, người Sĩ quan QLVNCH năm xưa, đã cận kề tuổi 80, nhưng lưng vẫn thẳng như thói quen ông vẫn giữ từ khi vào trường Võ khoa Thủ Đức.

Năm xưa, thời thanh xuân, ông Thịnh đã từng đứng đầu một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến, chịu trách nhiệm cho sự an toàn của cả trăm đồng đội. Tháng ngày hoàng hôn  của cuộc đời, người cựu quân nhân đã hoàn thành bổn phận với đất nước, với các con, vẫn đang lo toan cho người bạn đời sức khỏe đã hao mòn.

Mỗi độ tháng 6, xin thành kính tưởng nhớ ngày quốc tang Yên Bái 17 tháng 6 ; ngày Quân lực VNCH 19 tháng 6, và ngày từ phụ (Father’s Day) -chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm, được kỷ niệm ở 111 quốc gia trên khắp thế giới-


Tiền nhân, các bậc sinh thành đã hy sinh thân mình vì lý tưởng tự do, vì an nguy của dân tộc. Thế hệ của chúng tôi cũng xin ghi khắc lời dạy của anh hùng Nguyễn Thái Học "không thành công cũng thành nhân", và sống xứng đáng với sự hy sinh, với lòng kỳ vọng của thân phụ .


Nguyễn Trần Diệu Hương

Father’s Day 2022

29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89196)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92193)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152601)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91778)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101165)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140028)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91131)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80320)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93683)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72914)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83781)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94462)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84391)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65270)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87456)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79937)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89801)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84365)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91357)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97569)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.