Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Hồng - NGÀY ẤY

24 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 25004)
Nguyễn Thị Hồng - NGÀY ẤY

NGÀY ẤY

 

47__nguyen_thi_hong-content

Nguyễn Thị Hồng

 

Vào một ngày tháng 3, anh tôi gọi điện thoại rủ đi dự ngày đại gia đình Ngô Quyền hội ngộ toàn thế giới lần II. Từ mọi phương trời, các thế hệ thầy cô và học sinh lại có dịp tụ hội dưới mái nhà Ngô Quyền. Giọng anh thật sôi nổi khi báo tin ấy khiến tôi không khỏi nôn nao. Những kỷ niệm về thời áo trắng (niên khóa 1967 – 1973) chợt ùa về choáng đầy tâm trí tôi.

Trải qua 7 năm trung học với rất nhiều khoảnh khắc đẹp nhưng năm học 12A1 vẫn là khoảng thời gian đáng nhớ nhất. Năm đó, lớp tôi được Giáo sư Phùng Thái Toàn hướng dẫn kiêm dạy môn Lý Hóa. Vừa đọc tin này trên thời khóa biểu, chúng tôi đã nhanh chóng tập hợp đầy đủ thông tin về thầy. Dù chưa chính thức gặp thầy trên lớp nhưng lý lịch trích ngang của thầy đã nhanh chóng lan truyền trong mọi thần dân 12A1: độc thân, vui tính, gia đình ở Sài Gòn, thuê nhà trọ gần trường Ngô Quyền. Biết tính thầy như vậy cộng với bản chất “thứ ba học trò”, chúng tôi vạch ngay kế hoạch ra mắt thầy trong 2 giờ đầu tiên.

Qua bao ngày mong đợi, cuối cùng giờ G cũng đã đến. Vừa bước vào lớp, thầy Phùng Thái Toàn đã giáo đầu tuồng:

“Tôi là giáo sư hướng dẫn của lớp này. Năm nay lớp phải thi Tú tài 2 nên lớp ta chỉ cần bầu trưởng lớp, phó trưởng lớp qua loa để dành thời gian học tập”.

Khi thầy vừa dứt lời, lũ con gái lớp tôi liền nhao nhao phản đối:

“Thầy ơi, vì là năm học cuối nên Ban đại diện học sinh của lớp rất quan trọng. Chúng ta phải tuyển chọn thật kỹ để bầu cử cho thật đàng hoàng”.

Đưa ra lý do trên để thuyết phục thầy, chứ chủ ý chính của chúng tôi là trốn học 2 giờ đầu mà thôi. Để câu giờ, chúng tôi xôn xao đưa ra nhiều ý kiến bàn tính bạn A chức này, bạn B chức nọ. Vui nhất là chúng tôi chọn ứng cử viên cho chức Trưởng ban trật tự là người chuyên môn đi trễ, lại hiền lành nên không ra lệnh được ai. Tiếng chuông báo hiệu hết giờ vang lên cũng là lúc thành phần đại diện của lớp được bầu xong. Cả lớp vỗ tay hoan hô vui mừng với “thắng lợi vừa đạt được”. Tôi nghĩ Thầy cũng đã nhận ra trò nghịch ngợm của chúng tôi nhưng cũng chịu thua vì lý do chính đáng. Sau màn ra mắt ấn tượng ấy, chúng tôi cũng luôn suy nghĩ bày ra những trò nghịch ngợm trong giờ thầy.

47__ngay_ay-_mthuy-_ndung_nanh_my__ri__hong__kcuong__nthong_luu_tru-1972_-large

Minh Thủy, Ngoc Dung, Ngọc Ánh, Mỹ, Ri, Hồng, Kim Cương

 

Biết rằng đã sắp đến lúc phải rời xa mái trường, chúng tôi luôn muốn lưu lại thật nhiều kỷ niệm của năm học cuối. Chẳng kể gì năm thi, chúng tôi vẫn quyết định tổ chức đi chơi Vũng Tàu. Ban đầu khi chúng tôi bàn với thầy về ý định này, thầy rất vui vẻ hứa sẽ tham gia và còn cho tiền để tổ chức. Kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi được vạch ra rõ ràng, từng thành viên được phân công cụ thể. Nhưng than ôi, vào giờ học lần sau bất ngờ thầy vào lớp và nói:

- Thôi chúng ta không nên tổ chức đi Vũng Tàu nữa.

Cả lớp đều bất ngờ với quyết định này. Chúng tôi nghĩ có lẽ trước đó thầy đã lên phòng giáo sư trong giờ giải lao và nói cho các đồng nghiệp nghe về dự tính của lớp tôi. Tất cả các thầy cô giáo đã có kinh nghiệm đều khuyên thầy không nên tham gia, vì lớp toàn là nữ sinh, hơn nữa lại đi chơi xa, trách nhiệm nhiều lắm.

Trước sự phản đối quyết liệt của chúng tôi, thầy hạ giọng dỗ dành:

- Thay vì đi Vũng Tàu, tôi đồng ý cho các em nghỉ học 2 giờ để chơi và chúng ta sẽ tổ chức ăn tại lớp.

Biết thầy đang xuống nước năn nỉ, chúng tôi càng xôn xao, mạnh ai nấy nói:

- Không được đâu thầy ơi. Mọi việc đã chuẩn bị xong hết, xe đã dặn trước rồi, thức ăn chỉ phù hợp với đi picnic mà thôi nên đâu có ăn trong lớp được. Nếu thầy không đi, chúng em vẫn cứ đi như đã dự tính.

Thầy năn nỉ nhiều lắm, dùng mọi lý lẽ để thuyết phục chúng tôi. Cuối cùng, thấy không thể lay chuyển được, thầy đành nói:

- Nếu vậy tôi không đi nhưng tôi chúc các em đi chơi thuận buồm xuôi gió.

Đúng như đã hẹn, sáng hôm đó chúng tôi tập trung trước nhà Ánh (bán bưởi), cách trường khoảng 100m. Trong lúc mọi người chuẩn bị lên xe, điểm danh thấy đã đầy đủ, xe định xuất phát thì từ xa chiếc vespa xanh lao đến, có tiếng la: “Chờ tôi với”. Bọn chúng tôi hò reo inh ỏi: “Thầy đến kìa ha ha ha…”

Thật là bất ngờ với sự xuất hiện của thầy, chúng tôi vui mừng khôn xiết. Chuyến đi đầy ắp tiếng cười, thầy vui đùa với chúng tôi như những người bạn, khác hẳn với hình ảnh đạo mạo của người thầy trên bục giảng. Tình thầy trò càng được thắt chặt hơn. Sau chuyến đi, thầy nói: “Lần này về trường có bị kỷ luật gì, tôi cũng chịu hết. Chuyến đi thật là khó quên”.

Thời gian trôi qua thật nhanh, lớp chúng tôi ngày càng quý trọng thầy hơn. Dưới sự hướng dẫn của thầy, 12A1 đã hoàn thành tờ báo lớp với tên “THỀM CUỐI” ghi dấu năm cuối cùng bậc Trung học. Quyển tập san là tập hợp các bài viết ghi lại kỷ niệm của lớp với đầy đủ các thể loại thơ ca, đặc biệt là sớ táo quân nêu đầy đủ đặc điểm, biệt danh của các thành viên trong lớp. Quá trình thực hiện tờ báo cũng thật đáng nhớ. Chúng tôi đã tận dụng cơ hội này để tụ họp quậy phá tại phòng trọ của thầy.

 

47__ngayay_1kim_cuong__ngoc_anh__tren___my__hong__ri__minhthuy__ngoc_dung__1972_-_nthong_luu_tru-large

Kim Cương, Ánh, Mỹ, Hồng, Ri, Minh Thủy, Ngọc Dung (1973)

 

Gần 4 thập niên trôi qua, những kỷ niệm của thời cắp sách đến trường, của lớp 12A1 vẫn còn hiện hữu trong tôi. Thế nhưng có những người thân yêu của tôi giờ không còn nữa như giáo sư Toàn, hai bạn thân của tôi (Ánh, Kim Cương) và cả chị tôi. Còn nhớ cách đây 5 năm, vào Ngày Hội Trùng phùng của trường, chị tôi (Nguyễn Thị Lan) đã đi dự và say sưa kể cho tôi nghe về cuộc hội ngộ này. Chị thật vui biết bao khi được gặp lại thầy cô và bạn bè cũ. Tôi say mê nghe chị kể và hai chị em hẹn ước sẽ cùng đi dự ngày hội lần II. Lời hẹn ước đã không thành vì chị tôi đã mất vào năm 2008. Dù sao tôi vẫn tin rằng những người thân yêu ấy cũng sẽ có mặt trong ngày hội lớn của trường và nghe tôi kể chuyện ngày xưa.

Biên Hòa, ngày 8 tháng 4 năm 2011

 Nguyễn Thị Hồng

 

23 Tháng Ba 2009(Xem: 72746)
Vẫy tay chào hang yên chi hoa đỏ Chào khuôn sân đá cuội trắng rì rào Chào hàng sao chim tụ về làm tổ Chào tượng Ngô Quyền nắng ngủ trên cao
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72918)
Về lại Biên Hòa thăm con đường xưa Dốc học trò vẫn mang tên Kỷ Niệm
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72346)
Vẫn là mưa nghiêng nghiêng giăng trắng Trên hàng cây bãi cỏ sân trường Sao không giống ngày xưa sâu lắng Chiều tan trường bè bạn thân thương
23 Tháng Ba 2009(Xem: 69981)
Biên Hòa em vẫn thương hoài Ngô Quyền ngày trước, áo dài màu xanh.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72260)
Nếu một mai tôi chết, Xin đừng khóc cho tôi. Đường đời chia đôi ngả, Hãy chôn tình phai phôi.
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72290)
Saigon ơi, xa rồi ta vẫn nhớ Những chiều xưa hai đứa lén hẹn hò!
23 Tháng Ba 2009(Xem: 72111)
Lưu bút ngày xưa kỷ niệm đầy, Tình thân bạn cũ hãy còn đây! Ngây ngô ghi vội đôi dòng chữ Đầy ấp yêu thương mỗi phút giây.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 71852)
ôi, mùa hè tuổi nhỏ hóa thân giữa màu hoa ôi, mùa hè êm ả phục sinh từ đôi ta!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 32797)
  Trong tuyển tập “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” của nhà văn Hoàng Mai Ðạt, tác giả đã kể lại một chuyến về Việt Nam vào năm 1998, đặc biệt là ở vùng đất Biên Hòa, quê vợ của anh. Sau đây là trích đoạn tác giả về thăm một nơi chốn đã khiến anh bồi hồi với bao cảm xúc, đó là trường Ngô Quyền của vợ anh cũng như của thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, người viết những bài thơ tình bất hủ mà anh yêu thích từ lâu.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 80355)
  ( Kính tặng Thầy Toán Nguyễn Văn Phố)
24 Tháng Hai 2009(Xem: 72864)
  Nay đất khách quê ngưòi: Thân biệt xứ. Áo công khanh rách nát giữ trong tim. Chút hương xưa là chút lửa êm đềm, Dùng sưởi ấm niềm riêng, chờ Hội lớn.
24 Tháng Hai 2009(Xem: 35421)
  Rời Sài Gòn tháng Tư năm 75. Đến Mỹ, Thượng Châu hợp tác với nhà văn Võ Phiến, Lê Tất Điều, ký giả Nguyễn Hoàng Đoan xuất bản tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Hoa Kỳ tên Hồn Việt, do nữ ca sĩ Khánh Ly làm chủ nhiệm. Sau đó, hội nhập đời sống Mỹ, đi làm việc ở SanDiego đã được 28 năm và sắp về hưu. Lâu lắm, không viết lách gì, nhưng bây giờ với tiếng gọi trường cũ Ngô Quyền, Thượng Châu rất sẵn sàng và vui vẻ đóng góp
20 Tháng Hai 2009(Xem: 81556)
Ba mươi năm chờ đợi Hoa tàn, trăng tận, sông quằn mình trăn trở Ba mươi năm nhớ mong Lá héo, sao mờ, biển cồn cào dậy sóng
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76755)
  Đứng trước biển mùa Đông thêm cô quạnh Cánh hải âu đơn lẻ chập chờn bay Hải đăng xa nhạt nhòa trong sương lạnh Đá chập chùng, mong mỏi đợi chờ ai  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76711)
  Nhớ sao cứ nhớ quắt quay Ngô Quyền bạn cũ giờ đây ai còn?                  
20 Tháng Hai 2009(Xem: 76225)
Một chút mây trời, để nhớ thương, Bay qua thật nhẹ, trước cổng trường.  
16 Tháng Hai 2009(Xem: 76514)
Tặng Mai Trọng Ngãi, Đinh Hoàng Vân, Tiêu Hồng Phước, Tô Anh Tuấn và Phan Kim Phẩm.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 24393)
Sự cư xử giản dị nhưng đầy tình chân thật của em là một món quà vô giá mà không dễ gì tôi nhận được một lần thứ nhì trong đời.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 38015)
... và như thế, Ngô Quyền hôm qua, hôm nay, mãi mãi vẫn là tổ ấm của chúng ta miên viễn, đời đời...
05 Tháng Hai 2009(Xem: 90878)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 39348)
  Trường Trung Học Ngô Quyền được điều hành bởi một Ban Giám Đốc, đứng đầu là Hiệu Trưởng
04 Tháng Hai 2009(Xem: 87943)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 35469)
  Chúng tôi trưởng thành trong một nền giáo dục “NHÂN BẢN và KHAI PHÓNG”, mà tinh thần “Tôn sư trọng đạo” thể hiện trong câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, với Thầy, một lòng tôn kính, với bạn, một dạ chân tình, xin mượn nơi nầy thắp nén tâm hương tri ân quí Thầy đã quá vãng, tưởng nhớ quí Bạn đã qua đời.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 75316)
  Này em còn nhớ hay quên ? Lời Thầy Cô dạy chớ nên lơ là. Vì đâu mà có thân ta, Công Cha, Nghĩa Mẹ bài ca dao này;  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 39764)
Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 40945)
  Trường Trung học Ngô Quyền là một trường sinh sau đẻ muộn, so với các trường Pétrus Ký, Gia Long ở Sàigòn, và các trường Nguyễn Đình Chiểu (được gọi là Le Myre de Vilers thời thuộc Pháp) ở Mỹ Tho, và Phan Thanh Giản ở Cần Thơ.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 83569)
Nhìn em dáng nhỏ hao gầy Cho tôi nghe tiếng thở dài buồn tênh
04 Tháng Hai 2009(Xem: 47206)
Một cuộc biển dâu, đổi đời, tang thương đã diễn ra quá nỗi bi đát. Biên Hòa còn đó, mà lòng Biên Hòa đã mất tự bao giờ. Nay tuổi đời đã cao, nghĩ đến thời son trẻ, mà ngậm ngùi tiếc nuối quá khứ. Công đã tạm thành, danh đã tạm toại, nhưng tâm hồn tôi vẫn ngậm ngùi nhớ tiếc những phút giây hạnh phúc đầu tiên, đã qua mất rồi.