Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

H.V.H - TRÒ CHƠI TRẺ CON (p. đầu)

23 Tháng Sáu 201812:13 SA(Xem: 16303)
H.V.H - TRÒ CHƠI TRẺ CON (p. đầu)


TRÒ CHƠI TRẺ CON


trochoi tre con
   Coi vậy mà cũng đến cuối năm học rồi. Thi đệ nhị lục cá nguyệt (học kỳ 2) xong coi như tụi nhỏ chỉ học thảnh thơi chờ... Tết!... .

   Những năm đầu thập niên 60 giới học trò Tiểu học lúc bấy giờ ngoài thời gian học ở trường hầu như không cần phải học thêm gì hết. Cứ một buổi đến trường, buổi còn lại nếu không có ít bài tập về nhà (chỉ thỉnh thoảng) hoặc phụ giúp công việc gia đình gì đó thì tụi nó cứ... vui chơi. Ấy vậy mà về sau, khi ra thi Trung học đệ nhất cấp hay Tú Tài tụi nó muốn đủ điểm đậu phải giải cho được những đề thi Toán - Lý - Hóa có độ khó tương đương thế giới đó chứ.

   Ven con đường làng lớn, (độ lớn có thể để cho 2 chiếc xe lam, xe ngựa, xe bò... tránh nhau một cách thoải mái dễ dàng) có một cây me cổ thụ. Dưới tán cây me này là một ngôi nhà nhỏ và xưởng mộc của chú Ba Thợ. Nói là xưởng cho dễ hình dung chứ thật ra đây chỉ là một trại mộc thủ công nhỏ với lèo tèo mấy khúc gỗ.

   Còn tên chú Ba Thợ là vì chú thứ Ba chứ không phải tên Thợ. Đương nhiên chú có tên, nhưng là thợ mộc nên người ta gọi là... Ba Thợ ! Riết rồi chú "chết tên" Ba Thợ, còn tên thật của chú thì không ai nhớ!

   Mà cũng ngộ thiệt, hình như thời này người có nghề được trọng vọng lắm hay sao mà mọi người "nhân văn" đến mức gọi tên người bằng chính tên... nghề!

Xóm này còn có chú Năm Thợ nữa, ông này là thợ hớt tóc, tất nhiên ổng cũng có tên nhưng vẫn được gọi là Năm Thợ. Để phân biệt với Ba Thợ chăng?
   Thằng con chú Ba Thợ là thằng Tèo, học lớp ba trường làng. Thằng nhỏ thông minh, học giỏi, nhất là khéo tay. Chắc có lẽ là nhờ cái gen "thợ" di truyền của ba nó.
   Dạo này trời đã dứt mưa. Cuối năm rồi... . Tết cũng sắp đến nơi. Hôm nay thằng Tèo rảnh rỗi nên tận dụng mấy miếng gỗ thừa của ba nó để làm súng bắn pháo, loại pháo dán trên giấy từng cuộn, thuốc pháo nhỏ như đầu que diêm. Mỗi lần "nạp đạn" pháo được... xé ra, "nạp" vào cây súng và cho nổ được một phát. Thứ súng cây này thời bây giờ tụi nhỏ chắc không biết đến đâu, nhưng vào thời đó là món đồ chơi giá trị vào những ngày tháng cuối năm, Tết sắp đến... .

   Sau khi làm xong cây súng, thằng Tèo căng dây thun vào và bắn thử (không có pháo). Nó thấy đã đạt yêu cầu nên vô nhà năn nỉ má nó cho 1 đồng, nó hứa sẽ trừ vào tiền quà đi học sáng ngày mai.

   Có tiền trong tay nó chạy ngay xuống chợ mua pháo, nó không quên mang theo cây súng để thử và tiện thể để khoe với mấy thằng ở xóm chợ nữa chứ. Cây súng này giá trị và độc đáo lắm. Được làm bằng cây gõ mật, chà giấy nhám rồi còn thoa sáp đèn cầy nên đen bóng, cầm lên nặng chịt. Mấy cây súng bán ở chợ làng tốn 3-4 đồng nhưng bằng gỗ thông trắng hếu, cầm lên nhẹ hều nên gia tốc kém, bắn có khi bị lép không nổ!


   Mấy đứa nhỏ xóm chợ thôi khỏi nói, tụi nó bu đen trầm trồ, xin được bắn thử... một phát. Nhưng thằng Tèo đâu có cho, nó chỉ bắn cho tụi nó coi thôi. Hơn nữa vốn tính thẳng thắn, nó nói luôn, đứa nào muốn bắn thì tự mua pháo, cứ bắn 5 phát thì phải trả cho nó 5 viên pháo. Ấy vậy mà sau khi tụi nhỏ bắn đã đời, lúc về nó còn dư trong túi được mấy chục viên pháo.

   Thằng Tèo vô tư ra về, nó đâu để ý có một thằng nhỏ trong đám trẻ con ở chợ nhìn theo nó với ánh mắt sáng đầy mưu tính lẫn... thèm thuồng!?...
*   *   *
   Qua trưa hôm sau, ăn cơm xong thằng Tèo đang thơ thẩn trước nhà thì có thằng... Lìn đến, thằng nhỏ này ở xóm chợ, nhà nó buôn bán chạp phô (tạp hóa). Tuy phải đi đường vòng đến đây, nhưng thật ra hai lưng nhà của tụi nó chỉ cách nhau hai sào đất trồng khoai mì, có lẽ vì thiếu chăm sóc nên để cỏ lên rậm rạp. Tụi nó học chung trường tiểu học ở làng, lại cùng xóm nên cũng không lạ gì dù không phải là bạn thân.

   Hôm nay chú Ba Thợ đi sửa tủ giường gì đó ở xa, "xưởng" mộc coi như vắng. Mà nếu ông có ở nhà cũng không sao, vì ông đã cho thằng Tèo một bộ đồ nghề "mi ni" riêng để nó tha hồ làm gì thì làm với đống gỗ thừa mà xưởng mộc nào cũng có. Chắc có lẽ vì thấy nó cũng khéo tay và thông minh nên ông cũng muốn truyền nghề cho nó chăng?

   Không cần dông dài, thằng Lìn tự tin nói thẳng vấn đề. Nó nói ngay muốn "thuê" chỗ này để sản xuất súng (đồ chơi)... !! Miệng nói nhưng mắt nó không chút giấu giếm, nhìn thẳng vào đống gỗ vụn ở góc xưởng, vốn sẽ là nguồn "nguyên liệu" sắp tới. Thằng Tèo trợn tròn mắt:
   - Xưởng này của Ba tao mà?!
Hoàn toàn như có chuẩn bị trước, thằng Lìn nói ngay không cần suy nghĩ:
   - Tao mướn chỉ có mày biết thôi. - Và nó vừa chỉ cách vừa trấn an thêm:
   - Thì mình tụ lại làm này làm nọ bình thường như mọi khi như với đám bạn của mày thôi mà!  
Nhìn thật kỹ vào mặt thằng Tèo, cứ như là lần đầu tiên trong đời nó mới biết mặt thằng nhỏ này vậy, rồi thằng Lìn nhỏ giọng nói ra vẻ không có gì quan trọng:
   - Rồi tao chỉ mượn cái cưa lá liễu và xài đống cây vụn kia thôi chớ không đụng đến cây nguyên của Ba mầy đâu.

   Nhà thằng Lìn vốn bán chạp phô ở chợ, cái "máu" kinh doanh tính toán của tổ tiên bao đời đã thấm sâu vào xương thịt con người nó. Thật ra cái cưa thì nhà nó cũng có, nhưng đâu có ngọt bằng cái cưa của dân chuyên nghiệp. Nhất là đống gỗ vụn, đối với nó là nguồn nguyên liệu quý giá vô cùng. Làm gì tiệm chạp phô nhà nó có được cái nguồn nguyên liệu để... "sản xuất" như thế ? Thêm nữa nhà nó là chỗ buôn bán nơi phố chợ chật hẹp lấy đâu ra mặt bằng rộng rãi để nó cưa kéo?

   Sau khi kỳ kèo thỏa thuận thằng Tèo đồng ý giá thuê 10 đ/ một tháng duy nhất, thằng Lìn được mượn cái cưa và tận dụng đống gỗ vụn. Thằng Lìn tính toán hết, còn chưa đến 2 tháng là Tết rồi, "hàng hóa" nó "sản xuất" ra chỉ cần một tháng là đủ. Tuy nhiên để dự phòng, nó đề nghị có thể gia hạn thêm nếu có nhu cầu !!

Thằng Tèo mừng khấp khởi, mỗi ngày đi học nó được mẹ nó cho 1 đồng, bây giờ "may mắn" có cơ hội, nó được đến 10 đồng!

   Thằng Lìn trước khi ra về hào phóng ứng ngay 5 đồng xem như đặt cọc cho thằng Tèo dằn túi, còn 5 đồng cuối tháng nó sẽ trả luôn.  

Thằng Lìn vừa quay lưng, thằng Tèo chạy ngay vô nhà xé liền tờ lịch cất vào trong một quyển sách. Nó định bụng sẽ nhớ ngày này vào... tháng sau để thu thêm tiền thằng Lìn.

   Tội nghiệp thằng nhỏ thật thà, đêm nay nó sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp. Nó hoàn toàn không hề thắc mắc rằng tại sao thằng Lìn đi mướn chút khoảnh sân trong thời gian một tháng với cái giá đến... 10 đồng !!... .
*    *    *
   Ngày hôm sau, đương nhiên sau bữa cơm trưa, thằng Lìn y hẹn đến với... 2 thằng nhỏ đồng hương cùng xóm chợ với nó ! Thằng Tèo thắc mắc thì được thằng Lìn... (còn tiếp)
    H.V.H ( 12-6-2018 )
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4140)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
05 Tháng Tám 2023(Xem: 3788)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 3017)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 2023(Xem: 2833)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
20 Tháng Bảy 2023(Xem: 5380)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
12 Tháng Bảy 2023(Xem: 8644)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
02 Tháng Bảy 2023(Xem: 2963)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 9240)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 2023(Xem: 5608)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
18 Tháng Sáu 2023(Xem: 2957)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.
17 Tháng Sáu 2023(Xem: 3351)
Việc gắn bó gần gũi với chợ LB ngay từ hồi niên thiếu đã cho tôi một miền ký ức ngọt ngào khó quên dù đã nhiều năm sống xa quê hương.
15 Tháng Sáu 2023(Xem: 3424)
Bây giờ dù đã bước đến buổi hoàng hôn của cuộc đời ta vẫn ước ao có phép mầu nào đưa ta đi ngược thời gian trở về tuổi học trò mơ mộng
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 3333)
Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm sao Ông có đủ thì giờ và sức khỏe để hoàn thiện tất cả mọi chuyện, mọi vai trò từ trong gia đình ra đến xã hội.
11 Tháng Sáu 2023(Xem: 3397)
“Người con gái phi thường” đó là cô Nguyễn Thị Oanh, một người con gái 27 tuổi, cao 1 thước 50, nặng 45 kí. Tuy trước đó cô đã 8 lần đoạt huy chương trong nhiều lần tranh giải SEA Games
10 Tháng Sáu 2023(Xem: 4188)
Năm nay ban Tân Chấp Hành Ngô Quyền đứng ra đảm nhiệm tổ chức. Kính mong được sự hổ trợ tích cực của Thầy Cô và tập thể Cựu học sinh NQ chúng ta,
09 Tháng Sáu 2023(Xem: 3484)
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.
09 Tháng Sáu 2023(Xem: 3334)
Dãy phố Tây 5 căn tọa lạc tại trung tâm đường THĐ Biên Hòa (BH) trước 1975, đối diện với chợ Lò Bò gồm 5 căn nhà liền kề (số nhà 38-40-42-44-46).
22 Tháng Năm 2023(Xem: 3346)
Xin chúc mừng ngày lễ vàng của anh chị Minh & Hoa. Chúc mừng những cặp tình nhân đã cùng bên nhau sắc son bền vững 50 năm, 60 năm, 70 năm. Xin ơn trên giúp đỡ và chúc phúc cho họ.
19 Tháng Năm 2023(Xem: 3441)
chúc mừng gia đình anh cựu học sinh khóa 6 Trần Văn Việt.” Lớp hưng phế xô nghiêng từng triều đại “nhưng chúng ta còn có những mầm xanh.
17 Tháng Năm 2023(Xem: 2693)
Sau cái ngày nghiệt ngã của tháng tư 1975 Đồi Cù đã bị nhốt trong vòng kẽm gai gần bốn thập niên, nay người ta đã mang ra hành quyết.