Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Di sản văn học miền Nam (p3)

24 Tháng Tám 201610:12 CH(Xem: 18518)
GS. Nguyễn Văn Lục - Di sản văn học miền Nam (p3)

Di sản văn học miền Nam (p3)


daNếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. Trong hai giai đoạn này, biến cố chính trị liên quan đến đất nước thì cũng liên quan đến biến cố văn học.

Chính trị và văn học

(Tiếp theo p2)

Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. Trong hai giai đoạn này, biến cố chính trị liên quan đến đất nước thì cũng liên quan đến biến cố văn học.

Thời kỳ 1954 là giai đoạn nở rộ của nhiều dòng chảy văn học. Từ Bắc vào có tới hằng trăm văn Nghệ sĩ di cư hầu hết trẻ và chưa có mấy tên tuổi, trừ Vũ Hoàng Chương.

Họ đã hình thành một trào lưu văn học mới qua tờ Sáng Tạo với Mai Thảo, Trần Thanh Hiệp, Doãn Quốc Sỹ.

Từ phương Tây đổ về với nhiều trí thức trẻ, hầu hết từ Pháp về và khơi mào, cổ võ cho xu hướng triết học Hiện sinh cũng như thơ tự do.

Triết học trở thành thời thượng. Cả một thời. Cả giới trẻ. Nó xâm nhập vào văn chương, thi ca, tôn giáo cũng như thái độ chính trị.

Nhất là thái độ dấn thân, nhập cuộc. Với những tâm trạng, thao thức, chán chường, sự phi lý của cuộc đời. (Xin xem thêm bài “20 năm triết học Tây Phương ở miền Nam Việt Nam 1955 – 1975” cùng tác giả, Hợp Lưu, 21 Tháng Chín 2008 ).

Cũng là thơ tự do, với Thanh Tâm Tuyền, Quách Thoại tôi vẫn đứng xa mà nhìn, nhưng lại dễ cảm với dòng thơ của Nguyên Sa. Ông có viết một bài nhan đề: Cuộc hành trình tên là lục bát.

Và nếu có cuộc bình chọn, tôi sẽ chọn Nguyên Sa. Này nhé:

“Có phải em mang trên áo bay
Hai phần gió thổi, một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thở cho làn áo trắng bay”

(Trích Nguyên Sa, “Tương tư”)

Thêm nữa, thơ và nhạc như quyện vào nhau cùng cất cánh bay lên.

Còn nhớ năm 1955, thơ Phan Lạc Tuyên dược nhạc sĩ Đan Thọ phổ thành bài hát “Tình quê hương”:

“Anh về qua xóm nhỏ. Em chờ dưới gốc dừa. Nắng chiều lên mái tóc. Tình quê hương đơn sơ.”

Nguôn: Tinh Hoa - Huế (1956)

Nguôn: Tinh Hoa – Huế (1956)

1957, Cung Trầm Tưởng từ Paris về, hai bài thơ của ông là Mùa thu Paris và Vô đề (thơ trường thiên) xuất hiện trong tuyển tập Đất đứng của nhóm Quan Điểm. Nhưng tôi vẫn tự hỏi nếu không có chỗ tựa là nhóm Sáng Tạo và thơ Phạm Duy phổ nhạc thì liệu những bài thơ của ông, như Chưa bao giờ buồn thếKhoác kín có được người đời biết đến nhiều hay không?

Sau này Phạm Duy phổ nhạc rất nhiều bài thơ, trong đó có thơ của Phạm Thiên Thư, của Nguyễn Tất Nhiên, của Linh Phương.

Không khí chính trị thuở 55-56 còn ngùn ngụt khí thế chống cộng. Bởi vì thế, ngoài cuốn Trăm Hoa đua nở của Hoàng Văn Chí với khoảng trên dưới 20 chục nhà văn nhà thơ, còn cuốn phim Chúng tôi muốn sống. Người dân miền Nam biết thế nào là cộng sản là nhờ cuốn phim này.


Trích đoạn phim Chúng tôi muốn sống (1956)

Ngay tạp chí Sáng Tạo, tuy làm văn chương mà thái độ chống Cộng cũng không dấu diếm gì. Mai Thảo với Đêm giã từ Hà Nội, 1956. Thanh Tâm Tuyền với Bếp Lửa, 1957, Cát Lầy, 1955, v.v.

Chống cộng như một chính sách có tờ Chỉ Đạo, Văn Hữu. Với người lãnh đạo là Nguyễn Mạnh Côn, tác giả cuốn Đem Tâm tình viêt lịch sử.

Kín đáo hơn với nhà văn Võ Phiến với cuốn, Mưa đêm cuối năm.

Hội họa cũng trở thành thú thưởng ngoạn cao sang của giới trí thức thành thị.

Thập niên cuối 1964-1975

Sau cái chết của nền Đệ nhất Cộng hòa, miền Nam rơi vào những cơn lốc chính trị. Lòng người ly tán. Văn học cũng trở mình.

  • Người trẻ và phụ nữ nhập cuộc

Số những nhà văn đã thành danh như ngưng trệ. Tiêu biểu như Mai Thảo. Thanh Tâm Tuyền. Trước đây, Mai Thảo nhờ tiền tài trợ của Mỹ cho Sáng Tạo, ông sống quá ung dung, viết rất chau chuốt. Nay thì phải kiếm sống, Mai Thảo quay ra viết báo kiếm tiền. Xuống dốc thậm tệ. Thanh Tâm Tuyền trong suốt 10 năm không sáng tác được gì nữa.

Nói chung có một sự tắc nghẽn sáng tác tùy mức độ của mỗi nhà văn. Phần đông chỉ viết như cũ. Như cũ là một hình thức ngưng trệ rồi.

Ngược lại một số người hội nhập vào chiến tranh thì viết rất bạo, rất sông xáo, với lửa, với nhiệt huyết như trường hợp Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Diễm Châu, Thế Nguyên, Đỗ Long Vân, Nguyễn Quốc Thái, Tôn Thất Lập, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Tử Lộc, Nguyễn Trọng Văn, Nguyên Sa, Thảo Trường, Trần Tuấn Nhậm, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Đình Hòe, Trần Trọng Phủ và Lữ Phương.

Một bài thơ lục bát | thủ bút của Nguyên Sa.

Một bài thơ lục bát | thủ bút của Nguyên Sa (1970).

Tiếp đến là một số không nhỏ các nhà văn trẻ, thay thế lớp lớn hơn; phần đông họ ở trong quân ngũ, một tay cầm súng, tay kia cầm bút. Trong số 263 nhà thơ mà Trần Hoài Thư trích đăng trong: Thơ Miền Nam trong thời chiến, hơn quá nửa là quân nhân.

Tôi có thể nói như thế này: giai đoạn này Tuổi trẻ như một giai cấp. Họ lớn lên trong chiến tranh. Trưởng thành trong chiến tranh, làm văn thơ sau mỗi trận địa. Và thơ văn của họ hầu hết là mô tả: nỗi buồn chiến tranh.

Tiêu biểu là các nhà văn trong lứa tuổi của Trần Hoài Thư.

Trong phần giới thiệu thơ văn của họ, chúng ta sẽ có dịp chứng nghiệm điều đó. Và đây cũng là dòng cảm thức trổi bật nhất, hiện thực nhất về cuộc chiến này.

Họ là những nhà văn một cách nào đó phải nhập cuộc và là nhân chứng cho cuộc chiến tranh này mà trong số họ có nhiều người không còn có cái may mắn trở về.

Thơ của họ, văn của họ là hòa với mồ hôi, tiếng súng và đôi khi cả máu của họ nữa.

Ngôn ngữ họ xử dụng là thư ngôn ngữ đôi khi sống sượng, chửi thề và xưng hô mày tao với nhau. Nhiều khi thái độ là buông thả, nhậu nhẹt.

Điều thứ hai, một số đông phụ nữ. Dù cũng trưởng thành trong chiến tranh, nhưng thái độ họ khác hẳn, họ trở thành những nhà văn có tên tuổi như thể họ thế chỗ cho nhà văn đàn ông. Không kể những người đã đi trước, ở giai đoạn 1955, như Nguyễn Thị Vinh, Linh Bảo, bà Tùng Long.

Tên tuổi những nhà văn thế hệ 64-75 là Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương, v.v.

Đặc điểm là họ chỉ viết về chính mình. Về mình đây có thể hiểu là viết về những khát vọng của chính thân xác họ. Viết thế là cách dùng chữ nhẹ nhất.

Nhã Ca viết Bóng tối thời con gái. Tuổi dậy thì. Tuyển tập Sống một ngày. Người tình ngoài mặt trận. Tuyển tập 10 truyện trong Khi bước xuống như Kể trong buồn bã, Cơn sốt tỉnh nhỏ, Con chung con riêng, Dấu chân nàng. Truyện dài Xuân thì.

Hình như, theo phân tâm học, càng không đẹp, càng viết khỏe, càng bị ám ảnh dục tính, một thứ dục tính đã được cao thượng hóa.

Hình như họ giống nhau và thi đua viết như thế.

Túy Hồng nào kém. Trong Thở dài có Vòng tay anh, Ngày xuân, Đêm xuân, Nhìn xuống rồi tiếp đến Vết thương dậy thì, Tóc mai ngìn xưa.

Rồi đến Nguyễn thị Thụy Vũ với Mèo đêm. Lao vào lửa Lửa đây không phải là lủa chiến tranh đâu. Lửa đây gồm truyện: Chiếc giường, Lao vào lửa, Đêm nổi lửa. Truyện dài: Thú Hoang.

Nguyễn Thị Hoàng với truyện dài: Vòng tay học trò, Tưởi Saigon. Tập truyện ngắn Cho những mùa xuân phai, v.v. Và các truyện dài: Tiếng chuông gọi người tình trở về, Vào nơi gió cát, Tiếng hát lên trời.

Trùng Dương với Mưa không ướt đất, Vừa đi vừa ngước nhìn.

Nói chung, họ viết đậm đặc phái tính như một cuộc trình diễn giới tính, hay phô bày những ẩn ức, những ham muốn, những chờ đợi ẩm ướt bất kể ngoài kia tiếng bom đạn vọng về thành phố.

Khiếp quá. Chỉ cần đọc nhan đề chuyện thôi đã thấy ẩm ướt rồi. Đây là chuyện năm xưa.

  • Dịch thuật

Phải chăng sự bế tắc sáng tác của một số nhà văn đưa đến hiện tượng tràn lan sách dịch? Đúng một phần. Nhu cầu người đọc ngày càng đa dạng hơn nên sách dịch cung ứng đúng lúc.

Sách dịch đủ loại, nhất là sách truyện (Xin xem thêm “20 năm văn học dịch Miền Nam” cùng tác giả).

Thị phần sách dịch chiếm đến 75% số sách đọc là nhiều lắm.

Đó là một hiện tượng chỉ thấy xảy ra vào những năm cuối 1960-1975.

Ba yếu tính văn học làm nên văn học miền Nam

  • Sự chối bỏ văn học trước 1954

Một trong những yếu tố mạnh của dòng văn học miền Nam sau 1954, theo tôi, là sự chối bỏ những gì đi trước nó, đôi khi sự khước từ đi quá mức một cách phũ phàng-mặc dầu cái ‘Văn Nghệ hôm nay’ vẫn chưa định hình và rõ mặt.

Khước từ, chối bỏ coi như bước đi của văn học.

Khước từ trong văn chương đã đành, nhất là trong lĩnh vực thi ca, hội họa và âm nhạc.

Nó đưa đến kết quả là tính đa dạng trong văn học miền Nam không mang tính đồng phục. Nó lớn mạnh không phải vì nó họp thành trường phái giống nhau mà lớn mạnh ở chỗ khác nhau.

Sáng Tạo chết yểu cũng một phần muốn tập họp phe nhóm. Thay vì có chung một chí hướng thì nó thực sự lại tạo thành một ghetto văn học.

Áo thụng vái nhau. Mai Thảo soi gương chỉ thấy Mai Thảo, cùng lắm thấy Thanh Tâm Tuyền.

Như trong trường hợp TLVĐ trước đây, không ngồi cùng chung chiếu với TLVĐ là bị chế diễu, vùi dập như trong trường hợp Vũ Trọng Phụng.

Sáng Tạo sau này bước vào vết xe đổ mà TLVĐ đã để lại.

Và người phản đối mạnh mẽ nhất về tinh thần bè phái của Sáng Tạo là Nguyên Sa. Trong một bài viếtt phê bình có một không hai của Nguyên Sa: Một bông hồng cho Văn Nghệ. (Nguyên Sa, Một bông hồng cho văn nghệ, NXB Trình Bày, Sài Gòn, 1967. Bản điện tử do talawas thực hiện).

Ông chỉ trích gián tiếp nhóm Sáng Tạo với nhận định là

“Chúng ta là một thế hệ không có đàn anh – một thứ Nihilisme. ‘đao to búa lớn trước ta không có ai’.”

Ông còn chỉ trích Sáng Tạo là một thứ nền Văn Nghệ trú ẩn, ám chỉ Mai Thảo ngồi trong tháp ngà.

Trên đây là mấy nét sinh động của dòng văn học miền Nam thể hiện qua những nhà văn sẽ được giới thiệu trên DCVOnline.net

  • Tinh Thần tự do sáng tác

Điểm mạnh thứ hai của văn học miền Nam không chối cãi được là tinh thần tự do sáng tác trong Văn Học miền Nam, trong sự phô diễn tư tưởng, trong sự đối đầu giữa các nhà cầm bút như một cõi riêng.

Mỗi nhà văn là một thế giới. Mai Thảo. Võ Phiến. Dương Nghiễm Mậu. Bình Nguyên Lộc. Sơn Nam, Duyên Anh, Thanh Tâm Tuyền. Nguyên Sa. (Chỉ nội thi ca thôi đã bao nhiêu dòng khác biệt. Trần Văn Nam gọi là Thơ vắt dòng).

Sách cũ miền Nam. Nguồn: OntheNet

Sách cũ miền Nam. Nguồn: OntheNet

Người khuynh tả, người khuynh hữu, người chống chiến tranh, mỗi người chọn một chiến tuyến. Có những tiêng nói của tuổi trẻ, của khát vọng, của đối đầu, của không tương nhượng. Người ta thường lấy tạp chí Bách Khoa như một nét tương phản, đa dạng trong các tác giả cộng tác cho Bách Khoa.

Đó cũng là tiếng nói của những nhà văn trẻ, có thể chưa thành danh, chưa có chỗ đứng như các đàn anh, như trường hợp Trần Hoài Thư và nhóm bạn bè của ông.

  • Sư ưu tư và tinh thần dấn thân, nhập cuộc

Cái điểm thứ ba của nền văn học ấy là sự ưu tư trước thời cuộc với tinh thần dấn thân, nhập cuộc, sự thức tỉnh theo ý nghĩa của Søren Kierkegaard. Tinh thần ấy buộc nhà văn phải từ bỏ cái tôi tự thân (En soi), đi ra khỏi mình trở thành cái tôi, tự quy vì người (être pour soi). Nó chống lại cái tinh thần nghiêm chỉnh (esprit du sérieux) lúc nào cũng như những ông cụ non cố chấp và giáo điều, không rời bỏ được cái vỏ ốc của mình.

Nói, theo cách của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, nhà văn không phải là những ông bình vôi, mỗi ngày vôi đóng cứng nhắc, bịt miệng cái bình vôi. Chính trong những tinh thần đó mà những nhà văn cột trụ như Mai Thảo, Võ Phiến sau này cảm thấy không còn có khả nắng thích ứng với thời cuộc nữa,

Nhiều nhà văn trẻ đã dần thay thế lớp nhà văn thời 1954, mặc dầu việc viết của họ chưa hẳn đã đạt. Nhưng tiềm năng của họ là không chối bỏ được. Nhưng ít ra, họ là nhân chứng sống cho một giai đoạn biến động trước khi miền Nam bị sụp đổ.

Vài nét phác họa chân dung văn học miên Nam ở đây để gửi tới bạn đọc những chứng từ sẽ lần lượt giới thiệu trên DCVOnline.net

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

27 Tháng Hai 2015(Xem: 25859)
Với tôi, không ai hát “Hoa Xuân” hay bằng Hà Thanh và cũng không ai hát nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông hay bằng Hà Thang, từ những: “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”:
21 Tháng Hai 2015(Xem: 23707)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Thể hiện : DUY LINH Hoà âm : QUANG ĐẠT
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26754)
Có lẽ không có ngôi trường nào có được tình thầy-trò như vậy. Người Thầy vừa là Sư vừa là Phụ. Cảm ơn ngôi trường độc nhất của Việt Nam Cộng Hòa ....
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28427)
Dương Quân xuất thân từ Biên Hòa nên yêu Em gái Biên Hòa đây mới thật là mối tình man mác, nên tác giả “Đem theo hình ảnh cả đời tha phương”. Chỉ cần đọc thơ anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28883)
Dê ở đây không phải là tính lăng nhăng “dê xồm” hay “dê cụ” của mấy ông, và cũng của mấy bà nữa, mà thật sự là một con dê. Nó từ đâu đến, không ai biết, chỉ biết ông Tám nhờ nuôi nó mà được thành danh là ông Tám Dê.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28458)
Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như Vậy”:
13 Tháng Hai 2015(Xem: 31729)
*Xin bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh và thưởng thức ĐI TÌM MÙA XUÂN - Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU - DIỆU HIỀN trình bày
13 Tháng Hai 2015(Xem: 27102)
Tôi đã làm một video ngắn. Hiện diện trong này là những gương mặt thân quen của người Biên Hòa. Là những cựu học sinh Ngô Quyền và những cây viết quen thuộc đã góp mặt...
07 Tháng Hai 2015(Xem: 25670)
Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 28968)
Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 25718)
Ngày họp mặt AHBH năm nay tôi vui lắm. Quà cáp đem về là những lời khích lệ chân tình của Thầy, Cô, các anh, chị và tất cả bạn bè. Tôi không phải là nhà văn. Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 28306)
Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, ..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 23051)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27190)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 25205)
Tôi đọc nhẩm lại đoạn thơ của Vượng. Anh tiên tri đó chăng ? Chiều nay nắng nhạt, đường phố hiu hắt buồn tênh. Thềm đất đỏ con dốc kia đã khiến tôi nhớ về anh khôn cùng. Mông mênh. Vượng ơi !
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 33969)
Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 21547)
Đồ đạc? Tôi có đồ đạc gì đâu. Một chiếc chiếu sẽ trả lại cho nhà giam. Chiếc màn do người tù được thả đợt trước tặng, nay tôi sẽ tặng lại cho người khác. Cái chén, đôi đũa để cho nhà bếp. Tôi không còn giày dép.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 19073)
Chị Thi ơi! bây giờ tôi mới biết chị cũng cùng khóa 6. Bây giờ tôi không còn có dịp đến thăm chị. Tôi chỉ có thể nguyện cầu hương linh chị thảnh thơi nơi cõi bao la không đau đớn dằn vặt.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 21282)
Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 26905)
Cả một quảng đời qua tui đã bao lần vô tình hay cố ý mà đã đưa bản thân mình lâm vào hoàn cảnh silly dở khóc dở cười để rồi mếu máo gậm nhấm nỗi buồn.