Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXIII)

16 Tháng Giêng 20151:17 CH(Xem: 21318)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XXXIII)
BUI VA RAC-nxh-2-large
Kỳ XXXIII

Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ. Năm Bảy Lăm, ông Ba Trương Phi về làng cũ ở Long Điền thì cả nhà ông không còn một ai sống sót! Ba Trương Phi không phải là tên của ông mà là tên của vợ ông. Bà tên thật là Ngô Thị Ba. Bà này cũng đi kháng chiến làm tới trung đội trưởng. Bà Ba cắt tóc cao, người to lớn, ăn mặc quần áo đàn ông con trai, nói to tiếng, bất bình chuyện gì thì kêu rầm trời lên nên người ta gọi là Ba Trương Phi.

Ông Ba Trương Phi này tên thật là gì trong tù không ai biết. Ổng nói ổng đào ngũ khi mang lon đại úy bộ đội để nuôi bà Ba Trương Phi vì bà bị đau thần kinh sau khi bị thương ở đầu trong một trận đánh. Dưới mắt chính quyền “cách mạng” ông Ba Trương Phi là một tên đào ngũ, sách động, sống bất hợp pháp. Hai vợ chồng mặc dù công lao hãn mã không được cấp một cục đất chọi chim nói chi đất làm ruộng. Ông Ba Trương Phi bất mãn và khinh thường cái đám đang cầm quyền trong xã. Bao nhiêu công lao kháng chiến của ông và bà, ông sổ toẹt. Ổng nói tao là thằng đánh giặc mướn ở miền Đông chớ không có kháng chiến kháng cháo con mẹ gì hết, chẳng có công lao công láo cái con c... gì hết. Cái thái độ đó của một người đã từng một thời đổ xương máu cho một chủ nghĩa mà ông cho là phục vụ nhân dân phục vụ con người, nay bị bỏ bê và bị buộc tội chống chính quyền địa phương chỉ vì không chịu đóng thuế nông nghiệp làm cho bọn cầm quyền mới ngứa mắt. Ba Trương Phi là người cầm đầu đám nông dân biểu tình kéo rốc lên Sài Gòn gây chấn động cả nước. “Có chết thì chết tao chống cho tới cùng!” Ba Trương Phi thường nói như vậy...

Cha Minh ngừng kể:

“Thấy chưa, đến như tên Ba Trương Phi này mà còn tù tội, nói chi anh và tôi, những người không có một chút công lao cho chủ nghĩa chế độ này. Nhưng mà,” cha Minh ngập ngừng “phải lạc quan mà sống. Đừng để cho chúng hành hạ mình, đừng để chúng thấy mình suy sụp. Chúa ở cùng chúng ta!”

Tôi không biết nói gì với Cha.

Nhìn Ba Trương Phi tôi nhớ Tư Long và càng nhớ Tư Long tôi càng nhớ Mười Tân. Thiệt là kỳ lạ, cứ cái gì người ta càng cố quên thì lại càng bị bắt nhớ. Tôi không muốn giữ trong đầu tôi cái hình ảnh Mười Tân chút nào. Đối với tôi, những ngày tháng qua đã quá chật chội trong ký ức tôi. Tôi đã sống được với một người con gái mà tôi vẫn nghĩ là tôi yêu cô ta và cô ta cũng yêu tôi. Cô đã cho tôi một đứa con. Nhưng cô cũng đưa đến cho tôi một người bà con “khủng khiếp.” Ai nói với tôi ông Mười Tân là lá chắn che cho tôi khỏi tù tội? Ai nói với tôi rằng Mười Tân là thần hộ mạng đưa cho tôi ra khỏi những cơn nguy biến của chế độ mới? Chủ nghĩa mà Mười Tân theo đuổi, tranh đấu, đổ máu để mà xây dựng, chắc chắn Mười Tân sẽ không bao giờ để yên cho ai làm hư nó, chống lại nó. Mười Tân lên án tôn giáo. Mười Tân đang tôn thờ một tôn giáo khác. Cứ cầu nguyện đi Phật Chúa có đem gạo đến không? Phải lao động thì mới có vinh quang. Nhưng Mười Tân cũng đưa ra một thứ giáo điều mới: kinh thánh Mác Lê Nin. Chống lại một giáo điều bằng cách đưa ra một giáo điều khác, Mười Tân có biết rằng ông đang đi trong vòng tròn hay không?

“Có người tìm cậu kìa!” Cha Minh vỗ vai tôi.

Tôi ngước mắt nhìn lên, Nhị Hà đang đi về phía tôi. Hôm nay cô ta lạ hẳn.

Cô không mặc quần áo công an, cũng không mặc thường phục kiểu Hà Nội nửa nạc nửa mỡ, mà hôm đầu tiên khi bước vào lớp học sau ngày mất Sài Gòn tôi đã nhìn thấy. Nhị Hà rất thiếu nữ Sài Gòn. Quần jean, áo thun có vẽ chữ “I Love NY,” đi giày thể thao hiệu Nike, Nhị Hà giống như một cô gái Sài Gòn chính cống.

“Chào thầy” Nhị Hà mở lời, “Em mang tin vui cho thầy.”


Tôi nhìn chăm vào mắt Nhị Hà. Tôi không đoán ra cô mang tin gì cho tôi. Quỳnh sẽ đến thăm tôi? Tôi sẽ nhận được quà thăm nuôi? Hay tôi sẽ được đưa đi công trường? Ở trong tù Kiên Giang này, người nào “được” gọi đi công trường lao động được coi như hên vì cực nhưng chắc chắn sẽ có ngày được thả ra, còn cứ ở đây ngày hai bữa cơm nước thơ thẩn qua lại thì “còn lâu” mới thấy cuộc đời.

Tôi đứng dậy, nóng lòng nghe Nhị Hà nói tiếp, nhưng cô chỉ nhìn tôi.

“Mời thầy.”

Và cô quay đi.

Tôi bước theo Nhị Hà, đi ngang qua giếng nước, chỗ rửa chén, rửa mặt, băng qua chiếc cổng hẹp, nằm dưới chiếc chòi canh lởm chởm mẻ chai và kẽm gai.

Cô dừng chân ở cửa vào căn phòng chấp pháp mà người tù nào cũng bị gọi lên “làm việc.”

“Thầy sẽ không được đi công trường đâu!” Nhị Hà nói, “em muốn cho thầy biết trước là đợt trả tự do kỳ ày có tên thầy.”

Tôi ngỡ ngàng, không tin lời nói của Nhị Hà. Tôi sợ mình nghe lộn. Tôi muốn hỏi lại cho chắc, nhưng tôi tự nghĩ tại sao phải làm vậy?

“Chỉ còn một tiếng đồng hồ nữa thôi, đợt điểm danh ba mươi người trước bữa ăn trưa là trả tự do chứ không phải gọi đi công trường. Chúc thầy trở lại cuộc sống bình thường.” Nhị Hà ngập ngừng, “em nghĩ là đồng chí Mười Tân có tiếng nói trong vấn đề này. Chào thầy!”

Nhị Hà quay mặt về phía chiếc cổng hẹp.

“Cám ơn!”

Tôi lúng túng, mừng rỡ, bỡ ngỡ.

Tôi đi thật chậm. Bờ tường lởm chởm mẻ chai. Người lính gác trên chòi canh. Giếng nước bên tay trái, nhà
bếp bên tay phải. Buổi sáng trong nhà tù không có chút dấu hiệu gì sẽ có đợt thả tù. Cái không khí “được” đưa đi lao động dưới U Minh hay chuyển trại, ra trại... bao giờ cũng ồn ào trước đó cả buổi. Tin tức loại này thường lộ trước. Sáu Phận hoặc tên “tù cò mồi” thường mang tin về báo sớm. Và mọi người lục đục thu xếp các thứ linh tinh. Hoặc xe nổ máy trước cổng nhà giam bóp còi inh ỏi. Lần này tuyệt nhiên không có gì. Mọi sự êm ả và lặng lẽ. Nhà bếp đã chuẩn bị phát cơm. Mọi người ơi ới gọi nhau chia thức ăn.

Tôi trở lại chỗ của tôi bên mương nước. Cha Minh vẫn còn ngồi dựa lưng vào tường.

“Anh được thả phải không?”

Cha hỏi tôi một câu cũng đột ngột như câu Nhị Hà đã nói với tôi trước đây mấy phút.

“Thưa cha...” Tôi ngập ngừng.

“Thằng Bình mới kiếm anh. Nó cho tôi biết.”

“Nhưng tại sao tên Bình?” Tôi thật bối rối lòng dạ.

“Như vậy là anh phải tốn tiền với nó và Sáu Phận rồi! Chắc chị ở nhà chạy chọt dữ lắm!”

Tôi ngồi xuống bên cha Minh. Tôi dựa lưng vào tường. Một giờ nữa. Sáu mươi phút nữa. Thời gian đối với tôi lúc này sao dài dằng dặc. Tôi muốn có chiếc đồng hồ để nhìn cây kim kéo thời gian chạy. Không có đồng hồ, tôi có cảm tưởng mọi thứ mọi điều đang bị đóng băng, ù lì.

“Cha có nhớ rõ tên Bình đó nói như thế nào không?” Tôi vẫn nghi ngờ tai tôi.

“Nó nói anh đã có lệnh tạm tha.”

“Thưa cha,... nhưng mà hắn có nói bao giờ thì tha không?”

“Nội trong ngày nay thôi. Nó biểu anh sửa soạn đồ đạc ngay bây giờ là vừa.”


(Còn tiếp)
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53495)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 46580)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38817)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40997)
Tôi lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa từng ngõ ngách... tôi sắp xếp lại đời tôi từng góc cạnh... và bắt gặp mình vẫn miên man mong nhớ, mân mê từng mảnh kỷ niệm… thật chẳng muốn buông tay... thật không nỡ rời xa.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50721)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41581)
Nếu tôi phải làm một tuyển tập những truyện ngắn hay nhất ở hải ngoại sau năm 1975, trong số các tác phẩm được chọn, nhất định phải có truyện ngắn “Tự truyện một người vô tích sự” của Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 54004)
Nghe Hoàng đau, nhóm anh em báo Người Việt nóng lòng muốn đi thăm. Chuyến đi đã được thực hiện ngày thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013, chúng tôi sáu người từ quận Cam đi San Jose lúc 6 giờ sáng, phải đi sớm vì còn phải lái xe về trong ngày.
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 55862)
Hàng chữ nhảy nhảy, bay bay, múa múa, nhợt nhạt rồi nhòe nhòe dần dần. Tôi lẩm bà lẩm bẩm "Trí sún ơi! Tao ngàn lần xin lỗi, xin lỗi và cám ơn mày".
14 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39984)
Riêng Nguyễn Thế Hùng, đây là lần gặp lại sau 43 năm, khi bè bạn rời ghế học của trường trung học Ngô Quyền, để bước chân vào giảng đường đại học.
09 Tháng Mười Một 2013(Xem: 41982)
Cái ranh giới giữa hiện tại và quá khứ nhỏ quá, mỏng quá, nhanh quá, nhanh còn hơn một cái chớp mắt. “Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 43868)
Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi…sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 52600)
Biết cùng ai chia sẻ sự suy nghĩ riêng mình, chỉ biết nhìn lên bầu trời âm u bên kia đồi, để rồi ước mong, mong một ngày nắng lên...
25 Tháng Mười 2013(Xem: 66857)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị,...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 49371)
Mỗi lần tan học, ở các lớp cuối Trung học, chắc là cũng có các em học sinh mới lớn ngâm nga "em tan trường về anh theo Ngọ về" như chúng tôi...
17 Tháng Mười 2013(Xem: 36461)
Dường như đã thành người nhà dù màu da có khác, tiếng nói có khác, phong tục có khác mà sao thật quyến luyến vô cùng.
14 Tháng Mười 2013(Xem: 56144)
Nhớ điều này nha anh Hoàng, như anh đã viết năm nào. “Sau cái chết là gì? Là không gì hết. Có chăng là những ngọn gió. Ngọn gió thổi những lời bay đi. Ngọn gió thổi trả những lời trở lại.”
14 Tháng Mười 2013(Xem: 55319)
Xem lịch mới biết hôm nay là ngày đầu thu. Từng mùa thu đến, từng mùa thu đi. Đến rồi đi, đi rồi lại đến như bao kiếp người luân lạc trên dòng đời chảy miên man.
12 Tháng Mười 2013(Xem: 43442)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt. Thì ra, nói một chuyện mà thực hành không phải dễ dàng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 52033)
VÌ EM LÀ NỖI NHỚ - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Hòa âm: Ngô Càn Chiếu - Ca sĩ trình bày: Ngô Càn Chiếu Vì em là nỗi nhớ Là Sài gòn nắng ấm bình minh Bên phố phường rôn rã thanh âm Là ngựa xe trong ngày đang đến
10 Tháng Mười 2013(Xem: 63969)
Xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cho một người bạn văn chương của tôi. Anh là một homo literatus với ý nghĩa đáng trân trọng của nó.