Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hà Thu Thủy - BỒNG BỀNH MÂY THU

15 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 51614)
Hà Thu Thủy - BỒNG BỀNH MÂY THU

BỒNG BỀNH MÂY THU


aotimchieumay-03-large-content

 

Người qua đường và xe cộ bị tắt nghẽn lại vì ngồi giữa đường là một người điên. Anh ta còn trẻ, dáng gầy trong bộ đồ tươm tất sạch sẽ. Không biết tại sao anh ta cứ nhìn mãi lên trời, nhìn mê man vào một cái gì đó của riêng anh ta. Thỉnh thoảng, anh lại mỉm một nụ cười vô tư của người không lý trí. Tôi cũng như mọi người đều nhìn lên trời theo anh ta. Một vòm xanh vời vợi với bồng bềnh mây trắng bay bay. Mây từng cụm ,từng cụm bay về một góc trời nào đó. Anh ta cười thõa mãn vì những đám mây đó sao? Có gì ở những đám mây lang bạt ấy mà anh nhìn đến mê say, nồng nàn?... Tôi dắt đám học trò đi qua chỗ anh để sang công viên. Phía sau đám học trò nhỏ của tôi là một nhóm nữ sinh áo dài trắng của trường Ngô Quyền. Đột nhiên anh ta thôi không nhìn trời nữa mà chuyển ánh nhìn vào những tà áo trắng bay bay trong gió và dừng lại thật lâu trên tà áo dài tím của tôi. Người điên đứng dậy thật lẹ. Mấy bé học trò bám vào tay tôi và nhóm áo trắng cũng tụm lại gần tôi cảnh giác. Anh ta bước theo tôi vào công viên. Anh ta quì gối lên bãi cỏ và đọc thơ. Giọng Huế trầm bỗng não nề nói về một cõi tiêu dao nào đó có dòng sông trăng lạnh, có rừng hoa vàng và áo tím đã xa xôi. Bỗng dưng tôi cảm thấy bồi hồi và trào dâng một nỗi thương cảm. Dặn học trò ngồi dưới bóng mát xong, tôi trở ra định đưa anh ta vào chỗ mát vì bấy giờ nắng vàng rực lên. Từ đầu đàng kia Vũ Hạ chạy tới. Mặt nó đỏ bừng và trán lấm tấm mồ hôi:

 - Bố con, bố con đấy cô ạ!

 Định hỏi lại một lần nữa và định không tin, tôi bỗng thấy đôi mắt của hai bố con giống hệt nhau. Vũ Hạ nắm lấy tay bố và theo tôi vào ngồi dưới bóng mát của cây hoa nắng. Trời thôi mưa, có nắng lên là hoa nắng nở. Trên cây chỉ còn thấy vài chiếc lá, còn tất cả là hoa. Những đóa hoa tròn xinh như cái chuông kết lại thành chùm dài đong đưa vàng rực trong nắng. Ngày nào tôi cũng cùng học trò chờ bố mẹ của các em đến đón ở đây. Học trò hỏi hoa gì mà đẹp quá tôi chẳng biết nhưng thấy giống những đốm nắng quần tụ bên nhau nên nói với các em đấy là hoa nắng. Bố Vũ Hạ đã bình thường trở lại. Anh ta hiền lành ngồi trên bãi cỏ nhìn đăm đăm lên cây hoa vàng rực rỡ. Bé Hạ hỏi bố:

 - Bà đâu rồi, sao bố lại ra đây?.

Anh ta nhìn Vũ Hạ và dường như ra khỏi cơn mê, anh lúng túng:

 - Bà ốm, bố đi đón con mà trời nhiều nắng nhiều mây quá. Con có bị nóng không, mà hết nóng rồi . Ôi hoa vàng đẹp quá.

 Anh ta lại nhìn lên cây hoa nắng. Vũ Hạ cầm lấy tay bố:

 - Con đưa bố về nhá.

Tôi giật mình. Làm sao mà một con bé sáu tuổi lại có thể đưa một người cha lãng đãng tâm thần về nhà được trong trời trưa nắng thế này. Không chừng khi ra khỏi vòm cây mát mẻ này anh ta lại lên cơn, lại ra đứng giữa đường nữa cũng nên. Tôi trách thầm mẹ của Vũ Hạ, làm gì mà lại để cho người bố tâm thần đi đón con học lớp một. Vũ Hạ lấy khăn tay ra rồi rót nước từ bình nước uống thấm vào khăn rồi nhè nhẹ lau lên trán bố. Anh ta cười vụng dại:

 - Bố làm được mà con gái.

Tôi mở cặp tìm quyển sổ ghi lý lịch học sinh. Thấy nhà Vũ Hạ cũng gần nhà tôi. Tôi nói

 - Cô đưa hai bố con về nhé.

Anh ta đứng lên rồi lại ngồi xuống và lấy trong ngực áo ra một tập giấy và hộp bút màu:

 - Để bố vẽ xong áo tím và hoa vàng rồi về

Anh ta nhìn tôi. Như có một ma lực gi đó, tôi lùi vào gốc hoa nắng và đứng đó nhìn anh ta kê giấy vẽ lên bậc tam cấp của Đài Kỷ Niệm và hí hoày vẽ. Một cơn gió ùa tới, hoa vàng rụng đầy trên tóc tôi và Vũ Hạ. Những cánh hoa màu vàng như những đốm nắng từ trời rơi xuống nằm ngoan trên cỏ xanh . Tôi tới gần nhìn vào bức vẽ . Trên tờ giấy trắng là một mảng màu tím mênh mông và một đốm nhỏ màu vàng nằm chông chênh ở giữa. Anh ta trao bức tranh cho tôi bằng hai tay:

 - Bố Vũ Hạ tặng cô giáo đấy.

Tôi cầm lấy bức tranh và nói với Vũ Hạ:

 - Con ở đây chờ cô đi lấy xe nhé.

Tôi gọi chiếc xích lô cho hai bố con và đạp xe theo. Đường vào nhà Vũ Hạ rợp mát bởi hai hang cây sầu đông lao xao gió. Xe dừng lại trước căn nhà nhỏ xinh trồng thật nhiều hoa tím. Bà cụ mở cổng đón con trai và cháu xuống xe. Bà nhìn tôi, giọng Huế thật ngọt ngào:

 - Cảm ơn cô giáo. Mời cô giáo vào nhà một chút

Tôi nhìn bà và chợt nhớ hôm đầu tiên đưa Vũ Hạ vào lớp, bà xin tôi tờ giấy và mượn bút để ghi thời khóa biểu. Lúc trả tôi cây bút bà có nhờ tôi lưu ý dùm Vũ Hạ. Công việc đầu năm học bề bộn làm tôi trở thành cô giáo vô tình đối với đứa học trò tội nghiệp Vũ Hạ. Bà cụ bảo cháu:

 - Hai bố con có đói thì ăn cơm trước nhé. Bà nói chuyện với cô giáo một chút. Bà ân cần rót cho tôi tách trà vàng óng và thơm lừng hương hoa nhài. Qua bà cụ tôi biết được Vũ Hạ sinh ra từ nước Đức xa xôi. Mẹ bé là một nhạc sĩ tài hoa. Bố là họa sĩ. Hai vợ chồng tương đối thành công và sống rất hạnh phúc, đầy đủ nơi xứ người. Mẹ Vũ Hạ chết trong một tai nạn xe cộ. Chưa hết bàng hoàng thì biến động Đông Tây xảy ra. Anh đưa con về nước nhưng tâm thần bất ổn và mắc chứng trầm uất từ đó. Sau nhiều năm chạy chữa, bây giờ anh đã đỡ rất nhiều, anh dần nhớ lại quá khứ và hành động có ý thức hơn. Bà nói tiếp

 - Sáng nay tôi bị cảm. Nó đòi đi đón cháu Hạ. Chắc đã xảy ra điều gì nên mới phiền cô giáo thế này.

Tôi nắm tay bà cụ lắc đầu và cười nhẹ để bà yên tâm.Tôi nhìn lên bức tranh khá to trên tường. Tranh vẽ đồi hoa quỳ vàng và dáng áo dài tím đứng lẻ loi dưới chân đồi. Cuối trời là mênh mang mây trắng. Tôi không hiểu nhiều về hội họa nhưng thấy bức tranh thật có hồn và chất chứa nhiều tâm sự. 

 Bà đưa tôi ra thăm vườn. Cây trái được chăm bón cẩn thận nên mượt mà tươi tốt. Nhất là vườn hoa nhỏ, hiện diện đầy đủ các loại hoa.

 - Bố con nó trồng và chăm sóc đấy cô ạ.

Vũ Hạ từ đâu đó đi ra trên tay cầm quả lựu to vàng nắng:

 - Con tặng cô

Tôi nhận quả lựu và cầm bàn tay nhỏ xíu của Vũ Hạ nhìn sâu vào mắt bé. Đôi mắt đen tròn thăm thẳm. Giờ thì tôi đã hiểu tại sao tập vở của bé lúc thì không bao bìa, lúc lại không dán nhãn đề tên. Ngần ấy tuổi, bé phải tự lo cho mình lại phải cùng bà lo cho người bố lúc lên cơn bệnh thì hành động như tẻ con. Tôi hơn hai mươi tuổi đi dạy về vẫn ôm mẹ nũng nịu. Vắng mẹ một ngày thôi tôi làm bếp đã bị ba bốn vết đứt tay. Cơm thì nhão nhoét và canh thì nhạt thếch bờ môi. Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ. Tôi phải làm gì để phần nào bù đắp những thiệt thòi cho bé đây? Tôi nói:

 - Mỗi chiều cô đến đây cùng học bài với Hạ nhé.

Mắt con bé sáng rực lên:

 - Eo ôi thế thì thích quá.

Nó nắm tay tôi nói ríu rít như chim:

 - Cô đi theo con, con cho cô xem cái này hay lắm.

Cái hay lắm của nó là căn nhà búp bê bằng cỏ, hang rào màu đỏ cắm bằng những que nhang đan chéo vào nhau. Nó mở cánh cửa rào. Hai cô trò cúi xuống nhìn vào. Trên nền lá khô là bà, bố mẹ và cô bé nhỏ xíu nặn bằng đất sét.

Vũ Hạ lại nói:

 - Cô chờ con một chút nhé.

Nó chạy vào nhà và trở ra cùng đĩa khoai mì luộc thơm lừng hương lá dứa:

 - Cô và con ăn tiệc nhá .Khoai này là bố và con trồng. Bà luộc đấy.

Nhìn vẻ hồn nhiên và ánh mắt thông minh của Vũ Hạ tôi tin là bé sẽ không khổ. Cầu mong bố bé sẽ sớm khỏi bệnh. Bằng đôi tay tài hoa anh sẽ làm được nhiều việc có ích cho đời và nhất là cho ''cơn mưa hè yêu dấu'' của anh luôn trọn vẹn nụ cười. Một ngày nào đó chắc không xa tranh của anh sẽ bừng bừng sắc màu nhịp sống chứ không mịt mờ u uất như hôm nay. Tôi ôm chặt Vũ Hạ vào lòng. Không hẹn mà cả hai cô trò cùng nhìn lên khoảng trời vời vợi mây thu bồng bềnh. 

HÀ THU THỦY

28 Tháng Chín 2013(Xem: 49688)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ
21 Tháng Chín 2013(Xem: 59495)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 62994)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53717)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57577)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54959)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 47007)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78308)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60298)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45122)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 68645)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73435)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52737)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83516)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77596)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89694)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 50985)
Vì mẹ là ai con nào có thể biết, mẹ là ai hay có thể là bất cứ bà mẹ nào? Mẹ sẽ như nào nhỉ? Mẹ có giống người mẹ đã sinh ra con không? Giống, con cam đoan là giống.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 60690)
Thầy ốm, ốm theo cả hai nghĩa. Thầy đang bị bệnh, cơn bệnh kéo dài hơn hai tháng. Thầy nhạt miệng không ăn uống được nhưng nên trọng lượng xuống như vật rơi tự do bị lực hút của trái đất hút xuống.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 35847)
Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo,…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 79491)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.