Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

H.V.H - TRÒ CHƠI TRẺ CON (p. đầu)

23 Tháng Sáu 201812:13 SA(Xem: 16522)
H.V.H - TRÒ CHƠI TRẺ CON (p. đầu)


TRÒ CHƠI TRẺ CON


trochoi tre con
   Coi vậy mà cũng đến cuối năm học rồi. Thi đệ nhị lục cá nguyệt (học kỳ 2) xong coi như tụi nhỏ chỉ học thảnh thơi chờ... Tết!... .

   Những năm đầu thập niên 60 giới học trò Tiểu học lúc bấy giờ ngoài thời gian học ở trường hầu như không cần phải học thêm gì hết. Cứ một buổi đến trường, buổi còn lại nếu không có ít bài tập về nhà (chỉ thỉnh thoảng) hoặc phụ giúp công việc gia đình gì đó thì tụi nó cứ... vui chơi. Ấy vậy mà về sau, khi ra thi Trung học đệ nhất cấp hay Tú Tài tụi nó muốn đủ điểm đậu phải giải cho được những đề thi Toán - Lý - Hóa có độ khó tương đương thế giới đó chứ.

   Ven con đường làng lớn, (độ lớn có thể để cho 2 chiếc xe lam, xe ngựa, xe bò... tránh nhau một cách thoải mái dễ dàng) có một cây me cổ thụ. Dưới tán cây me này là một ngôi nhà nhỏ và xưởng mộc của chú Ba Thợ. Nói là xưởng cho dễ hình dung chứ thật ra đây chỉ là một trại mộc thủ công nhỏ với lèo tèo mấy khúc gỗ.

   Còn tên chú Ba Thợ là vì chú thứ Ba chứ không phải tên Thợ. Đương nhiên chú có tên, nhưng là thợ mộc nên người ta gọi là... Ba Thợ ! Riết rồi chú "chết tên" Ba Thợ, còn tên thật của chú thì không ai nhớ!

   Mà cũng ngộ thiệt, hình như thời này người có nghề được trọng vọng lắm hay sao mà mọi người "nhân văn" đến mức gọi tên người bằng chính tên... nghề!

Xóm này còn có chú Năm Thợ nữa, ông này là thợ hớt tóc, tất nhiên ổng cũng có tên nhưng vẫn được gọi là Năm Thợ. Để phân biệt với Ba Thợ chăng?
   Thằng con chú Ba Thợ là thằng Tèo, học lớp ba trường làng. Thằng nhỏ thông minh, học giỏi, nhất là khéo tay. Chắc có lẽ là nhờ cái gen "thợ" di truyền của ba nó.
   Dạo này trời đã dứt mưa. Cuối năm rồi... . Tết cũng sắp đến nơi. Hôm nay thằng Tèo rảnh rỗi nên tận dụng mấy miếng gỗ thừa của ba nó để làm súng bắn pháo, loại pháo dán trên giấy từng cuộn, thuốc pháo nhỏ như đầu que diêm. Mỗi lần "nạp đạn" pháo được... xé ra, "nạp" vào cây súng và cho nổ được một phát. Thứ súng cây này thời bây giờ tụi nhỏ chắc không biết đến đâu, nhưng vào thời đó là món đồ chơi giá trị vào những ngày tháng cuối năm, Tết sắp đến... .

   Sau khi làm xong cây súng, thằng Tèo căng dây thun vào và bắn thử (không có pháo). Nó thấy đã đạt yêu cầu nên vô nhà năn nỉ má nó cho 1 đồng, nó hứa sẽ trừ vào tiền quà đi học sáng ngày mai.

   Có tiền trong tay nó chạy ngay xuống chợ mua pháo, nó không quên mang theo cây súng để thử và tiện thể để khoe với mấy thằng ở xóm chợ nữa chứ. Cây súng này giá trị và độc đáo lắm. Được làm bằng cây gõ mật, chà giấy nhám rồi còn thoa sáp đèn cầy nên đen bóng, cầm lên nặng chịt. Mấy cây súng bán ở chợ làng tốn 3-4 đồng nhưng bằng gỗ thông trắng hếu, cầm lên nhẹ hều nên gia tốc kém, bắn có khi bị lép không nổ!


   Mấy đứa nhỏ xóm chợ thôi khỏi nói, tụi nó bu đen trầm trồ, xin được bắn thử... một phát. Nhưng thằng Tèo đâu có cho, nó chỉ bắn cho tụi nó coi thôi. Hơn nữa vốn tính thẳng thắn, nó nói luôn, đứa nào muốn bắn thì tự mua pháo, cứ bắn 5 phát thì phải trả cho nó 5 viên pháo. Ấy vậy mà sau khi tụi nhỏ bắn đã đời, lúc về nó còn dư trong túi được mấy chục viên pháo.

   Thằng Tèo vô tư ra về, nó đâu để ý có một thằng nhỏ trong đám trẻ con ở chợ nhìn theo nó với ánh mắt sáng đầy mưu tính lẫn... thèm thuồng!?...
*   *   *
   Qua trưa hôm sau, ăn cơm xong thằng Tèo đang thơ thẩn trước nhà thì có thằng... Lìn đến, thằng nhỏ này ở xóm chợ, nhà nó buôn bán chạp phô (tạp hóa). Tuy phải đi đường vòng đến đây, nhưng thật ra hai lưng nhà của tụi nó chỉ cách nhau hai sào đất trồng khoai mì, có lẽ vì thiếu chăm sóc nên để cỏ lên rậm rạp. Tụi nó học chung trường tiểu học ở làng, lại cùng xóm nên cũng không lạ gì dù không phải là bạn thân.

   Hôm nay chú Ba Thợ đi sửa tủ giường gì đó ở xa, "xưởng" mộc coi như vắng. Mà nếu ông có ở nhà cũng không sao, vì ông đã cho thằng Tèo một bộ đồ nghề "mi ni" riêng để nó tha hồ làm gì thì làm với đống gỗ thừa mà xưởng mộc nào cũng có. Chắc có lẽ vì thấy nó cũng khéo tay và thông minh nên ông cũng muốn truyền nghề cho nó chăng?

   Không cần dông dài, thằng Lìn tự tin nói thẳng vấn đề. Nó nói ngay muốn "thuê" chỗ này để sản xuất súng (đồ chơi)... !! Miệng nói nhưng mắt nó không chút giấu giếm, nhìn thẳng vào đống gỗ vụn ở góc xưởng, vốn sẽ là nguồn "nguyên liệu" sắp tới. Thằng Tèo trợn tròn mắt:
   - Xưởng này của Ba tao mà?!
Hoàn toàn như có chuẩn bị trước, thằng Lìn nói ngay không cần suy nghĩ:
   - Tao mướn chỉ có mày biết thôi. - Và nó vừa chỉ cách vừa trấn an thêm:
   - Thì mình tụ lại làm này làm nọ bình thường như mọi khi như với đám bạn của mày thôi mà!  
Nhìn thật kỹ vào mặt thằng Tèo, cứ như là lần đầu tiên trong đời nó mới biết mặt thằng nhỏ này vậy, rồi thằng Lìn nhỏ giọng nói ra vẻ không có gì quan trọng:
   - Rồi tao chỉ mượn cái cưa lá liễu và xài đống cây vụn kia thôi chớ không đụng đến cây nguyên của Ba mầy đâu.

   Nhà thằng Lìn vốn bán chạp phô ở chợ, cái "máu" kinh doanh tính toán của tổ tiên bao đời đã thấm sâu vào xương thịt con người nó. Thật ra cái cưa thì nhà nó cũng có, nhưng đâu có ngọt bằng cái cưa của dân chuyên nghiệp. Nhất là đống gỗ vụn, đối với nó là nguồn nguyên liệu quý giá vô cùng. Làm gì tiệm chạp phô nhà nó có được cái nguồn nguyên liệu để... "sản xuất" như thế ? Thêm nữa nhà nó là chỗ buôn bán nơi phố chợ chật hẹp lấy đâu ra mặt bằng rộng rãi để nó cưa kéo?

   Sau khi kỳ kèo thỏa thuận thằng Tèo đồng ý giá thuê 10 đ/ một tháng duy nhất, thằng Lìn được mượn cái cưa và tận dụng đống gỗ vụn. Thằng Lìn tính toán hết, còn chưa đến 2 tháng là Tết rồi, "hàng hóa" nó "sản xuất" ra chỉ cần một tháng là đủ. Tuy nhiên để dự phòng, nó đề nghị có thể gia hạn thêm nếu có nhu cầu !!

Thằng Tèo mừng khấp khởi, mỗi ngày đi học nó được mẹ nó cho 1 đồng, bây giờ "may mắn" có cơ hội, nó được đến 10 đồng!

   Thằng Lìn trước khi ra về hào phóng ứng ngay 5 đồng xem như đặt cọc cho thằng Tèo dằn túi, còn 5 đồng cuối tháng nó sẽ trả luôn.  

Thằng Lìn vừa quay lưng, thằng Tèo chạy ngay vô nhà xé liền tờ lịch cất vào trong một quyển sách. Nó định bụng sẽ nhớ ngày này vào... tháng sau để thu thêm tiền thằng Lìn.

   Tội nghiệp thằng nhỏ thật thà, đêm nay nó sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp. Nó hoàn toàn không hề thắc mắc rằng tại sao thằng Lìn đi mướn chút khoảnh sân trong thời gian một tháng với cái giá đến... 10 đồng !!... .
*    *    *
   Ngày hôm sau, đương nhiên sau bữa cơm trưa, thằng Lìn y hẹn đến với... 2 thằng nhỏ đồng hương cùng xóm chợ với nó ! Thằng Tèo thắc mắc thì được thằng Lìn... (còn tiếp)
    H.V.H ( 12-6-2018 )
19 Tháng Hai 2023(Xem: 4797)
Cả hai con chim bằng đã gãy cánh trên vòm trời lửa đạn miền Đông khi tuổi đời chưa đến 25. Thương cho những kiếp sống ngắn ngủi trong thời chinh chiến.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 6837)
Trong lúc Kansas City Chiefs vui mừng trong rừng confetti thì đội Philadelphia buồn vì vừa đánh mất chức vô địch trong tầm tay khi chỉ còn 8 giây nữa là kết thúc trận đấu.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 5152)
Đến với tiệm Nam Tạo, dân ghiền đọc sách có thể tìm được bất kỳ thể loại sách nào, thậm chí khan hiếm ở các nhà sách lớn.
19 Tháng Hai 2023(Xem: 3992)
Nàng đọc thầm những câu thơ Nam vừa gửi vào email: “Những rung động trong ngực thầm chan chứa/ Xin trao em làm tặng vật mùa xuân”.
16 Tháng Hai 2023(Xem: 3919)
Ở một nơi không phải đất nước tôi, tôi chứng kiến được nhiều bài học đạo nghĩa của chính dân tộc Ukraine, thay vì đào tẩu khỏi chiến tranh, trốn ở một đất nước yên bình khác,
12 Tháng Hai 2023(Xem: 4415)
Xin được thắp một nén hương lòng để tưởng nhớ về một đàn anh NQ hiền hòa, điềm đạm và có hoài bão chung sức xây dựng hội ái hữu cựu HS của trường xưa
10 Tháng Hai 2023(Xem: 4424)
Chẳng biết từ lúc nào tôi đã thương mến thầm anh Phượng hàng xóm, anh hơn tôi chừng 7-8 tuổi, hát hay đàn giỏi, thỉnh thoảng buổi tối anh ngồi trước cửa nhà đàn hát,
10 Tháng Hai 2023(Xem: 6308)
Nàng chợt nhận ra… Ồ! bức tường nghiêng! Sao đêm nay nàng mới nhận ra bức tường của nàng đã nghiêng?!
05 Tháng Hai 2023(Xem: 4749)
Cuộc đời của Ba là sống cho người khác, cho gia đình, và giúp ích cho mọi người, xã hội, đúng với tên ông bà Nội đã đặt cho.Ba là thứ sáu trong gia đình, nên mọi người quen biết đều biết đến Ba là ông Sáu Nhơn.
01 Tháng Hai 2023(Xem: 3820)
Ngày Tết, thật trang trọng đốt nén hương trên bàn thờ gia tiên. Ta sẽ cảm nhận được những người muôn năm cũ đang hiện diện trong tâm ta.
30 Tháng Giêng 2023(Xem: 4497)
Vậy là đã rõ, chính mấy con mèo được cho là mẫn cán và đã được rèn luyện-tu dưỡng... của ông chánh đã làm nên những chuyện này.
28 Tháng Giêng 2023(Xem: 3988)
Những tưởng người cùng thời so bề tài sắc, so bề tài năng, so bề thời vận, có thể có cái gì giống nhau vậy mà cũng khác nhau.
24 Tháng Giêng 2023(Xem: 5190)
Đối với tôi, mùa Xuân sẽ kém phần lãng mạn, tươi vui và mất đi ý nghĩa rất nhiều khi thiếu vắng những bản nhạc Xuân.
22 Tháng Giêng 2023(Xem: 4089)
rằng từ lúc ông quản lý được bọn mèo rồi thì kho lúa nhà ông không hề có con chuột nào dám bén mảng đến nên chẳng một hột lúa nào bị thất thoát!
19 Tháng Giêng 2023(Xem: 4074)
Thế Chiến II xảy ra như nó đã xảy ra và chúng ta cũng đã chứng kiến, nhưng những ước mơ khanh tướng còn vương vấn nơi những tấm lòng trần tục thì chắc chắn đường trần còn mang nhiều gió cuốn mưa bay.
13 Tháng Giêng 2023(Xem: 4489)
Dù không khí và cách đón Tết mỗi thời, mỗi nơi, mỗi khác nhưng trong tâm hồn của mỗi người dân Việt lúc Xuân về, Tết đến vẫn luôn có cảm xúc lâng lâng khó tả.
13 Tháng Giêng 2023(Xem: 5568)
Tôi thèm thưởng thức cái mùi hăng hắc, nồng nồng của một loài hoa dân dã mà miền Nam tôi gọi là BÔNG VẠN THỌ.
12 Tháng Giêng 2023(Xem: 4262)
Tài liệu quý quá, mình hảnh diện được làm một Hướng Đạo Sinh với truyền thống hào hùng của các bậc tiền nhân huynh trưởng ...
11 Tháng Giêng 2023(Xem: 4602)
Rồi những cái Tết tha hương ở “xứ lạnh tình nồng” Canada với bên ngoài tuyết trắng phủ đầy vạn vật khiến tôi thèm những cái Tết quê nhà ấm áp.
11 Tháng Giêng 2023(Xem: 7932)
Đang vào những ngày đầu năm Dương lịch và tiếp đến sẽ là một cái Tết cổ truyền thiêng liêng rộn rã... . Xin có vài dòng ghi lại buổi họp mặt “ Cựu học sinh Trung học Ngô Quyền - Biên Hòa “