Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy - DƯ ÂM CỦA LẮNG NGHE

09 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 56014)
Nguyễn Thị Minh Thủy - DƯ ÂM CỦA LẮNG NGHE


Nguyễn Thị Minh Thủy


Dư Âm Của Lắng Nghe


lang_nghe-large-content


Mùa Vu Lan một lần nữa lại trở về. Nhân dịp này, tác giả xin gửi tới quý thầy cô và quý anh chị cùng bạn hữu một vài cảm nghĩ đã được viết ra trong dịp Lễ Mẹ vừa qua, vì thiển nghĩ Vu Lan hay Lễ Mẹ cũng cùng mang một ý nghĩa, cũng cùng là dịp để nhắc nhở chúng ta tưởng nhớ công đức sinh thành.

Ngày Lễ Mẹ năm nay, lần đầu tiên tôi “được” đi chùa cùng với con trai và cũng là lần đầu tiên tôi tham dự một buổi pháp đàm tại tu viện Lộc Uyển. Diễn ra ngay sau thời thuyết pháp do một tăng sĩ phụ trách, pháp đàm là một hình thức họp nhóm để trao đổi những suy tư về đề tài vừa được giảng.

Mỗi nhóm được thành hình với số người vừa phải và có cùng một mẫu số chung nào đó, như tuổi tác, sinh ngữ, vân vân. Kết quả là con trai tôi đi vào nhóm thanh niên thiếu nữ trẻ nói tiếng Anh và tôi thuộc nhóm nói tiếng Việt. Điểm đặc biệt trong nhóm tôi là số tăng ni tham dự nhiều gấp đôi số Phật tử. Ngồi giữa những bộ áo nâu thuần hậu mà đa số là trẻ tuổi, một cảm tưởng nhẹ nhàng dễ chịu tự dưng dâng lên trong tâm tư tôi. Từ chỗ tôi, qua khung cửa kính trong suốt, tầm mắt tôi lại được tận hưởng cảnh sườn núi xanh um cây cối chung quanh thật thú vị vô cùng.

Bắt đầu, vị tăng sĩ trẻ phụ trách hướng dẫn nhóm đã trình bày mục đích cùng thể thức của phần sinh hoạt gọi là “pháp đàm” này cho những người mới tham dự lần đầu, như tôi, được nắm vững. Tham dự viên nào cần chia sẻ chỉ việc chắp tay xá nhẹ là mọi người sẽ biết ý và chờ đợi lắng nghe; và việc lắng nghe là thuần túy lắng nghe mà thôi, không phê bình, không góp ý, không bàn luận chi cả. Vì hôm ấy là ngày Lễ Mẹ nên vị sư cô thuyết pháp đã giới thiệu sơ về ngày Lễ Vu Lan của Phật Giáo bên cạnh bài giảng chính (là giảng về lục độ Ba La Mật, con đường tu tập của các bậc Bồ Tát). Buổi pháp đàm trong nhóm tôi, vì thế, cũng bàng bạc tinh thần ghi ơn, tưởng nhớ hình ảnh mẹ hiền.

“Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” Hồi nhỏ tôi đọc như vẹt câu ca dao này nhưng càng lớn mới càng thấm thía cụm từ “nước trong nguồn.” Như mạch nước tuôn chảy không bao giờ dứt, tình mẹ thương con là như thế và cũng bởi thế, nhắc tới mẹ, kể lại những kỷ niệm về mẹ nơi mỗi người là một điều phong phú vô cùng. Mỗi người có một mẹ để được thương yêu bằng nhiều hình thức, nhiều cách thế, nhiều khung cảnh khác nhau nhưng tựu chung tất cả đều đẹp như những hình ảnh hiện ra trong ống kính vạn hoa mà tôi từng say mê trong thuở thiếu thời.

Theo mỗi cái lắc nhẹ, kính vạn hoa cho ra một mẫu hình, cái thì kiêu sa diễm ảo, cái thì tao nhã nhẹ nhàng, cái thì đài các mỹ lệ, cái thì thanh tú đơn sơ. Dưới con mắt thưởng ngoạn dễ tính của tôi, hình nào cũng đẹp, cái đẹp của sự ngộ nghĩnh bất ngờ và nhất là rất đối xứng chỉnh chu. Chuyện kể về mẹ cũng vậy, chuyện nào cũng đẹp, cái đẹp của tình thương yêu trọn vẹn không lằn mé bến bờ.

Này nhé, tôi xin lấy lời phát biểu của một bác thiện nam ngồi ở cuối bàn làm thí dụ. Đầu tiên bác phân tích về hình ảnh mẹ trong văn hóa Tây phương rồi văn hóa Đông phương, để cuối cùng bác cho biết bác mồ côi mẹ rất sớm, năm bác chưa đầy một tuổi. Vào thời chiến tranh loạn lạc, trên đường chạy giặc người mẹ đã vướng bệnh sốt rét ngã nước. Theo lời người thân kể lại, trong giai đoạn cuối cùng của bệnh này, mẹ bác đã hầu như mất trí vì vi trùng đã tấn công vào óc, thế nhưng bà lúc nào cũng khư khư ôm lấy đứa con nhỏ (là bác) trên tay. Cái chi tiết đó đã làm bác xúc động và đi theo với bác hơn bảy mươi năm nay, và suốt cuộc đời bác vẫn nghĩ mình luôn có mẹ bên cạnh để phò hộ đỡ đần.

Chị Phật Tử bên cạnh tôi cũng kể vài kỷ niệm về mẹ thật dễ thương. Gia đình chị thuở xưa bố là quân nhân, mẹ ở nhà nội trợ; con thì đông, lương lại ít, thời buổi khó khăn gạo châu củi quế nên bố mẹ chị phải xoay sở chật vật lắm mới lo đủ ăn cho cả nhà. Chị nhớ có lần mẹ chị sai chị chạy ra cái quán gần nhà mua cục đường đen (chắc là loại đường mía sơ chế) cho mẹ kho cá. Còn rất bé lại quá thèm ngọt, chị vừa đi vừa cắn bớt cục đường đến nỗi về nhà cục đường còn có tí xíu. Khi bị mẹ gặn hỏi, “Sao đường có ít vậy?” chị òa khóc và thú thật với mẹ. Mẹ chị đành kho cá với chỗ đường còn lại và dĩ nhiên nồi cá kho hôm đó kém ngon vì thiếu đường. Hai ba ngày sau, chị đang đứng chơi gần bếp thì bỗng có tiếng mẹ gọi khe khẽ biệt danh của chị, “Cá Nục, Cá Nục! Lại đây!” (Chị bảo mẹ chị thỉnh thoảng gọi chị bằng biệt danh này vì bà bảo chị tròn trĩnh như… con cá nục.) Chị tới gần thì được mẹ dúi cho chị một mẩu đường tán nhỏ. Sau này lớn lên chị mới nghiệm ra được rằng mẹ phải gọi khẽ như thế vì sợ mấy đứa con khác so bì. Câu chuyện đơn sơ mà đẹp làm sao, phải không bạn?

Tình mẹ con của tăng sinh sau đây cũng dễ thương không kém. Thầy còn rất trẻ, nét mặt vừa vui tươi vừa nhút nhát e dè như mắc cỡ. Phát biểu trước đại chúng, thầy xưng pháp danh nghe thật hồn nhiên. Thầy nói cách đây một tuần thầy nhận được thùng quà của mẹ. Đáng lẽ vào dịp Lễ Mẹ, thầy phải gửi quà cho mẹ mà mẹ lại gửi quà cho thầy, trong cách tự trách của thầy người ta đọc được một niềm hạnh phúc dạt dào.

Mở thùng quà, rồi mở lá thư trong đó, vừa đọc ba chữ đầu tiên lòng thầy xúc động vô vàn: “T. thương của mẹ.” Thầy kể với thính chúng rằng mẹ thầy đã nhiều lần được người nhà nhắc nhở rằng phải gọi thầy bằng “thầy” chứ đừng gọi tên như lúc chưa xuất gia nhưng mẹ bảo mẹ vẫn chưa quen. Thầy trấn an mẹ là thầy thấy không hề chi vì thầy lúc nào cũng là con của mẹ. Bây giờ, một trong những niềm ao ước của thầy là có ngày về thăm mẹ, cầm theo cây đàn và vừa đàn vừa hát tặng mẹ bài “Bông Hồng Cài Áo.”

Sở dĩ có ao ước này là vì trước khi xuất gia, khi còn là một thiếu niên, thầy rất mê chơi đàn và rất có khiếu thẩm âm nên nhiều lần xin mẹ cho học đàn nhưng mẹ không chấp thuận vì không muốn con mình trở thành ca sĩ hay nhạc sĩ. Vì mẹ cấm, thầy không dám xin tiền mẹ mua đàn và đành cầu cứu với bà ngoại. Với số tiền bà ngoại cho, thầy tậu được một cây đàn tây ban cầm nhưng phải gởi ở nhà một người bạn. Thầy học đàn “ké” với bạn và tập dợt cũng ở nhà bạn chứ không dám mang đàn về nhà, cho tới ngày thầy xuống tóc đi tu. Thầy cười lỏn lẻn, nói bây giờ thì mẹ thầy không còn lo thầy sẽ trở thành ca sĩ hay nhạc sĩ nữa, và thầy muốn được vừa đàn vừa hát dâng lên mẹ một bài hát ca tụng tình mẹ như bài hát ấy. Ôi! Còn biểu lộ nào đẹp đẽ hơn, phải không bạn?

Lắng nghe những câu chuyện xuất phát từ những trái tim chân thành cũng như lắng nghe tiếng chim thỉnh thoảng cất lên lảnh lót giữa khu rừng im ắng trên đường thiền hành ban sáng. Kể từ hôm ấy, hạnh phúc do sự lắng nghe đem lại, đối với tôi, đã là một kinh nghiệm có thật trong đời rồi đó bạn ơi.

Nguyễn Thị Minh Thủy

28 Tháng Chín 2013(Xem: 49690)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ
21 Tháng Chín 2013(Xem: 59495)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 62995)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53717)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57577)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54962)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 47007)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78310)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60299)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45122)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 68691)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73435)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52737)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83516)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77597)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89694)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 50985)
Vì mẹ là ai con nào có thể biết, mẹ là ai hay có thể là bất cứ bà mẹ nào? Mẹ sẽ như nào nhỉ? Mẹ có giống người mẹ đã sinh ra con không? Giống, con cam đoan là giống.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 60690)
Thầy ốm, ốm theo cả hai nghĩa. Thầy đang bị bệnh, cơn bệnh kéo dài hơn hai tháng. Thầy nhạt miệng không ăn uống được nhưng nên trọng lượng xuống như vật rơi tự do bị lực hút của trái đất hút xuống.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 51615)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 35847)
Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo,…