Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - TRỞ VỀ TUỔI THƠ

23 Tháng Giêng 201511:31 CH(Xem: 33995)
Nguyễn Thị Thêm - TRỞ VỀ TUỔI THƠ

TRỞ VỀ TUỔI THƠ

tuổi thơ

 

Con người thường làm chuyện rất ngược ngạo.

Thí dụ như lúc còn nhỏ thì mình muốn thành người lớn. Khi lớn tuổi và về già lại thèm trở về tuổi thơ.

 

Hồi nhỏ nhóm con gái tụi tôi hay thích chơi trò mẹ con. Tôi nhớ như in mấy đứa rủ nhau ra sau vườn, trải chiếc chiếu dưới gốc cây dừa và tập làm nhà, nấu ăn và làm người lớn.

 

Tóc cụt ngủn (Ba tôi cắt tóc húi cua như mấy anh trai cho tôi) cho nên tôi lấy khăn đội đầu của má, (có khi cái khăn tắm) lấy thun cột một đầu túm lại và đội lên đầu. Chiều dài cái khăn là mớ tóc xỏa dài tha thướt. Cứ tưởng tượng đi niềm ước mơ con gái. Tôi vuốt chiều dài khăn rồi lấy lược chảy trân trọng, nâng niu như má tôi chải mái tóc của mình. Điệu đà hơn, mượn nhờ cái kẹp của chị Bé tôi kẹp nửa phần cái khăn, tưởng tượng như tóc kẹp xệ của mấy cô con gái nhà giàu. Khi chơi trò mẹ con được làm má, tôi búi cái khăn như má búi tóc để làm người lớn.

Mấy đứa chia phiên nhau để được làm má. Làm má được quyền sai con làm cái này, cái nọ. Được đi chợ và được bồng con cho con bú.

 

Ui chao cái thuở thơ ngây thật nhiều tưởng tượng. Nhà quê làm gì có búp bê để làm baby. Chúng tôi lấy cái gối nhỏ, quấn ngoài cái khăn để làm con. Cũng ôm con rồi giả bộ kéo áo lên đưa con vào cho bú. Cũng "Bú no! Má thương em nghen!. " hay" Giỏi nghen! Bú no, má còn đi chợ".

 

Lấy một cái khăn dài, dùng dây cột hai đầu cái khăn làm võng. Cột võng giữa nhánh ổi và nhánh mận sau vườn. Khe khẻ đặt em bé xuống. Đong đưa võng và ru cho em bé ngủ. Xong lấy cái nón lá đội đầu ỏng ẹo la to:

- Tám ơi! con chừng em cho má đi chợ nghe con!.

Con Tám dạ lên một tiếng thật to rồi đưa tay lắc võng. Có lúc lắc mạnh quá văng em bé ra ngoài cái bịch. Có bữa tuột dây cột, võng sút ra, em bé rớt xuống đất nằm một đống.

Đi vòng vòng lượm mớ lá ổi, lá chùm ruột, lá mận rồi trở vào. Con Tám, con Thơ la lớn:

-Má đi chợ dìa rồi nè.

Thế là lấy ra cho mỗi đứa ít lá. Tụi nó làm bộ ăn rồi khen "Bánh má mua ngon quá, ngon quá."

Rồi mấy đứa làm bộ vô bếp nấu ăn.

Thỉnh thoảng con Tám chạy lên đu đưa võng. Nó nói "Em còn ngủ say lắm má ơi! "

Bếp là 3 cục gạch bị bể châu lại. Nồi niêu là mấy miếng miễng sành. Thức ăn là lá mận, lá ổi, lá khế v.v... Thịt là mấy cục sạn lượm trong vườn.

Nấu ăn xong cũng làm bộ ngồi ăn, hít hà khen ngon. Vui lắm.

 

Có lẽ đứa con gái nào bản năng cũng muốn làm mẹ nên những trò chơi luôn có sự chăm sóc, yêu thương của một người má giỏi giang. Không phải chỉ ở VN và những con bé nhà quê mới có những ước mơ như thế. Bên này, bầy cháu ngoại gái tôi cũng vậy. Có hôm, đứa con gái tôi đi ngang phòng Shannie. Nghe nó gọi: "Má! Má" Con tôi lật đật chạy vào: " Gì đó con?" Nó bẽn lẽn nói "Con kêu chị Hai. Tụi con đang chơi Má, con" 

Và như thế, đứa bé gái vào đời với bản năng làm mẹ. Một bà mẹ tần tảo, quán xuyến và hết lòng vì gia đình, con cái.

 

Tôi đã vượt qua cái trò chơi trẻ con và biến nó thành sự thật. Không còn làm bộ đi chợ, nấu ăn mà bôn ba vì miếng cơm manh áo. Không còn cột cái võng giữa hai nhánh cây mà cái võng đó đã cột vào đời, vào cánh tay để ôm con và chăm sóc chúng trưởng thành.

 

Bây giờ con cái đã thành nhân. Mỗi đứa đi mỗi nơi, ngồi nhìn lại quá khứ lại ước ao trở về tuổi nhỏ vô tư. 

 

Cháu tôi bây giờ nó có nhiều đồ chơi mà ngày xưa tôi không thể nào tưởng tượng nỗi. Mỗi đứa có một phòng riêng trong khi ngày xưa mấy anh em nằm chung với má trên bộ ván. Trên chiếc giường nệm thật đẹp chúng có thật nhiều búp bê ngủ chung. Những con búp bê thật xinh xắn, tên tuổi là những nhân vật của các bộ phim Disney. Chiếc gối nằm là chiếc gối có in hình công chúa Bạch Tuyết với 7 chú lùn. Chúng có điều kiện để ước mơ bay cao và hiện thực hơn. Ước mơ có thể làm nghị sĩ, dân biểu, bác sĩ, luật sư. Còn chúng tôi ngày xưa mấy hình ảnh đó xa xôi quá, lạ lùng quá, cao siêu quá như chuyện Hằng Nga và Chú Cuội. Ước mơ của chúng tôi là được làm người lớn đi chợ nấu cơm, làm Mẹ chăm sóc con hay nhiều lắm là làm cô giáo dạy học là cùng.

 

Chiều nay, ngồi nhìn các cháu vào google search bài làm homework. Tôi lại nghĩ đến mình ngày xưa. Ngày xưa làm gì tôi dám nghĩ đến một cây bút máy. Tôi chỉ có một cây viết lá tre, mực chấm đôi khi phải làm bằng hột rau mồng tơi. Đôi khi ngòi bút tà đầu phải bẻ cho nó cong lại để nét chữ nhỏ bớt. Vở viết xong thì phải dùng giấy chậm, chậm liền để khỏi bị lem. Ôi! nếu tôi kể cho cháu tôi nghe, nó không thể nào tin nổi có một thời kỳ cổ xưa như thế.

 

Thế mà mấy chục năm sau, tôi có thể hiện diện nơi này, một nơi văn minh và nhiều phương tiện hiện đại. Tôi lại nghĩ đến má tôi. Nếu bây giờ má đứng trước mặt tôi. Tôi dùng Ipad chụp hình rồi quay phim bà. Chắc bà hết hồn giật mình bỏ chạy.

Ha ha! cuộc sống thay đổi nhanh quá. Lạ quá. Không thể tưởng tượng nỗi.

Tôi chợt nghĩ đến những mơ ước của mình mà cười một mình. 

Con bé cắt tóc con trai, mặc đồ con trai, đứng trước bao nhiêu học sinh hô: "Nghỉ, Nghiêm, Chào cờ" lại hiện ra trước mắt. Thời gian qua nhanh quá, con bé ấy giờ là một bà già, sống ở một nơi không phải VN. Bà già thỉnh thoảng ngồi lặng yên nhìn rặng núi sau nhà mà nhớ về quê hương.

 

Mái tóc ngày xưa bị ba cắt húi cua. Mái tóc giả bằng cái khăn rằn của má. Rồi mái tóc thề của thời nữ sinh Trung Học. Mái tóc cột cao của cô giáo đứng lớp. Mái tóc rối bời túm lại bằng kẹp để lao động nông trường. Mái tóc ấy bây giờ mỏng manh, xơ xác theo tuổi tác. Tất cả, tất cả là một vòng quay tự nhiên của tạo hóa để  nhân loại trường tồn theo luật tử sinh.

 

Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm. Trò chơi đứng trước những thử thách của tuổi già và bệnh tật. Hy vọng tôi sẽ vượt qua một cách bình an và để lại một nụ cười. Nụ cười mãn nguyện cám ơn cuộc sống quý giá mà ơn trên đã ban cho tôi.

 

Nguyễn thị Thêm.

22/01/15

 

 

27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75733)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92003)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34564)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65377)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65296)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75317)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 69996)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 68826)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161993)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84349)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64375)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 68652)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76053)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68205)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67184)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 41895)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93340)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70381)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 70945)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 69028)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 68790)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 70006)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71574)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73077)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146830)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71329)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70267)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.
03 Tháng Sáu 2009(Xem: 69962)
Tình đầu sương khói mong manh Nhặt gom kỷ niệm để dành tặng nhau...