Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bình Sơn - ĐỨA CON DÂU

10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 137114)
Bình Sơn - ĐỨA CON DÂU


ĐỨA CON DÂU

me-que-content

 

Mụ Thi quăng mạnh xấp vải lên bàn, nói trong tiếng rít hai hàm răng: “Ri nè! Ri nè! Tui đem trả lượi cho hội Phụ Nữ, Con dâu tui không cần chi mô na, Chừ tui trả nì. Mấy Mụ lấy chia răng thì chia. Tui ẻ thèm”

Mụ San, trưởng hội phụ nữ xoa hai bàn tay vào nhau, nhìn mụ Thi giả lả: “Thôi Mụ! Răng mà mụ nóng giận hè! Ri là Hội Phụ Nữ họp và bình chọn. Răng ai lấy được mà Mụ trả”. Mấy mụ ngồi họp im phăng phắc. Chả là vì Mụ Thi có tiếng mạnh ăn mạnh nói. Mụ lại là có vai vế trong làng. Động đến Mụ, lúc mưa to bão lớn muốn kiếm lon ruốc hay lá thuốc Cẫm Lệ, Mụ ghét không bán chịu thì mần răng. Nhưng mấy Mụ cũng ức lắm. Ai đời cả đám đàn bà con gái trong làng đua nhau làm lấy tiếng. Giành giật nhau từng điểm lao động.Vậy mà cái quần lụa thưởng Phụ Nữ xuất sắc nhất Hợp Tác Xã, lại về tay con dâu Mụ Thi. Một người Sài Gòn, vợ ngụy quân coi có tức ói máu không kia chứ.

O Tú nhìn về phía Mụ San hỏi với giọng đầy bất mãn: “Bầy choa là thanh niên. Lúc mô cũng làm việc hết mình để đóng góp cho đi lên của Hợp tác. Có chi khó mà Bầy choa không giành làm. Răng Hội Phụ Nữ lại thưởng cho Mụ Chinh không có biết mần ruộng mô tê chi hết”. Mụ Thi nhìn O Tú mắt muốn đổ hào quang. Mụ biết tranh giành cái quần lụa thưởng này là chị em nhà Ôn Đa chứ không ai khác, Mụ không ngờ lũ con cháu họ của mình chỉ vì cái miếng vải quần đen vô duyên này mà cấu xé với nhau. Cái khúc vải này họ vênh vang gọi là lụa. Nhưng mụ biết ngay đó là loại hàng xá xị tầm thường. Ngày xưa mụ cũng đã từng bán. Nhưng vì tức và vì danh dự Mụ không để con dâu mình bị người ta ăn hiếp. Mụ quyết phải làm một trận ra lẽ trước khi cầm chắc cái quần về cho con dâu.

Mụ càng nghĩ càng thương đứa con dâu miền Nam hiền lành đã theo con trai mụ về đây. Ngày xưa, lúc thằng con độc nhất của Mụ viết thư nói là đã chọn được vợ. Mụ nửa mừng nửa lo tức tốc vào Nam. Mụ độc nhất chỉ có một thằng con trai. Mụ ao ước nó cưới cho Mụ một cô gái cùng làng để Trâu ta ăn cỏ làng ta, trai làng lấy gái làng ta mới bền. Vậy mà thằng con đích tôn của dòng họ lại phải lòng một cô gái Biên Hòa. Mụ nghĩ thầm . Cái ngữ này chắc chẳng biết làm ăn chi mô na. Chắc lại ăn với diện. Nhưng không cưới thì Mụ càng lo. Mụ góa chồng từ năm 27 tuổi ở vậy nuôi con. Chỉ hy vọng thằng con này. Không cưới cho nó thì làm sao Mụ có cháu nối dõi. Ngày gặp mặt cô gái, Mụ lại hỡi ơi.Nó ốm nhom, trắng bóc, nói năng như con nít, lại bày đặt vô Hướng đạo, tối ngày nghe đi cắm trại với hát hò. Ôi chao! Cái ngữ này Mụ biết mần răng mà ăn nói cùng làng, cùng xóm. Và thế, Mụ gom góp vào Nam. Cưới vợ cho con và ở luôn trong ấy.

Năm 1975, gia đình Mụ đã chuyễn về Đà Nẳng nơi con trai Mụ đóng quân,con dâu Mụ đi dạy học. Đà Nẵng mất .Nghe lời đứa em trai đã tập kết ra Bắc trở về, Mụ cương quyết dọn nhà về quê. Một làng nhỏ bên bờ sông Ô Lâu thuộc tỉnh Quảng Trị: “Chừ hòa bình rồi, mền về quê để lo hương khói. Lo mồ mã Ôn Bà Cố Vãi” Đứa con dâu năn nỉ: “Khoan đã Mệ, Sài Gòn, Biên Hòa chưa biết sao, từ từ đã Mệ”. Nhưng Mụ dứt khoát “Mi không đi theo tau thì mi cứ ở lại, tau đem con Thu đi”. Mụ bìết con dâu Mụ chỉ nói vậy thôi, chứ nhà Mụ đã cho dỡ nóc rồichỉ còn trơ trọi cái nền xi măng. Một mình nó tứ cố vô thân ở đây với ai.

Con dâu Mụ về làng, mang theo tất cả bi ai của một người mất sạch, trắng tay. Sài Gòn chưa mất, nó đau thương, khổ sở như con chim bị đạn không biết nẽo về nhà. Con trai Mụ cơm đùm gạo bới đi học tập chánh trị. Nói 2 tuần sẽ về mà cứ biền biệt không tung tích. Mụ đi hỏi đứa em trai độc nhất, nay là Đại Úy Bộ đội phục viên. Nó trả lời như một bài học thuộc lòng: “Chị yên chí, hắnĐại Úy, Đảng phải có thời gian để giáo dục cho hắn trở nên người tốt, Hắn có tội lỗi với nhân dân, Hắn học tập tốt, Đảng sẽ cho về”. Con dâu Mụ bị tịch thu hết giấy tờ dạy học.Và Đảng, cũng Đảng ra lệnh cho nó phải lao động tốt thì chồng mới sớm được khoan hồng. Như vậy, con dâu Mụ đem hết áo dài nhét dưới đáy rương. Khoác bộ áo lính của chồng xuống ruộng đồng tham gia hợp tác xã.

Mà hắn đâu có biết làm ruộng ra răng, Mụ cũng rứa, mặc dù sinh ra ở cái làng chuyên về ruộng nương, nhưng Mụ đã buôn bán từ thuở còn con gái đến chừ. Ngày đầu tiên đi họp đội về, hắn nói với Mụ là Đội phân công hắn giữ con trâu Bầu ngày mai. Nó hỏi Mụ: “Con trâu nó có đá mình không hở Mệ”. Mụ tức nghiến chặc hai hàm răng lại với nhau. Mụ biết họ đang tìm cách để hành hạ con dâu Mụ. Mới ngày đầu tiên chúng đã bắt nó đi chăn trâu. Mụtính đi tìm Ôn Đội trưởng để hỏi ra lẽ. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui lại thôi: “Trước sau gì nó cũng phải đối đầu. Đây là lúc thử thách, để nó nhập gia tùy tục. Thực sự làm dâu, gia nương nhà Mụ, Mụ bảo con dâu: “Mai mi cứ dẫn trâu đi theo mấy đứa trong đội. Trâu nó quen bầy, họ làm răng mi làm rứa”. Con dâu Mụ ít nói nhưng nó cũng nhiều nghị lực. Nó theo học cách chăn dắt, gần gũi trâu, điều khiển trâu. Chỉ tội nó không biết cỏ nào trâu ăn được, cỏ nào trâu chê nên nó luôn bị trừ điểm lao động. Có lần nó hớt hải chạy về Đội, kêu đội trưởng ra sông dẫn trâu nó lên .Chẳng là trưa phải cho trâu tắm. Hôm đó mấy đội khác cũng cho trâu về mẹp chung một chỗ. Làm sao nó tìm được con trâu Bầu trong cả mấy chục cái sừng trâu nhô lên mặt nước.Thấy bộ mặt con dâu lo lắng, gầy gò trong bộ đồ lính rộng thùng thình. Mụ Thi muốn rớt nước mắt.

Năm đó không biết sao trời lạnh chưa từng thấy. Cá ở dưới nước nhảy lên bờ ruộng chết cóng. Con dâu Mụ phải đi cấy đi cắt như mọi người. Tội nghiệp, nó sinh trưởng ở miền Nam nắng ấm, chưa từng chịu cái lạnh cắt da như ở đây. Dân làng họ ăn trầu, hút thuốc lá, ăn cơm với ruốc và ớt kho thật cay để giữ ấm. Còn con dâu Mụ không biết ăn cay lại sợ lạnh. Mụ gói cho nó mấy lát gừng và bảo nó mặc nhiều áo. Vậy đó mà nó vẫn run vì lạnh cóng. Mỗi lần đi cấy về mụ lại thấy nó ướt đầm. Hỏi thì nó nói trong nghẹn nghào với hai hàm răng đánh vào nhau lập cập. “Lạnh quá hai chân con không bước được, nên té dưới ruộng”. Đi cấy theo đoàn đội mà cấy chậm thì thế nào cũng bị đĩa bu theo cắn. Nhìn con dâu với 2 bắp chân tươm máu, Mụ thấy dường như mình đã làm sai. Mụ ân hận. Giá lúc trước mình suy nghĩ kỹ mà ở lại Đà Nẳng thì giờ này có lẽ nó vẫn còn được Cách Mạng cho đi dạy.Và con trai mình. Mụ không dám nghĩ tiếp vì Mụ nghe loáng thoáng là nó đã bị đưa ra tận ngoài Bắc để cải tạo tư tưởng.

 Mỗi ngày con dâu mụ đều phải đi làm theo phân công đoàn đội. Cuốc đất, bứt tót, cấy hay gặt lúa đều dàn hàng ngang mà làm. Ai nhác lười là biết ngay. Buổi chiều sau khi xong một ngày lao động thì họp tổ ngay ngoài ruộng để bình điểm. Mỗi người phải tự nhận xét và cho điểm mình . Rồi cả tập thể phê bình đến thống nhất quan điểm mới qua người mới. Lần nào con dâu Mụ cũng chẳng chịu cho điểm mình. Hắn nói : “Tui không biết làm, mấy ôn mấy mụ cho bi nhiêu cũng được”. Do đó hắn không cải vã, hơn thua hay mất lòng ai. Và lẽ dĩ nhiên điểm hắn rất ít. Có hôm về nhà tối mịt, hắn ăn qua loa mấy miệng cơm độn khoai, cho con bú rồi ngủ luôn với cái quần còn xăn lên khỏi đầu gối. Từ ngày bỏ thành phố về đây, con dâu mụ thay đổi hoàn toàn. Hắn ít nói, trầm buồn, lầm lũi ,chăm chỉ như một người máy. Mụ chưỡi thầm: “Tổ cha mệ nội cái quân chi mô mà ác như rứa. Con dâu mụ dạy học có bằng cấp đàng hoàng, không cho nó dạy. Đưa mấy đứa viết chữ như con trùn bò về dạy ở làng.”

Cứ xẫm tối là kẻng đội lại vang lên đi họp. Nó họp hành chi mô mà tới nửa khuya, con dâu mụ lầm lũi về, lập loè với cây đuốc rơm được đánh thật chắc để giữ lửa. Cứ hể nghe tối có họp đội là mụ đã nấu sẵn cơm buổi chiều, rồi ém vào mo cau cho ngày mai hắn đi lao động sớm. Nhà neo đơn, không đủ phân bắt giao nộp, Mụ vẽ con dâu làm phân xanh, phân chuồng giao hợp tác cho đủ chỉ tiêu. Nhìn nó lăn lóc với đống phân hôi thúi, mụ chạnh lòng nghĩ đến con trai Mụ. Ởđây hắn còn cơ cực thế này, con trai mụ đày lao động xa tận ngoài Bắc không biết nó còn mạng trở về hay không!

Mỗi ngày, dù ăn cơm độn sắn, độn khoai, con dâu mụ cũng phải bớt một nắm gạo bỏ vào hủ cho phụ nữ xã, gọi là hủ gạo nuôi quân. Mụ ấm ức nhất là đôi ba hôm, Ủy ban lại ra lệnh cho gia đình mụ lo ăn ở cho cán bộ về họp. Mồ tổ nó, mẹ con mụ phải nhịn ăn, cơm nước ngày ba bữa dọn lên cho cho cán bộ. Cứ nhìn mấy ẻn quần lững, áo chẻn giống như con chó cụt đuôi ăn trên ngồi trước là mụ sôi gan . Mụ tức lắm nhưng đành phải nhịn vì an toàn cho con trai , con dâu mụ.

Mụ cũng không phải tay vừa. Mụ phải cho cả làng thấy con dâu mụ không thua ai. Mụ không cưới lầm người. Mụ bắt hắn trồng ớt, trồng nén, lôn khoai, lôn đậu. Cứ giữa vụ lúa, Hợp tác xã chia đất canh tác thêm cho xã viên theo đầu lao động. Chỗ nào người ta chê, mụ lấy thuốc lá đổi đất rồi bắt con dâu làm. Nhiều người xấu miệng nói mụ ác, mụ ức hiếp con dâu. Nhưng ai có hiểu cho lòng của Mụ. Mụ nhìn con dâu gò lưng trên đám đất khô cằn, nhìn hắn đầm đìa mồ hôi trên khuôn mặt đen đúa. Mụ cũng xót xa lắm chứ. Nhưng Mụ phải tập cho hắn quen lần với cuộc sống ở đây. Nếu lỡ Mụ chết, nếu con trai Mụ không về, Hắn phải biết làm để mà còn lo cho cháu mụ. Mụ bắt hắn lên độn kiếm củi, trồng sắn, xuôi ghe đi cấy lúa ruộng sâu, đi cả ngày đàng đi đạp nước ruộng cạn. Hắn phải làm tất cả kể cả làm vui lòng họ hàng, làng nước, gia nương nhà Mụ.

Được cái con dâu Mụ biết thân, biết phận Hắn lầm lì làm việc. Hắn không hề cải mụ hay chống đối Hắn cũng không hơn thua, tranh chấp với ai trong đội trong đoàn. Ai nói gìlàm gì hắn cũng cười. Mụ nghe được mụ không cười. Chờ dịp Mụ chưỡi thẳng mặt cái quân ăn đầu sóng, nói đầu gió. Mụ biết, trái tim con dâu Mụ chết rồi. Hắn vì chồng, vì con nên hắn làm bằng tất cả nghị lực. Hắn thường nói với Mụ: “Chúng con cùng đi cải tạo mà Mệ. Ở đây con còn có Mệ, chứ ảnh còn tội hơn con, lẻ loi một mình”

Vậy đó, con dâu Mụ tội nghiệp vậy đó. Ở cái làng này, cái hợp tác xã này có ai hiền hơn hắn, Có ai nhịn hơn hắn. Có ai thương con trâu hơn hắn. Mụ nhớ lần bầu cử. Ủy ban bắt hắn phải cột con trâu Bầu ở trước Ủy ban. Hắn đứng bên con Bầu, chăm chút bắt ve, cho ăn và nói gì với nó. Nét mặt hắn bình thản đến đáng sợ. Hắn chào hỏi mọi người như không có việc gì xãy ra. Mụ uất đến nghẹn lời. Mụ tức đến phát bệnh. Hắn nói: “Mệ giận chi cho bệnh, cực thân Mệ mà cũng cực thân con. Họ muốn con phải tức . Con phớt tỉnh coi họ như trâu. Thế là xong!”

Bây giờ hắn được thưởng cái quần lụạ. Mụ biết tẩy ruột gan Ủy Ban muốn giở con dâu Mụ. Con dâu Mụ có ăn học, có chữ nghĩa, biết tính toán. Lần trước kiểm tra nếu không có nó thì Đội trưởng đã chẳng phải đền mấy tạ phân bón thất thoát hay sao. Họ dụ con dâu Mụ làm thư ký hợp tác xã. Hắn nói hắn không biết ruộng nương, không thuộc tên điền thổ, nên hắn từ chối. Hội Phụ Nữ nhào vô can thiệp . Cuối cùng con dâu mụ ra điều kiện. Hắn xin xuôi Nam một chuyến thăm gia đình rồi khi về sẽ nhận. Mụ thức hết mấy đêm suy nghĩ, Mụ nuốt nước mắt vào lòng, rĩ tai con dâu mụ thầm thì : “Cái gì mi đem được thì đem. Mi về ở lại với Ôn Mệ ngoại con Thu đi. Đừng trở lại đây. Đừng lo cho Mệ”. Con dâu Mụ nhìn sững sờ rồi ôm Mụ khóc nức nở.

Bây giờ con dâu Mụ đang ở trong Nam. Dù sao trong Nam Mụ nghĩ cũng không khắc nghiệt, nhỏ mọn như ở đây. Mụ nhìn xấp vải đen trên mặt bàn rồi thở dài. Mụ thương con dâu Mụ hiền lành, ngay thật. Mụ lo cho con trai Mụ trôi dạt trên núi trên ngàn. Mụ nhớ quá chừng đứa cháu nội đích tôn . Mụ đã cắt ruột cho đi theo Mẹ. Mụ không muốn tranh chấp nữa. Mụ đứng lên, cầm lại xấp vải, nói một cách dứt khoát:

“Ri thì khôn O tê, Mụ mô khiếu nại nữa hỉ? Mụ tra tui cầm cái quần ni về cho hắn. Chờ mai tê hắn trở lượi, hắn mặc để đi họp Phụ Nữ”.

Mụ Thi bước ra khỏi phòng họp đội. Gió ngoài sông thổi vào mát rượi. Mấy chiếc ghe câu đang đánh gõ lốc cốc dồn dập. Họ vây cá vào một khoảng sông và tung lưới. Mụ thầm nghĩ: “Giờ ni 2 mẹ con hắn chắc đã ngũ ngon rồi”.

 

Bình Sơn.

Ngô Quyền khoá 6

 

04 Tháng Hai 2009(Xem: 82013)
  Như mây xuống phố chiều nay , Nhớ về trường cũ những ngày xa xưa. Môt mình lê bước trong mưa, Mang theo kỷ niêm trường xưa Ngô Quyền .  
04 Tháng Hai 2009(Xem: 37844)
  Một ngày cuối tháng 5 năm 2004, nhóm CHS/NQ/NCA tề tựu lại làm một cuộc viễn du lên miền Bắc Cali. Trước mắt là để xả hơi sau những ngày vật lộn với miếng cơm manh áo, sau là họp mặt với nhóm CHS/NQ/BCA để cùng ra mắt cuốn Kỷ Yếu CHS/NQ 2004.
04 Tháng Hai 2009(Xem: 73683)
  Bốn mươi năm lẻ: nửa bóng câu. Em biết đến ta bạc mái đầu. Lầu chiều Hoàng Hạc còn đứng đợi. Mang hết niềm riêng tới muôn sao.    
04 Tháng Hai 2009(Xem: 77493)
Mưa rơi trên phố vắng, Mưa rơi trên đường xưa Ta, nỗi buồn sâu lắng, Ngồi quạnh hiu, nghe mưa!
04 Tháng Hai 2009(Xem: 36131)
  Dù biết rằng viết những lời tán tụng nhan sắc của cô, tôi đã làm một việc quá thừa, nhưng tôi vẫn muốn cô biết những ý nghĩ của tôi và biết đâu của nhiều bạn khác cùng lứa đã “say mê” cô như tôi vậy!    
03 Tháng Hai 2009(Xem: 40384)
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp không nói ra lời. Đối với bạn bè là những điều trân quý và đối với học trò là những kỷ niệm. Đời tôi sinh ra là như thế với nhiều mảnh vụn làm nên cuộc sống hiện sinh. Hiện sinh trong cuộc đời và hiện sinh trong đời người.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 75483)
  Gặp nhau truyện cũ vui như tết, Nhắc lại ngày xưa, đẹp tựa hoa.  
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39180)
  Cho đến nay 50 năm trôi qua với bao nhiêu biến động khủng khiếp của lịch sử, được diễm phúc là một học sinh lớp B3 của trường Ngô Quyền thuở sơ khai tôi xin ghi lại đây bằng ký ức của mình và vài bạn trong ba lớp Ngô Quyền I hình ảnh Trường Ngô Quyền chúng ta được khai sanh giữa thời đất nước chuyển tiếp từ chế độ thuộc địa Pháp sang nền Đệ Nhất Cộng Hòa
03 Tháng Hai 2009(Xem: 34058)
  Tất cả kỷ niệm về trường Ngô Quyền là nỗi ngậm ngùi của những cựu học sinh, vì trường cũ còn đâu!
03 Tháng Hai 2009(Xem: 36877)
  Thế hệ chúng tôi ăn sinh nhật tuổi 18 của mình ngay năm 1975, bài viết này xin dành cho những bạn học, từ lớp 6 đến lớp 12 của trường Ngô Quyền năm 1975. Bao nhiêu người đã như một đàn chim tung cánh, bước ra khỏi cổng trường và bay đi tứ phương. Có những người hạnh phúc và thành đạt, có những người lầm than và khắc khoãi.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 69130)
  Ta vẫn là ta tự thủa nào Môi hồng, mắt sáng, mộng trăng sao… Trùng Phùng mở hội, mười phương nhạc , Xuân ngát một trời, tình vời cao !                                
03 Tháng Hai 2009(Xem: 39300)
  . Mười ba năm đi dạy, là mười ba năm tôi sống hạnh phúc nhất đời tôi. Người thầy là con đò chở các em sang bờ khác. Cuộc hành trình không nhàm chán, rất thú vị và “tích lũy” kỷ niệm.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80524)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74002)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65677)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 33832)
  Phải chi dòng sông Đồng Nai chảy ngược, có thể tôi đã thấy lại mình trong sân trường ngày trước, thuở học trò vô tư
02 Tháng Hai 2009(Xem: 42879)
Trong đời làm việc của tôi, từ dân tới lính, ông là vị chỉ huy duy nhất mà tôi còn nhớ tới, với lòng kính trọng.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 38582)
  Một ngọn gió dịu mát của mùa Xuân đã đưa tư tưởng tôi bỗng dưng trở về nơi chốn cũ, nơi đó có bày chim con chưa ra ràng nhưng đã muốn tập tễnh bay lượn, vỗ đôi cánh non nớt như muốn tung bay ra khỏi tổ ấm êm đềm và sự che chở thương yêu của chim mẹ, muốn tìm hiểu chân trời ngoài kia bao la rực rỡ muôn màu ra sao .
02 Tháng Hai 2009(Xem: 46344)
Những ngày xa quê hương, lưu lạc xứ người, bận biụ với cuộc sống, tôi luôn luôn nhớ về quê nhà, nhớ về xứ Cù Lao với dòng sông Đồng Nai yêu dấu; gần đây tôi có tìm đọc thêm về xứ Đồng Nai thuở ban sơ cùng sự nghiệp khai sáng miền Nam của Ngài Nguyễn Hữu Cảnh. Nay tôi xin ghi lại những sự kiện, kiến thức tìm học đựơc bằng tấm chân tình cuả người con đất Cù Lao Phố, Đồng Nai.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 71699)
Ngày nay con đã là cô giáo, "Mộng" đã thành rồi!...Mẹ thấy đâu? Đầu xanh bao mái nhòa trong mắt, Vẳng nghe tiếng mẹ ở nơi nao?...
02 Tháng Hai 2009(Xem: 34515)
  Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam . Kỳ trước về với vợ con nên đi đâu chúng tôi cũng dùng xe nhà của thằng em bà con cho mượn với tài xế (Thằng em này "biết làm ăn" nên bây giờ nó khá lắm). Kỳ này về một mình, tôi định nếu có dịp sẽ dùng xe công cộng một lần cho biết.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78443)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68745)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 66827)
*   Viết kính tặng thầy Nguyễn Xuân Hoàng với lòng Yêu Thương, Kính Trọng và Cảm Thông sâu xa nhất .  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76179)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 38716)
Thôi thì:    “Đã mang lấy Nghiệp vào thân   Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa!” (ND).  
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 81401)
(Thân tặng các em cựu học sinh Ngô Quyền, đặc biệt các em Ban Văn Nghệ Hiệu Đoàn thời 69-71 )
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76763)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?