Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - 50 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA MIỀN NAM TỰ DO VÀ TÔI

16 Tháng Ba 20242:00 SA(Xem: 1235)
GS. Huỳnh Công Ân - 50 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA MIỀN NAM TỰ DO VÀ TÔI

50 NGÀY CUỐI CÙNG CỦA MIỀN NAM TỰ DO VÀ TÔI



Tối ngày 11 tháng 3 năm 1975, sau khi đi dạy ở một trường tư về nhà, ăn cơm xong tôi lên giường nằm đọc báo, một thói quen trước khi ngủ. Tôi giựt mình khi thấy một tin chạy tít lớn ở trang nhất: “Tiểu khu Darlac (Ban Mê Thuột) bị thất thủ”. Hai tháng trước, chúng ta đã mất tỉnh Phước Long nhưng tôi nghĩ rằng rồi đây quân ta sẽ tái chiếm được hai tỉnh này, như năm 1968 tái chiếm Huế và 1972 tái chiếm Quảng Trị.

Từ ngày 12/3/1975 đến ngày 17/3/1975 trung đoàn 53 của sư đoàn 23 tại phi trường Phụng Dực cầm cự với quân Bắc Việt với hy vọng giữ được đầu cầu đổ quân tiếp viện để tái chiếm thị xã Ban Mê Thuột. Nhưng cuối cùng, với quân số đông hơn gấp 10 lần, cộng quân tràn ngập phi trường và trung đoàn 53 bị xoá sổ, chỉ có vài chục binh sĩ thoát khỏi vòng vây.

image002

Tướng Phạm Văn Phú


Cùng ngày 17/3/1975, lệnh rút bỏ Pleiku của tổng thống Thiệu được tướng Phạm Văn Phú thi hành: 4000 quân xa theo tỉnh lộ 7B tiến về hướng Phú Bổn.

Trong lúc đó, 5000 quân dân trốn khỏi Ban Mê Thuột đi về phía Phước An, Khánh Dương. Sư đoàn F10 Bắc Việt từ Ban Mê Thuột kéo xuống hướng Nha Trang để truy đuổi quân dân ta.

Ngày 18/3/1975 đoàn quân tới Hậu Bổn (Cheo Reo), quân Bắc Việt đuổi theo tấn công, đoàn lui binh kéo tàn quân về Tuy Hoà ngày 26/3/1975 chỉ còn 300 quân xa.

Ngày 15/3/1975 lữ đoàn 3 nhảy dù được lệnh rút từ Đại Lộc, Quảng Nam đi bằng tàu về Nha Trang, tiến lên phòng thủ Khánh Dương ngày 21/3/1975. Trước một lực lượng đông đảo địch quân: sư đoàn F10 và sư đoàn 320 Bắc Việt, sau hơn 10 ngày giao tranh ác liệt, ngày 1/4/1975 liên đoàn 3 nhảy dù phải triệt thoái về Phan Rang.

Ở quân khu 1, Bắc Việt có ưu thế hơn ta về và vũ khí đạn dược, lực lượng coi như gấp hai rưỡi ta..


image003

Tướng Ngô Quang Trưởng


Trong khi mở chiến dịch Ban Mê Thuột, Việt Cộng tại Quân khu 1 cũng xâm nhập đánh phá các nơi để cầm chân ta như tại Quảng Trị địch chiếm quận Hải Lăng bắc Thừa Thiên, xâm nhập các xã ven biển Thừa Thiên, phía nam đánh các cao điểm của sư đoàn 1, tấn công tuyến sông Bồ nhưng bị đẩy lui bỏ lại 200 xác chết, tại Quảng Tín Việt Cộng chiếm 2 quận Tiên phước, Hậu Đức ngày 10-3 bắn phá tỉnh lỵ Tam Kỳ… Ngày 11-3 Tổng thống Thiệu Triệu tập phiên họp tại Dinh Độc Lập cho biết trước tình hình hình khó khăn do quân viện bị cắt giảm, áp lực địch mạnh, ta chỉ có thể giữ được Quân khu 3, Quân 4 và một vài tỉnh duyên hải vùng 2, vùng Một chỉ giữ Huế và Đà Nẵng. Trong lúc tình hình quân sự có vẻ không thuận lợi cho ta thì theo yêu cầu của của Ông Thiệu, Bộ Tổng tham mưu lệnh cho Tướng Trưởng trả sư đoàn Nhẩy Dù về Trung ương. Ngày 13-3 Tổng Thống Thiệu lệnh cho Tướng Trưởng về Sài Gòn họp Hội Đồng an ninh Quốc gia, thành phần gồm Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn. Ông Thiệu cho biết tình hình khó khăn do cắt giảm quân viện, ông không tin Mỹ sẽ can thiệp dù Cộng Sản tấn công miền Nam nên phải tái phối trí lực lượng, rút quân bỏ những miền rừng núi đễ giữ những vùng mầu mỡ còn hơn đứng chung chính phủ Liên Hiệp với Cộng Sản.

Ngày 14-3 Tướng Trưởng về Quân đoàn 1 họp tham mưu, thảo luận kế hoạch tái phối trí, Nhẩy Dù sẽ rút về Sài Gòn, hôm sau liên đoàn 14 Biệt động quân nhận vùng trách nhiệm của Lữ đoàn Thủy quân lục chiến 369 tại Quảng Trị để lữ đoàn này về Phú Lộc thay Lữ đoàn Dù, một lữ đoàn TQLC sẽ chịu trách nhiệm khu vực sông Bồ để bảo vệ Huế. Ngày 17-3 Lữ đoàn 258 TQLC sẽ rời Quảng Trị để về Đà Nẵng thay lữ đoàn Dù. Dân chúng sợ hãi đã di tản ồ ạt trên quốc lộ 1 từ mấy ngày nay làm cản trở việc điều quân tái phối trí. Ngày 18-3 Thủ tướng Khiêm ra Đà Nẵng để giải quyết vấn đề dân tỵ nạn, ông cho Tướng Trưởng biết sẽ không tăng viện Quân khu 1 vì tình hình Quân khu 3 nghiêm trọng, Việt Cộng đánh Dầu Tiếng, áp lực Tây Ninh, Long Khánh, Bình Tuy.. Ngày 19-3 Tướng Trưởng được triệu về Sài Gòn họp lần thứ hai, thành phần phiên họp cũng như lần trước nhưng có thêm Phó tổng thống Trần Văn Hương. Tướng Trưởng trình bầy hai kế hoạch lui binh: Kế hoạch Một: các đơn vị sẽ theo Quốc Lộ Một từ Huế Chu lai về Đà Nẵng, trong trường hợp Quốc lộ Một bị cắt thì sẽ theo kế hoạch Hai. Kế hoạch Hai: Các lực lượng Quân đoàn sẽ tập trung tại ba cứ điểm Huế, Đà Nẵng và Chu Lai, tàu hải quân sẽ chuyên chở lính từ Huế Chu Lai về Đà nẵng. Trong cả hai kế hoạch Đà Nẵng vẫn là điểm tựa cuối cùng, Trưởng đề nghị giữ cả ba cứ điểm để phân tán lực lượng địch và gây tổn thất tối đa cho Việt Cộng, Thiệu cho biết giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ông Cao Văn Viên cho rằng kế hoạch của Tướng Trưởng là hợp lý. “Kế hoạch lui quân của Quân đoàn 1 soạn thảo rất hợp lý và đầy đủ, gồm kế hoạch dự phòng để đối phó với những bất ngờ do địch gây ra. Khi trận chiến khai diễn như Kế Hoạch Hai dự trù và các đơn vị của Quân đoàn 1 rút hết về Đà Nẵng, chúng ta chỉ còn hai hành động phải làm: Cố thủ tại chỗ hoặc rút bằng đường biển nếu tình thế bắt buộc. Như vậy vào thời điểm trên, đâu còn cần đến kế hoạch dự phòng nào khác” Thật ra kế hoạch nghe thì hay nhưng thực hiện được không phải là chuyện dễ. Tướng Thiệu lệnh cho Trưởng cố gắng giữ được tất cả những phần đất có trong tay sau đó ông lệnh cho Tướng Quang soạn bài hiệu triệu trên đài phát thanh Huế để trấn an dân chúng, quyết bảo vệ Huế đến cùng. Buổi họp này không thấy nói đến triệt thoái mà chỉ là kế hoạch co cụm để giữ đất.

Ngày 19-3 Quảng Trị bỏ ngỏ, chi đoàn Thiết giáp, liên đoàn 14 Biệt động quân rút về bên này Mỹ Chánh lập phòng tuyến mới. Cộng quân bắt đầu tấn công mạnh vào Quân khu. Theo Tướng Hoàng Lạc, Giám mục Phạm Ngọc Chi địa phận Đà Nẵng và Giám mục Nguyễn Kim Điền khuyên không nên đổ máu vô ích vì các siêu cường đã sắp đặt cả rồi.

Sáng 20-3 Tướng Trưởng bay ra bộ chỉ huy tiền phương họp các cấp chỉ huy bàn kế hoạch phòng thủ Huế như Tổng thống ra lệnh phải giữ bằng mọi giá. Tình hình mặt trận tương đối chưa đến nỗi tệ, các đơn vị còn hoàn hảo, tinh thần cao duy trì được kỷ luật, ai nấy đồng lòng tử thủ, dân chúng di tản nhiều. Tưởng Trưởng lạc quan khi thấy Huế phòng thủ tốt. Trưa hôm đó Thiệu đọc hiệu triệu dân trên đài phát thanh Huế. Đến chiều khi về tới Đà Nẵng Tướng Trưởng nhận được lệnh của của dinh Độc Lập chỉ giữ Đà Nẵng thôi nếu tình hình bó buộc, Tướng Thiệu lý luận Quân đoàn không đủ lính để bảo vệ cả ba cứ điểm Chu lai, Huế và Đà Nẵng. Tướng Trưởng được quyền tuỳ cơ ứng biến.

Quân khu 1 ngày một nguy ngập, Cộng quân đã bắt đấu tấn công mạnh, chúng đánh theo thế gọng kìm từ trên Quảng Trị đánh xuống và từ dưới Quảng Ngãi đánh lên, dân chúng chạy loạn ồ ạt từ Huế kéo về Đà Nẵng, từ Quảng Nam Quảng Ngãi kéo lên. Ngày 21-3 Việt cộng tấn công Phú Lộc, áp lực mạnh trên Quốc lộ Một, dân tản cư đông như kiến từ Huế về Đà nẵng. Sư đoàn 1 VNCH có pháo binh và không quân yểm trợ đẩy lui cuộc tấn công của Việt Cộng nhưng địch có ưu thế về lực lượng nên sư đoàn 1 cầm cự đến trưa ngày 22 thì thất thủ, trung đoàn 1, liên đoàn 15 Biệt động quân bị đẩy lui, một khúc đường Quốc lộ Một bị cô lập, trung đoàn 1 thuộc sư đoàn 1 bị thiệt hại nặng, Tướng Trưởng ra lệnh thu gọn tuyến phòng thủ Huế.

Dân chúng và quân cụ bắt đầu được chở bằng tầu ra khỏi Đà Nẵng, ngày 23 -3 Việt Cộng pháo kích Huế rời rạc không gây thiệt hại gì nhiều nhưng khiến dân chúng hốt hoảng náo động như hỗn loạn. Tại phía nam vùng Một quận Hậu Đức, Tiên Phước thuộc Quảng Tín bị Việt cộng chiếm, sư đoàn 2 và liên đoàn 12 Biệt động quân chặn được áp lực địch tấn công về Tam Kỳ và các vùng duyên hải. Trước áp lực dồn dập của Việt Cộng Tướng Trưởng ra lệnh di tản 2 quận Sơn Trà, Trà Bồng Quảng Ngãi, những tiền đồn xa tiếp tế cũng được di tản, Tướng Trưởng cho gom các lực lượïng rời rạc lại để bảo vệ những điểm trọng yếu vào trận cuối cùng. Sự chỉnh đốn của Tướng Trưởng đem lại chút yên gượng gạo cho 2 tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Tín trong 2 ngày.

Lực lượng phòng thủ của ta ngày một yếu trước áp lực địch., ngày 24-3 tại phía nam Quân khu 1, Việt Cộng tấn công mạnh tại Quảng Tín , sư đoàn 711, trung đoàn 52 và xe tăng đánh Tam Kỳ, đặc công đột nhập tỉnh lỵ thả tù gây rối loạn đến trưa thì Tam Kỳ thất thủ. Trung đoàn 2 thuộc sư đoàn 3 từ Quảng Nam được lệnh tiến về Quảng Tín để giúp địa phương quân chạy về từ Tam Kỳ về… Tam Kỳ mất, dân ùn ùn chạy về Đà Nẵng. Tại Quảng Ngãi Cộng quân tấn công gấp rút dữ dội, đặc công và địa phương quân Việt Cộng tại Quảng Ngãi tấn công phi trường, các cơ sở hành chánh quân sự Quảng Ngãi, đường Quốc lộ Một từ Quảng Ngãi tới Chu lai bị cắt đứt, đường ra biển bị cô lập, chỉ trong một ngày tình hình Quân khu 1 rối loạn đến mức không còn kiểm soát được nữa. Quân đoàn chấp thuận cho tiểu khu Quảng Ngãi mở đường máu về Chu Lai nhưng chỉ có vài đơn vị về được. Ngày 25-3 tất cả các đơn vị quân đoàn 1 tụ lại 3 phòng tuyến chính: Nam Chu Lai, Đà Nẵng và Bắc Huế, các lực lượng của Quân đoàn bị thiệt hại nhiều khi di tản về các phòng tuyến này, tinh thần binh sĩ xuống thấp, ai nấy chán nản chưa bao giờ trong đời chinh chiến họ thấy tuyệt vọng như hiện nay. Trong tình thế khó khăn Trưởng lại nhận thêm một lệnh nữa từ dinh Độc Lập, Tướng Thiệu lệnh cho Trưởng dùng ba sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn 1, 2, 3 để phòng thủ Đà Nẵng, sư đoàn TQLC đóng vai trừ bị. Đêm đó Tướng Trưởng cho sư đoàn 1 và các đơn vị quanh Huế rút về Đà Nẵng, ông lệnh cho sư đoàn 2 chi khu Quảng Ngãi và thân nhân của họ ra Cù Lao Ré, một đảo ngoài khơi Chu lai. Hai tầu dương vận hạm đón sư đoàn 2 tại Chu lai đưa về Cù Lao Ré, cuộc vận chuyển thành công hơn mặc dù có hỗn loạn nhưng một nửa quân số của sư đoàn 2 đã lên tầu đưa về Bình Tuy, chính phủ tuyên bố Huế và Chu lai thất thủ ngày 25-3. Các lực lượng Huế bắt đầu di tản, sư đoàn 1 và các đơn vị cơ hữu rút ra cửa Tư Hiền. Hải quân và công binh sẽ bắc cầu để quân di tản đi ngược vào đất liền rồi dùng đường bộ về Đà Nẵng, Chu Lai. Sáng ngày 26-3 biển sóng to làm đình trệ cuộc vận chuyển, cầu chưa hoàn tất đến trưa thủy triều dâng cao không thể vượt biển được trong khi ấy Việt Cộng đuổi theo nã pháo vào cửa Tư Hiền và các địa điểm tập trung quân của ta, hỗn loạn diễn ra không còn quân kỷ, sư đoàn 1 tan rã tại đây chỉ có một phần ba về được đến Đà nẵng, tới nơi họ rã ngũ đi tìm thân nhân.

Trong khi đó thì lữ đoàn kỵ binh với hơn 100 thiết giáp các loại từ mặt trận Bắc Huế tiến về cửa Thuận An, theo sau là các đơn vị pháo binh với hằng trăm khẩu pháo, TQLC, BĐQ, ĐPQ từ tuyến sông Bồ đang lũ lượt kéo về, hỗn loạn diễn ra dữ dội. Hai tầu dương vận hạm đến cửa Thuận An để chở TQLC, tầu hải vận đĩnh và quân vận đĩnh chở người từ bờ ra dương vận hạm, hỗn loạn ngày càng dữ hơn, giết chóc nhau dã man để giành chỗ trên tầu. Cộng quân pháo kích vào địa điểm tập trung quân gây thiệt hại nặng nề cho ta, nhiều lính TQLC tự tử tập thể vì cùng đường tuyệt vọng, cuộc tập trung quân tại cửa Tư Hiền và Thuận An đã làm mồi cho pháo binh địch. Sư đoàn 324 CS càn quét tàn quân VNCH tại Thừa Thiên, sư đoàn 325 CS chuyển vào Quảng Nam phối hợp với sư đoàn 304 CS tấn công Đà Nẵng sư đoàn 2 VC cũng tiến về thành phố. Quân đội VNCH lập phòng tuyến phòng thủ bảo vệ Đà Nẵng, phía tây 2 lữ đoàn TQLC, phía nam sư đoàn 3 và địa phương quân Quảng Nam. Ngày 27-3 Các cuộc phòng thủ Đà Nẵng thành ra vô hiệu trước sự hỗn loạn, Việt cộng dồn nỗ lực bao vây thành phố. Từ bắc Đà Nẵng hai sư đoàn 324B và 325C cùng với trung đoàn xe tăng và hai trung đoàn pháo tiến dọc theo thung lũng Voi bao vây thành phố, phía Nam sư đoàn 711, 304 tiến chiếm Đại Lộc và Dục Đức, Đà Nẵng đã nằm trong tầm pháo của quân thù. Tại thành phố lớn thứ hai của miền nam này Quân đoàn 1 chỉ còn có sư đoàn 3 và 2 lữ đoàn TQLC, các sư đoàn 1 và 2 đã bị rã ngũ trên đường triệt thoái, một phần đã được tầu chở ra khơi, lực lượng không đủ để đương đầu với áp lực quá đông của địch, lại nữa thành phồ với hằng triệu người tỵ nạn đã trở nên hỗn loạn không thể nào kiểm soát nổi. Sáng ngày 28 Tướng Trưởng họp khẩn cấp các đơn vị trưởng ban hành một số biện pháp vãn hồi trật tự và tái trang bị các đơn vị di tản trong thành phố nhưng ta không còn đủ quân tác chiến để thực hiện kế hoạch này. Các quân nhân có mặt được sung vào các đơn vị tác chiến nhưng không đủ để bù vào thiệt hại do cuộc triệt thoái gây ra. Trưa 28/3 phòng 2 thuộc Bộ TTM cho Quân đoàn biết Cộng quân có thể tấn công trong đêm, sư đoàn 1 không quân được lệnh di tản về Phù Cát, Phan Rang, Quân đoàn 1 ban lệnh ứng chiến tại các tuyến phòng thủ. Hai giờ trưa các xã ấp quanh Đà Nẵng đã lọt vào tay Cộng quân. Địa phương quân, nghĩa quân tan rã, binh sĩ rã ngũ rời đơn vị.

Việt Cộng pháo phi trường, căn cứ Hải quân khi trời vừa tối rất dữ dội và chính xác nhờ những toán đặc công, tiền pháo viên chỉ điểm hướng dẫn. Tướng Trưởng vội báo cáo về Bộ Tổng tham mưu và gọi cho Tổng thống Thiệu xin di tản bằng đường biển. Tướng Thiệu không ra lệnh rõ ràng chỉ hỏi vu vơ nếu di tản thì có thể được bao nhiêu trong khi ấy có biết bao người đang chết chìm chết bắn vì trọng pháo của địch cũng như bắn giết nhau giành đường tẩu thoát. Pháo kích của địch khiến cho liên lạc giữa Sài Gòn và Đà Nẵng bị cắt đứt, Tướng Trưởng lập tức ra lệnh bỏ Đà Nẵng, ông họp với Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư lệnh Hải quân vùng 1 và các cấp chỉ huy để hẹn địa điểm rút quân tại: chân đèo Hải Vân, núi Non Nước và cửa khẩu Hội An. Rạng sáng ngày 29-3 sương mù bao phủ dọc theo bờ biển, ngoài khơi tầu đã có mặt ở điểm hẹn, thủy triều thấp tầu không vào bờ được, binh sĩ phải lội ra biển. Cuộc di tản êm xuôi cho đến khi khi Việt Cộng phát hiện chúng bèn pháo kích vào địa điểm tập trung quân và tầu ngoài khơi gây nhiều thiệt hại cho ta, tầu di tản được 6000 TQLC, 3000 lính sư đoàn 3 và nhiều đơn vị khác. Đà Nẵng được coi như thất thủ ngày 29-3-1975.

Hạ tuần tháng 3 năm 1975, sau khi có lệnh bỏ Huế và Đà Nẳng, các đơn vị ta cứ lần lượt tháo lui, làm các tỉnh thành, quận lỵ phải rút theo, tạo ra cảnh đỗ vỡ tan thương cho không biết nhiêu gia đình quân nhân cũng như dân chính. Tốc độ rút lui nhanh hơn tốc độ truy đuổi. Các đơn vị VC đến tiếp thu, không bị đánh chận, nên cứ ung dung tiến văo thành phố đã bị bỏ ngỏ. Đến khi vào tiếp thu Nha Trang, chúng vẫn cứ tin rằng Phan Rang cũng đã bỏ chạy, nên tiếp tục cho các toán tiền thám cứ tiến vào. Ngạc nhiên, và cũng là lần đầu tiên bị ngăn chận trước khi đến Phan Rang, chúng bèn tháo lui về hướng Bắc, vào ẩn nấp trong vùng Ba Ngòi chờ viện binh. Mãi đến ngăy 16.4.1975, khi tung ra toàn lực áp đảo, chúng mới vào được Phan Rang.

Vào thời điểm các đại đơn vị ta rút lui, mà không có một sự kháng cự đáng kể nào để làm khó khăn và thiệt hại cho đối phương, thì căn cứ Phan Rang đã anh dũng chống cự, và đã làm thiệt hại đáng kể cho quân đội chánh quy Bắc Việt.

Chiến trận tại Phan Rang có thể chia ra làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhứt từ ngày1 đến 3.4.1975, là giai đoạn hình thành tuyến phòng thủ, với Sư đoàn 6 Không quân và Tiểu đoàn 5 Dù thuộc Lữ đoàn 3 Dù cùng một số đơn vị địa phương quân còn lại.

Sư đoàn 6 Không quân gồm:

– 3 Phi đoàn A-37, 524, 534, 548

– 1 Phi đội A-1

– 2 Phi đội tản thuơng 259 B và 259 C

– 2 Phi đoàn Trực thăng 229 và 235

Lữ đoàn 3 Dù gồm:

– Bộ chỉ huy

– Tiểu đoàn 5


Giai đoạn thứ hai từ ngày 4 đến 12.4.1975, là giai đoạn củng cố tuyến phòng thủ, với sự thành lập Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3, với Lữ đoàn 2 Dù. Đây là thời gian đem đến ít nhiều lạc quan trong việc ổn định tình hình sau nhiều ngày xáo trộn. Một số đơn vị nhỏ của địch đã hoàn toàn bị đẩy lui khỏi đèo Du Long rút về ém quân tại khu Vườn Dừa, Cam Lâm đợi tăng viện.

Lữ đoàn 2 Dù gồm:

– 3 Tiểu đoàn 3, 7, 11

– 1 Tiểu đoàn Pháo binh

– Các đại đội Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận


Giai đoạn thứ ba từ 13 đến 16,4.1975, là giai đoạn của trận chiến quyết định, với các đơn vị gồm:

Liên đoàn 31 Biệt động quân gồm:

– 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52.

Tăng cường cho Bộ Tư Lệnh Tiền phương:

– Toán Thám sát / Nha Kỷ thuật

Sư đoàn 2 Bộ binh gồm:

– 2 Trung đoàn 4 và 5

– 2 Pháo đội gồm 10 khẩu 105 ly

– 2 Chi đội Thiết Vận Xa gồm 10 chiếc

Lực lượng Hải quân gồm:

– Duyên đoàn 27

– 2 Khu trục hạm

– 1 Giang pháo hạm

– 1 Hải vận hạm và một số tàu yểm trợ


Trong 2 ngăy 13 và 14, Lữ đoàn 2 Dù được lịnh rút về Saigon. Liên đoàn 31 Biệt động quân và Sư đoàn 2 Bộ binh ra thay. Vừa thay quân vừa chiến đấu, và phòng tuyến Phan Rang bị tràn ngập vào trưa ngày 16.4.1975, bởi 2 sư đoàn VC 325 và 3 Sao vàng, cùng với các đơn vị của Đoàn 968 VC. Trong ngày 14.4.1975, ngoài Duyên đoàn 27 đã có mặt tại Phan Rang, Hải quân Saigon tăng cường khẩn cấp 2 Khu trục hạm, 1 Giang pháo hạm, 1 Hải vận hạm cùng một số tàu yểm trợ.

Lực lượng địch:

Theo tù binh thuộc Đoàn Hậu cần 57 địch bị bắt tại đèo Du Long ngày 9.4.1975, các cấp chỉ huy địch ngở Phan Rang đã bỏ chạy, nên tiếp tục cho các bộ phận truy đuổi, cứ yên tâm tiến vào tiếp thu. Bị đánh đuổi, chúng lui về lẫn trốn vùng Vườn Dừa, Ba Ngòi chờ đại quân của 2 Sư đoăn 3 và 325 VC từ phía Bắc đến. Các nhóm du kích vẫn hoạt động gần phi trường. Đoàn 968 VC vừa ghi nhận có mặt. (xác nhận bởi Đại tá Nguyễn Thu Lương và Trung Tá Phạm Bá Mạo khi bị đơn vị nầy bắt tại mặt trận.)

I. HÌNH THÀNH TUYẾN PHÒNG THỦ

Kể từ ngày 1.4.1975, sau khi Nha Trang bỏ ngỏ, căn cứ Phan Rang đương nhiên trở thành căn cứ tiền tuyến của Miền Nam. Buổi tối cùng ngày, Trung tá Lê Văn Phát, Lử đoàn trưởng Lử Đoàn 3 Dù cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn và một phần của Tiểu đoàn 5, trên đường rút từ Khánh Dương xin vào để chờ phi cơ về Saigon. Căn cứ lúc bấy giờ rất là trống trải, vì một số lớn quân nhân Địa Phương Quđn canh gác vòng đai đã bỏ nhiệm vụ. Trong căn cứ, một số quân nhân trẻ nổ súng loạn xạ vì lo sợ vu vơ. Ngoài thị xả, Tỉnh trưởng đã rời nhiệm sở, dân chúng thì ngơ ngác, phân vân. Trên quốc lộ 1 và 11 hướng về Saigon, từng đoàn xe dân sự và quân sự chật nứt người rầm rộ tiếp nối nhau chạy giặc. Tệ hại hơn nửa là Đà Lạt cũng bỏ chạy, và đoàn xe của Trường Võ Bị Đà Lạt đang theo Quốc lộ 11 trên đường đi Bình Tuy cũng vừa chạy ngang căn cứ. Lúc nầy thực sự, căn cứ đang trở thành tiền đồn và đang ở trong tình trạng hết sức cô đơn.


image006

Tướng Phạm Ngọc Sang



Chuẩn bị tìm phương kế giữ an toàn, tướng Phạm Ngọc Sang, tư lệnh sư đoàn 6 Không Quân chỉ thị hạn chế sự ra vào căn cứ để tránh xáo trộn do toán người tháo chạy mang đến. Vì vậy nên khi nghe có đơn vị Dù xin vào căn cứ, tướng Sang liền hỏi xin lệnh Bộ Tư Lệnh KQ. Được biết đó là do Bộ Tư Lệnh Dù yêu cầu để Lữ đoàn III được văo căn cứ như đơn vị tăng phái phối hợp phòng thủ, tướng Sang mới thuận cho đoàn quân của Trung tá Phát vào phi trường. Thật là đúng lúc cần thiết và tướng Sang rất bằng lòng có thêm người để giử an toàn cho căn cứ hiện trong tình trạng bỏ ngỏ. Tướng Sang phối họp ngay với Trung tá Phát để phối trí việc phòng thủ căn cứ với Không đoàn Yểm Cứ của Trung tá Phạm Bá Mạo và Trung tá Nguyễn Văn Thiệt vì căn cứ mênh mông với vòng đai hình vuông mỗi cạnh 6 km, mà Liên đoàn Phòng Thủ chỉ có khả năng phụ trách canh gác vòng đai gần mà thôi. Dù muốn dù không, căn cứ không quân Phan Rang đã trở thành tiền đồn của Miền Nam mà tướng Sang đang là người có nhiệm vụ phải chống giữ. Tướng Sang chỉ thị Trung tá Diệp ngọc Châu Phụ tá Nhân Huấn phải theo dỏi sát vấn đề nhân viên, để đừng xảy ra tình trạng bung chạy, vì quá hoang mang, giao động trước việc, có thể chiến đấu như bộ binh.

Trung tá Phát xử dụng Đại đội Trinh sát Dù, bung ra kiểm tra nội vi căn cứ và đánh đuổi một vài tên du kích mon men vào Đồn Đại Hàn gần cổng số 2 của căn cứ. Về phần Không quân, câc cấp phi hành và kỷ thuật đê am hiểu tình hình mới, chấp nhận thực trạng và hết mình nổ lực chiến đấu vì nhu cầu phòng thủ.

Vào buổi chiều, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 ghé căn cứ thăm hỏi tình hình. Sáng hôm sau, ông rời căn cứ bay về Saigon.

Ngày 2.4.1975, Saigon tăng cường một đơn vị Dù. Trung tá Phát liền xử dụng để kiện toàn an ninh cho phi trường và phối hợp với các đơn vị Địa phương quân trong việc giữ an ninh cho thị xã.

Lúc 2 giờ chiều, tuwowsng Sang bay xuống Phan Thiết đón Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3. Khi gặp tướng Sang, ông nói sở dĩ muốn gặp tướng Sang tại Phan Thiết là để xác nhận sự hiện hữu của Phan Rang, mà giờ nầy lẻ ra cũng đã bỏ chạy như Nha Trang và Cam Ranh rồi. Sau khi nghe tướng Sang thuyết trình tình hình, Trung tướng Toàn nói:” kể từ buổi thị sát nầy, Phan Rang sát nhập vào Quân đoàn III, trở thành cứ điểm cực Bắc của quân đoàn.”

Cùng ngày tướng Sang nhận được lệnh Bộ tổng tham mưu chỉ định tướng Sang phụ trách bảo vệ Phan Rang.


Ngày 3.4.1975, TĐ5 Dù để tạm kiểm soát các khu vực cạnh thị xã và nội vi phi trường. Từ Ba Râu đến Thị xã, dân chúng bớt hoảng sợ mặc dầu sanh hoạt vẫn còn rụt rè. Trong căn cứ Không đoàn Yểm Cứ đã chấn chỉnh an ninh nội bộ khiến cho căn cứ lần lần lấy lại sanh hoạt bình thường.


Đại tá Lê văn Thảo Không đoàn trưởng Không Đoàn 92 Chiến Thuật với 3 phi đoàn A-37, 524 Thiên Lôi, 534 Kim Ngưu và 548 Ó Đen. đã sát cánh cùng đoàn viên xuất kích đêm ngày rất hữu hiệu.


Trung tá Lê Văn Bút Không đoàn trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật với 2 phi đoàn trực thăng 229 và 235, 1 phi đoàn Quan sát 118 và một bộ phận của Phi đoàn 530 A-1 với Phi đội tản thương 259 C, đã bay thi hành nhiều công tác khó khăn nguy hiễm.


Trung tá Đổ hữu Sung và đoàn kỷ thuật gan dạ, chu toàn mọi công tác sửa chửa và trang bị dưới làn pháo kích ngày đêm của địch.


Theo tin tức của các quân nhân ta từ các nơi ghé xin phương tiện về Saigon, thì VC đang xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi.
Tướng Sang liền cho phi cơ quan sát bao vùng và chỉ điểm cho phi cơ A-37 đánh phá.

Cộng thêm các khó khăn, việc tiếp tế nhiên liệu đang gặp trở ngại vì xe bồn không cung cấp như bình thường, bởi cảng Cam Ranh đã bị địch chiếm. Vì vậy hàng ngày, tướng Sang phải nhận tiếp tế từ Saigon bằng phi cơ C-130, một số lượng nhiên liệu tối thiểu cho hành quđn mà thôi.

Để tránh hỗn loạn khi bị pháo kích dồn dập, tướng Sang cũng phải cho nửa số phi cơ về trú đêm ở Saigon, để sáng hôm sau trở ra với đầy nhiên liệu.


Trong ngày, khi biết có tàu Mỹ đang lảng vảng ngoài vịnh Phan Rang để chở một số người, tướng Sang liền cử Trung tá Lý Văn Bút dùng trực thăng đáp trên một trong những tàu đó để chào hỏi và cho biết hiện tình ở Phan Rang. Tiếp đón và trả lời những điều muốn biết trong lối 1/2 giờ, Hạm trưởng thúc giục Trung tá Bút rời tàu. Xuyên qua lời trình thuật của Trung tá Bút, tướng Sang đã hiểu rỏ ràng là trong cấp thời, Mỹ không còn có ý định dính líu gì nửa đến cuộc chiến đang diễn tiến hiện nay.

II – BỘ TƯ LỆNH TIỀN PHƯƠNG

Phan Rang nằm vào phía Nam của một thung lủng hẹp bao bọc bởi các dải núi về hướng Tây, Bắc và Đông Bắc, có các cao điểm và đèo Du Long rất thuận tiện cho việc phòng ngự. Ngày đêm phi cơ trong căn cứ liên tục quan sát bao vùng và oanh tạc ngay các mục tiêu bị phát hiện. Các đơn vị VC đã tiến quá xa với hậu tuyến của họ. Họ chỉ mới tiếp thu Nha Trang và Cam Ranh. Với mức độ hành quân 10 cây số ngày hoặc gia tăng với phương tiện chiếm được thì không thể tập trung tấn công ngay được. Có thể có những phần tử lẻ tẻ đã xâm nhập và đang ém quân, nhưng ngoài ra Phan Rang chưa có nguy cơ bị tấn công ngay bởi quân chánh quy. Muốn tấn công, có thể chỉ có từ 2 hướng: Một là từ hướng Bắc, theo QL 1 tiến qua đèo Du Long thẳng vào thị xả và hai là từ hướng Tây tấn công từ Khrông Pha qua Tân Mỹ hướng về thị xả Phan Rang. Ngoài ra còn có một ít đường mòn từ Vườn Dừa, Ba Ngòi chạy theo hướng Nam Tây Nam sát căn cứ KQ hướng về Tân Mỹ có thể chọn để xâm nhập được. Trong lần bay quan sát chiều ngày 14.4.75, tướng Sang thấy một vài thiết vận xa địch trên những đường mòn nầy vào hướng Tây Bắc của căn cứ, cách khoảng 8 km. (Đương nhiên, khi bị phát hiện, chúng đều lẫn trốn trước khi bị oanh tạc.)

Thị xã và Phi trường Phan Rang nằm vào phần Nam của cái thung lũng đó. Quốc lộ 1 và đường xe lửa chạy song song xuyên qua đèo Du long về thị xả, tách ra tại Thôn Ba Râu, chạy sát phi trường rồi tiến về Nam không qua thị xã. Từ thị xã đến Du Long khoảng 15 km với Ba Râu khoảng 9 km và với Că Đú khoảng 4 km. Từ Cà Đú đến thị xã, mặt đất bằng phẳng.

Phi trường Phan Rang rất rộng, hình vuông, mỗi cạnh trên dưới 6 km, nằm giữa QL 1 và QL 11 và sát với đường xe lửa về hướng Đông, cách thị xả 5km và Nha Trang khoảng 80km. Có 2 đường bay song song, 1 bằng xi măng cốt sắt vă 1 bằng vĩ nhôm dài 10.000 bộ, rộng 150 bộ. Có đầy đủ cơ sở cho kỷ thuật, tiếp liệu với các bồn xăng và kho bom theo tiêu chuẩn an ninh tối tân. Việc phòng thủ bao gồm 60 chòi gác, với 2 cổng chung quanh căn cứ do 7 đại đội Địa phương quân phụ trâch.

Ngày 4.4.1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chánh thức đến Phan Rang cùng với toán truyền tin và chuyên viên, nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang, và thiết lập Bộ chỉ huy Tiền Phương trong Căn cứ của Sư đoàn 6 Không quân, nằm vào lối 5km Bắc Tây Bắc của Thị xã Phan Rang. Ông cho biết là đã được Thượng cấp chấp thuận gởi ra một số đơn vị chưa bị ảnh hưởng của việc rút quân để giữ Phan Rang. Bởi tin tưởng vào lời hứa hẹn nầy, nên Ông rất vui lòng đảm nhận chức vụ.


Vì địa thế của Phan Rang có nhiều thuận lợi cho việc phòng thủ, nên Trung tướng Nghi quan niệm:

” Phải chống giữ mặt Bắc từ Quận Du Long, mặt Tây từ Quận Tân Mỹ và phải giữ an toàn cho căn cứ Không quân, cũng như giữ an ninh cho Thị xả phối họp với một số đơn vị Địa phương quđn còn lại.”

Theo quan niệm đó, Trung tướng Nghi thảo ra kế hoạch phòng thủ Phan Rang với một lực lượng cở 2 sư đoàn mới có thể trong tạm thời phòng thủ được. Đó là:


Mặt Bắc, trên Quốc lộ 1 trấn giữ các điểm cao tại đèo Du long với một dải chiến tuyến hùng hậu tại Du Long cùng các tuyến phụ tại Ba Râu và Ba Tháp để ngăn chận mọi cuộc tấn công hướng vào thị xả hoặc vào căn cứ.

Mặt phía Tây, trín Quốc lộ 11, án ngữ tại vùng Tân Mỹ, một chiến tuyến để chận địch và bảo vệ mặt Tây và Nam của phi trường.


Bảo vệ an ninh cho thị xả và phi trường do các đơn vị chánh quy phối hợp với Địa phương quân phụ trách.

Ngày 5.4.1975. Trong ngày, thỉnh thoảng vẫn có vài quân nhân Không quân thất lạc trình diện xin phương tiện về Saigon và luôn xác nhận là vẫn có một số VC xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi. Chúng nói vì có quân Dù của ta ở phía trước nên chúng còn nấp chờ chi viện.


Ngoài ra Tướng Times, phụ trách an ninh cho Tòa Đại sứ Mỹ, đến thăm và nói sẽ sắp xếp cho người của ông thường xuyên ở lại đây, để chuyển tin ngay về tòa đại sứ.


Trong mấy ngày qua, tướng Sang đã điều hành công việc như là cấp có trách nhiệm ở Phan Rang, ngoài trách vụ chuyên môn là phụ trách Sư đoàn 6 KQ. Vô tình tướng Sang đã biến căn cứ Không quân Phan Rang thành một cứ điểm phòng thủ tiền tiêu của cuộc chiến tranh rất phức tạp nầy.


Ngày 6.4.1975, trong ngày, sinh hoạt trong căn cứ không quân đã có sự bình thường và các phi vụ đều được thi hành như thông lệ. Thêm một số quân nhân của 7 Đại đội Địa phương quân phụ trách canh gác vòng ngoài phi trường tiếp tục trở về.

Quân địch sau khi chiếm Nha Trang, liền vội vã đến tiếp thu Cam Ranh. Toán viễn thám của họ theo đă chạy tiếp thu, có thể đã xâm nhập từ Vườn Dừa, Ba Ngòi, qua đồi Du Long, xuống về phía Nam. Các Sư đoăn xâm nhập chưa thấy xuất hiện. Chỉ biết có đơn vị F-10 hoặc 968 đang lẫn núp xâm nhập lẻ tẻ.

Ngày 7.4.1975 là ngày đáng ghi nhớ.

Đại tá Trần Văn Tự, Tỉnh trưởng Phan Rang, vừa trở về với một số công chức, và đang tập họp các lính Địa phương quân và Nghĩa quân.

Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Dù, với 3 Tiểu đoàn 3, 7, 11 và 1 Tiểu đoăn Pháo binh cùng các Đại đội Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận lần lượt đến căn cứ. Trung tướng Nghi liền giao cho nhiệm vụ chiếm các cao điểm và tổ chức tuyến phòng thủ tại Du Long mặt Bắc và tại Tân Mỹ mặt Tây. Tập trung lực lượng khi cần để chận không cho địch vượt qua Du Long. Xử dụng Tiểu đoàn 5 Dù của Trung tá Phát hiện có mặt tại căn cứ giữ an ninh cho phi trường.

Ngày 8.4.1975, khi đơn vị cuối cùng của Lữ đoàn 2 Dù đến căn cứ, Đại tá Lương liền điều động giải tỏa đoạn Quốc lộ 1, từ Thị xã đến Du Long, qua các Thôn Cá Đú, Ba Tháp, Ba Râu và Du long, với 2 Tiểu đoàn 11 và Tiểu đoàn 3. Trên đường tiến quân, Tiểu đoàn 3 Dù đuổi địch chạy tán loạn khỏi Ba Tháp và Ba Râu. Địch tổn thất khoảng một đại đội với nhiều vũ khí. Tiểu đoàn 11 được trực thăng của Sư đoàn 6 Không quân, đưa đến chiếm Du Long, và các cao địa trọng yếu kiểm soát đường đỉ Du Long.

Bắt sống tại đèo Du Long, 7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần địch cùng một số quân lính VC, vì ngở Phan Rang đã bị chúng chiếm, nên cứ ngang nhiên di chuyển. Đồng thời, tìm thấy bộ đồ bay của Trung úy Lý Tống, thuộc Không đoàn 92 Chiến thuật/ Sư đoàn 6 Không quân, còn để tại vùng đèo Du Long, khi phi cơ A-37 của anh vừa bị bắn rơi, lúc cùng phi đội oanh tạc khu Vườn Dừa. (Trung úy Lý Tống là người đã thả truyền đơn chống cộng tại Saigon năm 1992, tại Cuba đầu năm năm 2000 và tại Saigon cuối năm 2000, nhân dịp Tổng Thống Bill Clinton đến thăm Việt Nam.)

Tại phía Tây, phần lớn Tiểu đoàn 5 Dù đã trấn ngữ đầu cầu hướng về Tân Mỹ, ngừa được sự tấn chiếm từ hướng nầy. Trong căn cứ, toán Trinh sât Dù cũng lại đuổi khỏi đồn Đại Hàn một số quân nhân địch vừa lén lút xâm nhập. Tiểu đoàn 7 trừ bị giám sát việc giữ an ninh trong căn cứ không quân với Tiểu đoàn 5 của Lữ đoàn 3 Dù. Kết quả là trong ngày nầy, Phan Rang đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình vốn bị trì trệ từ khi Nha Trang và Cam Ranh tháo chạy.

Buổi sáng, lúc Trung úy Nguyễn thành Trung vừa oanh tạc Dinh Độc Lập, thì Bộ Tư Lệnh Không Quân bảo tôi phải cho ngăn cản và bắt đáp, nếu Trung bay qua Phan Rang. Lệnh đã được cấp tốc thi hành, và Trung đã không bay qua đây.

Đặc biệt Cha giáo sứ Hồ Diêm, với niềm phấn khởi, đến thăm Trung tướng Nghi để hoan nghênh quân Dù đã giải tỏa được Phan Rang. Điểm đáng đề cao là chính Cha, cùng với lực lượng Nghĩa quân và Nhân dân tự vệ của giáo xứ đã thành công bảo vệ địa phận mình chống lại các cố gắng len lỏi xâm nhập của địch.

Ngày 9.4.1975, Trung tá Lê Văn Bút, Không đoàn trưởng Không đoàn 72 Chiến Thuật, bay chỉ huy 40 trực thăng HU với 12 trực thăng Võ trang cơ hữu cùng 8 trực thăng Chinook từ Biên Hòa biệt phái. Mục đích là để lên Khánh Dương tìm kiếm và chở về các toán còn kẹt lại của Lữ đoàn 3 Dù, gồm 2 Tiểu đoàn 2 và 6 cùng một số quân của Tiểu đoàn 5, lúc Nha Trang rút chạy. Cùng đi có Trung tá Trần Đăng Khôi, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 3 Dù phụ giúp tìm kiếm, chọn bãi đáp để rước toán thất lạc nầy trở về. Bấy giờ khu vực Khánh Dương đa trở thành vùng địch kiểm soât, nên tôi cho bay theo 2 phi đội A-37 yểm trợ. Kết quả là đoàn trực thăng đã mang về đến căn cứ Phan Rang, hơn 600 người mà phần lớn lă quân nhân của các Tiểu đoàn 2 và 6, cùng một số thất lạc của Tiểu đoàn 5 với một số ít dân sự chạy loạn đi theo. Toán nầy vào buổi chiều được chở toàn bộ vào Saigon. Cuộc hành quân trực thăng vận thành công tốt đẹp, đem về được số quân nhân thất lạc của Lữ đoàn 3 Dù. Thật đúng là một chuyến bốc quân lịch sử. Đoàn trực thăng 60 chiếc đã phải bay qua vùng địch chiếm với mọi hiểm nguy và bất trắc khôn lường.

Trong thị xã, Đại tá Trần Văn Tự Tỉnh trưởng tiếp tục chấn chỉnh các phần vụ hành chánh, đồng thời lo chỉnh đốn hàng ngũ các đơn vị Địa phương quân. Ngoài thị xã, dân chúng hãy còn e dè ở lại, nhưng không tuôn chạy nhiều như những ngày trước. Cuộc sống có chỉ dấu trở lại bình thường, tạo nhiều phấn khởi.


Các ngày 10 và 11. 4.1975 có được sự yên tĩnh trong toàn bộ vùng Phan Rang. Bộ Tư lệnh tiền phương đang trù tính kế hoạch chiếm lại Cam Ranh để sau đó lấy lại Nha Trang. Địch sau khi bị đuổi khỏi các địa điểm xâm nhập đang tập trung ém quân tại vùng Vườn Dừa ở Cam Lâm chờ đợi viện quân.


Ngày 12.4.75 là ngày khởi đầu có bất trắc trong việc phòng thủ Phan Rang.

Lệnh từ Quân đoăn III cho biết sẽ rút Lữ đoàn 2 Dù và Tiểu đoàn 5 Dù vào ngày 13.4.1975, và thay bằng Liên đoàn 31 Biệt động quân với 3 Tiểu đoàn, và Sư đoàn 2 Bộ binh với 2 trung đoàn, cùng 2 Chi đội Pháo và Chi đội Thiết vận xa.

Liên đoàn 31 Biệt động quân vừa rút khỏi Chơn Thành, sau nhiều ngày tác chiến gian khổ với nhiều tổn thất, chưa kịp nghĩ dưỡng quân, thì được tung ra tiền tuyến với quân số thiếu thốn trầm trọng.

Sư đoàn 2 Bộ binh cũng vừa tháo chạy từ Quảng Ngải, vừa tập trung tại Bình Tuy và đang được bổ sung quân số thì được lịnh phải ra Phan Rang, trong khi cả đơn vị hảy còn hoang mang, dao động. Vì chưa kịp bổ sung thiết bị, đơn vị nầy phải thu lượm một số pháo và thiết vận xa để mang theo cùng với các trung đoàn ra Phan Rang bằng đường bộ.

Bộ Tổng tham mưu Phòng 7 vừa bổ sung toán thám sát, vì kiểm thính phát hiện rộ lên nhiều liên lạc vô tuyến của các đơn vị địch xung quanh Phan Rang.

Chuẩn tướng Lê Quang Lưởng Tư lệnh Sư đoàn Dù và Trung tướng Trần Văn Minh Tư lệnh Không Quân, cùng đến thám sát công cuộc phòng thủ. Cả hai vị đều tỏ ý bất đồng về việc điều quân nầy. Trung tướng Minh nói để căn cứ không quân làm tiền đồn là sai lầm, vì khi hữu sự dưới lằn đạn pháo thì không thể sửa chửa, trang bị cho phi cơ có khả năng hành quân như yêu cầu được. Chuẩn tướng Lưỡng cũng nói, muốn giữ Phan Rang làm bàn đạp để lấy lại Cam Ranh và Nha Trang, tại sao lại rút đơn vị đang chiến đấu tốt mà thay bằng 2 đơn vị đã từng vội vã rút quân vă còn đang chờ đợi bổ sung quân số.

Trung tướng Nghi cũng bất ngờ vì không có được những đơn vị như đã hứa trước lúc ra nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang.

III. TRẬN CHIẾN QUYẾT ĐỊNH

Ngày 13.4.1975 là ngày đánh dấu nhiều việc không may xảy đến cho tuyến phòng thủ Phan Rang.

Trong ngày, liên tục toán kiểm thính Phòng 7 TTM báo cáo có sự hoạt động bất thường của các đơn vị Sư đoàn 325 và Sư đoàn 3 Bắc Việt.

Tướng Times của Tòa Đại sứ Mỹ hấp tấp bay đến, dẫn theo Ông Lewis, chuyên viên truyền tin, để chuyển về Tòa Đại sứ mọi biến chuyển mới nhứt của mặt trận. Ông Lewis ở lại, rất tích cực làm việc và rất bình tĩnh lúc địch dồn dập tấn công.

Sau mấy ngày ém quân, địch bắt đầu chuyển quân từ khu ém quân và khởi sự pháo kích văo căn cứ không quđn. Các đơn vị địch đang tìm cách tấn công các điểm cao ở vùng đồ Du Long và phía Đông Ba Râu. Đơn vị địch 968 cũng bắt đầu xâm nhập lẻ tẻ từ phía Tây của căn cứ không quân, phối họp với từng đợt pháo kích.

Tiếc thay, trong tình thế như vậy mà cơ cấu phòng thủ phải thi hành lệnh thay quân đang chiến đấu tốt, bằng 2 đơn vị vừa mới được bổ sung sau khi bị tổn thất nhiều về trang bị và tinh thần.

Trong khi bộ phận lớn của Lữ đoàn 2 Dù, gồm Tiểu đoàn 7 với các bộ phần nặng và Tiểu đoăn 5 của Lữ đoăn 3 Dù rời căn cứ, thì Đại tá Nguyễn Văn Biết, chỉ huy trưởng Liên đoàn 31 Biệt động quân và 3 tiểu đoàn 31, 36 và 52 cũng vừa từ Biên Hòa tới bằng phi cơ C-130. Quân số Liên đoàn gồm khoảng 1.000 người. Các đơn vị liền vội vã đến trám vào các địa điểm đóng quân của Tiểu đoăn 11 Dù tại Du Long và Ba Râu. Tiểu đoàn 31 trám tại Du long, Tiểu đoàn 36 trám từ Ba Râu đến Cá Đú và Tiểu đoàn 52 làm trừ bị. Đang thay quân thì chạm súng với các toán thăm dò của địch.

Cùng lúc, Trung đoàn 4 của Sư đoàn 2 Bộ Binh, quân số khoảng 450 người, từ Bình Tuy theo đường bộ cũng vừa tới, và được giao trách nhiệm trấn giữ mặt Tây căn cứ và bảo vệ phi trường thay cho Tiểu đoàn 5 Dù vừa rời căn cứ.

Theo khuyến cáo của Bộ Tư lệnh Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Giao, Tham mưu trưởng Sư đoàn 6 Không quân được nhiệm vụ cùng các chuyên viên về Tđn Sơn Nhất để phụ lo việc quân số và tiếp liệu cho Sư đoàn.

Ngày 14.4.1975, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, cùng Trung đoàn 5 vừa đến với khoảng 450 quân, được giao nhiệm vụ bảo vệ mặt Nam căn cứ và phi trường vì Lữ đoàn 2 Dù đã hết nhiệm vụ và đã bàn giao với Trung đoàn 4 hôm qua. Lực lượng Pháo binh chỉ có 1 Pháo đội 105 ly hiện diện tăng phái cho Tiểu khu trong đó có một Trung đội đóng tại An Phước, phía Nam phi trường lối 10 km.

Thị xả được phòng vệ bởi khoảng 1 tiểu đoàn Địa phương quân còn lại. Cùng lúc, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, theo lệnh, đề cử Đại tá Trương Đăng Liêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 giử chức vụ tỉnh thưởng thay Đại tá Trần Văn Tự.

Cũng để dự phòng cho những ngày tác chiến sắp tới, Bộ Tư lệnh Không quân cũng vừa gởi đến, một phi cơ C-47 để tăng cường phương tiện hành quân cho Bộ Tư lệnh Hành quân.

Bên ngoài căn cứ, từ sáng sớm, địch lần lượt tung vài đơn vị cấp Đại đội từ khu ém quân, đánh thăm dò cơ cấu phòng thủ tại Du Long và Ba Râu. Một trong các đơn vị nầy đã xâm nhập được vào cổng số 2 phi trường về phía Bắc, lúc mờ sáng. Phi cơ trực thăng tuần tiểu phát hiện, và cùng với trực thăng võ trang, yểm trợ cho một bộ phận của Tiểu đoàn 11 Dù đang chờ phi cơ về hậu tuyến, được gởi ra tiêu diệt toán xâm nhập nầy. Kết quả địch rút chạy, bỏ lại gần 100 tên bị hạ với khoảng 80 vũ khí đủ loại, trong đó có 2 súng cối 82 ly và 2 khẩu đại bác không giựt 75 ly. Ta chỉ có 6 chiến sĩ hy sinh và 1 thiết vận xa phòng thủ phi trường bị chây. Trung tướng Nghi tưởng thưởng ngay huy chương Anh dũng bội tinh cho các quân nhân hữu công.

Khoảng trưa, Tướng Nghi và tướng Sang cùng Đại tá Lương chạy xe thong thả từ phi trường đến Ba Tháp, Ba Râu và Du Long thị sát công việc phòng thủ. Tại Du Long Tướng Nghi tập họp và trấn an số Nghĩa quân có mặt tại đây.

Tóm lại, mặc dầu hôm nay có các cuộc đánh thăm dò của địch, mặt trận vẫn đứng vững như những ngày qua. Ngày 15.4.1975 từ sáng sớm địch liên tục pháo từng chập văo căn cứ. Buổi chiều khoảng 2 giờ, có phái đoàn của Trung tướng Trần Văn Đôn Tổng trưởng Quốc phòng và Trung tướng Nguyễn Văn Toăn Tư lệnh Quân đoàn 3 đến thị sát mặt trận. Sau khi thăm thị xả, nghe Tướng Nghi thuyết trình tình hình và ghi nhận các đề nghị, Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng tỏ vẻ chú trọng đến việc phòng thủ Phan Rang và hứa sẽ tìm mọi cách bổ sung đầy đủ mọi trang thiết bị thiếu hụt.

Từ chiều trở đi, Trung tướng Nghi liên tiếp nhận được tin địch sẽ tập trung tấn công đêm nay. Một trong những công điện của Bộ chỉ huy địch với danh hiệu Sông Hồng, đóng tại Ba Râu, cho hay địch sẽ tấn công vào Phan Rang lúc 5 giờ sáng. Tiến quân theo đường rầy xe lửa cùng với 300 chiến xa, theo quốc lộ 1 phát xuất từ rừng dừa ở Ba Ngòi. Biết ý định của địch, Trung tướng Nghi báo động ngay mọi nơi đề phòng, đặc biệt là Liên đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long.

Quả nhiên, sau 8 giờ tối địch gia tăng cường độ pháo vào phi trường, đồng thời cho di chuyển suốt đêm rất nhiều đoàn xe chở bộ binh, thiết giáp, pháo binh v.v…Chúng vượt đồi Du Long, chủ yếu chỉ để tràn qua phòng tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 31 Biệt động quân mà tiến nhanh về hướng Nam. Tiểu đoàn 31 đã ở tại chổ chiến đấu gan dạ mặc dầu đoàn xe địch vượt được qua. Tại Ba Râu, Ba Tháp và Cá Đú, từ địa điểm đóng quân chờ di chuyển về hậu cứ, từ 2 giờ sáng trở đi, Tiểu đoàn 11 Dù trừ và Tiểu đoàn 3 Dù, cùng với Tiểu đoàn 36 Biệt động quân vừa trám chổ, chạm địch ác liệt, làm chậm sức tấn công ồ ạt của đoàn cơ giới địch. Liên tục bị oanh kích, chúng tẻ xuống đường, tắt đèn và lại tiến tới. Phi cơ A-37 không ngớt tung xuống đợt oanh tạc ngăn chăn, nhưng vì không đủ phương tiện soi sâng và hỏa long, nên chúng vẫn tràn qua, sau khi bị tổn thất khá nặng nề. Bên ta có 4 A-37 bị bắn bể bình xăng phải về đáp. Trận nầy Không đoàn 92/Chiến thuật đã tung toàn lực phi cơ cơ hữu kể cả 4 A-1 của Phi đoàn 530.

Tướng Sang cùng Trung tá Lưu đức Thanh Phụ tá Hành quân Sư đoàn 6 KQ đích thân theo d trận đánh suốt đêm. Hai ông liên tục đốc thúc phần tham gia của không quân, kể từ lúc các đơn vị bộ binh chạm súng, liên tục báo cáo địch đang xử dụng hàng đoàn xe để đến sáng chạy từ Du Long tràn xuống. Cuối cùng, đoàn xe tắt đèn vượt qua Ba Râu, vă chiếm thị xã lúc 7 giờ sángngày16.4.1975.

Tại Bộ chỉ huy tiền phương, Trung tướng Nghi cũng theo do4i trận chiến suốt đêm và không nhận được tin gì từ Du Long của Liên đoàn 31 Biệt động quân sau 3 giờ sáng. (Sau nầy, Thiếu tá Đào Kim Minh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 36 Biệt động quân và Thiếu tá Nguyễn văn Tú Tiểu đoăn trưởng Tiểu đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ trấn giữ Ba Râu và Du Long cho biết không hiểu vì lý do gì mà từ 2 giờ sáng không liên lạc được với Bộ chỉ huy. Sở dỉ cần liên lạc khẩn cấp là vì đã 3 ngày, từ lúc thay quân, cứ liên miên đụng địch nên cấp số đạn dược mang theo đã gần cạn. Đến sáng, khu vực trách nhiệm vẫn yên tịnh như sau những lần chạm súng. Trên đường vẫn an toàn nhưng nhìn vào phi trường thấy đang bị pháo kích.)

Ngày 16.4.1975, lúc vừa sáng, địch lại lẻ tẻ xâm nhập vào cổng số 2 của phi trường về hướng Bắc và kho bom ở hướng Tđy. Đến khi phòng không chúng bắn trúng chiếc phi cơ quan sát O-1 vừa cất cánh quan sát hành quân, phải trở lại đâp khẩn cấp, thì đồng thời chúng gia tăng số lượng pháo kích.

Lúc bấy giờ mới khoảng gần 8 giờ sáng. Đại tá Biết bổng báo cáo là Du long bị mất và địch đã vào thị xã khiến cho Trung tướng Nghi phải tìm phương thế thích nghi. Cùng lúc, Chuẩn tướng Nhựt vừa đặt văn phòng cạnh Văn phòng Trung tướng Nghi, liền được mời tham gia vào việc duyệt xét tình hình. Sau đó Ông đi thị sát mặt trận tại nơi trách nhiệm của đơn vị mình.

Trong khi Trung đoàn 4 Bộ Binh đang án ngữ bên ngoài phía Tây của phi trường và Trung đoàn 5 đang phòng ngự địch tràn lên từ thị xả, thì bên trong căn cứ tình hình bắt đầu có chiều hướng bất lợi. Địch vẫn giữ mức độ pháo kích quấy rối từng chập. Nhân có các khoảng trống giữa những đợt pháo kích, một số lớn phi cơ đã rời căn cứ. Còn lại chỉ có một số rất ít trực thăng võ trang và tản thương ở lại đến phút chót.

Khoảng hơn 9 giơ sáng, khi trực thăng võ trang bị hỏa tiển SA.7 bắn tại ngọn đồi gần phi trường thì tình hình đã khá nguy ngập. Trung đoăn 4 báo cáo đang chạm địch. Toán Dù bảo vệ Bộ Tư lệnh Tiền phương đang thanh toán các toán VC lẻ tẻ chạy lạng quạng gần khu vực Bộ Tư lệnh Tiền phương. Đến lúc nầy, Trung tướng Nghi vẫn tin tưởng văo khả năng chiến đấu của Trung đoàn 4 bảo vệ phi trường và Trung đoàn 5 án ngữ ngăn chận địch tràn vào cổng số 1 của căn cứ.

Đến khoảng gần 10 giờ, khi tiếng súng càng lúc càng dồn dập, Tướng Nghi liền họp cùng Chuẩn tướng Nhựt, Đại tá Lương và tướng Sang để tái duyệt xét tình hình. Vì lẽ mặt trận đã bị thủng từ Du Long và địch đang hăm dọa căn cứ nên Trung tướng Nghi dự tính có thể sẽ dời Bộ Tư lệnh Tiền phương về Cà Ná để lập tuyến phòng thủ mới tại đó, nếu địch chọc thủng được phòng tuyến bảo vệ phi trường. Dự trù sẽ đi khỏi phi trường từ cổng số 1 và đi cùng Trung đoàn 5.

Khoảng 10:30 giờ sáng, mãi đến khi các toán quân địch sắp tiến vào Bộ Tư lệnh Tiền phương thì Trung tướng Nghi mới ra lịnh rời căn cứ bằng đường bộ, từng đơn vị theo đơn vị trưởng mình rút theo hướng Nam về Cá Ná để lập phòng tuyến mới. Trung tướng Nghi, Đại tá Lương, Ông Lewis chuyên viên Tòa Đại sứ Mỹ cùng các quân nhân của Bộ Tư lệnh Tiền phương, Sư đoàn 6 Không quân, Lữ đoàn 2 Dù cùng các toán quân lẻ tẻ của Liên đoàn 3I Biệt động quân lối 400 người rời căn cứ tiến ra cổng số 1 về hướng Nam.

Đoàn quân di chuyển trật tự đến cổng số 1 khoảng 11 giờ, để cùng đi với Trung đoàn 5 về Cà Ná như dự định. Tại đây, vì không liên lạc được với Chuẩn tướng Nhựt, nên Trung tướng Nghi quyết định theo đường rào phía Nam, di chuyển dọc theo đường từ Tour Cham đến ngã ba An Phước. Đoàn quân an toàn đến Thôn Mỹ Đức lúc 12 giờ trưa.

Trên đường rút khỏi Ba Tháp, Tiểu đoàn 3 Dù lần xuống bãi biển, tẻ sâu về hướng Nam và không còn thấy Giang đoàn 27, chiến hạm WHEC cùng bất cứ chiếc tău nào khác tại cảng Ninh Chử. Đến một bãi cát xa hơn về hướng Nam của thị xả, đơn vị Dù nầy, gặp và kháng cự với một toán quân địch khác đến bao vây. Sau khi thoát vòng vây với ít nhiều tổn thất, Tiểu đoàn 3 Dù được một đoàn trực thăng, bốc về an toăn. (Đoàn trực thăng cấp cứu nầy, dự trù đón Bộ tư lệnh tiền phương, nhưng vì Trung tướng Nghi không thuận cho đáp vì lý do an toàn bãi đáp, nên trên đường trở về, mới bốc được toán Dù trên.)

Tiểu đoàn 11 Dù còn lại rút được qua sông, phối hợp với toán quân vừa thoát khỏi trận phục kích ở Thôn Phú Qúy về được an toăn.
Liên đoàn 31 Biệt động quân và Sư đoàn 2 Bộ binh với một ít đơn vị cố gắng di chuyển về Nam lại chịu thêm tổn thất trên đường rút lui. Đại tá Lê Thương, Chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh, trên đường rút về An Phước nơi có Trung đội Pháo binh đang trú đóng, cũng gặp địch đã đóng làm nút chận tại đây rồi,

Tại phi trường, khi đoàn quân của Trung tướng Nghi di chuyển khá xa, thì Sư đoàn 325 VC phối họp với Sư đoàn 3 VC cùng Đoàn 968 tấn công và chiếm phi trường lúc 11,30 giờ trưa.

Thiệt hại của Sư đoăn 6 không quân rất đáng kể vì mất toàn bộ kho bom đạn và các trang thiết bị phụ thuộc, với lối 10 phi cơ đủ loại không bay được. Tuy nhiên tổn thất hành quân tương đối là nhẹ: 1 A-37 rớt, 4 A-37 bị bắn về đáp an toàn, 2 trực thăng cháy, 1 phi cơ quan sát cùng khá nhiều trực thăng bị bắn nhưng về đáp được an toàn.

Hải quân ta chỉ có một số ít Giang thuyền bị chìm và mộït chiến hạm bị pháo.

Tại Thôn Mỹ Đức lúc khoảng 4 giờ chiều, Trung tướng Nghi được toán truyền tin của Đại tá Lương cho hay có 1 đoàn phi cơ xin xác nhận vị trí để xuống bốc. Lúc bấy giờ, với số gần 700 quân nhân vă thân nhân nên khó bóc hết được, vả lại khi trực thăng đến, khó lòng mà giữ được trật tự, chắc chắn sẽ tạo hổn loạn làm lộ mục tiêu giúp địch đến vây bắt. Vì vậy Trung tướng Nghi quyết định vì sự an toàn cho đồng đội, từng khổ cực chiến đấu với nhau mà không vì an toàn cho bản thân, nên ra lịnh toán cứu cấp đó không nên đáp, và chỉ nên đến ngày hôm sau, tại một địa điểm xa hơn về phía Nam.

Lúc 9 giờ tối, dưới sự hướng dẫn của Đại tá Lương, đoàn người bắt đầu rời Thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì bị phục kích. Trung tướng Nghi, Ông Lewis và tướng Sang cùng một số quân nhân bị địch bắt. Chúng dẫn 3 người ngược về Nha Trang sáng hôm sau. Trên đường tướng Sang thấy rất nhiều xe địch nằm la liệt dọc hai bên đường, và từng nhóm đồng bào ngơ ngác, thất thểu, lang thang đi ngược trở về.. Ở tại Đồn điền Yersin 2 ngày, chúng đưa họ ra Đà Nẳng bằng đường bộ. Tại đây, ngày 22.4.1975 chúng đem phi cơ chở 3 người ra Bắc, giam tại nhà giam Sơn Tây nơi từng giam giữ tù binh Mỹ.

 

Sau ngày 1-4-75, Quân đoàn II chỉ còn lại Ninh Thuận, Bình Thuận, nên được sát nhập vào Quân đoàn III. Phan Rang và Xuân Lộc trở thành 2 cửa ngỏ để Cộng sản Bắc việt vào Sàigòn bằng quốc lộ 1 và 20.

Xuân Lộc là Tỉnh lỵ của tỉnh Long Khánh, được Tổng Thống Diệm thành lập từ năm 1957 bằng cách cắt bớt phần đất của tỉnh Biên Hòa, mục đích định cư đồng bào Việt, Mường, Nùng, Thái di cư năm 1954. Tỉnh có diện tích vào khoảng 3457 cây số vuông, đất đai phần lớn là núi thấp, đồi cao, rừng thưa và đồn điền cao su. Long Khánh chiếm một vị trí chiến lược quan trọng, vì là ngã ba của 2 quốc lộ 1 và 20. Cửa ngỏ từ Miền Trung, Miền Cao nguyên vào Sàigòn chỉ cách nhau 80 cây số, do đó Xuân Lộc được coi như vòng đai bảo vệ phi trường Biên Hòa và Thủ đô. Xuân Lộc lại nằm trên đường giao liên giữa chiến khu C và D của VC với các mật khu Mây Tào, Cù Mi, Xuyên Mộc, Đất Đỏ của tỉnh Phước Tuy, con đường mạch máu mà Bắc việt dùng để nhận tiếp tế, bổ sung quân và tiếp liệu bằng đường biển. Vì vậy, từ lâu Sư đoàn 18 BB đã được bố trí tại Tỉnh này để ngăn chận.

Để cắt đứt đường rút quân của VNCH từ 2 tỉnh Tuyên Đức, Lâm Đồng, Bắc việt tấn công quận Định Quán do Tiểu đoàn 2/43 trấn giữ, và trong khi đang giao tranh đẩm máu, Không quân VN đã thả 2 trái bom 500 cân Anh vào vị trí của quân ta tại núi Đất, khiến gần 20 người chết và bị thương, trong đó có cả vị Tiểu đoàn trưởng. Còn Định Quán mất ngày 17-3.

Để tấn công Long Khánh, Bắc Việt đã tung vào chiến trường này Quân đoàn 4, gồm 3 Sư đoàn 6, 7, 341 và các đơn vị có sẵn của Quân khu 7. Thiếu tướng CS Hoàng Cầm là Tư Lệnh. Chính ủy là Thiếu tướng Hoàng Thế Hiệp. Trận chiến đẩm máu đã đồng loạt xảy ra tại 3 phòng tuyến: ngã ba Dầu Giây, thị xã Xuân Lộc và Gia Rai (nằm tiếp cận giữa Bình Tuy-Long Khánh). Phía VNCH có Sư đoàn 18 BB (các Trung đoàn 43, 48, 52), lực lượng ĐPQ, NQ Tỉnh và các đơn vị tăng phái gồm: Trung đoàn 8 (Sư đoàn 5 BB), Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ, Liên đoàn 7 BĐQ, 2 Tiểu đoàn Pháo binh, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù và toàn bộ Lữ đoàn 1 Dù với các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Sư đoàn 4 Không quân VN từ phi trường Cần Thơ phụ trách không yểm chiến thuật. Tất cả các lực lượng trên đặt dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo (Tư Lệnh Sư đoàn 18 BB) và 2 phụ tá tài giỏi, uy tín: Đại tá Tư lệnh phó Lê Xuân Mai và Tỉnh trưởng Long Khánh Đại tá Phạm Văn Phúc BĐQ, mới về thay Trung tá Lê Ánh Nguyệt hồi tháng 3-75.


image008

Tương Lê Minh Đảo


Chiến trường Long Khánh gồm cả 3 mặt trận chính: Mặt trận ngã ba Dầu Giây di Trung đoàn 52 và 1 Thiết đoàn Chiến xa trấn giữ. Mặt trận núi Chứa Chan, Gia Rai do Liên đoàn 7 BĐQ và Trung đoàn 48 BB. Thị xã Xuân Lộc do Trung đoàn 43 BB và các Tiểu đoàn ĐPQ bảo vệ. BTL hành quân của Tướng Lê Minh Đảo được đặt tại Quận đường Xuân Lộc, mé ngã ba Tân Phong - Long Giao được bảo vệ bởi các đơn vị trừ bị của Sư đoàn, Pháo binh và 1 Thiết đoàn Chiến xa.

Thế rồi vào lúc 5 giờ rưỡi sáng ngày 9-4, khi vạn vật bắt đầu bằng một ngày mới, chim chóc rời tổ kiếm ăn, dân chúng dọn hàng ra chợ, các tín đồ Thiên Chúa Giáo đi lễ sớm tại các nhà thờ, các loa phóng thanh của Ty Thông tin Xuân Lộc mở đầu bằng các bài hát trữ tình thương lính... thì cũng là lúc Bắc việt nã hàng ngàn quả pháo đủ loại vào thành phố, đa số rớt vào chợ, nhà thờ và nhà của dân chúng, khiến cho người dân vô tội chết và bị thương như rạ vì trận pháo kích kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ với hơn 300 trái đạn liên tục không hết, nên dân chúng không biết chạy đâu để trốn tránh tử thần.

8 giờ Bắc việt tấn công vào thành phố nhưng bị chận lại bởi Trung đoàn 43 BB và Tiểu đoàn 3/4 ĐPQ Long Khánh nên phải chém vè sau khi bỏ lại tại chỗ 100 tử thi. Nhiều T54, PT76 bị hạ khắp nơi bời các hỏa tiễn M72 và các phản lực cơ A37, F5 của Không quân.

Ngày 10-4, Cộng quân trở lại tấn công Xuân Lộc với 2 Sư đoàn 6, 2 và các Trung đoàn chiến xa, khắp các mặt trận Đông, Tây, Nam, Bắc thành phố, từ tòa Thị chính đến sân bay, nơi nào Cộng quân cũng sử dụng quân số cấp Trung đoàn. Cuộc chiến kéo dài trong nhiều ngày, cả hai phía dành giựt từng ngôi nhà, phòng tuyến để sống. Không quân VN đã yểm trợ tích cực và hữu hiệu cho các đơn vị dưới đất bằng các phản lực cơ tối tân F5E, góp phần tiêu diệt số lớn Cộng quân. Trung đoàn 43 BB mặc dù đã bị Cộng quân cắt ra từng đơn vị nhỏ, nhưng vẫn tiếp tục chống trả mãnh liệt, gây cho địch nhiều tổn thất như Văn Tiến Dũng đã phải xác nhận trong tác phẩm Mùa Xuân Đại Thắng.

Qua đến ngày 4 của cuộc chiến, Lữ đoàn I Dù gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 8, 9 và Tiểu đoàn 3 Pháo binh Dù từ Miền Trung về, được lệnh tăng cường cho Xuân Lộc. Tất cả các trực thăng của 2 Sư đoàn 3, 4 Không quân, gồm 100 trực thăng bán phản lực HUIB đã thả hơn 2000 quân Dù từ Trảng Bom vào trận địa, các Pháo đội Dù cũng được trực thăng Chinook chuyển vận đến Bộ chỉ huy Hành quân đóng kề BTL Sư đoàn 18 BB. Hai Tiểu đoàn Dù đầu tiên đã nhảy xuống đầu địch để chiếm lại Bảo Định trên quốc lộ 1, nơi 2 Trung đoàn thuộc Công trường 6 đang tập trung tấn công BTL Sư đoàn 18 BB tại Tân Phong. Một Tiểu đoàn Dù khác nhảy xuống chiếm lại vườn cây của cố Thống Tướng Lê Văn Tỵ. Ngoài ra các Tiểu đoàn khác nhảy vào Xuân Lộc để giải vây cho các Tiểu đoàn ĐPQ và BCH Tiểu Khu Long Khánh.

Tại ngã ba Dầu Giây, Cộng quân cũng đồng loạt tấn công Chiến đoàn 52 từ ngày 12-4 bằng biển người và tăng, pháo. Lần lượt các tiền đồn, phòng tuyến của Trung đoàn 52 từ Kiệm Tân về tới ấp Phan Bội Châu trên quốc lộ 20 bị tràn ngập. Cuộc chiến trở nên ác liệt đẩm máu đã xảy ra chiều ngày 15-4-75 ngay tại xã Dầu Giây, ngã ba 2 quốc lộ 1 - 20, giữa Chiến đoàn 52 BB (gồm Trung đoàn 52, Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ, các lực lượng ĐPQ Kiệm Tân - Long Khánh, tổng cộng khoảng 2000 người) và buộc Đoàn 4 Bắc việt trong đó có Sư đoàn Tổng trừ bị của Hà nội 341 vừa từ Thanh Hóa vào, do Trần Văn Trà vừa thay thế Hoàng Cầm chỉ huy, đã cho áp dụng chiến thuật biển người. Trong trận chiến tàn bạo, khủng khiếp này, 1 người lính VNCH đã chọi với 10 lính CS Bắc việt với tăng và pháo. Chiến đoàn 52 đã tan hàng đêm 15-4, tất cả pháo binh, thiết giáp, người, đều bị hủy diệt sau 6 ngày đêm ác chiến, 9 giờ đêm đó, khi chiếc hầm chỉ huy của Chiến đoàn bị bắn sập, Đại tá Chiến đoàn trưởng mới cho rút quân với vỏn vẹn 200 người được sống sót.

Nhưng theo lời Tướng Nguyễn Văn Toàn thì chính ông quyết định rút bỏ Long Khánh vì thấy rằng phòng tuyến này không còn được giữ lâu, hơn nữa Cộng quân sau khi bị thiệt hại nặng nề đã cho thay đổi kế hoạch tấn công Sàigòn bằng chiến dịch 2 với 5 Sư đoàn Biên Hòa, Phước Tuy đồng loạt với 3 Sư đoàn khác tại Tây Ninh. Vì vậy Long Khánh không còn là điểm nóng, nên tất cả các lực lương tham chiến tại đây phải rút lui về Biên Hòa để lập phòng tuyến mới.

Qua 12 ngày ác chiến đẩm máu, tuyến thép Xuân Lộc vẫn đứng vững dù Phan Rang đã thất thủ 17-4, Phan Thiết mất đêm 18-4, Bình Tuy bỏ ngỏ, giờ đây Xuân Lộc là vùng giới tuyến của đất nước. Tin thắng trận của Sư đoàn 18, Lữ đoàn 1 Dù, BĐQ, Thiết giáp, ĐPQ, Lôi hổ và Không quân tới tấp bay về Sàigòn như những gáo nước lạnh tạt vào mặt bọn nhà báo, nhà văn, ký giả, trí thức ngoại quốc và VN, khiến chúng không có cách nào hơn để bóp méo sự thật, xuyên tạc, nên cũng cúi đầu kính phục tinh thần bất khuất của người VN, bởi vì đây là chiến thắng vĩ đại cuối cùng của QLVNCH trước khi bị rã ngũ.

10 giờ sáng ngày 20-4-75, lệnh bỏ Long Khánh được ban hành bởi Tư Lệnh Sư đoàn 18 BB, tất cả các lực lượng tại đây dùng Liên tỉnh lộ 2, phát xuất từ Tân Long, Long Giao về Phước Tuy với 3 cánh quân Sư đoàn 18 BB, Tiểu khu Long Khánh và ĐPQ, Lữ đoàn 1 Dù và Tiểu đoàn 3 pháo binh Dù.

Trong cuộc lui quân này, Lữ đoàn 1 Dù bị thiệt thòi và nguy hiểm nhất vì là đơn vị đoạn hậu, đang chống trả với Cộng quân, 2 bên còn đang giao tranh ác liệt tại Bảo Định thì 7 giờ tối 20-4 có lệnh rút quân, trong khi thương binh và tử thi lính chưa được di tản. Nhưng tất cả đã phải bỏ lại như năm nào tại Hạ Lào, bởi vì đối với người còn sống, đoạn đường xác người hơn 40 cây số trong rừng cao su đen nghịt để ra quốc lộ 1, là các cửa địa ngục phải vượt qua. Tất cảthảm trạng trên đều là những oan khiên bi thiết của người lính VNCH.

9 giờ tối, các Tiểu đoàn Dù mới tới quốc lộ 1 và một hoạt cảnh cảm động đã diễn ra, tất cả các con chiên của các xóm đạo Bảo Định, Bảo Toàn, Bảo Hòa đã tập trung sẵn.

Mấy chục cây số đường rừng bị bỏ hoang trên Liên tỉnh lộ 2 từ Tân Phong đến Đức Thành, Long Lễ về Bà Rịa không phải là chuyện bình thường của một đoàn quân có dân chúng lẫn lộn, bởi vậy ngay trong đêm rút quân 20-4-75, Trung tá Lê Quang Định, Tiểu khu phó Tiểu khu Long Khánh đã bị tử thương vì nhiều loạt B 40 của Cộng quân trong khi đang di chuyển.

Lữ đoàn 1 Dù rút lui sau cùng, chỉ riêng Tiểu đoàn 3 Pháo binh được di chuyển trên đường lộ với đại đội Trinh sát Dù, các Tiểu đoàn tác chiến đều mở đường bọc sâu trong rừng.

4 giờ sáng ngày 21-4-75, tại ấp Quí Cả, gần ranh giới Long Khánh - Phước Tuy, Tiểu đoàn 3 Dù và đại đội Trinh sát Dù đã bị 2 Tiểu đoàn CS Bắc việt phục kích. Pháo đội C và Trung đội Trinh sát bảo vệ, hầu hết bị thương vong trước biển người tấn công. Cánh quân đi đầu của Tiểu đoàn 9 Dù cũng đụng độ nặng với CS tại thung lũngGia-rai, dưới chân núi Cam Tiêm. Ngoài những thiệt hại kể trên, cuộc rút quân trên Liên tỉnh lộ 2 coi như hoàn toàn kết quả tốt đẹp. Sư đoàn 18 BB được chỉ định về phòng thủ mặt Đông Thủ đô, từ Tổng kho Long Bình đến kho đạn Thành Tuy Hạ, tiếp cận với các lực lượng của Trường Bộ binh Thủ Đức. Trướng Thiết giáp và Lữ đoàn 1 Dù có trách nhiệm bảo vệ quốc lộ 15, từ Long Thành về Bà Rịa.

Tại vòng đai Sài Gòn, tuyến phòng thủ của Quân lực VNCH đã phải co cụm lại: vùng Tây Bắc còn lại tỉnh Biên Hòa, phía Đông còn Long Thành, phía Bắc còn Lai Khê, phía Đông Nam còn Hóc Môn.

Trong đêm 26 tháng 4/1975, Cộng quân đồng loạt tấn công khu Tân Cảng, cầu Biên Hòa và đài phát tuyến Phú Lâm.

TIỂU ĐOÀN 12 / LỮ ĐOÀN 4 NHẢY DÙ : đang bảo vệ dinh Độc Lập đã được điều động đến Tân Cảng và nhanh chóng quét sạch địch quân khỏi khu vực này...

Khoảng giữa trưa ngày 28/04/1975 một lực lượng Đặc công CS cấp đại đội một lần nữa tấn công và chiếm đóng phía đông đầu cầu xa lộ (Tân Cảng) và khu vực phía đông của cầu.

Địch sử dụng hỏa lực Thượng liên đặt trên lầu của hồ tắm Thiên Nga (nằm cách đầu cầu khoảng 100m) khống chế phần giữa cầu khiến đơn vị Địa Phương Quân (ĐPQ) từ phần đầu cầu phía Tây không thể tiến qua phản công được. Cộng quân đang tìm cách chiếm nốt cây cầu. Giao thông trên xa lộ giữa Sài Gòn và Biên Hòa bị gián đoạn.

Tiểu Đoàn 12 ND (TĐ12ND) trực thuộc Lữ đoàn 4 Nhảy Dù (LĐ4ND) được đặt trong tình trạng ứng chiến cho bộ Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô (BTL/BKTĐ), TĐ (-) bố trí trong khuôn viên của Thảo cầm viên Sài Gòn còn 1 Đại đội nằm tại khu vực BỘ Canh Nông ở góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phan Thanh Giản với nhiệm vụ trấn giữ cầu Phan Thanh Giản.

: Hai Đ/ĐPQ dưới quyền chỉ huy của Trung tá Tiểu khu phó Tiểu khu Gia Định (TKGĐ) đang phản công để tái chiếm đầu cầu nằm về hướng Biên Hòa. Hải quân Tân Cảng cung cấp tàu bè làm phương tiện vượt sông cho Tiểu Đoàn ND.

Tiểu Đoàn ND phối hợp với TKTĐ và Hải quân Tân Cảng để phản công tái chiếm phần cầu bị địch chiếm giữ và khai thông xa lộ trong thời gian ngắn nhất.

Ý định hành quân: Tiểu Đoàn 12 ND sẽ sử dụng của Hải quân Tân Cảng để vượt sông từ hai mặt nam và bắc của cây cầu và hai cánh quân sẽ tấn công các vị trí của địch từ hai gọng kìm này. Cánh quân A gồm BCH/TĐ và các ĐĐ 120, 123, 124 sẽ vượt sông từ khu vực cư xá Thanh Đa, cánh quân B do Thiếu tá TĐP Nguyễn Trọng Nhi sẽ vượt sông từ khu vực Tân Cảng với 2 Đ 121 và 122.

Khoảng 1500g toàn bộ Tiểu Đoàn ND dùng GMC từ Thảo cầm viên qua cầu Thị Nghè theo đường Hùng Vương rồi theo Hàng Xanh tới cầu Kinh. Tại đây cánh quân A được mấy chiếc giang đỉnh chở qua bờ sông Sài Gòn. Cánh quân B di chuyển bộ dọc theo các khu vực nhà ven sông để di chuyển về cầu Tân Cảng. ĐĐ 121 của Trung úy Nguyễn Văn Nam được Thiếu tá Nhi chỉ định nằm lại tại chân cầu làm lực lượng trừ bị và hỗ trợ cho cánh quân B vượt sông, phần còn lại gồm BCH nhẹ cùng Đ 122 của Đại úy Đỗ Việt Hùng được xà lan Hải quân đưa qua sông. Có lẽ do những tiếng súng nổ rền vang trên cầu nên ĐĐ 122 đổ bộ lên bờ đông sông Sải Gòn không bị địch phát hiện. Khoảng 16:30 giờ, ĐĐ 122 lặng lẽ vượt mấy con rạch nhỏ nằm song song với xa lộ và tấn công lên các lều của mấy quán giải khát dựng dọc theo bờ nam của xa lộ. Súng bắt đầu nổ và các binh sĩ nhảy dù nhanh chóng chiếm được một số lều do CS chiếm tại đó.

Mục tiêu cuối cùng là quán Cây Dừa cũng bị chiếm sau hơn 30 phút giao tranh. Một số địch nhảy xuống mấy con rạch để chạy trốn cũng bị rượt bắt, một số ít đầu hàng, còn phần đông bị thương do đạn bắn theo hoặc do lựu đạn ném xuống rạch.

Trong khi đó, cánh quân A sau khi vượt sông bắt đầu tiến nhanh qua khu làng Báo Chí rồi trực chỉ hồ tắm Thiên Nga. ĐĐ 124 của Trung úy Nguyễn Văn Tùng tiến chiếm chùa Kỳ Quang. Chùa này nằm cùng phía với hồ tắm Thiên Nga ở phía bắc ven xa lộ và cách hồ tắm khoảng hơn 400m. Từ chùa ĐĐ124 tấn công từ hướng đông thẳng xuống hồ tắm. ĐĐ 123 của Trung úy Sơn Bum dưới sự yểm trợ của súng cối 81 mm của ĐĐ 120 của Trung úy Thượng cũng bắt đầu tiến sát và tấn công hồ tắm từ hướng bắc. Khoảng 1800g làm chủ hồ tắm. Địch bỏ lại khoảng trên 10 xác chết. Trên lan can lầu xác hai xạ thủ thượng liên chân đều bị xích vào thành lan can. Cánh quân A bắt đầu lục soát về phía chân cầu.

Đến 1900g TĐ hoàn tất nhiệm vụ chiếm lại phần dầu cầu nằm ở hướng đông cùng dọn dẹp sạch sẽ khu vực này. Tổng kết hành quân, Tiểu Đoàn 12 ND tổn thất không đáng kể, địch để lại khoảng hơn 40 xác chết. TĐ bắt được hơn 20 tù binh, phần đông đều thuộc TĐ4 đặc công CS của quận Thủ Đức.

TĐ được lệnh bố trí phòng thủ khu vực phía đông của cầu. Khoảng 20:00 giờ Trung tá Lê Minh Ngọc cho lệnh TĐ gởi 1 ĐĐ lên trấn giữ khu vực ngã tư xa lộ - Thủ Đức.

Ngày 29/4/75 - Tình hình trong ngày vô sự. Khoảng 22:00 giờ một số quân xa chở binh sĩ và gia đình cùng thiết giáp từ hướng Biên Hòa đổ về Sải Gòn đều bị TĐ chận lại bên này cầu. Một vị Đại tá thuộc Quân đoàn III và một vị Trung tá mang bảng tên Quý yêu cầu TĐ cho nhóm gia đình quân nhân qua cầu vào Sài Gòn đồng thời cũng cho Thiếu tá Nhi biết là trên Biên Hòa đã được lệnh rút về Sải Gòn. Thiếu tá Nghiêm quyết định cho nhóm gia đình quân nhân này qua ngoại trừ mấy xe thiết giáp nằm lại phòng thủ chung với Tiểu Đoàn 12 ND . Thiếu tá Nghiêm cũng cho lệnh rút ĐĐ 123 của Đại úy Hùng đang trấn giữ tại ngã tư xa lộ - Thủ Đức rút về. Tình hình trong đêm tương đối yên lặng.

Ngày 30/4/75 - Khoảng 0730g Ngày 30/4/75 - Khoảng 0730g Tiểu Đoàn 12 ND nhận lệnh cho đoàn thiết giáp của Quân đoàn III vào Sài Gòn để họ bố trí dọc khu vực đường Hàng Xanh.

Khoảng 10:00 giờ tổng thống Dương Văn Minh cho lệnh buông súng.

Tiểu Đoàn 12 ND họp các ĐĐT để cho họ biết tin này và sau đó để họ tùy nghi. Thiếu tá Nhi đã ngậm ngùi vứt hộp bấm ngòi nổ của khối thuốc nổ cỡ 2000kg TNT gài tại cần Tân Cảng xuống sông Sài Gòn .

Tôi còn nhớ ngày 28 tháng 4 năm 1975, vào buổi sáng, tôi đang dạy một lớp 12 của trường Saint-Thomas, ở Phú Nhuận, nhìn lên bầu trời qua cửa sổ lớp học tôi thấy từng đoàn trực thăng bay ngang thật thấp: người Mỹ đang di tản khỏi Việt Nam. Tôi tự hỏi rồi mình sẽ ra sao? Lúc ở phòng giáo sư, Cha hiệu trưởng nói với tôi: sắp có giải pháp, thầy cứ yên chí mình sẽ tiếp tục dạy học như thường. Sự lạc quan của Cha hiệu trưởng không đủ sức trấn tỉnh tôi trước một tương lai mình không đoán được!

Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu về tình hình đất nước trong cái phòng tiếp tân gần cổng ra vào. Thỉnh thoảng tiếng đạn VC pháo kích vào thủ đô kéo chúng tôi về với thực tại đen tối. Anh lao công gác cổng thường chạy ra, chạy vô mua thuốc lá hay bia cho chúng tôi. Thế mà tình đời thay đổi mau chóng. Chỉ vài ngày sau 30/4/75, khi trường bi tiếp quản, các giáo sư chúng tôi bị giáng cấp thành giáo viên, anh Lâm Võ Huỳnh không còn là giám đốc trung tâm thì có một đêm tôi vào trực, gọi cổng nhiều lần để vào trường, rất lâu sau anh lao công, lúc này được gọi là bảo vệ, mới chạy ra mở cửa và nạt nộ tôi nói tại sao tôi gọi lớn quá làm đánh thức cả nhà anh dậy. Tôi chợt nhận ra bây giờ đã “đổi đời” rồi!

Viết nhân mùa Quốc Hận thứ 49

Huỳnh Công Ân


Tài liệu tham khảo:

-MẶT TRẬN BAN MÊ THUỘT

https://quanlucvnchblog.wordpress.com/mat-tran-ban-me-thuot/

-Mặt Trận Khánh Dương 

Từ 19/3/1975 đến 2/4/1975

http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TranKhanhDuongQuanKhu2.htm

-THÁNG 3-1975 TUYẾN ĐẦU THẤT THỦ

https://ongvove.wordpress.com/2009/04/21/thang-3-1975-tuy%E1%BA%BFn-d%E1%BA%A7u-th%E1%BA%A5t-th%E1%BB%A7/

-Mặt Trận Phan Rang

https://quanlucvnchblog.wordpress.com/mat-tran-phan-rang/

-MẶT TRẬN XUÂN LỘC - (4-1975)

Cơn Phẫn Nộ Cuối Cùng của một quân đội bị phản bội

http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/Mat%20Tran%20Xuan%20Loc.htm

23 Tháng Chín 20231:22 SA(Xem: 3676)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 20231:20 SA(Xem: 4983)
Dòng đời như gió thoảng mây bay Ngẫm lại buồn vui được mấy ngày Sự nghiệp, công danh dường giấc mộng Giàu sang, phú quý tựa cơn say
23 Tháng Chín 20231:05 SA(Xem: 3527)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 202312:30 SA(Xem: 3373)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
22 Tháng Chín 202311:09 CH(Xem: 4227)
Bạn đi trước Tôi sẽ theo sau! Chắc chắn chúng mình gặp lại nhau... Thế gian này đâu ai sống mãi ? Rồi đây phiên Tớ vắng Bạn chào...!
12 Tháng Chín 202311:42 CH(Xem: 3439)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 202312:30 SA(Xem: 3208)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
11 Tháng Chín 202311:35 CH(Xem: 4965)
Đà thôn* mây thấp, sương mù Thọ tang từ mẫu hồn Thu não buồn. Ta tìm đến cỗng Sài Môn Quán Thơ lặng lẽ, bên tường lá rơi
11 Tháng Chín 202311:25 CH(Xem: 2148)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
11 Tháng Chín 20239:45 CH(Xem: 4949)
Thắp nén trầm hương lòng khấn nguyện Anh về thanh thản chốn Thiên Tiên Cầu mong chín suối hồn anh đến Phật dẫn anh đi, cõi Tịnh Thiền.
10 Tháng Chín 202311:55 CH(Xem: 3449)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 202311:05 CH(Xem: 4665)
Âu là mọi sự do thiên Mỗi Người một số phận riêng an bày Hiện nay Tôi sống từng ngày An vui cảnh giới bồng-lai tuyệt-trần Nhất Tâm hủy diệt tham-sân!
10 Tháng Chín 202310:41 CH(Xem: 3556)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
09 Tháng Chín 202311:19 CH(Xem: 5050)
Thùng thùng Trống Điểm Khai Trường Quần xanh áo trắng ngát hương học trò Cầm tay chữ nghĩa âu lo Bảng đen phấn trắng hẹn hò mỗi năm.
02 Tháng Chín 202311:51 CH(Xem: 3897)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 202312:50 SA(Xem: 3690)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
27 Tháng Tám 20238:27 CH(Xem: 4745)
Năm năm Mẹ đã quy tiên Không còn buồn khổ lụy phiền nghĩa ân Chắp tay con nguyện Mẫu Thân An lạc Phật Giới cao thâm Cõi Thiền.
27 Tháng Tám 202312:45 SA(Xem: 4366)
Lệ thời tháng bảy mỗi năm Phật môn rộng mở ngày rằm vinh vang Vu Lan Báo Hiếu trai đàn Bông hồng cài áo đạo vàng tâm ghi.
26 Tháng Tám 202310:10 CH(Xem: 3497)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
26 Tháng Tám 202310:06 CH(Xem: 4219)
Khi con tôi ở xa trở về Niềm vui như bừng nở Đoàn viên có ngủ chật cũng vui Một nồi phở, húp xì xà xì xụp Không gì ngon bằng thức ăn mẹ nấu. Cháu lần đầu được nội ôm vào lòng Nụ cười trẻ thơ ngọt lịm
26 Tháng Tám 202310:03 CH(Xem: 4509)
Cần chi chữ rụng ít nhiều Cũng như lá mục quạnh hiu chỗ nằm Đổi thay thế sự thăng trầm Chỉ còn hai chữ Tri Âm cuối đường
26 Tháng Tám 20239:59 CH(Xem: 3557)
Bão Hillary mới quét ngang Nhồi thêm động đất bàng hoàng nhân sinh Coi TV lại hoảng kinh Toàn là hình ảnh dân tình khổ đau Khẩn cầu tai biến qua mau!
24 Tháng Tám 202311:01 CH(Xem: 3013)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
22 Tháng Tám 202311:43 CH(Xem: 3384)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
21 Tháng Tám 202312:26 SA(Xem: 5033)
Thời gian qua, tội tình mái tóc Mấy ông già quá tuổi bảy mươi Hôm nay không tụ họp khơi khơi Mà có bạn phương xa (*) về gặp
17 Tháng Tám 202310:42 CH(Xem: 3304)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
17 Tháng Tám 202310:37 CH(Xem: 3677)
Nếu không ta rủ kiếp sau Tụi mình tái ngộ đổi trao chuyện cười Thương lớp mình lắm bạn ơi Tuổi già thiệt oải gửi lời thăm nhau.
17 Tháng Tám 202310:34 CH(Xem: 4382)
Nhớ bao kỷ niệm thời thơ ấu Nhớ những người thân thuở mến thương Nhớ cánh cò bay trên ruộng lúa Nhớ cây trái ngọt phía sau vườn
17 Tháng Tám 202310:30 CH(Xem: 3995)
Sửa mình gõ mõ, khỏ chuông Ngân nga kinh, chú tập buông bỏ dần Cuối đời lặng lẽ tu thân Vượt xong bễ khổ mãn phần phận Tôi.
12 Tháng Tám 202312:05 SA(Xem: 3424)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 202310:59 CH(Xem: 4148)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 20234:49 CH(Xem: 3608)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 20231:43 SA(Xem: 7224)
“Bảo tàng Hướng Đạo thế giới (HĐTG) Paxtu vẫn được bảo đảm an toàn, ngay khi khách sạn Outspan được tiếp quản bởi chủ sở hữu mới…” đó là khẳng định của Trưởng Anthony Gitonga, ...
11 Tháng Tám 20231:09 SA(Xem: 3850)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
11 Tháng Tám 20231:00 SA(Xem: 4452)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
09 Tháng Tám 20236:32 CH(Xem: 3557)
Bây giờ quá tuổi bảy mươi Hết còn hăng hái như hồi thanh niên Thôi thì mọi sự do thiên Mỗi người có số phận riêng an bài Rồi Ai đi trước Ai đây? Ai người nặng nghiệp sống dai khổ đời!
09 Tháng Tám 20236:28 CH(Xem: 4794)
Nhớ Bà, thao thức đêm đêm Ủ ê tâm sự, ướt mèm gối chăn Ba năm.. .rồi ... Một Ngàn Năm Thiên thu, vĩnh viễn...biệt tăm sao ? Bà Hè xưa : nhớ tuổi học trò Từ nay, hè đến ngẩn ngơ não nề.
05 Tháng Tám 20231:53 SA(Xem: 4099)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
05 Tháng Tám 20231:38 SA(Xem: 2096)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
05 Tháng Tám 202312:39 SA(Xem: 4366)
Mùa về chiều tối lắm mưa Khúc ca đồng vọng trêu đùa gió mây Đêm trôi ảo giác trăng gầy Chào Em Tháng 8 tràn đầy yêu thương...
30 Tháng Bảy 20236:09 CH(Xem: 2611)
Ngày họp mặt Ngô Quyền VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA đã kết thúc, tôi đã có hai ngày nói nhiều, cười nhiều và chụp hình nhiều. Tôi muốn ghi lại những gì bên lề ngày vui còn giữ lại trong tôi.
30 Tháng Bảy 202312:26 SA(Xem: 2771)
Vài bữa nữa về lại SaiGon tôi sẽ giới thiệu cho thêm nhiều bạn bè biết đến trang BHQT và trang ngoquyen ở xa 1/2 vòng trái đất có nhiều trái tim vẫn cùng đập chung một nhịp.
29 Tháng Bảy 202310:37 CH(Xem: 2563)
Đây là những hình ảnh về ngày Hội Ngộ Ngô Quyền rất đẹp . Thầy cô, học trò và những kỷ niệm. Xin gửi đến các bạn một chút bâng khuâng.
29 Tháng Bảy 20235:32 CH(Xem: 4273)
Tôi sẽ nguyện chung thân làm nô lệ Hết đời tôi cho Bà được hài lòng Tôi nợ Bà, một lần xa xưa ấy Còng lưng trả hoài, mãn kiếp chưa xong.
29 Tháng Bảy 20231:53 SA(Xem: 1681)
Hôm nay, tình cờ nghe No Milk Today, dư âm của những ngày xa lắc ấy trỗi dậy, tôi lại thấy căn nhà xưa, xóm học, giàn hoa giấy mộng mơ, và những chàng trai thiếu nữ tuổi thanh xuân
29 Tháng Bảy 202312:47 SA(Xem: 3264)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 202310:28 CH(Xem: 3080)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
28 Tháng Bảy 20236:03 CH(Xem: 3939)
Từ đó đôi mình đã mất nhau Anh giận mình giận cả trời cao Bất chợt anh thấy đời vô nghĩa Nhớ em nước mắt lại tuôn trào.
27 Tháng Bảy 20235:13 CH(Xem: 3642)
Vần vũ tuổi đời trôi cuồn cuộn Ngày Sinh có, Ngày Mất còn chờ Bảy mươi lăm năm niên-kỷ luống! Còn bao lâu nữa khéo hững hờ?
27 Tháng Bảy 20234:29 CH(Xem: 4858)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT THUỞ VÔ TÌNH Nhạc Phạm Chinh Đông. - Thơ Tường Vi Tiếng hát: Cẩm Bình
21 Tháng Bảy 20236:03 CH(Xem: 3897)
Rủ nhau về lại "NGÔ QUYỀN" Gặp thầy, gặp bạn huyên thuyên nói cười "TRƯỜNG XƯA" in dấu trong tôi DIAMOND SEAFOOD đón mời thân thương
20 Tháng Bảy 202310:50 CH(Xem: 2508)
. Hãy phát huy những tài hoa, tinh túy của môn phái để tên tuổi Ngô Quyền mãi sáng chói trên vòm trời quốc tế. Hẹn nhau văn ôn võ luyện, chờ ngày đại hội năm sau
20 Tháng Bảy 20239:27 CH(Xem: 2560)
Until next year we bid farewell with fond memories and sometimes we wish we could just rewind back to the old days and press
20 Tháng Bảy 20238:56 CH(Xem: 5822)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
20 Tháng Bảy 20232:55 CH(Xem: 4304)
Dường như quân tử đến gần Mùi hương em quyện bước chân hẹn thề Hay là gió thoảng quanh đây Hồn em thôi đã đầm đìa trĩu sương
20 Tháng Bảy 20231:26 SA(Xem: 5208)
Trần gian cõi tạm vô thường Nào ai tránh được bước đường vĩnh ly Giàu sang nghèo khó khác chi Xấu - đẹp cũng vậy đồng thì như nhau
20 Tháng Bảy 20231:16 SA(Xem: 4379)
Quê tôi: Xứ bưởi Biên Hoà Đến nay dù đã cách xa nghìn trùng Lòng tôi luôn vẫn nhớ nhung Mỗi mùa Xuân đến nổi lòng xót xa Quê xưa no ấm nhà nhà Núi sông xinh đẹp, bao la ruộng vườn
16 Tháng Bảy 20233:11 CH(Xem: 3896)
Chúng mình nay già cả giống nhauTâm tịnh giữa thế gian vô ngã! Mỗi năm vỏn-vẹn gặp một lần Sang năm tùy đầu gối đôi chân? “Ừ thì hẹn nhưng để trời tính” “Ngô-Quyền cố-gắng” hứa lần khân!
16 Tháng Bảy 20231:35 SA(Xem: 4837)
Vượt qua sóng gió gian nan, An nhiên cuộc sống nhẹ nhàng lòng vui. Thả phiền trôi khổ biển khơi. Mười bảy tháng bảy tiếng cười vang vang
12 Tháng Bảy 202311:20 CH(Xem: 8982)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
12 Tháng Bảy 20233:12 CH(Xem: 6834)
Bầu trời tháng Bảy đẹp như mơ Sinh Nhật 6 nàng tặng rổ…thơ HOÀI NIỆM, NGUYÊN NHUNG tài khó đoán TƯỞNG DUNG, PHƯƠNG THUÝ giỏi không ngờ!
02 Tháng Bảy 20231:44 SA(Xem: 5206)
Mùa hè giọt nắng lao xao Ngô Quyền vẫy gọi sóng gào Đằng Giang Với tay xua bóng mây tan Trường Xưa Về Lại ngập tràn nhớ nhung.
02 Tháng Bảy 202312:04 SA(Xem: 3145)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
01 Tháng Bảy 20239:23 SA(Xem: 4221)
Ú òa Anh đã bắt được em Từ thuở thanh xuân Cho đến tuổi già Ta yêu nhau Tình mãi đậm đà Gữi mãi nụ cười Cho đời nở hoa
01 Tháng Bảy 20239:19 SA(Xem: 5433)
Anh không còn trẻ như xưa! Tuổi U chín chục nắng mưa là thường? Hè xưa Phượng đỏ sân trường! Nhớ chiều tan học phố phường áo bay!
30 Tháng Sáu 20237:08 CH(Xem: 5302)
Hãy trả cho em tuổi học trò Ngồi bên song cửa ghép vần thơ Đêm về mộng thấy Bà Tiên đến Se sợi chỉ hồng, kết tóc tơ. Hãy góp cho em sắc nắng chiều Trên đồng cỏ úa gió đìu hiu
30 Tháng Sáu 20237:05 CH(Xem: 5613)
Ung dung xa lánh cõi trần Người đâu còn nữa tháng năm tội tình Nặng nề một bóng hư linh Đi trong phố vắng cảm mình bơ vơ.
28 Tháng Sáu 20231:14 SA(Xem: 9654)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 20231:01 SA(Xem: 5929)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
28 Tháng Sáu 202312:49 SA(Xem: 3960)
Phân bua, Vợ nói Sân-Si: “Muốn đi, cứ tự nhiên đi một mình”! Tôi bèn “ngậm-miệng làm thinh” May ra “mai-mốt” tình hình đổi thay Hơn-Thua biết nói sao đây? Thì-giờ cạn-kiệt, ai hay giùm mình?
18 Tháng Sáu 20238:21 CH(Xem: 6118)
(Cảm xúc qua lời tâm sự của anh Mai Quan Vinh về sự vất vả tìm con bao năm trường nhưng con gái vẫn còn là ẩn số) Hôm nay Lễ Cha trên đất Mỹ Con ở nơi nào có biết không Mong gặp con, không buông hy vọng Nên đêm đêm lệ vắt thành dòng!
18 Tháng Sáu 202312:16 CH(Xem: 3123)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.
18 Tháng Sáu 202312:12 CH(Xem: 4841)
Xin bấm vào link bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: VỢ LÍNH - Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Đọc truyện: Tiểu Thu Kiều Oanh thực hiện youtube
18 Tháng Sáu 202312:22 SA(Xem: 6805)
Ấn tượng về bác sĩ Vương Tú Toàn hình thành trong ký ức tôi, nhờ vào hình ảnh lung linh xinh đẹp của cô giáo Việt Văn lớp 10B4 trung học Ngô Quyền Biên Hòa của tôi ngày ấy.
17 Tháng Sáu 202311:39 CH(Xem: 4427)
Khi Ba bé Phú nhập ngũ, bé Phú chỉ mới 7 tuổi… Hơn 70 năm trôi qua, hình bóng Cha vẫn còn hiện hữu trong tim bé Phú như thuở xa xưa…
17 Tháng Sáu 202311:10 CH(Xem: 4760)
Nơi đây cuộc sống thênh thang! Ngày Cha Hạnh phúc cũng đang tới gần! Tình cha chan chứa ân cần! Lo toan vất vả không lần than van!
17 Tháng Sáu 202311:05 SA(Xem: 4329)
Lặng lẽ một mình cà phê sáng Âm thầm vị đắng một mình ta Đường cao vị ngọt cần phải tránh Cơm, bún, mì: tinh bột cố xa
17 Tháng Sáu 202312:59 SA(Xem: 3559)
Việc gắn bó gần gũi với chợ LB ngay từ hồi niên thiếu đã cho tôi một miền ký ức ngọt ngào khó quên dù đã nhiều năm sống xa quê hương.
16 Tháng Sáu 20231:14 SA(Xem: 4212)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: TÌNH CHA CÒN ĐÓ ĐẸP THAY - Thơ-Nhạc: Mạc Giang - Thu Giang trình bày
15 Tháng Sáu 202312:25 SA(Xem: 3607)
Bây giờ dù đã bước đến buổi hoàng hôn của cuộc đời ta vẫn ước ao có phép mầu nào đưa ta đi ngược thời gian trở về tuổi học trò mơ mộng
11 Tháng Sáu 20232:22 SA(Xem: 3498)
Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm sao Ông có đủ thì giờ và sức khỏe để hoàn thiện tất cả mọi chuyện, mọi vai trò từ trong gia đình ra đến xã hội.
11 Tháng Sáu 20231:23 SA(Xem: 3613)
“Người con gái phi thường” đó là cô Nguyễn Thị Oanh, một người con gái 27 tuổi, cao 1 thước 50, nặng 45 kí. Tuy trước đó cô đã 8 lần đoạt huy chương trong nhiều lần tranh giải SEA Games
10 Tháng Sáu 20231:40 CH(Xem: 4326)
Bắt thang lên hỏi Ông-Trời: Tuổi già u-uẩn ai người không qua? Cũng đành giữa chốn “Ta-Bà” Lội xong “cõi-tạm” là qua đời mình
10 Tháng Sáu 20232:04 SA(Xem: 4381)
Năm nay ban Tân Chấp Hành Ngô Quyền đứng ra đảm nhiệm tổ chức. Kính mong được sự hổ trợ tích cực của Thầy Cô và tập thể Cựu học sinh NQ chúng ta,
10 Tháng Sáu 202312:22 SA(Xem: 3624)
Cha là nắng ấm thái dương Ngôi sao bắc đẩu soi đường cho con Cha còn, gót đỏ như son Cha già vắng bóng véo von tình buồn.
09 Tháng Sáu 202311:59 CH(Xem: 3707)
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.
09 Tháng Sáu 20232:50 CH(Xem: 5187)
Ngày xưa phượng đỏ Huế thương Đông Ba, Gia Hội, con đường Kim Long Bây giờ hai đứa song song Em đi từng bước trong lòng nhớ ai.
09 Tháng Sáu 20232:46 CH(Xem: 4188)
Để chi em biết không? Để ta được yêu em lần đầu Và em cũng trọn vẹn yêu ta lần cuối Ta sẽ nhìn em say mê đắm đuối Bàn tay em bối rối nắm tay ta Ta dìu em đi khắp nẽo gần xa Trời sinh em ra cho ta hạnh phúc.
09 Tháng Sáu 20231:56 SA(Xem: 3544)
Dãy phố Tây 5 căn tọa lạc tại trung tâm đường THĐ Biên Hòa (BH) trước 1975, đối diện với chợ Lò Bò gồm 5 căn nhà liền kề (số nhà 38-40-42-44-46).
08 Tháng Sáu 20232:20 CH(Xem: 4721)
Ta muốn sau cùng, hỏi lại em Phải chăng Vườn Tịnh nở hoa hiền Đồng tâm là cội tình tươi đẹp Xin hãy cùng nhau vun đắp thêm.
28 Tháng Năm 20231:29 SA(Xem: 4445)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LÒNG MẸ - Sáng Tác: Y Vân; Tiếng hát: Kim Phụng Hòa âm: Trần Kim Bài
22 Tháng Năm 202311:01 CH(Xem: 3558)
Xin chúc mừng ngày lễ vàng của anh chị Minh & Hoa. Chúc mừng những cặp tình nhân đã cùng bên nhau sắc son bền vững 50 năm, 60 năm, 70 năm. Xin ơn trên giúp đỡ và chúc phúc cho họ.
22 Tháng Năm 202310:50 CH(Xem: 4352)
Thiên nhiên gần gụi chợt tủi cho người Đời như cát bụi giữa đất trời rộng Đổi thay biến động cố giữ nụ cười Xấp xỉ bảy lăm tường như GIẤC MỘNG?!?!?!
22 Tháng Năm 202310:29 CH(Xem: 4340)
Có phải bây giờ em vẫn yêu Để còn háy, nguýt làm lắm điều Cho anh mãi mãi say và đắm Bà xã của anh thật lắm chiêu.
22 Tháng Năm 20231:22 SA(Xem: 4610)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÁT BÊN TRỜI LÃNG QUÊN - Nhạc Phạm Chinh Đông. - Hòa Âm Đỗ Hải Tiếng hát: Minh Đạt
22 Tháng Năm 202312:20 SA(Xem: 4407)
Mưa từ ngày mới ra đi Bây giờ mưa nữa mong gì nắng say Về thăm mồ Mẹ chiều nay Hình như mưa đã rớt đầy hồn con.
21 Tháng Năm 202311:55 CH(Xem: 4070)
Biên Hòa Phó Tỉnh Nguyễn Thành Nhơn Vĩnh biệt nhằm khi Quốc Hận buồn Đau đớn gia đình dòng lệ chảy Ngậm ngùi chiến hữu giọt châu tuôn
21 Tháng Năm 202311:45 CH(Xem: 4071)
Khi Mẹ mất… con chưa từng được biết Quê Hương thứ hai, Mừng Lễ Mẹ Cha Ba năm sau, con từ biệt Quê nhà Sang xứ lạ, mang theo hình bóng Mẹ…
19 Tháng Năm 20236:19 CH(Xem: 3620)
chúc mừng gia đình anh cựu học sinh khóa 6 Trần Văn Việt.” Lớp hưng phế xô nghiêng từng triều đại “nhưng chúng ta còn có những mầm xanh.