Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - PHAN CHÂU TRINH

08 Tháng Tư 202312:55 SA(Xem: 2479)
GS. Nguyễn Văn Lục - PHAN CHÂU TRINH



Phan Châu Trinh

Nguyễn Văn Lục



Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ. Nói mạnh hơn, đó là những người đã làm nên lịch sử. Lịch sử một dân tộc, lịch sử đất nước.

Phan Châu Trinh, người đề xướng đổi mới vào đầu thế kỷ 20, với lá thư gửi Toàn Quyền Đông Dương vào năm 1906

Lá thư gửi Toàn Quyền Đông Dương vào năm 1906 hay “Lettre de Phan Chu Trinh au gouverneur général en 1906” do Nguyễn Văn Vĩnh Chủ bút tờ bán nguyệt san tiếng Pháp L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) dịch sang Pháp văn và đăng trong những số từ 223 đến 226, năm 1933


image001

Bìa sách Quốc gia huyết lệ của Phan Châu Trinh. Ảnh: Thư viện Quốc gia Pháp


Sơ lược về tiểu sử và hoạt động chính trị của Phan Châu Trinh

Phan Châu Trinh, hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9-9-1872, mất 24-3-1926 năm 54 tuổi.

(Về tên gọi của ông. Người Bắc đọc là Phan Chu Trinh, người Nam đọc là Phan Châu Trinh. Có thể có người kiêng tên húy của Chúa Nguyễn Phúc Chu chăng? Nhưng trên giấy tờ khai sinh và tên gọi vẫn là Phan Châu Trinh. Vì thế tên của hai con là Phan Châu Dật, Phan Thị Châu Liên.Trong tập tài liệu về lá thư của ông gửi toàn quyền Đông Dương, tôi cũng thấy cuối lá thư ký chính thức là Phan Châu Trinh. Có lẽ đã đến lúc cần thống nhất tên gọi của ông mới phải!)

Quê ông ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, phủ Tam Kỳ, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Ông sinh ra trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược. Năm ông sinh ra đời, nước ta đã mất 6 tỉnh Nam Kỳ.

Năm 1885, phong trào Cần Vương bùng nổ. Phan Văn Bình, bố của Phan Châu Trinh, tham gia Nghĩa Hội ở Quảng Nam và được cử làm chuyển vận sứ, phụ trách lập đồn điền, sản xuất và cung cấp lương thực cho Nghĩa quân. Trong thời gian này Phan Châu Trinh cùng với hai anh và em gái lên sống với cha ở căn cứ, học tập võ nghệ, săn bắn và tập việc binh mã.

Mẹ chết sớm, rồi đến lượt cha nên được người anh Phan Văn Cứ chăm sóc và lo cho việc học hành. Ông kết bạn với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Đình Hiến.

Năm 28 tuổi, ông đỗ cử nhân. 1900, năm 29 tuổi, ông đỗ Phó Bảng cùng khóa với Phó Bảng Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Nguyễn Ái Quốc). Ông xin nghỉ một năm để cư tang người anh cả, người đã nuôi dậy Phan Châu Trinh khi cha mất.

Năm 1902 được triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm làm Thừa Biện, Bộ Lễ và đến năm 1904, ông xin từ quan.

[“Khoa Canh Tí, Thành Thái Thứ 12 (1900) Trường Thừa Thiên … 4307.3 Phan Châu Trinh… thi đậu Phó bảng khoa Tân Sửu (1901). Can tội. Bị truy nã.” Nguồn: Cao Xuân Dục, Quốc Triều Hương Khoa Lục (tái bản 1993), NXB Lao Động. Trang 563.

“Khoa năm Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894), Trường Nghệ An, 4054.12 Nguyễn Sinh Sắc… Thi đậu Phó bảng [năm Giáp Ngọ 1894. Làm quan tới chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi.] ibid, trang 533.]

DCVOnline

Trong thời gian làm quan, ông kết giao với Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, đọc “Tân Thư”, tiếp thu tư tưởng Cách Mạng tư sản Phương Tây, tìm hiểu  công cuộc duy tân ở Nhật Bản.

Sau khi từ quan, ông cùng với Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp bắt đầu cuộc vận động duy tân ở Quảng Nam với ba mục tiêu: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.

(Khai dân trí: Bỏ lối học tầm chương trích cú, bài trừ hủ tục, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng. Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, giác ngộ được quyền lợi của mình. Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa.)

Ông cũng yêu cầu chính quyền thực dân Pháp sửa đổi chính sách cai trị cho dân từng bước khai hóa tiến đến văn minh theo phương châm Tự lực Khai hóa.

 Ra Hà Nội, ông kết bạn với với Lương Văn Can, Đào Nguyên Phổ; lên Yên Thế, ông tiếp xúc với Hoàng Hoa Thám; sang Quảng Đông, ông gặp Phan Bội Châu rồi cùng Cường Để sang Nhật Bản để tìm hiểu cuộc Duy Tân cải cách của Nhật Hoàng.

Ở Nhật vài tháng, Phan Châu Trinh về nước quyết định tiếp tục cuộc vận động cứu nước theo đường lối công khai và bất bạo động.

Đây là điểm then chốt xác định đường lối đấu tranh của Phan Châu Trinh.

Nó khácvới tất cả các phong trào kháng Pháp trước ông như Đề Thám, Phan Đình Phùng dùng bạo lực cũng như sau này khác với Hồ Chí Minh, cũng dùng bạo lực đấu tranh triệt để dựa trên chủ nghĩa cộng sản Mác Xít. Hồ Chí Minh trong thời kỳ chống Pháp đã dựa vào Tầu. Thời kỳ chống Mỹ, Hồ Chí Minh dựa vào tiếp viện vũ khí của Nga là chính.

 Đường lối của Phan Châu Trinh cũng không dựa vào ngoại bang như Phan Bội Châu dựa vào Nhật, hoặc như vua chúa trong triều đình Huế  dựa vào Trung Hoa.

Vì thế, vào năo 1906, Phan Châu Trinh khởi xướng phong trào Duy Tân bằng cách viết một bức thư gửi cho Toàn Quyền Đông Dương bày tỏ rõ lập trường hòa hoãn với Pháp và chống bọn tham quan, tay sai của Pháp. Bức thư viết bằng chữ Hán. Người dịch bức thư này ra tiếng Pháp là Nguyễn Văn Vĩnh.

 Lúc ấy, ông Nguyễn Văn Vĩnh đang làm thông phán, tòa Đốc Lý Hà Nội đã dịch bức thư này sang tiếng Pháp, sau đó được đăng lại trong L’ANNAM NOUVEAU trong những số từ 223 đến 226, năm 1933.

Tất cả công việc dịch thuật và cho đăng là do Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện.

(Xem thêm tập tài liệu đầy đủ về Nguyễn Văn Vĩnh do Nguyễn Giang, con ông Nguyễn Văn Vĩnh viết lại và phổ biến tại Hà Đông, ngày 1-5-1999.)

Nội dung lá thư gửi ông Toàn Quyền Đông Dương vào năm 1906

Người viết xin dùng bản dịch bức thư từ chữ Hán sang tiếng Việt của Đặng Thái Mai vì một lẽ giản dị là giọng văn biểu cảm. Nó đã được in trong tuần báo ‘Tân Dân’, số đặc biệt kỷ niệm Phan Tây Hồ, ngày 24-3-1949 tại Hà Nội.

[Phan Châu Trinh, “Đầu Pháp Chính phủ thư”  (1906), Ngô Đức Kế dịch. Đăng trên tuần báo Tân dân số đặc biệt kỷ niệm ngày mất lần thứ 23 của Phan Châu Trinh, ra ngày 24/3/1949 tại Hà Nội. Nguồn: Wikisource.]

DCVOnline

Nội dung bức thư có thể  gồm hai mục đích chính: một mặt hòa hoãn như một cái cớ với người Pháp để có cơ hội học hỏi, để thấy cái hay, cái trội của người Pháp so với người mình. Nhưng đồng thời cũng cho thấy người Pháp không đá động đến hoặc làm ngơ trước những tệ hại xã hội, luân lý do đám quan lại gây ra. Phân Châu Trinh đã can đảm vạch ra những sai trái, những lạm dụng quyền thế do đám tay sai quan trường của người Pháp và mặt khác chống lại tệ hại quan trường hà hiếp dân đen, tham ô và bóc lột dân nghèo.

Lá thư này về hình thức khen một điều chiếu lệ, chê trăm điều. Điều khen chỉ có trên dưới một chục dòng về những cải cách kinh tế. Trước khi chống Pháp ông chống cái hủ lậu, cái hèn, cái bất lực, thói nịnh bợ của giới quan lại đã làm hao mòn dân khí. Phần còn lại gián tiếp lật tẩy cái mặt trái của chế độ thực dân một cách sâu sắc mà họ không thể có cớ bắt tội ông được.

Vì thế, không ai dám kết án ông theo Tây được mà Tây cũng đành chịu bó tay. Đó là cái khôn ngoan của người làm chính trị.

Nhưng mặt khác, nó cũng một cách nào đó bầy tỏ lòng yêu nước thương dân của ông trong phần chót của lá thư; ông viết:

“Tôi trong lòng đau đớn chua xót không biết kêu gào vào đâu, cầm bút viết thư này, quên cả sự kiêng sợ, các quan Bảo Hộ quả lấy lòng thành khoản đãi người Nam, thì tất cũng xét bụng tôi, nghe lời tôi, cho tôi đến ngồi mà thung dung bàn hỏi, cho tôi được phơi gan mở ruột, bày tỏ cái điều lợi hại may ra nước Nam có cái cơ hội được cải tử hồi sinh, thế là hạnh phúc của nước Nam rồi.”

Vì thế, không lạ gì ngay đầu bức thư, ông đã rào đón ca tụng những công trình của người Pháp làm cho đất nước Việt Nam; ông viết:

“Trộm xét từ khi Pháp sang nước Nam bảo hộ đến nay, những việc bắt cầu đắp đê sửa sang đường sá, xe lửa, tàu thủy chạy khắp nơi, cùng là lập ra Sở Bưu chính để thông báo tin tức, đều có lợi ích cho nước Nam, người ta ai cũng thấy cả. Nhưng có nhiều việc không thể nhịn đi mà không nói, là các mối tệ hại ở trong quan trường, các sự rất khổ ở chốn dân gian, những sự hư hỏng về nền phong hóa, cùng là những cái có quan hệ đến số mệnh nước Nam, thì Chính phủ đều gác để một bên, mặc kệ cho hư nát mà không thèm hỏi đến.”

Hậu quả tai hại của tệ nạn này là các quan ở tỉnh chỉ lo vơ vét và hà hiếp bóp nặn ở chốn thôn quê. Đám sĩ phu thì ganh đua nhau vào con đường luồn cúi hót nịnh, không biết liêm sỉ là gì.

Ông viết tiếp, 

“Tôi đã quan sát mấy năm nay, đi khắp trong Nam ngoài Bắc, tình trạng nhân dân khốn khổ, quan lại tham tàn, đều được mắt thấy tai nghe, và dư luận ở dân gian về cái cách chính phủ đối đãi người Nam và người Nam đối đãi chính phủ cũng đều để tai nghe và ghi vào dạ.(...)

Hiện nay người Nam trừ những người ở trong quan trường không kể, còn ra thì không luận người khôn, người ngu, trăm miệng một lời, đều nói rằng đó là chính phủ cố ý dung túng khiến cho cắn nuốt lẫn nhau cho nòi giống mòn mỏi, đó là cái kế thực dân của chính phủ.”

Sau này, như nhận xét của Nguyễn Văn Trung viết trong lời mở đầu cuốn Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Thực chất và huyền thoại, 

“Thực dân là một hành động bạo lực xâm lăng và duy trì sự xâm lăng ấy bằng bạo lực nhằm khai thác và chiếm đoạt những tài nguyên của các nước bị thuộc địa. Đó là một hình thức người bóc lột người, người đè nén người. Cho nên chế độ thực dân là một chế độ vô nhân đạo, phi chính nghĩa.”

Nguyễn Văn Trung, Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam. Thực chất và huyền thoại. NXB Nam Sơn

Xin nhắc lại, Phan Châu Trinh viết “…đó là cái kế thực dân của chính phủ.” Bản chất chế độ thực dân là như thế: Chia để trị. Ông Phan Châu Trinh trình bày một cách lý lẽ thuyết phục là có ba nguyên nhân sinh ra cái tệ ấy:

  • Một là chính phủ Bảo Hộ dung túng quan lại Việt Nam thành ra cái tệ “cô tức” (Cô tức: dè dặt, rụt rè không dám hay không muốn đối phó quyết liệt với tình thế.) Ở đây, ông tố cáo cái độc ác của người thực dân, dùng chính người Việt cai trị người Việt. Vì thế, chính phủ Nam Triều cứ gián tiếp dùng quan lại để lấy người sai khiến, làm việc sưu thuế. “Có nghĩa là dùng người Việt Nam để trị nước Việt Nam mà thôi.”
  • Hai là chính phủ khinh rẻ sĩ dân Việt Nam thành ra cái tệ xa cách. Ở đây một cách gián tiếp, ông tố giác cái đầu thực dân của người Pháp, kỳ thị và khinh ghét người bản xứ. Ông viết:

“Người Pháp ở nước Nam đã lâu thấy người Nam quan lại thì gian tham, kẻ sĩ dân thì ngu xuẩn, phong tục thì đồi bại, ghét rằng người Nam không có phong cách. Cho nên các tờ báo, hoặc khi truyện trò đều tỏ ý ghét người Nam, khinh người Nam, cho là người Mọi.”

Vì thế, không lạ gì những dân phu đi làm bị người Tây đánh đau hay là đập chết. Cũng không lạ gì đi ngoài đường ngẫu nhiên gặp người Tây, không cứ là Tây quan, Tây lính hay là Tây buôn thì phải cúi đầu, cụp tai rảo bước mà đi cho mau, chỉ sợ tránh không xa mà bị nhục.

  • Ba là cái tệ quan lại nhân cái tệ xa cách ấy mà thành cái tệ hại hà hiếp dân. Ông phân tích một cách sâu xa là cái gì lợi cho thực dân Pháp thì quan lại răm rắp hết lòng, như nạn thu thuế hoặc mưu toan bạo động làm phản. Họ tỏ ra bảo hoàng hơn vua, ông viết:


“Họ biết rằng sưu thuế nạp cho thanh thỏa là điều chính phủ thích hoặc họp đảng mưu toan phản động là điều chính phủ ghét. Cái điều chính phủ thích thì họ hết lòng hết sức làm cho được việc.(...) Họ lại nhân điều chính phủ ghét mà vu oan, hoặc là nói rằng họp tập nhân sĩ, sợ có ý thức gì khác chăng. Mấy câu mơ hồ không có chúng cớ gì cả. Chính phủ không hiểu cái mưu gian của họ, lại cứ tin họ, vì thế mà có người lụy đến thân gia, mắc vào tù tội.”


Bức thư dài bày tỏ nỗi đau của tác giả qua từng con chữ nói lên tấm lòng của tác giả muốn quê hương đổi mới, thoát khỏi cảnh lầm than lệ thuộc vào nước lớn.


Đây là một bản án chế độ thực dân Pháp vừa khôn khéo, vừa muốn thức tỉnh những ai còn mê muội, nhất là trong giới quan trường và vua quan triều Đình.


Vào năm 1908, có phong trào chống thuế nổi lên và có nhiều người bị bắt, bị xử tử, bị lên án gắt gao. Nam Triều đã lên án chém ngang lưng ông Trần Quý Cáp. Ông Tây Hồ cũng bị lên án trảm quyết, nhưng được tòa Khâm sứ can thiệp. Bản án được đổi ra  “trảm giam hậu”, giam đó đã, chém sau. Ông cũng đồng thờiđược Hội Nhân Quyền can thiệp và bị đầy đi Côn Đảo.


Nhưng nhờ Hội Nhân Quyền Pháp, ông chỉ bị đầy đi Côn Đảo ba năm và sau đó được sang Pháp được mang theo người con trai Phan Châu Dật, được người Pháp cho ăn học và chu cấp cho hai cha con chỗ ăn ở đàng hoàng.  Đó phải chăng là một hình thức chiêu dụ?


Năm 1922, Khải Định sang Pháp và dự Hội chợ Marseille, nhân cơ hội này, Phan Châu Trinh diễn thuyết phản đối chế độ quân chủ, viết thơ kể bảy tội của nhà vua.

(Cụ Sào Nam gọi là thư ‘Thất Điều’, với những lời lẽ rất nặng nề gọi vua là “hôn quân”, “dân tặc” và ông cảnh cáo đồng bào: “Ôi nước ta có tội gì mà phải chịu cái cảnh nghiệp báo ấy? Dân ta có tội gì mà gặp phải cái thứ vua quỷ ấy? Nếu không tìm cách mà trừ bỏ đi, thì cũng đến chết theo cái loài yêu quái ấy mà thôi.”)

[Theo Thu Trang, Những Hoạt Động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911/1925, (1983) NXB Đông Nam Á, trang 157: “… lá thư này Phan Châu Trinh viết bằng Hán văn và Nguyễn Minh Quang dịch sang Pháp văn, Trần Lê Luật sang Việt văn. Lá thư này chưa hề được in trên báo Pháp…” — DCVOnline]

image003

Thất điều thư là di cảo của Phan Chu Trinh gửi cho vua Khải Định ở Paris năm 1922. Nguyên văn bằng chữ Hán. Trong thư nêu lên 7 điều sau:

Một là tội tôn quân quyền / Hai là tội thưởng phạt không công bình / Ba là chuộng sự quỳ lạy / Bốn là tội xa xỉ vô đạo / Năm là phục sức không đúng phép / Sáu là du hạnh vô độ / Bảy là việc Pháp du ám muội.

Đây là 7 tội mà cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh kể về Khải Định trong bức thư của mình. (Di cảo cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh, Thư thất điều của cụ Tây Hồ Phan Châu Trinh gửi vua Khải Định ở Paris ngày 14 thàng 7 năm 1922, Anh Minh dịch và xuất bản tại Huế, 1958.) Nguồn: Thư thất điều, Wikipedia.org]

DCVOnline

Nhận thấy mình sức yếu và đã lớn tuổi, ông viết một lá thư yêu cầu Nguyễn Ái Quốc về nước. Nguyễn Ái Quốc không về, chờ thời cơ chín mùi.

Lá thư của Phan Châu Trinh gửi cho Nguyễn Ái Quốc năm 1922

Sau này, trong bức thư phản bác Hồ Chí Minh 1917-1923 với lời đề tựa của Philippe Devillers, Éditions L’Illarmattan, 5-7 rue  de l’école Polytechnique, 75005 Paris.

Lá thư Phan Châu Trinh gửi Nguyễn Ái Quốc viết khi ông đang ở bên Pháp, ở Marseille năm 1922 đề ngày 18-2-1922; nhân tiện đó ông phê bình các nhà ái quốc như Đề Thám, sau này bị Pháp chặt đầu, Phan Đình Phùng chết rồi bị quật mồ lấy xương cốt vứt xuống sông, các vua Hàm Nghi, Duy Tân và nhà nho Thủ Khoa Huân bị đi đầy.

Ông cũng phê bình Phan Bội Châu như sau:

“Anh hãy xem Phan Bội Châu, ông đã không nghe lời tôi. Ông ấy muốn quyên tiền bạc để đưa được những người theo ông đi sang Nhật. Ông ngửa tay xin người Nhật bằng cách kêu gọi tính cộng đồng da vàng và tình đồng văn hóa. Nhưng kết quả các cuộc đi lại bí mật của ông trong thực tế chẳng đem đến kết quả gì. Mới nhìn, lý luận của ông có vẻ tốt, nhưng nghĩ cho kỹ, nó cũng giống như các lý luận của các vua Lê, họ đã yêu cầu nhà Thanh Trung Hoa giúp đỡ để đánh Chúa Trịnh.. Lại cũng giống như lý luận của Chúa Nguyễn dựa vào Pháp để chống vua Tây Sơn.” 

Theo ghi chép lại của Lê Thanh Cảnh)

Ký ức của cụ Lê Thanh Cảnh về cuộc gặp gỡ ở Paris năm 1922 giữa các cụ Nguyễn Ái Quốc, Phan Châu Trinh, Cao Văn Sến, Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh.

Cũng ông kỹ sư Lê Thanh Cảnh, tốt nghiệp ở Pháp cùng với ông Trần Đức, nhân dịp các nhân viên phái đoàn Nam Triều đi dự cuộc triển lãm do Pháp quốc sử địa tổ chức tại Ba Lê. Hai người đã tổ chức mời bốn cụ là Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Ngọc Thiện và Cao Văn Sến dùng cơm tại khách sạn Montparnasse. Cũng mời thêm cụ Phan Tây Hồ, anh Quốc, vợ chồng Trần Hữu Thường và ông Hồ Đắc Hưng. Các ông đứng ra  tổ chức một bữa họp mặt thảo luận với  nhan đề “Thử đi tìm một lập trường tranh đấu cho dân tộc Việt Nam”.

Lập trường của mỗi người đối chọi nhau như nước với lửa, không ai chịu ai. Nhất là giữa Nguyễn Ái Quốc và Phan Châu Trinh. Theo ông Cảnh cụ Phan Tây Hồ bắt đầu nói:

“Tôi dã gặp Nguyễn Ái Quốc từ 10 năm trước đây mà tôi nhận thấy chủ trương Cách mệnh triệt để quá táo bạo nên tôi không thể theo anh được, và anh cũng không chấp nhận đường lối của tôi, anh phải đi qua nước Anh rồi về đây. Vừa rồi, mấy tuần nay có ô. Cảnh, bạn thân của anh và cũng đồng châu với tôi, có tìm đủ cách để dung hòa đường lối tranh đấu mà mong muốn cho hai chúng tôi xích lại gần nhau. Nhưng dầu tôi có tỏ thiện chí đến đâu, tôi cũng thấy còn khó…”

Đến lượt ông Quốc phát biểu: “Sở dĩ tôi chủ trương cách mệnh triệt để là xưa nay muốn dành độc lập cho Tổ quốc và Dân tộc thì không thể ngửa tay xin ai được mà phải dùng sức mạnh như cụ Trần Cao Vân đã nói là phải dùng BÚA RÌU.” 

Ô. Nguyễn Văn Vĩnh cướp lời ngay để bênh vực chủ trương của mình cũng để giác ngộ anh Quốc.

“Ông Vĩnh cho rằng các phong trào chống đối như Đề Thám ở chiến khu Yên Thế, đến Thiên Địa Hội, đến vụ xin thuế ở miền Trung, phong trào kháng chiến ở Nam, phong trào Cần Vương ở Trung, trước sau đều bị phân tán đến nỗi ngày nay các phong trào ấy chỉ còn cái tên trong ký ức của chúng ta thôi. Bao nhiêu chiến sĩ đều gục ngã hoặc còn sống vất vưởng ở Côn Đảo, Thái Nguyên, Lao Bảo, hay Ban Mê Thuột. Bạo động như anh Quốc nói là thậm nguy! Tôi không muốn khóc anh Quốc bị tiêu mà khuyên anh trèo chống cho qua cơn sóng gió hãi hùng, cẩn trọng hoài bão chí khí và nhiệt huyết để phụng sự Tổ quốc và Dân tộc. Tôi theo lập trường TRỰC TRỊ (Administration direct) là kinh nghiệm cho tôi Nam kỳ trực trị là tiến bộ quá xa hơn Trung Bắc.”

Đến lượt Phạm Quỳnh chủ trương “Quân Chủ Lập Hiến” trong đó vua chẳng còn quyền hành gì trong tay mà chuyên chế được.

Người cuối cùng là viên kỹ sư Cao Văn Sến thuận với ý kiến của ông Nguyễn Văn Vĩnh cũng như bái phục ý kiến của ông Phan Châu Trinh là thực tiễn. Ông nói tiếp:

“Hành động gì bây giờ là thất bại ngay, mà cụ Phan Tây Hồ đã trịnh trọng cảnh cáo hai anh em chúng tôi mấy kỳ gặp gỡ trước đây, mà tôi rất bái phục.” 

Anh Quốc quát to tiếng: “Này cụ Tây Hồ, nếu cụ qua làm Toàn Quyền Đông Dương thay mặt thực dân cũng chỉ nói như thế thôi. Bó tay mà chịu lầm than sao? Không được!!”

Tôi sợ anh Quốc đi quá trớn, đúng lên thưa, ôn hòa. “Tôi xin anh em nghĩ thêm về lời khuyên của cụ Tây Hồ. Nếu chúng ta khôn khéo thì “bất chiến tự nhiên thành”.

Anh Quốc lại quát lớn: “Lại thêm chú này nữa kia.”

Tôi được dịp kịch liệt bác bỏ luận điệu anh Quốc và bênh vực chủ thuyết của cụ Tây Hồ.

Các cụ cho là phải, lần lượt bắt tay tôi siết thật mạnh tỏ vẻ tán thưởng tấm nhiệt thành của tôi.

Phần đông quan khách hôm ấy đều có xe, nhiều người đổ xô ra mời cụ Phan và anh Quốc lên xe để họ đưa về. Nhưng anh Quốc rỉ tai tôi:  “Chú đưa mình về, vì mình không muốn ai biết cái nghèo của mình.”

Lê Thanh Cảnh

Tôi đã đọc một số tài liệu của Hà Nội viết về ông Phan Châu Trinh, hầu như không một ai nhắc tới giai thoại này giữa cuộc đấu khẩu gay gắt giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc.

Lê Thanh Cảnh ghi thêm:

“Năm 1925, Phan Châu Trinh quyết định về nước. Nhân dân Sài gòn đón tiếp ông nồng hậu.

Chỉ một năm sau ngày 24-3-1926 do gầy yếu lao lực và bệnh tật, lúc 21 giờ 30, ông từ trần hưởng thọ 54 tuổi, tại Sài Gòn.

Đám tang và Lễ truy điệu ông trở thành một cuộc vận động chính trị về lòng ái quốc lan tỏa khắp ba kỳ.”

Lê Thanh Cảnh

[Theo Thu Trang, Những Hoạt Động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911/1925, (1983) NXB Đông Nam Á, trang 134-5

Lá thư Phan Châu Trinh viết cho Nguyễn Ái Quốc năm 1922, trích dẫn nguyên văn, ibid trang 135-140 làm sáng tỏ một số điểm:

  • Hai người một thòi không đồng ý với nhau về quan niệm và chủ trương hành động;
  • Nguyễn Ái Quốc đanh giá tư tưởng Phan Châu Trinh;
  • Phan Châu Trinh khuyên Nguyễn Ái Quốc về nước quảng cáo và tuyên truyền cho chủ nghĩa Mác-Lê. Chứng tỏ là Phân Châu Trinh cũng tán đồng chủ nghĩa trên.

    “Cứ xem hai ông Mã, Lý mà anh tôn thờ chủ nghĩa có ông nào dùng cái lối nương náu ở đât người mà làm quốc sụ cho mình nha anh đâu? Bơi vậy, quả như anh tô thờ lý thuyết hai ông ấy thì anh nghe lời tôi mà về quảng cáo cho quốc dân đồng bào, ai nấy đều biết, có phải là cái phương pháp hay biết chừng nào.”
    (ibid, trang 138; Mã là Mả Khắc Tư, Karl Mã và Lý  là Lý Ninh, Lenin)
  • Phan Châu Trinh vào sự thành công của Nguyễn trong lãnh vực mưu đồ đại sự;
  • Phan Châu Trinh thấy rõ bản chât của thực dân; ông hy vọng dân cả nước đoàn kết để lật đổ cường quyền áp chế. Không nói rõ là sẽ dùng biện pháp nào nhưng Phan Châu Trinh đã thấy phải tự lập, tự cường thì ngầm ý là đi đến con đường giải phóng dân tộc khi gạp thời cơ và dan chúng đồng tình;
  • Phan Châu Trinh thất những hạn chế của ông, và cũng nhận thức được vai trò quan trọng mà Nguyễn Ái Quốc có thể làm.”

DCVOnline

Sau này, dù có những bất đồng, dị biệt giữa cộng sản Hà Nội và ông Phan Châu Trinh. Đã có rất nhiều sách vở, tài liệu với những tên tuổi viết về Phan Châu Trinh như một nhà yêu nước và cải cách xã hội.

Trong đó có Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Huệ Chi, Nguyên Ngọc, Trần Đình Hượu, Chương Thâu và đặc biệt Trần Văn Giàu trong dịp kỷ niệm ngày giỗ ông Phan Châu Trinh.

(Người viết đã dựa một số tư liệu tổng hợp trong: Tổng tập Trần Văn Giàu, tập 3, nxb Quân Đội Nhân Dân, 2008).

Ít ra thì Phan Châu Trinh cũng thành danh mà chưa thành công! Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ. Nói mạnh hơn, đó là những người đã làm nên lịch sử. Lịch sử một dân tộc, lịch sử đất nước.

© 2023 DCVOnline

 

23 Tháng Chín 202311:55 CH(Xem: 3419)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 20231:22 SA(Xem: 3584)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 20231:20 SA(Xem: 4884)
Dòng đời như gió thoảng mây bay Ngẫm lại buồn vui được mấy ngày Sự nghiệp, công danh dường giấc mộng Giàu sang, phú quý tựa cơn say
23 Tháng Chín 20231:05 SA(Xem: 3459)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 202312:30 SA(Xem: 3293)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
22 Tháng Chín 202311:09 CH(Xem: 4140)
Bạn đi trước Tôi sẽ theo sau! Chắc chắn chúng mình gặp lại nhau... Thế gian này đâu ai sống mãi ? Rồi đây phiên Tớ vắng Bạn chào...!
12 Tháng Chín 202311:42 CH(Xem: 3373)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 202312:30 SA(Xem: 3156)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
11 Tháng Chín 202311:35 CH(Xem: 4874)
Đà thôn* mây thấp, sương mù Thọ tang từ mẫu hồn Thu não buồn. Ta tìm đến cỗng Sài Môn Quán Thơ lặng lẽ, bên tường lá rơi
11 Tháng Chín 202311:25 CH(Xem: 2093)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
11 Tháng Chín 20239:45 CH(Xem: 4818)
Thắp nén trầm hương lòng khấn nguyện Anh về thanh thản chốn Thiên Tiên Cầu mong chín suối hồn anh đến Phật dẫn anh đi, cõi Tịnh Thiền.
10 Tháng Chín 202311:55 CH(Xem: 3358)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 202311:05 CH(Xem: 4569)
Âu là mọi sự do thiên Mỗi Người một số phận riêng an bày Hiện nay Tôi sống từng ngày An vui cảnh giới bồng-lai tuyệt-trần Nhất Tâm hủy diệt tham-sân!
10 Tháng Chín 202310:41 CH(Xem: 3460)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
09 Tháng Chín 202311:19 CH(Xem: 4952)
Thùng thùng Trống Điểm Khai Trường Quần xanh áo trắng ngát hương học trò Cầm tay chữ nghĩa âu lo Bảng đen phấn trắng hẹn hò mỗi năm.
02 Tháng Chín 202311:51 CH(Xem: 3792)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
28 Tháng Tám 202312:50 SA(Xem: 3644)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
27 Tháng Tám 20238:27 CH(Xem: 4639)
Năm năm Mẹ đã quy tiên Không còn buồn khổ lụy phiền nghĩa ân Chắp tay con nguyện Mẫu Thân An lạc Phật Giới cao thâm Cõi Thiền.
27 Tháng Tám 202312:45 SA(Xem: 4287)
Lệ thời tháng bảy mỗi năm Phật môn rộng mở ngày rằm vinh vang Vu Lan Báo Hiếu trai đàn Bông hồng cài áo đạo vàng tâm ghi.
26 Tháng Tám 202310:10 CH(Xem: 3438)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
26 Tháng Tám 202310:06 CH(Xem: 4142)
Khi con tôi ở xa trở về Niềm vui như bừng nở Đoàn viên có ngủ chật cũng vui Một nồi phở, húp xì xà xì xụp Không gì ngon bằng thức ăn mẹ nấu. Cháu lần đầu được nội ôm vào lòng Nụ cười trẻ thơ ngọt lịm
26 Tháng Tám 202310:03 CH(Xem: 4374)
Cần chi chữ rụng ít nhiều Cũng như lá mục quạnh hiu chỗ nằm Đổi thay thế sự thăng trầm Chỉ còn hai chữ Tri Âm cuối đường
26 Tháng Tám 20239:59 CH(Xem: 3479)
Bão Hillary mới quét ngang Nhồi thêm động đất bàng hoàng nhân sinh Coi TV lại hoảng kinh Toàn là hình ảnh dân tình khổ đau Khẩn cầu tai biến qua mau!
24 Tháng Tám 202311:01 CH(Xem: 2955)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
22 Tháng Tám 202311:43 CH(Xem: 3333)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
21 Tháng Tám 202312:26 SA(Xem: 4920)
Thời gian qua, tội tình mái tóc Mấy ông già quá tuổi bảy mươi Hôm nay không tụ họp khơi khơi Mà có bạn phương xa (*) về gặp
17 Tháng Tám 202310:42 CH(Xem: 3251)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
17 Tháng Tám 202310:37 CH(Xem: 3612)
Nếu không ta rủ kiếp sau Tụi mình tái ngộ đổi trao chuyện cười Thương lớp mình lắm bạn ơi Tuổi già thiệt oải gửi lời thăm nhau.
17 Tháng Tám 202310:34 CH(Xem: 4301)
Nhớ bao kỷ niệm thời thơ ấu Nhớ những người thân thuở mến thương Nhớ cánh cò bay trên ruộng lúa Nhớ cây trái ngọt phía sau vườn
17 Tháng Tám 202310:30 CH(Xem: 3929)
Sửa mình gõ mõ, khỏ chuông Ngân nga kinh, chú tập buông bỏ dần Cuối đời lặng lẽ tu thân Vượt xong bễ khổ mãn phần phận Tôi.
12 Tháng Tám 202312:05 SA(Xem: 3359)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
11 Tháng Tám 202310:59 CH(Xem: 4089)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 20234:49 CH(Xem: 3537)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
11 Tháng Tám 20231:43 SA(Xem: 7173)
“Bảo tàng Hướng Đạo thế giới (HĐTG) Paxtu vẫn được bảo đảm an toàn, ngay khi khách sạn Outspan được tiếp quản bởi chủ sở hữu mới…” đó là khẳng định của Trưởng Anthony Gitonga, ...
11 Tháng Tám 20231:09 SA(Xem: 3789)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
11 Tháng Tám 20231:00 SA(Xem: 4356)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
09 Tháng Tám 20236:32 CH(Xem: 3472)
Bây giờ quá tuổi bảy mươi Hết còn hăng hái như hồi thanh niên Thôi thì mọi sự do thiên Mỗi người có số phận riêng an bài Rồi Ai đi trước Ai đây? Ai người nặng nghiệp sống dai khổ đời!
09 Tháng Tám 20236:28 CH(Xem: 4622)
Nhớ Bà, thao thức đêm đêm Ủ ê tâm sự, ướt mèm gối chăn Ba năm.. .rồi ... Một Ngàn Năm Thiên thu, vĩnh viễn...biệt tăm sao ? Bà Hè xưa : nhớ tuổi học trò Từ nay, hè đến ngẩn ngơ não nề.
05 Tháng Tám 20231:53 SA(Xem: 4013)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
05 Tháng Tám 20231:38 SA(Xem: 2066)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
05 Tháng Tám 202312:39 SA(Xem: 4194)
Mùa về chiều tối lắm mưa Khúc ca đồng vọng trêu đùa gió mây Đêm trôi ảo giác trăng gầy Chào Em Tháng 8 tràn đầy yêu thương...
30 Tháng Bảy 20236:09 CH(Xem: 2551)
Ngày họp mặt Ngô Quyền VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA đã kết thúc, tôi đã có hai ngày nói nhiều, cười nhiều và chụp hình nhiều. Tôi muốn ghi lại những gì bên lề ngày vui còn giữ lại trong tôi.
30 Tháng Bảy 202312:26 SA(Xem: 2695)
Vài bữa nữa về lại SaiGon tôi sẽ giới thiệu cho thêm nhiều bạn bè biết đến trang BHQT và trang ngoquyen ở xa 1/2 vòng trái đất có nhiều trái tim vẫn cùng đập chung một nhịp.
29 Tháng Bảy 202310:37 CH(Xem: 2493)
Đây là những hình ảnh về ngày Hội Ngộ Ngô Quyền rất đẹp . Thầy cô, học trò và những kỷ niệm. Xin gửi đến các bạn một chút bâng khuâng.
29 Tháng Bảy 20235:32 CH(Xem: 4151)
Tôi sẽ nguyện chung thân làm nô lệ Hết đời tôi cho Bà được hài lòng Tôi nợ Bà, một lần xa xưa ấy Còng lưng trả hoài, mãn kiếp chưa xong.
29 Tháng Bảy 20231:53 SA(Xem: 1662)
Hôm nay, tình cờ nghe No Milk Today, dư âm của những ngày xa lắc ấy trỗi dậy, tôi lại thấy căn nhà xưa, xóm học, giàn hoa giấy mộng mơ, và những chàng trai thiếu nữ tuổi thanh xuân
29 Tháng Bảy 202312:47 SA(Xem: 3220)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
28 Tháng Bảy 202310:28 CH(Xem: 3021)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
28 Tháng Bảy 20236:03 CH(Xem: 3855)
Từ đó đôi mình đã mất nhau Anh giận mình giận cả trời cao Bất chợt anh thấy đời vô nghĩa Nhớ em nước mắt lại tuôn trào.
27 Tháng Bảy 20235:13 CH(Xem: 3541)
Vần vũ tuổi đời trôi cuồn cuộn Ngày Sinh có, Ngày Mất còn chờ Bảy mươi lăm năm niên-kỷ luống! Còn bao lâu nữa khéo hững hờ?
27 Tháng Bảy 20234:29 CH(Xem: 4537)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT THUỞ VÔ TÌNH Nhạc Phạm Chinh Đông. - Thơ Tường Vi Tiếng hát: Cẩm Bình
21 Tháng Bảy 20236:03 CH(Xem: 3841)
Rủ nhau về lại "NGÔ QUYỀN" Gặp thầy, gặp bạn huyên thuyên nói cười "TRƯỜNG XƯA" in dấu trong tôi DIAMOND SEAFOOD đón mời thân thương
20 Tháng Bảy 202310:50 CH(Xem: 2471)
. Hãy phát huy những tài hoa, tinh túy của môn phái để tên tuổi Ngô Quyền mãi sáng chói trên vòm trời quốc tế. Hẹn nhau văn ôn võ luyện, chờ ngày đại hội năm sau
20 Tháng Bảy 20239:27 CH(Xem: 2501)
Until next year we bid farewell with fond memories and sometimes we wish we could just rewind back to the old days and press
20 Tháng Bảy 20238:56 CH(Xem: 5715)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
20 Tháng Bảy 20232:55 CH(Xem: 4213)
Dường như quân tử đến gần Mùi hương em quyện bước chân hẹn thề Hay là gió thoảng quanh đây Hồn em thôi đã đầm đìa trĩu sương
20 Tháng Bảy 20231:26 SA(Xem: 5049)
Trần gian cõi tạm vô thường Nào ai tránh được bước đường vĩnh ly Giàu sang nghèo khó khác chi Xấu - đẹp cũng vậy đồng thì như nhau
20 Tháng Bảy 20231:16 SA(Xem: 4252)
Quê tôi: Xứ bưởi Biên Hoà Đến nay dù đã cách xa nghìn trùng Lòng tôi luôn vẫn nhớ nhung Mỗi mùa Xuân đến nổi lòng xót xa Quê xưa no ấm nhà nhà Núi sông xinh đẹp, bao la ruộng vườn
16 Tháng Bảy 20233:11 CH(Xem: 3797)
Chúng mình nay già cả giống nhauTâm tịnh giữa thế gian vô ngã! Mỗi năm vỏn-vẹn gặp một lần Sang năm tùy đầu gối đôi chân? “Ừ thì hẹn nhưng để trời tính” “Ngô-Quyền cố-gắng” hứa lần khân!
16 Tháng Bảy 20231:35 SA(Xem: 4766)
Vượt qua sóng gió gian nan, An nhiên cuộc sống nhẹ nhàng lòng vui. Thả phiền trôi khổ biển khơi. Mười bảy tháng bảy tiếng cười vang vang
12 Tháng Bảy 202311:20 CH(Xem: 8872)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
12 Tháng Bảy 20233:12 CH(Xem: 6547)
Bầu trời tháng Bảy đẹp như mơ Sinh Nhật 6 nàng tặng rổ…thơ HOÀI NIỆM, NGUYÊN NHUNG tài khó đoán TƯỞNG DUNG, PHƯƠNG THUÝ giỏi không ngờ!
02 Tháng Bảy 20231:44 SA(Xem: 5107)
Mùa hè giọt nắng lao xao Ngô Quyền vẫy gọi sóng gào Đằng Giang Với tay xua bóng mây tan Trường Xưa Về Lại ngập tràn nhớ nhung.
02 Tháng Bảy 202312:04 SA(Xem: 3056)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương
01 Tháng Bảy 20239:23 SA(Xem: 4165)
Ú òa Anh đã bắt được em Từ thuở thanh xuân Cho đến tuổi già Ta yêu nhau Tình mãi đậm đà Gữi mãi nụ cười Cho đời nở hoa
01 Tháng Bảy 20239:19 SA(Xem: 5352)
Anh không còn trẻ như xưa! Tuổi U chín chục nắng mưa là thường? Hè xưa Phượng đỏ sân trường! Nhớ chiều tan học phố phường áo bay!
30 Tháng Sáu 20237:08 CH(Xem: 5222)
Hãy trả cho em tuổi học trò Ngồi bên song cửa ghép vần thơ Đêm về mộng thấy Bà Tiên đến Se sợi chỉ hồng, kết tóc tơ. Hãy góp cho em sắc nắng chiều Trên đồng cỏ úa gió đìu hiu
30 Tháng Sáu 20237:05 CH(Xem: 5511)
Ung dung xa lánh cõi trần Người đâu còn nữa tháng năm tội tình Nặng nề một bóng hư linh Đi trong phố vắng cảm mình bơ vơ.
28 Tháng Sáu 20231:14 SA(Xem: 9401)
Suy cho cùng “trong nguy rồi cũng có cơ…” mà, ông bà xưa đã dạy vậy rồi. Chuyến đi Mỹ vừa qua của tôi có 16 ngày, thì vợ chồng bạn Trần Thanh Châu đã “cưu mang” tôi hết 9 ngày.
28 Tháng Sáu 20231:01 SA(Xem: 5819)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
28 Tháng Sáu 202312:49 SA(Xem: 3913)
Phân bua, Vợ nói Sân-Si: “Muốn đi, cứ tự nhiên đi một mình”! Tôi bèn “ngậm-miệng làm thinh” May ra “mai-mốt” tình hình đổi thay Hơn-Thua biết nói sao đây? Thì-giờ cạn-kiệt, ai hay giùm mình?
18 Tháng Sáu 20238:21 CH(Xem: 5893)
(Cảm xúc qua lời tâm sự của anh Mai Quan Vinh về sự vất vả tìm con bao năm trường nhưng con gái vẫn còn là ẩn số) Hôm nay Lễ Cha trên đất Mỹ Con ở nơi nào có biết không Mong gặp con, không buông hy vọng Nên đêm đêm lệ vắt thành dòng!
18 Tháng Sáu 202312:16 CH(Xem: 3067)
Ngày mai là ngày Father's Day, tôi nhớ ba tui quá nên viết bài này. Đứa con gái ông yêu thương đã là một bà già, nhưng có lẽ dưới mắt ông tui mãi mãi là con gái nhỏ ông yêu thương chiều chuộng.
18 Tháng Sáu 202312:12 CH(Xem: 4727)
Xin bấm vào link bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: VỢ LÍNH - Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Đọc truyện: Tiểu Thu Kiều Oanh thực hiện youtube
18 Tháng Sáu 202312:22 SA(Xem: 6731)
Ấn tượng về bác sĩ Vương Tú Toàn hình thành trong ký ức tôi, nhờ vào hình ảnh lung linh xinh đẹp của cô giáo Việt Văn lớp 10B4 trung học Ngô Quyền Biên Hòa của tôi ngày ấy.
17 Tháng Sáu 202311:39 CH(Xem: 4343)
Khi Ba bé Phú nhập ngũ, bé Phú chỉ mới 7 tuổi… Hơn 70 năm trôi qua, hình bóng Cha vẫn còn hiện hữu trong tim bé Phú như thuở xa xưa…
17 Tháng Sáu 202311:10 CH(Xem: 4541)
Nơi đây cuộc sống thênh thang! Ngày Cha Hạnh phúc cũng đang tới gần! Tình cha chan chứa ân cần! Lo toan vất vả không lần than van!
17 Tháng Sáu 202311:05 SA(Xem: 4273)
Lặng lẽ một mình cà phê sáng Âm thầm vị đắng một mình ta Đường cao vị ngọt cần phải tránh Cơm, bún, mì: tinh bột cố xa
17 Tháng Sáu 202312:59 SA(Xem: 3485)
Việc gắn bó gần gũi với chợ LB ngay từ hồi niên thiếu đã cho tôi một miền ký ức ngọt ngào khó quên dù đã nhiều năm sống xa quê hương.
16 Tháng Sáu 20231:14 SA(Xem: 4141)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: TÌNH CHA CÒN ĐÓ ĐẸP THAY - Thơ-Nhạc: Mạc Giang - Thu Giang trình bày
15 Tháng Sáu 202312:25 SA(Xem: 3547)
Bây giờ dù đã bước đến buổi hoàng hôn của cuộc đời ta vẫn ước ao có phép mầu nào đưa ta đi ngược thời gian trở về tuổi học trò mơ mộng
11 Tháng Sáu 20232:22 SA(Xem: 3435)
Cho đến bây giờ, tôi cũng không biết làm sao Ông có đủ thì giờ và sức khỏe để hoàn thiện tất cả mọi chuyện, mọi vai trò từ trong gia đình ra đến xã hội.
11 Tháng Sáu 20231:23 SA(Xem: 3535)
“Người con gái phi thường” đó là cô Nguyễn Thị Oanh, một người con gái 27 tuổi, cao 1 thước 50, nặng 45 kí. Tuy trước đó cô đã 8 lần đoạt huy chương trong nhiều lần tranh giải SEA Games
10 Tháng Sáu 20231:40 CH(Xem: 4272)
Bắt thang lên hỏi Ông-Trời: Tuổi già u-uẩn ai người không qua? Cũng đành giữa chốn “Ta-Bà” Lội xong “cõi-tạm” là qua đời mình
10 Tháng Sáu 20232:04 SA(Xem: 4318)
Năm nay ban Tân Chấp Hành Ngô Quyền đứng ra đảm nhiệm tổ chức. Kính mong được sự hổ trợ tích cực của Thầy Cô và tập thể Cựu học sinh NQ chúng ta,
10 Tháng Sáu 202312:22 SA(Xem: 3551)
Cha là nắng ấm thái dương Ngôi sao bắc đẩu soi đường cho con Cha còn, gót đỏ như son Cha già vắng bóng véo von tình buồn.
09 Tháng Sáu 202311:59 CH(Xem: 3610)
Cuộc nội chiến Hoa Kỳ cho chúng ta một bài học: đó là bài học của người lính dũng cảm cả hai phe trong chiến tranh và người chiến thắng quân tử của thời hậu chiến.
09 Tháng Sáu 20232:50 CH(Xem: 5070)
Ngày xưa phượng đỏ Huế thương Đông Ba, Gia Hội, con đường Kim Long Bây giờ hai đứa song song Em đi từng bước trong lòng nhớ ai.
09 Tháng Sáu 20232:46 CH(Xem: 4094)
Để chi em biết không? Để ta được yêu em lần đầu Và em cũng trọn vẹn yêu ta lần cuối Ta sẽ nhìn em say mê đắm đuối Bàn tay em bối rối nắm tay ta Ta dìu em đi khắp nẽo gần xa Trời sinh em ra cho ta hạnh phúc.
09 Tháng Sáu 20231:56 SA(Xem: 3470)
Dãy phố Tây 5 căn tọa lạc tại trung tâm đường THĐ Biên Hòa (BH) trước 1975, đối diện với chợ Lò Bò gồm 5 căn nhà liền kề (số nhà 38-40-42-44-46).
08 Tháng Sáu 20232:20 CH(Xem: 4581)
Ta muốn sau cùng, hỏi lại em Phải chăng Vườn Tịnh nở hoa hiền Đồng tâm là cội tình tươi đẹp Xin hãy cùng nhau vun đắp thêm.
28 Tháng Năm 20231:29 SA(Xem: 4334)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: LÒNG MẸ - Sáng Tác: Y Vân; Tiếng hát: Kim Phụng Hòa âm: Trần Kim Bài
22 Tháng Năm 202311:01 CH(Xem: 3462)
Xin chúc mừng ngày lễ vàng của anh chị Minh & Hoa. Chúc mừng những cặp tình nhân đã cùng bên nhau sắc son bền vững 50 năm, 60 năm, 70 năm. Xin ơn trên giúp đỡ và chúc phúc cho họ.
22 Tháng Năm 202310:50 CH(Xem: 4256)
Thiên nhiên gần gụi chợt tủi cho người Đời như cát bụi giữa đất trời rộng Đổi thay biến động cố giữ nụ cười Xấp xỉ bảy lăm tường như GIẤC MỘNG?!?!?!
22 Tháng Năm 202310:29 CH(Xem: 4235)
Có phải bây giờ em vẫn yêu Để còn háy, nguýt làm lắm điều Cho anh mãi mãi say và đắm Bà xã của anh thật lắm chiêu.
22 Tháng Năm 20231:22 SA(Xem: 4496)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÁT BÊN TRỜI LÃNG QUÊN - Nhạc Phạm Chinh Đông. - Hòa Âm Đỗ Hải Tiếng hát: Minh Đạt
22 Tháng Năm 202312:20 SA(Xem: 4272)
Mưa từ ngày mới ra đi Bây giờ mưa nữa mong gì nắng say Về thăm mồ Mẹ chiều nay Hình như mưa đã rớt đầy hồn con.
21 Tháng Năm 202311:55 CH(Xem: 3955)
Biên Hòa Phó Tỉnh Nguyễn Thành Nhơn Vĩnh biệt nhằm khi Quốc Hận buồn Đau đớn gia đình dòng lệ chảy Ngậm ngùi chiến hữu giọt châu tuôn
21 Tháng Năm 202311:45 CH(Xem: 3966)
Khi Mẹ mất… con chưa từng được biết Quê Hương thứ hai, Mừng Lễ Mẹ Cha Ba năm sau, con từ biệt Quê nhà Sang xứ lạ, mang theo hình bóng Mẹ…