Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - MẸ VÀ CÁC CHS NGÔ QUYỀN

24 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 97453)
Nguyễn Trần Diệu Hương - MẸ VÀ CÁC CHS NGÔ QUYỀN

M VÀ CÁC CHS NGÔ QUYN



Nguyn Trn Diu Hương

 

blank


1@

Mấy hôm nay trời trở nóng, một cái nóng khác thường với thời tiết California.

Đợt "heat wave" kéo về đúng vào ngày lễ Vu Lan làm tôi liên tưởng đến quê nhà nóng bức có miền Nam mưa nắng hai mùa, có đôi mắt "màu hổ phách" của Ngô Quyền xưa thời nhỏ dại và chuyện một chs NQ đã phải đóng vai trò người Mẹ từ hồi còn học lớp mười hai.

Đó là lần đầu tiên trong đời đa số chúng tôi cảm nhận được phần nào nỗi đau mất Mẹ, khi Mẹ của PMH qua đời vì bệnh. Hi đó học lớp 7/1 ở Ngô Quyền , còn dại khờ nhưng chúng tôi cũng biết tôn trọng và chia xẻ nỗi đau khôn cùng của bạn. Nhất là khi thấy bạn đi học trở lại sau một tuần nghĩ học với cái bandeau trắng trên đầu, với đôi mắt màu nâu nhạt sưng lên vì khóc nhiều. Không ai hướng dẫn, không ai nói với ai, nhưng chắc là nhờ "thuộc môn Công dân giáo dục" nên cả lớp cùng im lặng cả tuần khi H. trở lại trường.

Vì bạn, một bài thuyết trình về tác phẩm "Bông hồng cài áo" đã bị hủy bỏ dù chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ để "đem chuông đi đánh xứ người" trong một cuộc thuyết trình liên lớp.

H. là con út, đang ngây thơ hồn nhiên, bỗng chững chạc lên, nổi bật lên giữa chúng tôi, một bầy nữ sinh lớp bảy lô nhô, lóc chóc.

May cho H. là ba của H. không lập gia đình lại, chỗ trống của người đàn bà trong gia đình đươc điền vào bới chị PMD, chị của H. , đang học lớp 12A1 năm đó.

Chị D. thương H. nên thương luôn chúng tôi, những đứa bạn thân nhất của H.

Sau tháng 4/75, tôi phải dọn nhà về Nha Trang, xa nước sông ngọt ngào và gần nước biển mặn chát. Chị D. tin tôi bằng quyển "Mt tri không bao gi có tht" của tàc giả Phạm Công Thiện, tôi đọc mà không hiểu gì hết, chỉ nhớ lời đề tặng của Chị ở trang đầu, có một câu danh ngôn "Đng bao gi nguyn ra đnh mnh, mi điu đnh mnh mang đến đu có ghi giá mt cách kín đáo" .

Quyển sàch đó bị tịch thu bởi những người mang băng đỏ ở một trạm kiểm soát dọc đường nên tôi không có dịp nghiền ngẫm nhưng lời đề tặng của một đàn chị Ngô Quyền đã phải đóng vai trò người Mẹ lo cho em từ hồi còn học lớp 12 đã đọng lại trong ký ức tôi. Nên tôi có thêm nhiều sức chịu đựng mọi thử thách sau này.

Sau này, trước khi rời Việt Nam từ Bãi Tiên Vũng Tàu, tôi có ghé thăm H.ở Ký túc xá trường Đại học Y khoa Saigon. Tìm được đến phòng của H. thì cô bạn thân ở NQ xưa đang đi lao động ở một nơi nào đó cả tuần.

Tiếc là không có dịp gặp lại bạn để xem đôi mắt màu hổ phách ngày xưa đã bớt buồn chưa? Tôi chỉ để lại một vài dòng luồn qua khe cửa, mừng bạn đạt được ước mơ thời nhỏ dại: lớn lên H. sẽ học Y khoa để giúp được phần nào các em bé khỏi mất Mẹ sớm vì bệnh tật như H.

Mãi đến bây giờ, tôi vẫn chưa có dịp gặp lại PMH. Nghe nói H. đang làm cho một bệnh viện lớn ở Saigon, và đã được làm phụ giảng ở ĐH Y Khoa SG. Trong thành công của bạn tôi hôm nay có công lao của hai đấng sinh thành, ca rất nhiều Thầy Cô, và của cả chị D., một chs NQ đóng vai trò người Mẹ ở tuổi mười tám.

 

2@

Cũng chuyện thời thơ dại, tôi biết Mẹ là người thương mình nhất trên đời chỉ vì một lẽ đơn giản: muốn gì cứ về xin Mẹ là kết quả thường được như ý hơn là xin người khác.

Lớn lên một chút, nghe bài hát "Lòng Mẹ" chúng tôi cũng chưa hiểu hết. Càng lớn lên, tôi càng nhận ra rằng nhạc sĩ Y Vân hay bất cứ một nhà văn, nhà thơ nào cũng không đủ từ ngữ để nói lên tấm lòng của người Mẹ.

 

Hôm nay, nhân Lễ Vu Lan xin gởi đến một cảm thông chân tình với tất cả những người phải cài hoa trắng như cả lớp 7/1 đã làm với PMH ở Ngô Quyền xưa.

Xin chia x hạnh phúc với tất cả mọi người vẫn còn được mang hoa hồng đỏ trên ngực áo. Cầu mong hoa hồng đỏ sẽ ở lại với chúng ta nhiều , nhiều thập niên nữa. 

Và cuối cùng, rất riêng, xin được gom góp lòng biết ơn, và tất cà thương yêu của tụi con gởi về cho Mẹ, bà Tú Xương của thập niên 75-85. Dù rằng không bằng một phần nhỏ những lo toan, và hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con, nhưng đề tự nhắc nhớ rằng mình vẫn còn hạnh phúc được có Mẹ trên đời. 

 

Nguyn Trn Diu Hương 

California, Vu Lan 2010

21 Tháng Tám 2014(Xem: 15110)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 28271)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25453)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24768)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 15010)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25203)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29165)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23296)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15253)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15285)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20989)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28181)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18006)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17378)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15310)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 18380)
Với nữ lực của Vy, chắc chắn tác giả Người Đi Trên Mây sẽ luôn bước trên những đám mây mịn màng, bồng bềnh, thư thái nhất giữa nụ cười e lệ ...
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 22679)
Quỳnh nhắc lại chuyện tối qua, khi cả xóm bị khích động bởi tiếng kêu la giữa khuya của căn nhà đâu lưng bên kia hẻm.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 23226)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 20448)
Ông lại nghĩ đến người nghèo ở VN và những ngôi nhà bạc tỉ, dát vàng lộng lẫy. Ông nghĩ đến dàn khoan đang chễm chệ ngoài khơi và lời nói trịnh thượng của đại diện Trung Cộng.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 23127)
Xin được một lời cám ơn Thầy, cám ơn Cô. Cám ơn quý anh chị và các bạn đã thực lòng với trường xưa, cùng góp bàn tay mang bao nụ cười, niềm vui nhiều kỷ niệm trên hai chuyến đi về.