Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

NTT - CHUYỆN VỢ CHỒNG ÔNG HAI

19 Tháng Bảy 20142:07 SA(Xem: 20440)
NTT - CHUYỆN VỢ CHỒNG ÔNG HAI

CHUYỆN VỢ CHỒNG ÔNG HAI

NTT

Hôm nay trời Cali nóng thư thiêu như đốt. Giữa hè rồi nên ông trời dậy thật sớm. Mới bửng mắt là ông đã đổ lửa thấy mà ghê.

Lão già Hai thức dây hơi muộn. Nhìn ra ngoài trời đã chói chang. Dường như cái nóng mùa hè làm hai chân như muốn sưng lên, nằng nặng.
Ông đánh răng, rửa mặt và xuống nhà. Bà vợ ông đang lui cui trong bếp. Ông bật TV và rà đài. Cái gì chớ đài Việt Nam ở Cali coi mệt nghỉ. Đài này tin tức thì đài khác cải lương, vặn nghệ. Mà cũng lạ. Càng ra nhiều đài thì phim Việt Nam lại càng làm chủ tình hình. Dường như tất cả các phim truyện sản xuất từ VN có dịp đem lên đây trình chiếu. Những chương trình truyền hình ở VN cũng thoải mái phát sóng, chả ai phản đối, ý kiến, ý cò gì hết trơn. Nhóm bạn già lính tráng của ông có hôm không được vui đã phát biểu trắng trợn:
-Có hôm tao xem TV, tao thấy chỉ còn thiếu lá cờ đỏ nữa là thành đài phát thanh tiếng nói VN.
Ông biết bạn ông nói có hơi quá đáng, nhưng thực lòng ông cũng thấy nó nói có phần không sai. Từ cách dùng từ để đọc tin tức, chuyễn âm phim bộ, hay quảng cáo một số từ ngữ mới khó hiểu sau 75 đã được dùng một cách tự nhiên. Phim truyện VN dàn dựng trong nước, quay cảnh trong nước, cờ đỏ, bác Hồ, tự do, hạnh phúc tràn ngập trong phim. Những quảng cáo mỹ viện thuốc men tại VN cũng được chiếu nơi này. Có phải người mình dễ dãi quá hay không? Hay chỉ đạo về văn hóa vận của CS đã được thực hiện ở đây mỗi ngày mà ta không để ý.
Thức ăn tình thần mỗi ngày ta mỗi dùng thành quen nên không còn thấy lạ. Ta không còn cảm thấy nóng mặt khi nhìn cờ máu bay phất phới trên TV lồng trong phim truyện. Những show giới thiệu những căn nhà bạc tỉ của đại gia đỏ. Những xa hoa, phù phiếm, những lường gạt mánh khóe, những cú giết người tàn bạo mà đạo diễn lột trần trong phim VN. Nó bình thường như người dân quen ăn đồ pha hóa chất, hay nước ngập thành phố thành sông thành suối mỗi khi nước thủy triều lên. Mọi thứ thành quen, thành bình thường như sinh hoạt hàng ngày.
Bà vợ ông có hôm buột miệng:
-Cũng lạ nghe ông. Không có cái gì của Mỹ mà VN mình không bắt chước. Bi giờ họ cũng làm "The Voice" "Dancing with the Star" rồi "Iron chef Việt Nam". Họ chửi Mỹ mà sao họ cứ đi theo bắt chước ông hé?

Ông già Hai cũng không biết phải trả lời sao. Ông thấy thương tuổi trẻ Việt Nam. Những ước mơ bay cao, mở rộng tầm mắt, nhất là về nhân quyền, tự do đã bị chận đứng, khép tội hay dùng bức tường lửa ngăn lại. Họ đành bắt chước rập khuôn những trò chơi, những cuộc thi đua vô thưởng vô phạt không dính dáng với chính trị mà nhà nước không cấm, để giải tỏa ước mơ đua chen cùng thế giới.

Ông bực mình theo luồng tư tưởng của mình. Một quốc gia mà chỉ muốn người dân ăn chơi, xa hoa phung phí. Những cái cần học hỏi để tiến bộ , nâng cao dân trí, mở mang kiến thức thì bị cấm đoán , bảo thủ
- Uống cà phê chưa ông?
- Ừa! pha cho tui một ly đi bà.
Bà Hai mang đi cà phê bốc khói đem để trước mặt chồng. Bà ngồi xuống lột vỏ khoai lang, rồi bỏ vào cái dĩa trước mặt ông nhỏ nhẹ:
- Hôm nay ăn khoai lang cho nhẹ bụng nghe ông.
Ông Hai cười nhìn vợ âu yếm:
-C hỉ có bà mới ra cái menu cắc cớ này. Ăn khoai lang uống cà phê buổi sáng.
Mấy hôm nay cả hai ông bà đều mải mê coi world Cup. Thật ra bà Hai có biết gì đâu mà coi. Bà chỉ thích trái banh vào lưới, còn ngồi theo dõi từng trái banh lăn bà không đủ kiên nhẫn, buồn ngủ quá đi không vui chút nào. Nhất là bà thấy mất vệ sinh vì mấy cầu thủ cứ phun nước miếng xuống sân cỏ. Chân thì đạp nhau, hay kéo áo, thọt chân tàn bạo rất là nguy hiểm. Thỉnh thoảng để tham gia với chồng, bà vừa làm bếp vừa hỏi ông:
- Dô chưa ông? ai thắng vậy ông?
Ông Hai say sưa dán mắt nhìn màn hình cũng lơ đãng trả lời cho có lệ.
Mấy hôm đội Hoa kỳ vào trận, bà Hai cũng ráng ngồi để chứng tỏ tinh thần quốc gia. Thế nhưng cứ thấy khung thành bị tấn công ráo riết bà lại suýt xoa. Thương cho thủ môn Tim Howard của Hoa kỳ. Bà đứng dậy không thèm coi và phán một câu:
-Thôi! ông coi đi. Ngồi một hồi tui hồi hộp chắc đứng tim chết sớm.
Còn ông Hai thì như mình đang đá banh, ông nghiêng bên này, bên nọ như lách banh, tay thì vỗ, miệng la lúc lại càu nhàu. Cả con người ông theo cơn sốt đá banh.
- Nghe nói bên VN bị thua cá độ thê thảm lắm đó ông. Bà Hai nói với chồng
- Tại họ có máu bài bạc làm chi. Xem đá banh là giải trí chứ đâu phải đánh bài.
- Hình như người Việt mình có máu mê đen đỏ. Tui nhớ hồi xưa nhà nào cũng đánh đề. Sáng gặp nhau là hỏi nằm mơ thấy gì để bàn đề. Giờ thì bán vợ, đợ con theo Worldcup. Thiệt là hổng biết nói sao.
- Đó là cái bịnh ham giàu mà không bỏ sức cần lao đó bà. Ông Hai trả lời vợ.
Ông suy nghĩ rất nhiều về mùa world Cup năm nay. Ông rà mạng, coi báo, đọc tin tức bình luận bóng đá cũng nhiều, cùng bạn bè tranh luận cũng nhiều. Ông thương cho đội chủ nhà Brazil đã lãnh một cú xốc quá lớn. Chưa bao giờ dân chúng Brazil thất vọng như vậy. Chánh phủ đã bỏ ra một món tiền quá lớn đầu tư cho Worldcup. Thế mà kết quả đau thương chưa từng có. Chỉ có hiệp đầu thôi đã nhận về 5 trái lọt lưới. Cuối cùng kết quả 7-1 với trái banh vào lưới Đức tặng không cho đỡ mất mặt chủ nhà.

Câu hỏi cứ xoáy trong đầu ông là "Sao mà đội Brazil lại có thể thua một cách thê thảm dễ dàng như vậy. Đội Mỹ còn non nớt trong bóng đá, mà với đội Đức mặc dù bị tấn công liên tục, khung thành vẫn được bảo vệ một cách chặt chẻ. Đội Mỹ có thua nhưng cũng thua Đức trong danh dự. Đàng này...
- Ông ơi! có phone VN.
Ông Hai giựt mình và chạy lại bàn cầm phone để nghe.
Người cháu gọi qua hỏi thăm và xin ông ít tiền để làm ăn.
Ông chép miệng thở dài trả lời qua loa "để coi lại" rồi cúp phone.
Ông biết là đứa cháu mình có thể thua cá độ cần tiền để xoay sở.
Một nỗi buồn về chiếm ngự lấy ông. Sao cháu ông nhẫn tâm vậy không biết. Ông đã già rồi, lương hưu chỉ để hai vợ chồng già sống an phận cuối đời. Tuổi trẻ là phải tự mình vươn lên. Sao lại trông cậy vào một người già cả đã về hưu.
Ông nghĩ tới đất nước và thở dài ngao ngán.

Người ta hay chê bai là người Mỹ thực dụng, sống cuồng loạn không nghĩ đến ngày mai. Thế nhưng có thấy người thanh niên Mỹ nào xin xỏ, dựa dẫm cha mẹ để sống. Các con ông không giàu có gì nhưng chúng đều tự lập. Cái gánh nặng của ông bà không phải con cái mà bà con ruột thịt ở VN. Bao nhiêu tiền dành dụm, chắt mót đều gửi về lo cho cả một gia tộc. Lo cho cháu từ lúc còn học tiểu học, thế mà giờ này có vợ có con vẫn gọi qua xin tiền. Dường như cái gánh nặng đời sống người dân đều trút lên vai những người nước ngoài.
- Ông ơi! chuẩn bị đi chợ nghen ông.
- Chợ nào vậy bà?.
- Cuối tuần này chùa có tổ chức phát quà cho người homeless đó ông. Mình đi Costco mua ít xà bông, kem để tặng cho họ.
-Ừa! chờ tui đi thay đồ nghen bà.
Ông bước lên lầu thay quần áo. Thôi thì không làm được điều gì lớn để đền ơn đất nước này. Mình cũng làm một việc nhỏ vậy.
Ông lại nghĩ đến người nghèo ở VN và những ngôi nhà bạc tỉ, dát vàng lộng lẫy. Ông nghĩ đến dàn khoan đang chễm chệ ngoài khơi và lời nói trịnh thượng của đại diện Trung Cộng.
Ngày xưa VN mình có một vị Tổng Thống Ngô Đình Diệm tài ba, đạo đức. Ngài đã đem lại sự hòa bình, tự do và phồn vinh cho đất nước. Có ai dám nói một lời khinh miệt hay đụng chạm đến tinh thần dân tộc của Việt Nam đâu. Đội banh VN cũng đã từng tham gia các giải Đông Nam Á và có tiếng một thời. Sài Gòn vang danh với tên gọi Hòn Ngọc Viễn Đông và mỗi khi Tổng Thống đến nước nào cũng được đón tiếp một cách trang trọng theo lễ nghi quốc khách. Ôi! Thời vàng son đó có còn đâu.

Ông nghĩ đến đội banh Đức vừa giựt cúp vàng. Đến bà thủ tướng Angela Merkel tài ba.
Ông ao ước "Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đỡ biết bao."


NTT



21 Tháng Tám 2014(Xem: 15103)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 28226)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25445)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24760)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 15005)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25152)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29157)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23283)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15249)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15281)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20986)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28083)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18001)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17370)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15303)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 18379)
Với nữ lực của Vy, chắc chắn tác giả Người Đi Trên Mây sẽ luôn bước trên những đám mây mịn màng, bồng bềnh, thư thái nhất giữa nụ cười e lệ ...
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 22671)
Quỳnh nhắc lại chuyện tối qua, khi cả xóm bị khích động bởi tiếng kêu la giữa khuya của căn nhà đâu lưng bên kia hẻm.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 23219)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 23116)
Xin được một lời cám ơn Thầy, cám ơn Cô. Cám ơn quý anh chị và các bạn đã thực lòng với trường xưa, cùng góp bàn tay mang bao nụ cười, niềm vui nhiều kỷ niệm trên hai chuyến đi về.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 30168)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.