Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

H.V.H - ÔNG GIÀ QUÉT CHỢ

31 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 73563)
H.V.H - ÔNG GIÀ QUÉT CHỢ

ÔNG GIÀ QUÉT CHỢ.


phu_quet_la-1-large-content

 

 Ngôi chợ nhỏ của một xã ngoại thành trước kia chỉ buôn bán lèo tèo, nhưng từ khi đất nước mở cửa, nền kinh tế có phần phát triển, nhà máy, hãng xưởng mở lên, công nhân lao động tứ phương tụ về các khu công nghiệp. Người nhập cư tăng dần, người đông đương nhiên chợ cũng… đông .

 Chính vì vậy mà chính quyền địa phương quyết định xin tỉnh cho xây dựng cái chợ mới khang trang, rộng rãi hơn cho xứng… tầm phát triển của xã nhà. Nhưng rồi như ai cũng biết qua báo chí, đài truyền thanh lẫn truyền hình, có nhiều nơi xây dựng chợ mới nhưng rồi lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả là: không có người vào bán (đương nhiên sẽ không có người vào… mua!). Vì vậy nên ở “trên” đã sáng suốt ra lệnh ngưng, nên dự án xây chợ trở thành không phải kế hoạch treo nữa mà là một dạng dự án… treo! Việc xây chợ đành tạm thời gác lại vài năm cũng đâu có sao. Hậu quả là có một căn nhà cấp bốn lỡ di dời vì tôn trọng… pháp luật. Nghe đâu chủ nhà vốn sinh sống bằng việc bán nước mía, đã bán suất tái định cư của mình - vì người này cùng với mấy người nữa thuộc dự án khác, sao ai ai cũng “bốc thăm” trúng toàn là căn hộ trên lầu ba đến lầu… sáu!? – và đâu có ai bán nước mía trên… lầu ?! - Sau cùng cả nhà người ấy đành phải về quê làm ruộng!

 Thế rồi có một ông già từ nơi nào lưu lạc đến… .Sẵn cái nhà còn được mấy bức tường, ông già che một tấm bạt cũ, xin hay nhặt ở đâu đó lên, thế là có được cái nhà cũng che được nắng mưa. Vì gần chợ, không muốn cũng phải chịu, sáng ông đành thức dậy thật sớm, thôi lớn tuổi rồi, ngủ nhiều làm gì. Thay vì tập dưỡng sinh, thể dục, ông tự nguyện… dọn hàng giúp một vài người bán hàng đơn chiếc hoặc có vẻ già cả yếu sức. Dần dần công việc trở nên quen thuộc, quen thuộc đến mức trở thành bình thường. Tuy rằng ông làm việc hoàn toàn tự nguyện, nhưng bà con đâu để ông thiệt thòi, người thì con cá, kẻ mớ rau, lon gạo… , tóm lại chuyện cơm nước hàng ngày của ông thì khỏi lo! Nói ra khó tin nhưng có thật, mỗi ngày ông còn đọc ít ra… mười tờ báo! Có gì đâu, ông phụ dọn sạp báo đó mà, rồi chủ sạp cho ông mượn mà đọc thôi!

 Nhưng cái cách chuẩn bị đọc báo của ông mới là khác lạ. Thứ nhất, ông móc trong túi quần ra… cái (khăn) “mu-xoa”- cả xóm chợ này hầu như không thấy còn ai xài khăn tay như ông - cẩn thận và trịnh trọng lau sạch hai tay. Thứ nhì, ông nhất định phải ngồi ngay trước… “nhà” mình, cạnh bên là ly cà phê (cũng là một món… miễn phí). Thứ ba, sau cùng ông trịnh trọng và cẩn thận cầm tờ báo lên bắt đầu đọc…

 Suy cho cùng thì phải như vây thôi, vì ông còn phải trả tờ báo nguyên trạng và sạch sẽ để cho người ta còn… bán nữa chớ!

 Chuyện ở đời có câu “cốt thì phải… vác” và “dọn thì phải… dẹp”. Ông đã giúp người ta bày hàng thì cũng phải giúp dọn dẹp hàng cho phải chuyện, và như vậy phải quét dọn rác rưới các nơi lại thành một đống to, chờ xe hốt rác đến chỉ có mỗi việc hốt lên xe và đem đi. Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này… .Nhưng cái tên ông già quét chợ được mọi người nhắc đến hàm chứa nhiều thân tình, quý mến chớ không phải như nhắc đến tên vài người “có tên, có tuổi” trên… báo đâu!! Hãy xem cách ông sống với mọi người chung quanh… .

 Tài sản quý giá nhất mà ông có được là một thùng… đạn cũ, bên trong tất nhiên không có đạn dược gì hết mà chứa đầy đủ dụng cụ vá và sửa xe đạp. Trưa trưa, giờ học trò ra về, có vài đứa nhỏ phải nhờ đến ông. Ông hay nói với mọi người:

 - Mấy cháu nhỏ nhà nghèo mới đi học bằng xe đạp, nhất là mấy chiếc xe cũ mèm mà vỏ xe thì láng o, không còn thấy gai, một hột cát cũng không dính lên được ! Còn cái ruột xe thì đã vá gần chục chỗ…!

Gặp những trường hợp như vậy ông thường tìm cách từ chối lấy tiền công. Để tụi nhỏ khỏi áy náy và… tủi thân (?!), ông thường kiếm cớ:

 - Hôm qua ông mới… trúng số, chỉ hai số đầu và hai tờ nên được… hai trăm ngàn. Hôm nay làm miễn phí, hôm khác ông sẽ lấy tiền.

 Cứ như vậy mà cái ngày hôm khác không bao giờ đến! Còn ông thì một tuần lễ trúng số… hai trăm ngàn đến gần đủ tuần! - Có khi ông còn tâm sự thêm:

 - Tôi “tứ cố vô thân”, cơm gạo-thức ăn bà con đã giúp cho đầy đủ rồi đâu cần phải kiếm thêm tiền làm chi?!-

Và rồi ông lắc đầu ngao ngán nói tiếp: - Chuyện ở đời… kỳ quá, có người chức quyền đầy đủ, nhà cửa đất đai nhiều đến mức phải mượn lái xe, hoặc“đệ tử” … đứng tên giùm! Tài sản nhiều như vậy mà còn ráng vơ vét thêm để đến mức hết bưng bít được nên lòi ra tội tham ô, hối lộ và phải… ở tù!

 Một ngày kia, có đám học trò đến trước “nhà” ông nhờ vá xe đạp, thực ra chỉ có một chiếc xe cần phải vá thôi, nhưng đám nhỏ đi chung với nhau nên cùng chờ về chung cho vui. Vừa làm vừa nghe bọn trẻ nói chuyện huyên thiên, chợt đề tài chuyển về chuyện học hành, bài vở ở trường. Ông nghe đám học trò nói về thế năng, động năng, rồi chuyển qua nói về áp suất chất lỏng… . Nói qua nói lại, ông tuy tay làm công việc nhưng ông vẫn lắng nghe đầy đủ và khám phá ra rằng tụi nhỏ chưa thật sự… hiểu bài!

 Thật bất ngờ, ông già vừa cạy vỏ xe lại vừa tham gia… rành mạch và sôi nổi không kém gì bọn trẻ! Trước khi vào vấn đề chính, ông “đi”… một vòng (tuy xa xa, nhưng thật cụ thể, và trực quan). Chỉ tay vào cái… xô đang treo lủng lẳng trên đầu tường nhà không biết từ lúc nào, ông già giải thích: 

- Cho rằng cái xô cách mặt đất 4m, bên trong chứa đầy nước, có cháu nào tính được thế năng của cái xô không?-

 Cả đám học trò mà nhờ nhìn vào phù hiệu may trên ngực áo, ai cũng biết là đang học lớp 11 đều… im lặng. Một đứa có lẽ khá nhất trong đám bạn, rụt rè định lên tiếng nhưng rồi không biết sao lại… làm thinh! – Ông già đứng lên, - trong khi chờ keo vá xe ráo mặt,- tay lượm đâu đó một… cục than, bước lại gần bức tường còn khá sạch sẽ, ông cười hiền hậu và mào đầu:

- Ông học không nhiều, nên làm gì có bằng… Tiến sĩ này nọ, ông cũng không có chức vị gì, không là trưởng phòng, không là… giám đốc Sở hay cao đến chức… Thứ, Bộ trưởng! Hồi nhỏ dù gia đình ông rất nghèo, nhưng cha mẹ cũng cố gắng cho học được một chút chữ nghĩa, bây giờ không biết nhớ có đúng không! - Ông vẽ lên bức tường hình trắc diện một vùng cao nguyên và đồng bằng rồi nói tiếp:

 - Cái xô này nếu càng thấp thì lỡ rơi trúng mình thì càng... ít đau phải không mấy cháu? Vì "thế năng hấp dẫn" của cái xô tỷ lệ thuận với tổng trọng lượng và khoảng cách của nó đến mặt đất - Bọn trẻ trố mắt gật đầu nhưng ánh mắt ngơ ngác, chưa hiểu ông muốn nói lên điều gì! Vẫn với nụ cười hiền, ông dùng bàn tay khéo léo dán miếng vá vào ruột xe rồi tiếp: - Tây nguyên cao hơn đồng bằng khoảng 700m-800m, nếu cái xô này được treo lên với chiều cao như vậy mà nó lỡ rơi trúng mình thì sẽ... sao đây?!- Nhìn thấy ánh mắt ngạc nhiên lẫn thán phục của đám học trò, ông lão có vẻ… thích thú nói, tay chỉ về… cái xô:

 - Nếu cái xô này lại chứa thêm vật chất gì nhiều thật nhiều, nặng thật nặng, treo cao thât cao lại còn... độc hại nữa thì sẽ ra sao?... .

 Có đứa học trò có lẽ "khá" nhất trong đám, ngập ngừng nói:

 - Ông ơi! Nếu cái xô này chứa đầy chất thải độc hại và lại có tỉ trọng lớn như… bùn... có màu... màu... thì… .- Mắt sáng lên, ông già vỗ bàn tay vào… cái yên xe đạp một cái “đét” và nói:

 - Đúng! Đúng rồi đó… . Thường thì sản xuất hay khai thác thứ gì đều sinh ra chất thải, thứ bùn cháu nói cũng là phế phẩm khai khoáng. Như vậy nếu khai thác khoáng sản ở Tây nguyên có độ cao ước khoảng 800 mét so với đồng bằng thì tính sơ sơ xem như có một cái... xô khổng lồ, lớn như một cái... hồ, và lại được treo trên đầu người dân dưới đồng bằng!

 Cả đám học trò đều sững sờ trước một ví dụ đơn giản nhưng dễ hiểu giống như là một sự thật … hiển nhiên !!... . Ông nhìn một lươt qua đám nhỏ, tay dán miếng vá vào ruột xe, rồi tiếp theo bằng một giọng đầy xúc động, cảm thương :

 - Các cháu dù sao cũng có học hành, có chữ nghĩa… , còn dân đen ít học làm sao hiểu?Tội nghiệp quá! – Lại có đứa học trò lên tiếng… “phản biện” (đúng ra phải gọi là “phản phản biện”!):

 - Nhưng cháu đọc báo thấy hồ chứa bùn thải (giống như là cái... xô khổng lồ vậy!) được bao bọc 3 phía là núi, phía còn lại được xây đập rất chắc chắn. – Giọng ông già chùn xuống, buồn buồn:

 - Các cháu thấy qua báo đài rồi, chỉ ngấm nước mưa thôi, không có chứa chất gì hết mà núi cũng… lở nhiều nơi đó sao!? Còn chuyện cái đập chắn, báo đăng vẫn có hồ chứa bùn thải ở Cao Bằng mới lở đó! Bây giờ còn đương chức, tức là còn trách nhiệm rành rành ra đó mà “người ta” vẫn vô tư xả lũ (sai quy trình) từ mấy cái đập như Hố Hô, Sông Ba Hạ (*), để xảy ra… chết người và đang bị… kiểm điểm (!?). Rồi mới đây là ở Khánh Hòa(**)…! Huống chi vài chục năm về sau… ?! – Khẽ thở dài ông tiếp:

 - Mà thôi, chuyện khai thác loại khoáng sản đặc biệt này là chuyện lớn, chuyện “quốc gia đại sự” đã có cơ quan quyền lực cao nhất đất nước là... Quốc Hội lo rồi ! Còn nếu biết lỗ mà vẫn làm thì có khi sẽ "lời" chuyện khác chăng?! Như là "chiến lược" ở ''tầm vĩ mô''?! Mình là người thường dân làm sao biết hết cho được, chỉ mong sao “người ta” làm cho thật an toàn, có trách nhiệm, đừng để những kẻ tham ô thừa cơ làm thất thoát tiền dân đóng thuế và tài nguyên quốc gia. Quyết định của chư vị ấy sẽ được lịch sử ghi chép và lưu truyền ngàn đời! Vì xưa giờ có câu: "trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ !". Bằng ngược lại, dĩ nhiên là nếu làm ăn dối trá, rút ruột công trình, sẽ gây ra biết bao nhiêu nguy hại… !! – Đến đây chiếc xe đạp đã vá xong, ông giao xe cho cậu học trò “khá” nhất từ nãy giờ. Nhìn dáng cao lêu khêu, gầy và… đen nhẻm của cậu ta ông đoán ngay cậu này xuất thân từ một gia đình lao động nghèo nào đó. Với giọng trìu mến, ông nói: “ Cháu cố gắng học hành cho giỏi thật sự, đỗ đạt và có tài năng, … bằng cấp thật sự (!), nếu sau này có chức vị cao cũng nhớ thương dân… thật sự (?!). Biết đâu vài mươi năm nữa, lúc cháu hoàn toàn trưởng thành, cái vụ bùn thải trên cao nguyên này mới ngã ngũ… thật sự!”- Rồi làm như chợt nhớ ra điều gì, ông lại mỉm cười thật hiền và nói :

 - À! Hôm nay ông không lấy tiền vá xe đâu! Vì hôm qua mới… trúng hai tờ vé số được hai trăm ngàn. Hôm khác ông sẽ… .

 Một thời gian sau, ở “trên” lại có một quyết định sáng suốt khác nữa. Cái chợ đã được khởi công, chuyện người có vào bán, kẻ có vào mua… chưa biết thế nào. Người ta không thấy “ông già quét chợ” nữa. Có lẽ ông lại đi tìm một dự án… treo ở một nơi nào đó rồi… !

 

H.V.H (Tháng 11-2012)

 

 

27 Tháng Hai 2014(Xem: 33292)
Anh không về hóa ra lại hay. Hãy để VN biến thành tro bụi trong ký ức. Nhưng anh không về mà cứ muốn em kể chuyện VN cho anh nghe. Em sẽ kể nhưng anh đừng khóc đấy nhé.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30579)
Cũng cần nói ra đây là lần đầu tiên tôi gặp Thầy sau không biết bao lần hẹn găp từ khi khi Thầy còn khỏe. Cứ hẹn rồi chưa gặp, hẹn rồi chưa đến... cho tới khi Thầy bệnh.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30153)
. Cũng lần đầu tiên, tôi bắt đầu học được một bài học từ người mẹ quê mùa chơn chất của mình: âm thầm chăm sóc, ban phát thương yêu, hằng ngày, hằng ngày…
21 Tháng Hai 2014(Xem: 27792)
Xin mạn phép được chia sẽ với các bạn ông bà anh chị em những điều sau đâyđể sức khỏe quí vị được an toàn khi đi về Việt Nam du lịch hay thăm viếng bà con gia đình.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 30397)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật!
14 Tháng Hai 2014(Xem: 35228)
Trước và sau Tết, các anh chị tuổi Giáp Ngọ tưng bừng họp mặt mừng … “ô – vơ – xít” (over sixty). Bước qua cột mốc tuổi 60, các anh chị có cơ hội tự hào mình sống “Thọ” rồi còn gì. Không màng thổi nhiều ngọn nến màu tượng trưng số tuổi, các anh chị dành hơi sức nâng ly “Dô, dô!...” chúc tụng lẫn nhau.
11 Tháng Hai 2014(Xem: 36347)
May mắn hơn hai nhân vật lừng danh của Shakespeare, hai người bạn "trai tài gái sắc" của chúng tôi không "mang xuống tuyền đài" chuyện tình thời mới lớn, mà họ được gặp lại nhau,..
11 Tháng Hai 2014(Xem: 28379)
Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm Rằm đầu tiên của năm mới (Nguyên là thứ nhất, Tiêu là đêm, ngày Rằm tháng Giêng âm lịch). Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên bởi vì còn có...
08 Tháng Hai 2014(Xem: 43581)
Xin kính chào Cô lần cuối. Em sẽ cầu nguyện cho Cô mỗi ngày đến giỗ đầu của Cô. Xin gởi đến Cô một cành lan màu tím như màu áo tím Cô hay mặc thủa xưa khi Cô đứng trên bục giảng NQ.
08 Tháng Hai 2014(Xem: 40493)
Trang nhà Ngô Quyền Biên Hòa, sẵn sàng chia sẻ thông tin vui – buồn cùng thân hữu. Hãy đến với “Ngôi nhà chung” của chúng ta, vào bất cứ ngày giờ nào trong tháng của năm...
08 Tháng Hai 2014(Xem: 33089)
Sáng qua, bạn Trần Văn Thông và Hoàng Minh Chiếu có gửi tin nhắn đến bạn bè, báo tin về sự ra đi của anh Lê Quang Luật, CHS NQ khóa 7, cũng là anh trai kế của bạn Lê Thị Kim Hạnh, CHS NQ khóa 8.
07 Tháng Hai 2014(Xem: 34385)
Ngày đầu năm niềm vui qua mau, nỗi buồn lại đến vội, trên trang nhà Ngô Quyền chúng ta đón nhận tin hai bạn đồng môn đã bỏ gia đình, bè bạn đi về miền miên viễn,
06 Tháng Hai 2014(Xem: 40286)
Hay ông muốn đất, trời cùng chia sẻ một nỗi niềm đau đáu về quê hương đất nước? Một đất nước tươi đẹp, một dân tộc hiền hòa mỗi năm mỗi mong đợi mùa Xuân.
05 Tháng Hai 2014(Xem: 45419)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
31 Tháng Giêng 2014(Xem: 36482)
Hãy tha thứ một chút cho nhau, cho người thân, cho con cái. Các bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Trái tim sẽ mở rộng ra và niềm vui có chỗ len vào. Các bạn sẽ hạnh phúc.
30 Tháng Giêng 2014(Xem: 44301)
Tựa đề: Mẹ Ơi Nhạc & Lời : Anh Hoài Tiếng hát : Phạm Chinh Đông - Quỳnh Dao
30 Tháng Giêng 2014(Xem: 38342)
Trước mắt tui hiện ra một Biên Hòa ngày tuổi nhỏ với những em gái lần đầu tiên mặc áo dài trắng chạy xe đạp tung tăng ồn ào từng đám trên đường tỉnh lộ với những anh lính chiến thân quen hiền lành mặt xạm đen màu nắng cháy,
30 Tháng Giêng 2014(Xem: 35911)
Như thế đó, mùa đông năm nay ở Mỹ, giao mùa Tết Nguyên Đán, các chs NQ quên nhiều thứ nhưng chưa bao giờ quên "công Cha, nghĩa Mẹ, ơn Thầy".
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 34534)
Quán Huỳnh Của bán rất nhiều món ăn, món nào cũng ngon, nhưng món làm cho quán nầy nổi tiếng là món cháo lòng.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 38322)
Hàng năm, cứ tết đến, nhìn cặp bánh chưng xanh, nhìn những rộn ràng mua sắm, lòng tôi lại bâng khuâng nhớ về những ngày tháng cũ, những ngày tháng êm đềm, vui vẻ dưới mái ấm gia đình