Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Công Luận - NHỮNG MÙA XUÂN TRONG ĐỜI ĐỖ

02 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 121577)
Đỗ Công Luận - NHỮNG MÙA XUÂN TRONG ĐỜI ĐỖ

NHỮNG MÙA XUÂN TRONG ĐỜI ĐỖ


new-year-2010-8-content

 

Chiều 29/12, mình gửi mail happy new year lên group cho các bạn. Chỉ còn 2 ngày nữa là sang năm 2011, bọn mình tròn 60 tuổi. Lúc 20h30, mình mở group 372, nhận được tin Phan Trần Thắng, thiếu uý thương phế binh TĐ 7 dù, đã ra đi hồi 17h 25 phút, do Thái Huỳnh và Trung Thuận đưa tin. Bạn mình thiếu 2 ngày nữa để bước qua tuổi 60 tây, hơn 1 tháng nữa bước qua tuổi 61 ta, trở lại một vòng tuần hoàn của cuộc đời. Bất chợt mình ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình. Mình lấy giấy bút ra, tính sổ cuộc đời, 60 mùa xuân mình đã trải qua, có vui buồn lẫn lộn.

Mùa xuân đầu tiên, mình còn bé quá nên chẳng biết và nhớ gì. Mình tưởng tượng, lúc đó mình đang trong vòng tay mẹ, hai tay ôm bầu sữa căng tròn của mẹ. Hồi đó, gia đình vất vả, xã hội còn khó khăn, làm gì có sữa bột như mấy đứa cháu ngoại bây giờ. Con gái út của mình, sanh 1980, lúc đó cố gắng lắm mình mới cho cháu uống duy nhất 1 lon Similac của Liên Xô. Khi mình được vài tháng tuổi, giao mình ở nhà cho các chị trông nom, mẹ lại quảy đôi gánh tảo tần ra chợ, lội bộ đi về từ chợ Biên Hòa đến Chợ Đồn. Mình được 6 tuổi, ba đứa em nữa lần lượt ra đời. Đôi vai của mẹ lại gầy guộc hơn. Đôi gánh của mẹ laị trĩu nặng hơn. Năm 1958, chợ Bửu Hòa dời về điạ điểm hiện tại, đối diện nhà mình. Các chị đã lớn, ba má quyết định mở cửa hàng tạp hóa taị nhà. Ba vẫn đi làm ở trường Bá Nghệ. Lứa tuổi của mình lúc đó chỉ biết ăn và học. Đúng nghĩa ăn học. Mình trông mau tết đến để mặc quần áo mới và có tiền lì xì. Chú Bảy của mình lúc đó đi lính không quân, đóng ở sân bay Biên Hòa. Cả gia đình chú ở trong khu gia binh. Chỉ có 2 ngày giỗ nội và mấy ngày tết là chú về thắp nhang nhà thờ họ tộc và thăm anh chị cùng các cháu. Sáng mồng một tết, chị em mình và mấy đứa em họ, đã lóng ngóng chờ nhận những tờ tiền mới từ tay chú, để gọi là lấy lộc đầu năm. Lúc đó chánh quyền sở tại cho"xã cảng" ba ngày tết. Chợ không họp, các sòng bạc, bầu cua cá cọp, bông vụ... mở đầy trước sân chợ. Mình khoái nhất là đánh vụ, kế đến là bầu cua cá cọp. Đánh vụ, nếu đặt cửa chánh, trúng được nhiều lần số tiền đặt cược. Nếu đánh ngang hoặc vuốt sẽ trúng ít hơn. Khi nghe tiếng con vụ ngã, mình đoán được cửa nào. Thấy mấy người lớn tuổi đánh dồn về một cửa, mình bắt chước đánh theo. Dù sao người lớn tuổi cũng kinh nghiệm hơn. Có năm, sáng mùng một tết mình đã nhẵn túi. Mình giả vờ về phụ ba bán hàng để "chỉa" chút đỉnh gỡ gạc. Mấy ngày tết cửa hàng chỉ mở cửa bán buổi sáng. Có hôm thắng lớn mình laị có những giây phút huy hoàng. Ngay ở ngã tư Chợ Đồn có tiệm LÂM KINH TRÀ GIA của chú tàu .

- Tiểu nhị, cho một chai kem sođa sữa đá hột gà. Thêm một tô hủ tiếu mì đặc biệt. Cho mấy cái bánh ngọt ăn laséc nữa.

Từ mồng 4 tết trở đi, mình theo các chị, các cô chú đi chơi ở Bửu Long, sở thú hoặc về quê ngoại ở Bình Dương. Mùng 7 tết bắt đầu đi học lại. Lúc đó, chú út của mình thương mình nhất. Đi học nghề sửa xe ở xa, tết về nhà, chú mua cho mình cái xe hơi chạy bằng dây thiều. Chú út và anh hai mình sanh cùng một năm, năm dần. Bây giờ chú út bị tai biến, đi đứng khó khăn, mình vẫn thường đến thăm viếng chú.

Những năm lên đệ nhất cấp, mình lại thích ngồi sòng cắt tê với mấy chú, người lớn tuổi, để ăn ké cá cược. Mấy ngày tết, gia đình cũng cho thoải mái không cấm cản. Tết năm 1968, xuân Mậu Thân, cái tết dài lâu trong đời. Năm đó, VC tấn công vào Biên Hòa theo hai mặt trận chính. Từ hướng nhà máy cưa, miễu Ba Làng, men theo đường rầy xe lửa, ga Biên Hùng để đánh vào trại Bạch Đằng, tức trung tâm yểm trợ của tiểu khu. Nhà của Thọ Huỳnh Hiệp, Kỳ lùn nằm trong vùng chiến sự đó. Hướng Đông Bắc, sư đoàn 5 VC từ chiến khu Đ, qua sông Đồng Nai, theo hướng Vĩnh Cửu đến Hóc Bà Thức, Đồng Lách để đánh vào sân bay Biên Hòa và căn cứ dã chiến của Mỹ. Thọc sâu xuống, VC đánh vào bộ tư lệnh quân đoàn 3, khu vực phố chợ Phúc Hải thành bãi chiến trường. Người bác họ của mình phải đưa gia đình sang lánh nạn ở Chợ Đồn. Lúc đó phía nam sông Đồng Nai, vùng Chợ Đồn Tân Vạn như không có chuyện gì xảy ra. Có những trưa chiều mình ra bến sông, nhà chị Thưởng, vợ của Vân 313, nhìn về hướng Biên Hoà, Hố Nai. Những chiếc B57, A37 chao mình xuống bỏ bom. Những cột khói bốc lên cao. Những ngày tết năm đó kéo dài hết giữa tháng giêng, mình theo xem các chú, các bác đánh cắt tê, từ sàn nhà chú tám đến căn gác xếp của bác hai mình. Trường học vẫn chưa mở cửa. Chiến sự kết thúc, bọn mình phải đi học quân sự một tháng. Lại phải đi dọn dẹp, công tác xã hội ở Đồng Lách Hố Nai. Lại bắt đầu có sự lo âu. Mình đã trưởng thành, biết suy tư, biết theo dõi thời cuộc.

Mùa xuân 1973, lần đầu tiên mình ăn tết xa nhà, dù khoảng cách từ quân trường đến nhà khoảng hơn 10 cây số. Sau khi đi chiến dịch trở về, rồi hiệp định Paris ký kết, rồi tết đến. Lệnh cấm trại 100%. Trước tết gia đình thăm nuôi tiếp tế lương thực bánh mứt. Mình vẫn cảm thấy có cái gì thiếu thốn. Thiếu người thân, thiếu bè bạn. Em Liên đã đi lấy chồng. Những đêm gác tuyến, trời không trăng sao, gió đông lành lạnh, không bút mực nào tả hết nỗi buồn da diết đó, dù rằng đó là những ngày xuân. Mùa xuân chỉ đến trong khuôn viên mấy cây số vuông, bên trong những hàng rào phòng thủ. Bên ngoài pháo vẫn nổ vang.

Tháng 12/73, sau khi hết phép , mình trở lại đơn vị. Tiểu đoàn dã chuyển quân lên Cầu Kè. Mình được rú về bộ chỉ huy TĐ làm SQ truyền tin, không còn ở ĐĐ 4, không còn nắm giữ trung đội 2 thân thương. Hạ Sĩ Liên, Mai Văn Liên, bằng tuổi chú Tám mình, vẫn xưng em ngọt sớt.

- Em nấu cơm rồi, mời chuẩn úy dùng

Anh em thằng Tới, Được nhà ở Cầu Quan, anh rể em vợ, đứa chết đứa bị thương trước đó mấy hôm. Trung úy Bình, Huỳnh Quang Bình, đại đội trưởng bị thương một lượt với tụi nó đang nằm viện ở Cần Thơ. Chuẩn úy Trần Hồng, khóa 4B 72 Đồng Đế về sau mình lên nắm ĐĐ phó. Chiến trường đang bị khuấy động, đã có những cuộc đụng độ, dù rằng lệnh ngưng bắn vẫn còn hiệu lực. Không có từ hành quân, mà chỉ có hoạt động an ninh lãnh thổ. BCH/TĐ vào đóng ở đồn lớn ấp Bến Cát. Mùa xuân laị về. Những cánh đồng đã gặt hái xong còn trơ góc rạ. Những luống dưa hấu bên sau căn cứ đã bắt đầu cho trái no tròn. Những cây xoài bên vườn nhà ai, xa xa, đã bắt đầu trổ hoa kết trái. Trên ấp người dân đã mổ heo bán tết. Đơn vị mình ban ngày vẫn đi tuần tra, tiếp tế. Ban đêm, co cụm trong căn cứ, trong những chiến hào để phòng thủ. Mùa xuân thứ hai mình lại xa nhà, nhưng lần này lại xa hơn, ba trăm cây số đường xe. Ở quê, trong vùng chiến sự, nếu không có bánh mứt, dưa hấu, mình đầu biết rằng đó là những ngày Tết. Vẫn có tiếng súng nổ. Những đứa trẻ vẫn vui đùa trong bộ quần áo nhạt màu. Nếu có chiến sự, họ laị gồng gánh quần áo, nồi niêu.... cho xuống xuồng rồi bơi ra sông Hậu về hướng Phong Nẫm, Sóc Trăng để lánh nạn. Người Miên vẫn đi lễ chùa, chắc họ cầu cho quốc thái dân an?

Ngôi nhà của họ chỉ có mái tranh vách tre. Bộ phên tre làm giường. Nếu khá hơn có thêm chiếc tủ thờ và bộ ghế trà ở giữa nhà. Thương người dân quê mình quá. Căm ghét chiến tranh quá. Mùng năm tết, mẹ già laị lặn lội vào căn cứ thăm mình. Một mùa xuân xa xứ. Buồn.

 Tháng 6-1975 mình vào trại Phú Lợi. Đêm giao thừa xuân 1976, cán bộ tập họp cả trại lên hội trường để nghe đọc thơ chúc tết. Cả hội trường, mấy trăm con người, im phăng phắc. Tiếng muỗi vo ve vẫn còn nghe rõ. Chắc anh em cùng chung tâm trạng, nghĩ về thân phận, gia đình vợ con bên ngoaì bị đối xử thế nào? Gần đến giao thừa, súng nổ ăn mừng rền vang. Dây điện bị trúng đạn đứt xuống, cúp điện. Cả hội trường, cả trại chìm ngập trong bóng tối. Như bóng đêm đang phủ trùm lên cuộc đời cuả những con người thất baị. Lời chúc tết trên loa vang lên. Lúc đó tâm trạng của mày thế nào hả Lê Thành Tươi?

Xuân 1977, mình ăn tết ở Trảng Lớn. Căn cứ này rộng lớn, xung quanh mìn cóc còn nhiều. Mình ngại nên xin vào đội tăng gia. Sáng cuốc đất tưới rau. Chiều thu hoạch rau xanh cho đội. Ban ngày, quanh quẩn trong mấy trăm mét vuông đất canh tác. Đêm về sinh hoạt với mấy trăm anh em trong lán trại, dưới ánh đèm mờ. Thêm một mùa xuân buồn xa xứ trôi qua.

Tháng 4/1977, mình về laị cuộc sống đời thường. Xuân 1978, cái tết hạnh phút nhất, bên gia đình vợ đẹp con xinh. Sau tết 78, thêm một cháu gái ra đời. Gần tết 1980, một công chúa nữa tiếp tục ghi tên vào sổ gia đình. Thời gian đó mình đi làm công nhân lao động phổ thông. Để không bị đưa đi kinh tế mới, để không bị dòm ngó, để được ngẩng cao đầu trong xã hội mới, để làm laị cuộc đời mới. Xuân 1981 mình bắt đầu ra kinh doanh mua bán. Lại vật lộn với cuộc sống. Gần đến giờ giao thừa mà chưa tắm rữa xong, nhà cửa chưa dọn dẹp, trang trí để đón chào chúa Xuân. Bù laị, mình có niềm vui hạnh phúc.

Đến mùa xuân thứ 59, xuân Canh Dần 2010 niềm vui laị nhân gấp bội. Sáng mùng một tết, ba công chúa, ba phò mã, ba cháu ngoại đến chúc tết .

- Chúc cho ba sống lâu trăm tuổi. Chúc ông ngoaị Trường Thọ.

- Đúng rồi, ba phải sống trăm tuổi. Vì ông nội con đã 95 tuổi, ba phải thọ hơn ông nội. Con hơn cha là nhà có phước.

Xuân Tân Mão 2011 sắp đến. Mình có niềm vui là đã tìm laị được anh em thời ở quân trường. Đồng đội cũ lúc ở chiến trường gian kh . Những anh em cùng trang lứa, đánh mất tuổi thanh xuân do thời cuộc. Tìm được nhau khi mái tóc đã pha sương. Những bức điện thư viết cho nhau, những hình ảnh trao cho nhau, những lần sum họp thấm tình huynh đệ. Thế là mình hạnh phúc và mãn nguyện. Rồi laị có nỗi buồn. Phan Trần Thắng đã ra đi thanh thản. Một cuộc rong chơi rồi cũng kết thúc. Một giọt nước mắt cho mày. Một nén nhang cho mày. Một lời cầu nguyện cho mày. Xin hãy ngủ yên. Bên kia bờ đaị dương xa thẩm anh em vẫn nhớ đến mày.

 

Đỗ Công Luận - cựu HS NQ khóa 8

 

 

17 Tháng Sáu 2011(Xem: 106981)
Bài này là một trong rất ít bài con viết cho Ba nếu có 1 thế giới nào khác thế giới này, mà Ba có thể nghe được thì xin ba hãy mỉm cười,
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 101711)
Kính dâng Ba Mẹ và xin lỗi Ba Mẹ, ai con cũng có thể viết cho họ đuợc, viết thư tình, viết công văn, viết thơ tán gái, viết... tùm lum, mà chả mấy khi viết được giòng nào cho Ba Mẹ.
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 94553)
Em đã sắm thêm quần áo mới Cùng anh về lại với Ngô Quyền Thầy Cô, bè bạn đang ngóng đợi Em nói rồi, anh phải tin em!
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 26965)
Anh ạ mưa Ngâu buồn day dứt... Như tiếng lòng em khoắc khoải chờ Không là Chức Nữ sao mòn mỏi Mong bóng ai về trong giấc mơ.
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 96860)
Sang sông lâu rồi sao vẫn nhớ Con đường xưa, trường cũ, người thương Dáng cô đi bồi hồi nắng lụa Mây nghiêng nghiêng ngó xuống sân trường.
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 87565)
Tình Cha, cao xa hơn núi thẳm Nghĩa Mẹ hiền, từa tựa biển xanh Núi trên cao, xa tít ngút ngàn Biển bát ngát, Hoàng Hà sóng vỗ
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 100221)
Đường về khuya hạt nhớ cứ vuông tròn Bay không ngớt qua lòng người cô phụ Thôi để buồn em làm viên sỏi nhỏ Đau dưới chân ai nhìn mưa cuộn quanh đời
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 119303)
Em ạ, hết thảy mọi hoạt độngcủa con người là nhằm đến cái hạnh phúc, ngay cả những chuyện làm đau khổ hy sinh thiệt thòi rốt cuộc lại cũng chỉ vì hạnh phúc.
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 103238)
Nửa vòng trái đất quá xa xôi Áo trắng trường xưa của một thời
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 138439)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
31 Tháng Năm 2011(Xem: 104163)
Bóng trăng gầy còn đó Dõi mắt nhìn mây bay... Tưởng chừng chòm râu trắng Ghé về thăm đêm nay!
30 Tháng Năm 2011(Xem: 100579)
Vầng trán Ba làm con xao động nhất Nhạc đã im mà nghe chừng không tắt Đường nhăn dài còn vọng những âm thanh.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 110566)
Ba đã cho con một tuổi thơ đầy ắp hoa bướm, dù rằng con thiếu Mẹ. Ba đã cho con muôn ngàn tia nắng ấm từ trái tim yêu thương của Ba dù rằng trái tim Ba đang đau buốt.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 107292)
Gương mặt Bố có những nét duyên dáng tráng kiện của một người đàn ông chung thủy và chịu đựng.
28 Tháng Năm 2011(Xem: 44087)
nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Thúy An
27 Tháng Năm 2011(Xem: 35723)
Thương nhớ nao lòng Mùi rau quê mẹ.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 113797)
Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi!
13 Tháng Năm 2011(Xem: 119151)
Em cũng muốn chào anh Mà trùng khơi dịu vợi Nên đành thôi khép mắt Chờ giọt nước mắt rơi.
07 Tháng Năm 2011(Xem: 137778)
NUỐI TIẾC, TIẾC NUỐI - Nhạc và lời Đào Lê Văn, cảm tác từ truyện ngắn “NUỐI TIẾC” của Thiên Thu – Ca sĩ Tâm Thư .
07 Tháng Năm 2011(Xem: 71884)
Nhân dịp ngày lễ Mẹ (Mother's Day), xin được chia sẻ những cảm xúc chân thành, thiết tha của những người con diễm phúc vẫn còn có Mẹ bên cạnh hoặc đã vĩnh viễn chia lìa, với lòng nhớ thương và tri ân sâu đậm.
07 Tháng Năm 2011(Xem: 113419)
Ngày con tròn tuổi nằm nôi. Mẹ gánh con đi khắp chợ đời. Nắng gió phong trần nuôi con lớn. Thay lời ru mẹ, tiếng à ơi!
06 Tháng Năm 2011(Xem: 143718)
Đứa con nào cũng vậy, luôn thờ ơ với Mẹ. Mẹ như một hiện hữu mà trời đã cho mình. Cứ nhận lãnh, hưởng thụ vô tội vạ. Cứ thấy mẹ chưa làm hết cho mình, chưa thương yêu mình đúng như mình muốn.
06 Tháng Năm 2011(Xem: 130566)
Vĩnh Biệt Nghìn Thu, Mẹ thiêng liêng Chúng con cô quạnh, nỗi niềm riêng Ngoài hiên chiếc lá vàng rơi rụng Một ánh sao rơi, mất Mẹ hiền.
06 Tháng Năm 2011(Xem: 120085)
Tháng Năm Lễ Mẹ Con thắp nén hương Với nỗi nhớ thương Ngày con mất mẹ Con không về được Thăm mẹ lần cuối Con xin tạ lỗi Mẹ hãy thứ tha
06 Tháng Năm 2011(Xem: 111132)
Con ơi để Mẹ lau giòng lệ Chia xẻ cùng con những khó khăn Vất vả vì chồng, vì con trẻ Như Mẹ ngày xưa ...đã khóc thầm.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 58474)
Bỏ quên em, bỏ quên tôi À ơi tiếng mẹ ru hời bên nôi Bỏ quên giọng hát tuyệt vời Dọc đường gió bụi, nhớ lời em ca
05 Tháng Năm 2011(Xem: 133043)
Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con của mình.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 117430)
Khói trắng làn hương như tóc trắng Nấm mồ chưa kịp phủ màu xanh Con đốt hưong bay trong đêm vắng Nửa gởi quê xa, nửa cho mình!