Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

H.V.H - TRÒ CHƠI TRẺ CON (p. đầu)

23 Tháng Sáu 201812:13 SA(Xem: 15855)
H.V.H - TRÒ CHƠI TRẺ CON (p. đầu)


TRÒ CHƠI TRẺ CON


trochoi tre con
   Coi vậy mà cũng đến cuối năm học rồi. Thi đệ nhị lục cá nguyệt (học kỳ 2) xong coi như tụi nhỏ chỉ học thảnh thơi chờ... Tết!... .

   Những năm đầu thập niên 60 giới học trò Tiểu học lúc bấy giờ ngoài thời gian học ở trường hầu như không cần phải học thêm gì hết. Cứ một buổi đến trường, buổi còn lại nếu không có ít bài tập về nhà (chỉ thỉnh thoảng) hoặc phụ giúp công việc gia đình gì đó thì tụi nó cứ... vui chơi. Ấy vậy mà về sau, khi ra thi Trung học đệ nhất cấp hay Tú Tài tụi nó muốn đủ điểm đậu phải giải cho được những đề thi Toán - Lý - Hóa có độ khó tương đương thế giới đó chứ.

   Ven con đường làng lớn, (độ lớn có thể để cho 2 chiếc xe lam, xe ngựa, xe bò... tránh nhau một cách thoải mái dễ dàng) có một cây me cổ thụ. Dưới tán cây me này là một ngôi nhà nhỏ và xưởng mộc của chú Ba Thợ. Nói là xưởng cho dễ hình dung chứ thật ra đây chỉ là một trại mộc thủ công nhỏ với lèo tèo mấy khúc gỗ.

   Còn tên chú Ba Thợ là vì chú thứ Ba chứ không phải tên Thợ. Đương nhiên chú có tên, nhưng là thợ mộc nên người ta gọi là... Ba Thợ ! Riết rồi chú "chết tên" Ba Thợ, còn tên thật của chú thì không ai nhớ!

   Mà cũng ngộ thiệt, hình như thời này người có nghề được trọng vọng lắm hay sao mà mọi người "nhân văn" đến mức gọi tên người bằng chính tên... nghề!

Xóm này còn có chú Năm Thợ nữa, ông này là thợ hớt tóc, tất nhiên ổng cũng có tên nhưng vẫn được gọi là Năm Thợ. Để phân biệt với Ba Thợ chăng?
   Thằng con chú Ba Thợ là thằng Tèo, học lớp ba trường làng. Thằng nhỏ thông minh, học giỏi, nhất là khéo tay. Chắc có lẽ là nhờ cái gen "thợ" di truyền của ba nó.
   Dạo này trời đã dứt mưa. Cuối năm rồi... . Tết cũng sắp đến nơi. Hôm nay thằng Tèo rảnh rỗi nên tận dụng mấy miếng gỗ thừa của ba nó để làm súng bắn pháo, loại pháo dán trên giấy từng cuộn, thuốc pháo nhỏ như đầu que diêm. Mỗi lần "nạp đạn" pháo được... xé ra, "nạp" vào cây súng và cho nổ được một phát. Thứ súng cây này thời bây giờ tụi nhỏ chắc không biết đến đâu, nhưng vào thời đó là món đồ chơi giá trị vào những ngày tháng cuối năm, Tết sắp đến... .

   Sau khi làm xong cây súng, thằng Tèo căng dây thun vào và bắn thử (không có pháo). Nó thấy đã đạt yêu cầu nên vô nhà năn nỉ má nó cho 1 đồng, nó hứa sẽ trừ vào tiền quà đi học sáng ngày mai.

   Có tiền trong tay nó chạy ngay xuống chợ mua pháo, nó không quên mang theo cây súng để thử và tiện thể để khoe với mấy thằng ở xóm chợ nữa chứ. Cây súng này giá trị và độc đáo lắm. Được làm bằng cây gõ mật, chà giấy nhám rồi còn thoa sáp đèn cầy nên đen bóng, cầm lên nặng chịt. Mấy cây súng bán ở chợ làng tốn 3-4 đồng nhưng bằng gỗ thông trắng hếu, cầm lên nhẹ hều nên gia tốc kém, bắn có khi bị lép không nổ!


   Mấy đứa nhỏ xóm chợ thôi khỏi nói, tụi nó bu đen trầm trồ, xin được bắn thử... một phát. Nhưng thằng Tèo đâu có cho, nó chỉ bắn cho tụi nó coi thôi. Hơn nữa vốn tính thẳng thắn, nó nói luôn, đứa nào muốn bắn thì tự mua pháo, cứ bắn 5 phát thì phải trả cho nó 5 viên pháo. Ấy vậy mà sau khi tụi nhỏ bắn đã đời, lúc về nó còn dư trong túi được mấy chục viên pháo.

   Thằng Tèo vô tư ra về, nó đâu để ý có một thằng nhỏ trong đám trẻ con ở chợ nhìn theo nó với ánh mắt sáng đầy mưu tính lẫn... thèm thuồng!?...
*   *   *
   Qua trưa hôm sau, ăn cơm xong thằng Tèo đang thơ thẩn trước nhà thì có thằng... Lìn đến, thằng nhỏ này ở xóm chợ, nhà nó buôn bán chạp phô (tạp hóa). Tuy phải đi đường vòng đến đây, nhưng thật ra hai lưng nhà của tụi nó chỉ cách nhau hai sào đất trồng khoai mì, có lẽ vì thiếu chăm sóc nên để cỏ lên rậm rạp. Tụi nó học chung trường tiểu học ở làng, lại cùng xóm nên cũng không lạ gì dù không phải là bạn thân.

   Hôm nay chú Ba Thợ đi sửa tủ giường gì đó ở xa, "xưởng" mộc coi như vắng. Mà nếu ông có ở nhà cũng không sao, vì ông đã cho thằng Tèo một bộ đồ nghề "mi ni" riêng để nó tha hồ làm gì thì làm với đống gỗ thừa mà xưởng mộc nào cũng có. Chắc có lẽ vì thấy nó cũng khéo tay và thông minh nên ông cũng muốn truyền nghề cho nó chăng?

   Không cần dông dài, thằng Lìn tự tin nói thẳng vấn đề. Nó nói ngay muốn "thuê" chỗ này để sản xuất súng (đồ chơi)... !! Miệng nói nhưng mắt nó không chút giấu giếm, nhìn thẳng vào đống gỗ vụn ở góc xưởng, vốn sẽ là nguồn "nguyên liệu" sắp tới. Thằng Tèo trợn tròn mắt:
   - Xưởng này của Ba tao mà?!
Hoàn toàn như có chuẩn bị trước, thằng Lìn nói ngay không cần suy nghĩ:
   - Tao mướn chỉ có mày biết thôi. - Và nó vừa chỉ cách vừa trấn an thêm:
   - Thì mình tụ lại làm này làm nọ bình thường như mọi khi như với đám bạn của mày thôi mà!  
Nhìn thật kỹ vào mặt thằng Tèo, cứ như là lần đầu tiên trong đời nó mới biết mặt thằng nhỏ này vậy, rồi thằng Lìn nhỏ giọng nói ra vẻ không có gì quan trọng:
   - Rồi tao chỉ mượn cái cưa lá liễu và xài đống cây vụn kia thôi chớ không đụng đến cây nguyên của Ba mầy đâu.

   Nhà thằng Lìn vốn bán chạp phô ở chợ, cái "máu" kinh doanh tính toán của tổ tiên bao đời đã thấm sâu vào xương thịt con người nó. Thật ra cái cưa thì nhà nó cũng có, nhưng đâu có ngọt bằng cái cưa của dân chuyên nghiệp. Nhất là đống gỗ vụn, đối với nó là nguồn nguyên liệu quý giá vô cùng. Làm gì tiệm chạp phô nhà nó có được cái nguồn nguyên liệu để... "sản xuất" như thế ? Thêm nữa nhà nó là chỗ buôn bán nơi phố chợ chật hẹp lấy đâu ra mặt bằng rộng rãi để nó cưa kéo?

   Sau khi kỳ kèo thỏa thuận thằng Tèo đồng ý giá thuê 10 đ/ một tháng duy nhất, thằng Lìn được mượn cái cưa và tận dụng đống gỗ vụn. Thằng Lìn tính toán hết, còn chưa đến 2 tháng là Tết rồi, "hàng hóa" nó "sản xuất" ra chỉ cần một tháng là đủ. Tuy nhiên để dự phòng, nó đề nghị có thể gia hạn thêm nếu có nhu cầu !!

Thằng Tèo mừng khấp khởi, mỗi ngày đi học nó được mẹ nó cho 1 đồng, bây giờ "may mắn" có cơ hội, nó được đến 10 đồng!

   Thằng Lìn trước khi ra về hào phóng ứng ngay 5 đồng xem như đặt cọc cho thằng Tèo dằn túi, còn 5 đồng cuối tháng nó sẽ trả luôn.  

Thằng Lìn vừa quay lưng, thằng Tèo chạy ngay vô nhà xé liền tờ lịch cất vào trong một quyển sách. Nó định bụng sẽ nhớ ngày này vào... tháng sau để thu thêm tiền thằng Lìn.

   Tội nghiệp thằng nhỏ thật thà, đêm nay nó sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp. Nó hoàn toàn không hề thắc mắc rằng tại sao thằng Lìn đi mướn chút khoảnh sân trong thời gian một tháng với cái giá đến... 10 đồng !!... .
*    *    *
   Ngày hôm sau, đương nhiên sau bữa cơm trưa, thằng Lìn y hẹn đến với... 2 thằng nhỏ đồng hương cùng xóm chợ với nó ! Thằng Tèo thắc mắc thì được thằng Lìn... (còn tiếp)
    H.V.H ( 12-6-2018 )
22 Tháng Tư 2023(Xem: 3042)
Đã 48 năm qua, nhưng mỗi lần tháng tư đến lòng tôi vẫn chùng xuống, nỗi đau đớn, xót xa lại trở về.
16 Tháng Tư 2023(Xem: 3159)
Đại tá Bùi Cửu Viên đã rời khỏi VN trên chiếc HQ 801 và đã giúp soái hạm HQ 01 an toàn tìm về bến tự do Anh trở thành vị hạm trưởng bất đắc dĩ lần cuối cùng lái con tàu ra khơi tìm tự do
11 Tháng Tư 2023(Xem: 3178)
chúng tôi luôn có trong tim: “Quảng Bình là quê hương”, là nơi quê cha đất tổ và luôn mong ước có ngày được bước những bước trên vùng đất thân yêu nầy.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 4603)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
11 Tháng Tư 2023(Xem: 4433)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
09 Tháng Tư 2023(Xem: 3074)
Ngàn giot lệ rơi của Dung Krall không chỉ khóc cho đất nước Việt Nam mà còn khóc cho một người cha đã đi lầm đường.
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3294)
Hôm nay giỗ anh, thấm thoát đã 52 năm, hơn nửa thế kỷ của đời người, sao nỗi đau về, như mới hôm qua… cơn nắng ngày nào vẫn còn nguyên trên da thịt, trên tóc, trên vai, trên những vòng khăn tang cuốn vội
02 Tháng Tư 2023(Xem: 3487)
Phải chăng tiếng đàn tranh du dương réo rắt của bác Bảy và tiếng hát ngọt ngào mùi mẫn của các ca sĩ đường phố, đã tạo nên cái hồn văn hóa của người dân phố thị
31 Tháng Ba 2023(Xem: 3176)
Anh An đã mất đi hơn 49 ngày rồi nhưng hình ảnh của anh vẫn ở trong tâm trí của gia đình và bạn bè. Chúc anh An an nghĩ nơi cõi Phật, You will be missed!
24 Tháng Ba 2023(Xem: 3257)
Tôi cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi. Hệ thống chăm sóc y tế giúp tôi tuổi đời vui vẻ ít bệnh tật. Đời sống văn minh khiến tôi lạc quan có nhiều bạn bè, tận hưởng tuổi vàng an vui yêu đời
21 Tháng Ba 2023(Xem: 3496)
Úc là một quốc gia quân chủ lập hiến, là một liên bang phân chia quyền lực. Quốc gia này có chính phủ theo thể chế đại nghị, Quốc vương Charles III là nguyên thủ của Úc.
20 Tháng Ba 2023(Xem: 5428)
Nước Mỹ là miền đất hứa đã luôn mở rộng vòng tay chào đón và tạo cơ hội tốt cho bất kỳ ai, miễn là họ có khát vọng vươn lên và phải nỗ lực thực hiện bằng được khát vọng ấy.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3724)
Trưa Chủ Nhật, ngày 5 tháng 3, 2023 đồng hương Biên Hòa và một số thân hữu đã đến nhà hàng Paracel Seafood, Westminster tham dự buổi Tân Niên Hội Ngộ do Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Biên Hòa tổ chức.
13 Tháng Ba 2023(Xem: 3798)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
12 Tháng Ba 2023(Xem: 3081)
Nhân ngày 8 tháng ba tôi muốn gửi đến họ lòng kính mến và cảm phục. Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
11 Tháng Ba 2023(Xem: 2989)
Đêm nay hoa Quỳnh nở sớm, hình như những búp hoa đang nhẹ nhàng chuyển mình để rồi từ từ hé mở vào lúc nửa đêm. Trong tôi hình như cũng đang có ngàn nụ hoa Quỳnh nở sớm trước canh khuya.
10 Tháng Ba 2023(Xem: 3326)
Người đàn ông khôn ngoan, tinh tế, thông minh, có thể biến vợ thành người tình và người Hồng nhan tri kỷ một cách thật dễ dàng.
04 Tháng Ba 2023(Xem: 5495)
Sau khi trải nghiệm tàu ra vào kênh tôi không ngạc nhiên khi Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ đã xếp kênh đào Panama là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
22 Tháng Hai 2023(Xem: 3088)
Với tôi, tháng Hai là tháng mùa đông tàn phai, chuẩn bị tâm hồn phơi phới cho những ngày sắp tới. Các bạn tôi giãy nảy lên, xúm vào bảo tôi “nói thách” sớm quá,
20 Tháng Hai 2023(Xem: 4400)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.