Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Duy Liệu - LAN MAN TRÊN TÀU ĐIỆN TOKYO

16 Tháng Giêng 201512:53 SA(Xem: 26953)
Hoàng Duy Liệu - LAN MAN TRÊN TÀU ĐIỆN TOKYO


Lan man trên tàu điện Tokyo

 xe bus

Trong tiếng Mỹ có chữ Silly có nghĩa là Diễu dở hay Cà chớn theo lối dịch của tui. Cả một quảng đời qua tui đã bao lần vô tình hay cố ý mà đã đưa bản thân mình lâm vào hoàn cảnh silly dở khóc dở cười để rồi mếu máo gậm nhấm nỗi buồn.

 

Mấy lúc gần đây xem trên mạng thấy những tin tức ở VN như sắp có tàu điện ngầm, xe bus dành riêng cho phái nữ này nọ làm tui nhớ đến những chuyện buồn vui trong tàu điện vào thập niên 70 lúc tui đang đi học ở Tokyo, ngày ngày dùng xe lửa điện chật cứng như nêm đi về bao bận.

 

Mỗi độ đi về tui thường phải chịu cảnh chen lấn, chèn ép đến độ ngộp thở nát xương giữa một khối thịt người đủ mùi vị trong cái hòm sắt cứ không ngừng xục xà, xục xịch lắc lư con tàu đi. Bất kể từ độ Đông tàn tuyết phủ hay đưa em vào Hạ thì mùa nào cũng có cái khổ sở riêng của nó.  Hôm nào trời lạnh người ta mặc quần áo nhiều nên có thêm một lớp đệm mềm ngăn cách giữa mấy khúc xương của tui với cái thằng bên cạnh thì đỡ đau hơn, cái mùi hôi nách cũng chỉ thoang thoảng tình tôi nhưng bù lại thì có cái mùi khăm khẳm của quần áo ẩm ướt hay long não làm nghẹt mũi cả tuần và chật chội hơn trong toa tàu do sự gia tăng thể tích của số lượng vải vóc dày cộm mà mọi người đang quấn khắp toàn thân.

 

Hè về lỏng thỏng hai dây trên vai em gầy thì có phần rộng rãi thoải mái hơn một chút lại có thêm cái cảm giác phê phê cho một thằng đang tuổi thích cày bừa qua những cái lắc cái dằn cú sốc mang những cái mềm mại tròn tròn ấn vào người để rồi đôi khi ngạt thở tưởng chừng như Xuân này con không về với má khi bị tàu lắc xém té đưa nguyên cái mặt vô ngay giữa nách của một em nào đó, vội vàng nín thở sàng qua bên kia để kịp thấy mình vừa bị hất ấn cái mông dẹp lép xuống ngay cái đầu gậy của một bà già đang ngồi. Thật là diễu dở phải không ? Tuy là đau thấy Tía nhưng lại méo mó cười vi kịp nhớ đến cái câu … Gái ngồi phải cọc?  Cái mặt tui lúc đó chắc hẳn là diễu dở không giống ai.

 

Khi nào hên gặp bữa thánh nhân đãi kẻ khù khờ có được một chỗ ngồi trên băng ghế nệm êm ái thì khá hơn nhiều nhưng cũng không hẳn là an toàn trên xa lộ trăm phần trăm em ơi. Chẳng hạn như đôi lần đang ngủ gà ngủ gật mơ màng đếm hàng cột điện bên đường thì đã bị tàu hất đập mặt vô ngay bụng dưới của một em hay bà nào đó đang đứng dạng chân xuống tấn ngay trước mặt. Một lần tui bị cái nút sắt quần jean in nguyên con chữ Lee hằn lên trán đỏ lòm như bò bị đóng dấu chẳng biết làm sao mà gỡ ra đành phải xin cô y tá trong trường một miếng băng keo che kín nỗi buồn.

 

Cũng nhờ đó mà tui khám phá ra cái chiện những người ngồi họ đều đọc sách báo chi đó suốt cuộc hành trình. Không phải là họ chỉ thích đọc sách cho qua thời giờ đâu nha, mà là một công hai ba chiện. Họ cần có cái gì để bảo vệ gương mặt hay cái lỗ mũi mà thôi. Quả không phí công đi du học, nếu còn ở trong lũy tre làng quê xưa thì làm gì mà biết được cái sáng kiến bảo vệ tiền đồ dòng tộc một cách nho nhã trí thức thanh tao này. Thế là từ dạo chiến chinh chiều Thu ấy tui luôn thủ sẳn một cuốn Playboy trong cặp có in hình một cái ruộng Mỹ to tổ chảng. Xin đừng nghĩ lầm tội nghiệp tui, chỉ là một chiêu… Dĩ độc công độc, còn nếu nói theo khoa học thì tui áp dụng kiến thức hai cực đẩy nhau về nam châm. Âm đụng Âm. Xin phép cho tui giải bày tâm sự lòng thòng thêm một khúc là thuở đó tui mang phận học trò nghèo làm gì có tiền mà mua mấy cuốn tạp chí đó, tui moi ra từ thùng rác hay tìm thấy trên kệ sách “Chia nhau đọc“ ở sân ga. (Người Nhật có cái sáng kiến recycle sách báo cũ rất hay là thiết lập những cái kệ cho mình để những gì đã xem qua cho người khác đọc đỡ tốn tiền mua lại ít rác). Tui ưa tìm đến đó mà lấy sách đọc để dành tiền lâu lâu đi coi thứ thiệt cho biết cái sự đời tròn méo ra sao.

 

Để giúp cho phái nữ tránh khỏi sự làm phiền của những bàn tay lông lá trong đám đông người Nhật đã nghĩ ra cánh gắn thêm các toa tàu dành riêng cho nữ giới. Chúng ta lại thấy những gì Việt Nam đang nghĩ đến thì Nhật Bản đã làm hơn nửa thế kỷ trước.

 

Trên cái cõi đời ô trọc này thì không có cái gì đơn giản nếu có dính líu đến con người. Những toa tàu này cũng không thoát ra khỏi cái quy luật đó. Sau một tháng thử nghiệm thì dân Nhật có được những trận cười vỡ bụng. Cả một toa tàu sạch sẽ đầy đủ tiện nghi vắng hoe, thỉnh thoảng mới có một vài bà già ngồi ngủ gà ngủ gật.

Đàn bà con gái trẻ đẹp hấp dẫn thì ngày ngày vẫn cứ cố chen lấn trong những toa tàu đông nghẹt mà chờ một bàn tay, hỏi ra thì là như thế này :

Ngồi riêng ở đó sẽ bị bạn bè bà con kêu là “Chảnh“, quê lắm. Bạn em tụi nó nói : - Mày có bao nhiêu đâu mà sợ?

Thế là họ đều chọn Rờ thay cho Riêng.

 

Còn mấy bà già?

 

Ha ha … Còn vui hơn nữa với mấy bà này.

 Một ngày kia tui thấy bà chủ nhà vừa bước ra từ toa tàu dành riêng cho “bà già“ đó bèn lân la tán dóc trên quãng đường từ ga về nhà trọ.

- Bà ngồi đó không sợ bị người ta chọc quê hay sao?

Bà ta nắm cánh tay tui lắc lắc:

- Đi qua bên kia thì cũng có ma nào thèm rờ tao đâu?

À, thì ra bà chọn Riêng mặc dù không sợ Rờ. Có mấy cục thịt mà người công kẻ thủ sao rắc rối quá ha!

Phải chi ở đời muôn sự của chung.

 

0o0

 

Còn lâu lắm mới ra trường bái tổ vinh quy về làng không lẽ cứ phải nhẫn nhục chịu đựng ngày ngày bị chèn ép, hất qua hất lại ngửi đủ thứ mùi vị chẳng có gì là thơm tho này mãi hay sao? Mình phải làm một cái gì để sống còn trong những cái hộp thịt Made in Japan này.

 

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng mấy tháng trời tui đã tìm ra chân lý.  Nhận thấy tại vì mình thấp lại nhẹ ký hơn nên cứ bị lấn bay vô nách của người ta, tui đi đến quyết định Ta lùn ta tìm nơi em nhỏ. Thế là tui cố gắng tìm cách xếp hàng chung với những nữ sinh trung tiểu học, khi vô trong tàu là tự nhiên tui đứng giữa một đám Nhật lùn, tuy là hơi nhức đầu vì tụi nó bi bô liên tục nhưng … Thơm hơn nhiều và tui có quyền lựa chọn nữ sinh trường nào.

 

Thỉnh thoảng nhìn trên những mái tóc đen tuyền óng ả với những cái nơ cái kẹp đủ màu đủ loại hiện ra nét ngây thơ thánh thiện hồn nhiên của tuổi dậy thì làm tui nhớ đến mấy đứa em gái ở quê nhà mà thầm nghĩ ngợi chắc bây giờ  cũng cao lớn cở con này con kia … không biết tụi nó có thích cái kẹp gắn cái bông hồng hay là con chó nhỏ hoặc cái xe cút kít … Cũng có đứa chơi đôi đũa với vài sợi mì, mấy nhỏ này thường trông có vẻ bệ vệ phúc hậu. Đứng nhìn mấy món đồ trang sức đó cùng nghe lóm chuyện con gái thấy vui vui mà tui đã đi quá bến trễ học bao lần.

 Không đứng chỗ nam sinh là vì tụi nó khi đi học thường hay mang theo đồ nghề lỉnh kỉnh để tập trong Club sau giờ học như kiếm cung, banh chày đờn địch chẳng những chật chội hơn mà còn tốn thì giờ khi lên xuống xe chớ hổng phải tui mê gái còn non.

 

Bẳng đi một dạo ngày ngày tui cứ tà tà rề rề đến chỗ mấy con bé mà chơi cái chiêu đó, khoan khoái tận hưỡng thành quả xỏ lá của mình cho đến một buổi chiều kia khi Thượng đế giở chứng chiếu phim Ngày tàn của bạo chúa trên đời tui thì than ôi Khỗ đời cô Lựu. Cái ngày diễu dở nhứt trong đời.

 

Hôm đó cũng như thường lệ tui nghênh ngang đứng xếp hàng chờ tàu chung một chỗ với mấy con bé học trò trung học áo trắng jupe đen. Tàu đến đang chầm chậm ngang qua trước mặt, bên trong hơi vắng hơn ngày thường tui khoan khoái nghĩ đến một chỗ ngồi ấm cúng trên băng ghế có sưởi điện. Vì là trạm cuối nên con tàu mở tung tất cả cửa ở hai bên, chờ cho mọi người xuống hết tui đang thong thả tính bước vô thì một tràng gào như cọp rống vang lên từ đàng sau. Khi kịp hiểu ra cái chuyện gì thì tui đã bị mấy con nhỏ đó đẩy văng ra khỏi toa tàu bay từ cửa này xuyên qua cửa kia mà té nằm tô hô trên sân tàu phía sàn bên kia, sách vở bút mực văng tứ tung. Hồi nãy vì đứng ở phía trước nên tui không nhận ra mấy con bé này đeo cái huy hiệu Đông Kinh đô vật nữ. Cái tụi này lùn lùn nhưng mà phụ tùng đầy đủ, hai cái bắp vế của tụi nó bự hơn cái bụng của tui, cánh tay thì như cái chày cối vì suốt ngày chuyên môn luyện cái môn Đẩy với Kéo.

Quê một cục tui cố gom hết sách vở chỉ bỏ lại cuốn Playboy đang nằm khiêu gợi ở phía xa xa vì tàu sắp chạy, chuông điện đã reng. Thôi thì đành giã biệt tình em. 

 

Cố sức bình sanh ôm cặp phóng vô trở  lại toa tàu thì tui lại bị dội ngược trở ra, lại té bật ngửa. Lại một phen đồ đạc bay tứ phía nhưng lần này thì cái lỗ mũi đau nhức vô cùng. Tui đã phóng mặt mình vô ngay cánh cửa kiếng trong suốt đang đóng kín. 


Uể oải đứng lên tay sờ lỗ mũi tui buồn bã như người tiễn em đi mà muốn dộng cho một phát mấy con nhỏ đang đứng trong kia che miệng nhìn tui cười ngỏn ngoẻn lại còn gởi theo vài cái hôn gió.

Từ đó về sau tui tự đặt mình vào vị thế phòng thủ mỗi khi thấy ... Tàu đến.


Hoàng Duy Liệu

 

21 Tháng Chín 2013(Xem: 59497)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 62999)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53720)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57640)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54971)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 47011)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78341)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60300)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45123)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 68738)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73444)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52748)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83519)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77599)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89699)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 51089)
Vì mẹ là ai con nào có thể biết, mẹ là ai hay có thể là bất cứ bà mẹ nào? Mẹ sẽ như nào nhỉ? Mẹ có giống người mẹ đã sinh ra con không? Giống, con cam đoan là giống.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 60698)
Thầy ốm, ốm theo cả hai nghĩa. Thầy đang bị bệnh, cơn bệnh kéo dài hơn hai tháng. Thầy nhạt miệng không ăn uống được nhưng nên trọng lượng xuống như vật rơi tự do bị lực hút của trái đất hút xuống.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 51616)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 35848)
Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo,…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 79495)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.