Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Võ Đình Tuyết - NGÀY MAI CÓ SỢI NẮNG VÀNG VƯỚNG CHÂN.

02 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 150492)
Võ Đình Tuyết - NGÀY MAI CÓ SỢI NẮNG VÀNG VƯỚNG CHÂN.

Ngày Mai có sợi nắng vàng vướng chân

nang_sang1-content



Năm 2030,

Dưới chân núi Sơn Trà, có người gọi (Sơn Chà) Đà Nẵng, có một viện dưỡng lão. Năm đó những người cộng sản biến mất. Vâng! biến mất, giống như họ chưa từng có mặt trên thế gian nầy.

Ông Trần là một trong vô số người ở hải ngoại về hưu dưỡng tại đó. Nơi đây ngày xửa ngày xưa có một căn cứ hải quân của VNCH, sau ngày đổi đời trở thành căn cứ hải quân của chế độ mới và bây giờ trở thành viện dưỡng lão tên là “Tương Lai”. Viện dưỡng lão Tương Lai thật lớn nhiều phòng ốc khang trang, trong khuôn viên người ta trồng nhiều vườn hoa rất nên thơ.

Trong chiều hướng làm hứng khởi cuộc sống, về mùa hè, viện dưỡng lão Tương Lai mở một chương trình sinh ngữ toàn diện miễn phí cho các em nhỏ lớp tiểu học. Có nghĩa: Ngày trước ai ở nước nào, nếu có khả năng thì dạy theo tiếng nước đó. Có những lớp Đức ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ, Hàn ngữ, Hán ngữ hay Tây Ban Nha v.vv…

Ông Trần có dạy một lớp buổi sáng tiếng Anh, và ông tự nhiên để ý một bà cũng tóc trắng như ông dạy lớp chiều bằng một ngôn ngữ lạ hoắc, mà sau nầy ông mới biết là… Đức ngữ. Người bà thon thả dáng nghiêm trang nhưng khuôn mặt thiệt là… dễ nhìn.

Trong khuôn viên dưỡng lão có nhiều dãy phòng và nhiều khu san sát nhau rộng lớn. Mỗi khu có những phòng ở hai người nếu còn vợ chồng và một phòng cho người độc thân vợ chết lâu như ông Trần.Vì để ý, cố ý, nên ông biết bà tóc trắng tuy ở khu khác nhưng cũng một phòng như ông.

Ông Trần tươi cười đứng nhìn đám học trò nhỏ phía dưới đang vui như tết nói:

“Nào các cháu, cho ông biết khi người Mỹ nhận được sự giúp đỡ của một người khác thì người ta nói gì nào?!”

Những khuôn mắt trẻ đồng thanh la lên:

“Thank you!”

“Thank you… là gì tiếng Việt nhỉ?!”

“Cám ơn!”

Những cái miệng nhỏ nói lớn thật dễ thương. Ông Trần cười nói:

“Vâng các cháu giỏi quá! Các cháu phải biết Thank you, cám ơn, khi mình nhận được sự giúp đỡ của người khác, người Việt phải biết thank you, cám ơn và… nào nếu ta làm gì sai quấy thì người Mỹ nói…?”

“Sorry!” bọn trẻ la lên.

“Sorry, là gì của tiếng Việt?”

“Xin lỗi!”

“Wow! Các cháu giỏi quá! Vâng, đã là người Việt thì chúng ta phải biết sorry, xin lỗi, khi phạm những điều sai trái”.

Ông Trần coi đồng hồ đã hết giờ, ông nói:

“Thôi ông hết giờ rồi, hẹn các cháu tuần tới nhá. Các cháu học giỏi quá! Đi theo ông mua… cà rem đãi các cháu nha!”

Cả bọn con nít lao nhao vui tươi bu theo ông già đi ra, thì vừa lúc ấy bà tóc trắng dẫn một đám học trò khác đi vào. Bà nhìn ông tóc trắng bằng một ánh mắt… hơi khó chịu, vì ngày nào lão ta cũng để những câu nho nhỏ trên bàn của bà. Như hôm qua lão viết.

“Con bướm làm duyên,

Con bướm bay ngang.

Ngày mai có sợi nắng vàng vướng chân.”

Bực quá bà chận ông ngay cửa hỏi:

“ Nầy!... ông anh… bộ ông anh là nhà thơ hả? hết dạy thì về… sao viết lung tung để trên bàn thế!”

Ông Trần cười tỉnh queo nói:

“Tui đâu có nhà thơ nhà thẩn nào… thích thì viết thôi… ai không thích thì… thôi!... xin lỗi!”

Bà tóc trắng hậm hực kéo lũ trẻ đi vào nói vừa đủ cho ông Trần nghe:

“Thời buổi giờ mà thơ… như thời… đồ cổ!”

Ông Trần hí hửng dẫn tụi nhỏ đi ăn kem, lòng rộn rã. Hai vợ chồng ông gặp nhau tại Mỹ. Tình yêu mở ra cho hai tâm hồn nghèo tị nạn.Vui buồn có nhau chia xẻ. Ba muơi năm sau bà lìa xa ông đi vào cõi vĩnh hằng, một nơi cất đi vĩnh viễn sự khổ đau. Thấy ông hiu quạnh xứ người dù ở lâu năm, đám con bèn tìm cho ông một nơi trở về, nơi đó cũng chính là nơi ông ra đi.

Sau khi từ giã lũ nhỏ, ông Trần lửng thửng đi dưới những hàng cây nghiêng bóng chiều. Ông biết bà tóc trắng tên Phượng ngày xưa tị nạn bên Đức quốc. Mùa hè, những tia nắng len qua hàng phượng vĩ hoa đỏ rực rỡ bên đường vướng vào chân ông. Cả tuổi thơ ông mê phượng. Ông nghe hồn xôn xao dù không biết làm thơ, nhưng ông vẫn thấy thơ cả buổi chiều.

Nghe tin ông Trần mất, tất cả những tuổi thơ ông dạy đều rơi nước mắt. Vâng ông đã về và ở lại với quê hương ông. Một hôm bà tóc trắng một mình ra mộ ông, bà ngồi xuống, trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.

 

Võ đình Tuyết

Hatfield, PA

Năm 2011

 


 

23 Tháng Tư 2024(Xem: 312)
Thế là gia đình tôi đã tham gia vượt biên đủ cả đường biển và đường bộ, ngoài ra còn đi chính thức bằng đường bay.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 231)
Vào tháng ba và đầu tháng tư năm nay, tôi đã đi du lịch 28 ngày bằng đường thủy và đường bộ. Chuyến đi kỳ này gồm hai giai đoạn:
22 Tháng Tư 2024(Xem: 298)
Về đến nhà với nỗi lo âu tột cùng, suốt ngày hôm đó, 30 tháng tư hình như tôi không có một hạt cơm trong bụng, tôi như người thất thần,
22 Tháng Tư 2024(Xem: 412)
Mong sao tiếng dạ lời thưa sẽ tiếp tục được duy trì và sẽ không trở thành một thứ “Cổ Ngữ” hoặc là hàng hiếm trong tương lai.
22 Tháng Tư 2024(Xem: 273)
Tôi không khóc trong những ngày 30/4 sao được khi biết mình và mọi người sẽ không bao giờ tìm lại được những ngày tháng hạnh phúc như trước ngày 30/4/75
12 Tháng Tư 2024(Xem: 666)
lúc ấy tôi còn trẻ lắm so với phần lớn các đồng nghiệp của tôi ở trường Ngô Quyền. Do đó tôi kết bạn với hai người bạn đồng lứa với tôi là anh Trần Văn Phúc dạy sử địa và Nguyễn Phi Long dạy toán.
11 Tháng Tư 2024(Xem: 511)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” từ thuở biết yêu “thơ” vào những năm đầu bậc trung học. Bài thơ có hai chữ “Xóm Đạo” tôi đọc dầu tiên là bài “Tha La Xóm Đạo” của tác giả Vũ Anh Khanh
10 Tháng Tư 2024(Xem: 570)
Tháng Tư lại về, nỗi buồn len lén con tim. Thương lắm người vì ngày này mà chịu nhiều khổ nạn tai ương, tủi nhục ngút ngàn, biết bao gia đình ly tán chia lìa, ngậm ngùi chua xót.
10 Tháng Tư 2024(Xem: 787)
Từ tháng 4/1975 đến nay, đã gần nửa thế kỷ rồi, nhưng mỗi lần đến tháng tư, tôi cứ hay trăn trở và hồi tưởng lại những sự kiện xảy ra sau thời khắc lịch sử ấy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 1275)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 934)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 876)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 839)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1634)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 1187)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1319)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1251)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1118)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 1159)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1425)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…