Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thanh Dương - BỆNH VIỆN KHÔNG NGƯỜI

25 Tháng Mười 20201:46 SA(Xem: 9035)
Nguyễn Thị Thanh Dương - BỆNH VIỆN KHÔNG NGƯỜI
 
  BỆNH VIỆN KHÔNG NGƯỜI.


benhvienkhong nguoi

Tôi chở bà chị họ đến bệnh viện ở downtown thành phố. Cuộc hẹn therapy dài hạn kéo dài cả tháng cho 12 lần. Hôm nay là lần thứ hai.

Đây là bệnh viện công của thành phố dành cho những người nghèo low income. Lần đầu đến tôi đã đi lạc vì có hai bệnh viện cùng tên ở cách nhau không xa, hỏi ra mới biết  bệnh viện mới xây sẽ thay thế cho bệnh viện cũ.

Cái hẹn therapy của chị tôi vẫn ở bệnh viện cũ.

Hiện nay bệnh viện mới xây các khoa đã hoạt động hầu hết, chỉ còn vài bộ phận còn ở lại chờ ngày dọn sang bên kia khi mọi thứ của khoa này hoàn tất.

Tôi đã ngắm mặt tiền to lớn  khu bệnh viện cũ rợp cây cao bóng mát phía trước và xung quanh. Vào trong thấy phòng ốc đồ dùng và mọi phương tiện vẫn tốt đẹp sạch sẽ. Cơ ngơi thế này mà nay mai sẽ bỏ không hoang phí. Chẳng biết người ta sẽ làm gì với một bệnh viện cao 5 tầng và nhiều phòng này?

Nước Mỹ không bao giờ thiếu những người hảo tâm donate tiền cho mục đích xã hội, nhưng dù tiền của cá nhân hay của chính phủ cũng là tiền, bệnh viện cũ còn dùng được mà bỏ đi xây mới tôi vừa thương vừa tiếc.

Đậu xe xong tôi lấy chiếc xe walker 4 bánh cho bà chị và  đỡ đần chị đi vào trong bệnh viện. Qua ông security ngay cửa, qua phía bên trái là quầy bán thuốc tây, hai chị em chầm chậm đi thẳng vào trong theo những mũi tên chỉ dẫn trước mắt để đến phòng therapy.

Chúng tôi ngồi bên ngoài chờ gọi tên. Khi chị vào phòng therapy thì tôi đi lang thang ra hành lang ngoài và không biết phải làm gì cho hết 45 phút therapy của bà chị.

Tôi đã ra tới khu pharmacy, chỉ có vài người ngồi đợi trong những dãy ghế ngay ngắn lịch sự. Đối diện khu pharmacy có một thang máy, lần trước đến đây tôi đã thấy có người lên xuống thang máy này. Tôi bỗng tò mò, muốn biết những tầng trên thế nào.

Tôi bấm nút vào thang máy và lát sau cửa mở, tôi thở phào nhẹ nhỏm thế nghĩa là những tầng trên còn hoạt động. Tôi ngần ngừ và quyết định bấm vào tầng 5 là tầng cao nhất, sau khi đi dạo qua tầng 5 tôi sẽ lần lượt đi xuống những tầng dưới cũng chưa chắc hết 45 phút để quay lại đón bà chị. Thật là một cuộc dạo chơi thú vị.

Tới tầng 5 thang máy dừng lại, cửa mở tôi bước ra, xung quanh vắng vẻ không bóng người, tôi không ngạc nhiên, chỉ một nơi nào đó có bệnh nhân thì mới có người phục vụ. Tôi chọn đại lối rẽ vào hành lang khu bao tử ruột.

Hành lang dài hun hút vắng vẻ, hai bên những dãy phòng đều có ánh sáng đèn mờ sau cánh cửa đóng kín. Dĩ nhiên, đó là riêng tư của mỗi phòng bệnh nhân. Tôi mừng rỡ khi thấy từ xa cuối hành lang có một người, hình như là phụ nữ đang ngồi trong chiếc xe lăn. Người bệnh chắc cũng thấy tôi.

benhvienma

Vậy là khu bao tử ruột vẫn còn ở lại dù tôi không thấy bóng dáng áo trắng của nhân viên bệnh viện cô y tá hay một y công nào. Chắc họ làm việc ở một phòng nào đó mà tôi chưa biết.

Tôi đi nhanh về phía cuối hành lang chỉ để được trò chuyện hỏi thăm bà bệnh nhân đôi câu cho thỏa chí tò mò bao giờ thì bà sẽ được chuyển sang bệnh viện mới.

Đi được nửa hành lang tôi đã nhận ra đó là một bà già lù khù ngồi trong chiếc xe lăn. Bỗng bà quay ngoắt xe lăn vào trong phòng làm tôi cụt hứng, nhưng tôi vẫn nhanh chân đi tới. Đây là hành lang cụt.

Tôi đứng trước cửa căn phòng bà bệnh nhân vừa lăn xe vào và lưỡng lự có nên gõ cửa không? Có đường đột lắm không khi tôi với bà không hề quen biết? bà sẽ phản ứng thế nào? Bà vui vẻ tiếp tôi, nói chuyện với tôi hay tức giận vì bị kẻ lạ làm phiền và bà sẽ bấm chuông inh ỏi gọi y tá đến cầu cứu?

Nhưng công tôi đã lên đây, bất quá tôi nói mình đi tìm người thân lộn phòng.

Tôi e dè gõ cửa. Không có tiếng trả lời. Tôi gõ cửa lần nữa, mạnh hơn, nhiều hơn và chờ đợi nhưng bên trong vẫn im ắng không một tiếng động nào y như chốn không người.

Tôi càng bị kích thích tính tò mò và không muốn bỏ cuộc. Có thể bà biết là tôi đang đi tới và không muốn tiếp tôi nên đã quay xe vào trong phòng, nhưng biết đâu bà đã gặp sự gì không may trong đó và không thể kêu ai?

Tôi xoay quai cửa và nhè nhẹ bước vào xem bà phản ứng thế nào. Trong phòng chỉ có một ngọn đèn nhỏ tỏa ánh sáng yếu ớt mờ mờ. Bà ấy đâu rồi?

Tôi định thần nhìn về phía giường, tấm màn lửng lơ khép nửa kín nửa hở che một phần chiếc giường bệnh nhân. Không lẽ một bệnh nhân già yếu phải ngồi xe lăn mà leo lên giường nhanh đến thế? Nhưng tôi vẫn cất tiếng chào :

-         Chào bà... bà có khỏe không?

Vẫn là im lặng như khi tôi bước vào. Không thể chờ đợi thêm nữa tôi mạnh dạn đến gần, kéo tấm màn và thấy… chiếc giường trống không!

Tôi ngạc nhiên hoang mang đứng lùi xa khỏi chiếc giường và ngơ ngác nhìn quanh gian phòng. Ban đầu thoáng qua tôi nghĩ mình đi lộn phòng, nhưng dù đang thất thần hồn vía tôi vẫn biết mình không lầm lẫn. Bà già đó đã lăn xe vào căn phòng cuối cùng này.

Tôi không thấy chiếc xe lăn đâu cả. Vậy là bà ở trong restroom. Tôi mừng thầm và bớt sợ đến trước cửa restroom gọi to lên:

-  Bà ơi... bà có ở trong ấy không?

Không có tiếng trả lời, thậm chí không có cả một tiếng khua động nào chứng tỏ restroom đang có người. Một lần nữa tôi lại căng thẳng và hồi hộp khi quyết định gõ cửa restroom.

Chẳng lẽ bà ta bị điếc nên không nghe tiếng  gõ cửa và tiếng tôi gào to trong không gian im vắng này. Tôi lại tò mò quyết định mở cửa vào restroom.

Gian phòng restroom nhỏ bé hoàn toàn trống không.  Bà và chiếc xe lăn đã không vào đây thì đi đâu? Bà già và chiếc xe lăn đã không cánh mà bay!

Tôi chợt cảm thấy lạnh toát từ sống lưng và lan tỏa khắp người, tôi vội đâm đầu chạy bay ra khỏi phòng, mất phương hướng tôi chạy về phía ngõ cụt phải quay lại. Hơi lạnh kỳ quái cũng chạy đuổi theo tôi giữa dãy phòng đèn mờ hai bên im lặng đến ghê rợn.

Cái hành lang quái đản hình như càng lúc càng dài thêm ra tôi chạy hoài mà chưa hết. Tôi tưởng mình sắp hụt hơi ngã quỵ.

Ra khỏi hành lang tôi đứng thở hổn hển vài giây và không dám quay đầu nhìn lại, biết đâu bà già ngồi xe lăn ấy lại xuất hiện ở cuối hành lang đang nhìn theo tôi bằng ánh mắt tinh quái. 

Thì ra tôi lại đi sai hướng chứ thang máy có chân đâu mà chạy đi nơi khác. Tôi đi ngược lại và tìm thấy nó, tôi bấm nút run rẫy chờ đợi thang máy mở cửa vài giây mà dài như vài thế kỷ...

Khi bước vào trong thang máy tôi bấm ngay tầng trệt và chỉ mong thang máy chạy ào ào đến mặt đất ngay cho tôi bước ra ngoài.

Cuối cùng thang máy cũng dừng ở tầng trệt, tôi vọt ra khỏi thang máy đến bên những dãy ghế chờ mua thuốc của pharmacy và ngồi phịch xuống để thở. Tôi như vừa thoát khỏi cõi âm ty trở về cõi trần gian.

Nhìn người ta vẫn lác đác bình thản qua lại, nhìn ông security đứng gác nơi cửa ra vào tôi dần dần hoàn hồn. Hình như không ai để ý, không ai biết tôi vừa từ thang máy bước ra.

Còn 15 phút nữa là bà chị xong buổi tập therapy, tôi có thể vào trong phụ giúp chị để sửa soạn ra về.

Căn phòng therapy rộng lớn với nhiều người đang chữa trị cùng lúc, kẻ đứng máy tập đi, người nằm giường đang co chân duỗi cẳng… Bà chị tôi đang nằm trên giường tập cho chứng đau xương hông bên trái với  therapist là cô Mary  phụ giúp. Một therapist cùng lúc chăm cho mấy bệnh nhân, tập cho người này một lúc xong cô lại chạy sang người khác và cứ thế luân phiên.

Tôi đến bên giường bà chị và tìm cách hỏi chuyện cô Mary về cái bệnh viện này cho bằng được:

-  Bao giờ thì phòng therapy của cô sẽ dọn sang bệnh viện mới ?

Cô Mary vui vẻ:

- Cũng sắp thôi, chỉ còn phòng therapy này và phòng phụ khoa bên cạnh.

- Thế không còn khoa nào khác trên các tầng lầu sao?

Cô Mary khẳng định:

- Không, tất cả đã dọn đi, tầng lầu 5 dọn đi sau cùng cũng đã hơn một tháng nay rồi. Chỉ còn một nhóm người ít ỏi chúng tôi ở lại dưới tầng trệt này .

Tôi làm như tình cờ:

- Tầng lầu 5  có khoa bao tử ruột phải không…lúc trước tôi có thăm thân nhân trên ấy.

Cô Mary thoáng buồn:

- Chính nơi khoa bao tử ruột mà chị vừa nhắc có xảy ra một tai nạn khi di chuyển các bệnh nhân sang bệnh viện kia. Một nhân viên y tá sơ xuất khi đỡ bà bệnh nhân già yếu từ giường xuống xe lăn làm bà bị ngã và tử vong.

Tôi thảng thốt kêu lên:

- Thì ra thế…

Mary kể tiếp:

- Bà bệnh nhân chết ở căn phòng cuối dãy. Căn bệnh của bà ra vào bệnh viện thường xuyên nên các y bác sĩ đều quen tên quen mặt.  Mấy cô y tá tầng 5 kể rằng mỗi khi  có dịp cần lên tầng 5 đi qua đấy đều thấy nhớ bà, bà thường ngồi xe lăn ngoài cửa phòng vì bà chán ngán nằm dài trên giường bệnh cả tháng trời.

Tôi rùng mình và nửa đùa nửa thật:

- Có khi bà thành ma ngồi xe lăn ngoài cửa đấy. Mary cẩn thận nha.

Mary co vai lại:

- Tôi nhát gan lắm, nếu là chị, có dám lên tầng 5 lúc này không?

Tôi nào dám nói mình vừa lang bang vào thang máy lên tầng 5 kẻo bị mang tiếng là kẻ tò mò tự ý đi vào cơ sở của người ta khi không có phận sự.

Những lần đưa bà chị đến bệnh viện therapy tiếp theo, tôi đều phải đi qua cái thang máy đối diện pharmacy, cái thang máy đã đưa tôi lên tầng lầu 5 vắng vẻ kinh hãi ấy. Thang máy có lẽ vẫn hoạt động để nhân viên bệnh viện xử dụng khi cần trước khi bệnh viện thật sự đóng cửa. Nhưng với tôi, cái thang máy khép kín đầy bí ẩn sẽ đưa người ta đến gặp một oan hồn.

Vài tháng sau thì tôi nghe tin bệnh viện cũ đã hoàn toàn đóng cửa. Bây giờ mới thực sự là bệnh viện không người.

Tôi lại có dịp đi xuống downtown thành phố, tôi cố tình đi ngang qua khu bệnh viện cũ. Khu bệnh viện cao tầng vẫn chìm trong hàng cây cao bóng mát bên cạnh con đường đông đúc nhộn nhịp xe cộ chạy qua.

Nhưng trong đám giòng người hối hả, trong giòng đời bận rộn ấy có ai biết rằng bên trong bệnh viện vắng vẻ bỏ không này  vẫn… còn sót lại hồn ma bóng quế bà bệnh nhân già lù khù ngồi xe lăn trước cửa phòng của bà ở cuối dãy của tầng 5 khu bao tử ruột không.?!

Nguyễn Thị Thanh Dương.

( October, 2020)
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41573)
Nếu tôi phải làm một tuyển tập những truyện ngắn hay nhất ở hải ngoại sau năm 1975, trong số các tác phẩm được chọn, nhất định phải có truyện ngắn “Tự truyện một người vô tích sự” của Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 54001)
Nghe Hoàng đau, nhóm anh em báo Người Việt nóng lòng muốn đi thăm. Chuyến đi đã được thực hiện ngày thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013, chúng tôi sáu người từ quận Cam đi San Jose lúc 6 giờ sáng, phải đi sớm vì còn phải lái xe về trong ngày.
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55853)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39983)
Riêng Nguyễn Thế Hùng, đây là lần gặp lại sau 43 năm, khi bè bạn rời ghế học của trường trung học Ngô Quyền, để bước chân vào giảng đường đại học.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41977)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43863)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52595)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
25 Tháng Mười 2013(Xem: 66845)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 49363)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 36461)
Dường như đã thành người nhà dù màu da có khác, tiếng nói có khác, phong tục có khác mà sao thật quyến luyến vô cùng.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 56134)
Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào. “Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại.”
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55299)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 43427)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 52025)
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Ca sĩ trình bày: Ngô Càn Chiếu Vì em là nỗi nhớ Là Sài gòn nắng ấm bình minh Bên phố phường rôn rã thanh âm Là ngựa xe trong ngày đang đến
10 Tháng Mười 2013(Xem: 63962)
Xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cho một người bạn văn chương của tôi. Anh là một homo literatus với ý nghĩa đáng trân trọng của nó.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 42741)
Tôi được biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng khi anh là giáo sư dạy môn triết tại trường Pétrus Ký. Lúc ấy, anh Hoàng tuổi ngoài hai mươi, còn trẻ lắm.
03 Tháng Mười 2013(Xem: 60258)
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
03 Tháng Mười 2013(Xem: 46176)
Có làm cha làm mẹ, tôi càng biết quý trọng, mang ơn và thông cảm những nỗi khó khăn của những người đã ra công dạy dỗ mình và giờ đây là con cái mình từ truyền trao kiến thức cho tới uốn nắn tính tình.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 62573)
Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 49691)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ