Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Sử học, đọc vài cuốn (phần 3)

13 Tháng Mười 201612:42 CH(Xem: 18714)
GS. Nguyễn Văn Lục - Sử học, đọc vài cuốn (phần 3)

Sử học, đọc vài cuốn (phần 3)


sudia26Thứ nhất, số lượng tài liệu do gs Nguyễn Thế Anh để lại tương đối nhiều hơn điều tôi dự tưởng. Có lẽ cũng đã đến lúc cần phải làm sưu tập đầy đủ.

Sử học, đọc vài cuốn của giáo sư Nguyễn Thế Anh

Thứ hai, cũng cần nêu bật những chủ đề chính mà ông Nguyễn Thế Anh từng quan tâm và biên soạn.

Dựa vào một tác phẩm của một sử gia người Pháp, chúng tôi xin tóm lược một cách khái quát hành trình viết của gs Nguyễn Thế Anh trong chừng mực có thể.

Nguồn:  Les Indes savantes (2008)

Nguồn: Les Indes savantes (2008)

Cuốn sách của sử gia Philippe Papin biên soạn nhan đề “Parcours d’un historien du Viêt Nam: recueil des articles écrits par Nguyễn Thế Anh. Les Indes savantes 2008.” (Hành trình của một sử gia Việt Nam, Tuyển tập những bài viết của Nguyễn Thế Anh. NXB Les Indes savantes phát hành năm 2008 )

Sách dày hơn 1000 trang. Tôi nghĩ nó tạm đầy đủ. Cuốn sách đã giúp cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về các bài biên khảo Sử của gs Nguyễn Thế Anh. Nhờ cuốn sách này, người đọc có thể nắm được khá chính xác các chủ đề chính của Nguyễn Thế Anh.

Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp. Cái lợi thế ấy đã làm nên sự nghiệp nghiên cứu của ông mà người khác muốn cũng không có được

Nhiều cuốn sách nghiên cứu Sử, nếu chỉ viết bằng tiếng Việt, sẽ khó được người ngoại quốc lưu tâm cho đủ, nhất là vào các năm 1960, 70, 80. Chúng đã không được người nước ngoài biết tới vì viết bằng tiếng Việt. Vì viết bằng tiếng Pháp nên ông Nguyễn Thế Anh được người ngoại quốc đọc và biết đến ông ngay từ lúc khởi nghiệp. Và ông lại được Cựu giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tại Hà Nội, thông thạo tiếng Việt, biên tập cho quyển “Tuyển tập những bài viết của Nguyễn Thế Anh”.

Philippe Papin (bìa phải) giới thiệu cuốn sách mới nhất của ông với sự hiện diện của ông Nguyễn Thế Anh. Nguồn: http://alasweb.free.fr/

Philippe Papin (bìa phải) giới thiệu cuốn sách mới nhất của ông với sự hiện diện của ông Nguyễn Thế Anh. Nguồn: http://alasweb.free.fr/

Trong khi ngược lại, chính người Việt Nam, nhất là một số sử gia trong nước, hầu như thiếu có cơ hội [và khả năng?] tiếp cận với dòng sử Việt viết bằng tiếng Pháp của ông, nên hầu như it ai quan tâm và biết đến Nguyễn Thế Anh.

Nhưng ngoài ra, người Tây Phương cũng quên một điều, một điều không kém quan trọng, là cái phần bất lợi về phía Nguyễn Thế Anh về ngôn ngữ cũng không phải là không có.

Ông thiếu khả năng đọc các tài liệu bằng tiếng Tàu nên thiếu hẳn một mảng tài liệu quan trọng về tài liệu của nhà Thanh có liên quan đến thời kỳ Tây Sơn cũng như triều đình nhà Nguyễn.

Điều này, người ta chỉ thực sự nhận thức được một cách rõ ràng khi một số tài liệu nguyên bản gốc bằng chữ Hán được bạch hóa. Và sau đó, cần đánh giá lại toàn bộ các bài viết của một số tác gia viết sử Việt liên quan đến nhà Thanh.

Không biết chữ Hán cổ, không đọc được tài liệu của sử nhà Thanh, người đọc sử chỉ biết được một phần mà phần đó chưa chắc đã là thật.

Các bài khảo cứu của ông Nguyễn Thế Anh hẳn là chưa đầy đủ về bốn mặt sau đây:

  1. Không xử dụng sử liệu của Tàu đời nhà Thanh.
  2. Không xử dựng đúng mức các châu bản triều Nguyễn đã được dịch ra tiếng Việt từ năm 1959 do Đại Học Huế thực hiện, qua các đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
  3. Hoàn toàn không xử dựng các ‘Lá thư Thừa sai Ba Lê’ vốn là một bộ mặt khác với thực dân Pháp, một thứ nhân chứng tại chỗ, cũng cần được lưu tâm.
  4. Về mặt học thuật, tôi không nhận được một cách minh nhiên hay tiềm ẩn về sử quan hay quan điểm của tác giả. Và đây là điều làm tôi thất vọng nhiều nhất.

Chúng tôi hiểu hoàn cảnh của tác giả, và nhiều người viết sử không biết chữ Hán cổ.

Hầu hết các sử gia Tây Phương, chính yếu là người Pháp, thì cũng chẳng ông nào biết chữ Hán. Thậm chí, sống ở Việt Nam, tiếp cận văn hóa Việt Nam, nhưng chữ Việt chỉ biết nói dăm ba câu. Những bài nghiên cứa của họ có thể có giá trị ở thế kỷ trước khi Sử học chưa phát triển ở Việt Nam? Nay nhìn lại, tôi không muốn đọc lại các tác giả Pháp đã một thời viết về Việt Nam những năm 1945, 1960.

Cũ, nghèo nàn, thiếu cập nhật tư liệu là những yếu tố làm cho các tác phẩm về sử bị bỏ qua. Đọc Nguyễn Thế Anh đôi lúc cũng không tránh khỏi sự so sánh xa gần đến các sử gia Pháp cùng thời. Ông viết như Tây viết. Trong khi ngày nay, các sử giả Mỹ khi nghiên cứu sử Việt Nam thì trước hết họ học chữ Việt, chữ Hán cổ cho vững trước khi bước vào nghiên cứu.

Nghiên cứu Phật giáo thì phải học Phạn Ngữ trước đã.

Mặc dầu như vậy, một sử gia có uy tín của Mỹ, Ông Keith W. Taylor cùng Frederic Mantienne đã biên tập một số luận văn vinh danh ông Nguyễn Thế Anh qua cuốn “Monde du Viet Nam – Vietnam World, a book of essays to honor Professor Nguyen The Anh”, Editors: Frederic Mantienne và Keith Taylor (Paris: Les Indes Savantes, 2008).

© INDES SAVANTES 2008

© INDES SAVANTES 2008

Đây là một cuốn sách vinh danh gs Nguyễn Thế Anh có nhiều người góp mặt. Hẳn là một vinh dự cho cá nhân ông Nguyễn Thế Anh.

Trong lời giới thiệu tác phẩm, sử gia Keith W. Taylor, cũng là một tên tuổi lớn, đã nhận định các công trình khảo cứu dòng Sử Việt của Nguyễn Thế Anh sẽ góp phần cho các sử giả Việt Nam một nguồn tài liệu vừa phong phú, vừa có tính cách mới mẻ (modern), vừa có tư tưởng hàn lâm (academic thoughts), trải rộng ra nhiều loại đề tài mà không mang tính cách giáo điều (form of dogma).

Nhưng cả cuốc sách chỉ có một bài duy nhất của giáo sư Trịnh Văn Thảo đi sát và giới thiệu tới những tác phẩm của gs Nguyễn Thế Anh như một cách giới thiệu trong bài của ông, “Lire Nguyen The Anh. À la recherche d,une monarchie perdue.”(5) (Đọc Nguyễn Thế Anh. Đi tìm một đế chế đã mất.)

Chẳng hạn một trong những đề tài nghiên cứu chính của Nguyễn Thế Anh là việc tìm hiểu nhà Nguyễn, Gia Long. Quan điểm của ông không phải là chủ trương bài ngoại bằng cách đề cao những anh hùng chống đối bằng bạo lực. Nhưng ông đã chọn lựa một thái độ tích cực mở ra thế giới bên ngoài bằng một thái độ ôn hòa chờ đợi những giải pháp thương lượng và cải tiến. Có lẽ đây là quan điêm tôi thấy được khi đọc Nguyễn Thế Anh.

Quan điểm này cũng được Bruce M. Lockhart viết một bài nhan đềVue d’ensemble sur l’étude des Nguyen depuis 1954.(6)

Ông cho rằng triều đình Gia Long và những người kế nhiệm đã chịu nhiều sự phê phán nặng nề nhưng lại thiếu những nghiên cứu nghiêm chỉnh. Và ngay cả các tác giả Tây Phương thì cũng có khuynh hướng đề cao việc chống Pháp như một giải pháp như không có giải pháp nào khác.

Quan điểm chính trị ấy trong việc nhìn lại triều Nguyễn của ông hẳn là đối lập hoàn toàn với cái nhìn của người viết sử thuộc chế độ Cộng sản Việt Nam. Họ bài xích triều đình nhà Nguyễn là bán nước, đề cao Tây Sơn là anh hùng và vì thế nhà Nguyễn bị loại trừ ra khỏi mọi loại bài viết,

Nhận xét về tác phẩm của Nguyễn Thế Anh, trong loạt bài “Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long”, ở Chương I, Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc, Thuỵ Khuê viết,

“Nguyễn Thế Anh trong Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ (Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970), dùng phương pháp nghiên cứu khoa học hơn, đã đưa ra những khám phá mới, tuy nhiên trong cuốn sách này, ông vẫn chỉ dựa vào tài liệu Pháp. Đến cuốn Monarchie et fait colonial au Việt nam (1875-1925) Le crépuscule d’un ordre traditionnel [Nền quân chủ và vấn đề thuộc địa ở Việt Nam (1875-1925) Ngày tàn của trật tự truyền thống] (L’Harmattan, Paris 1992), ông đã có một thái độ quân bình hơn.”

Riêng về sử gia Keith W. Taylor đã có những dòng trân trọng đối với một sử gia Việt Nam. Ông viết(7):

“He pioneered the study of the Nguyen dynasty long before it became fashionable to do so. This was the only major Vietnamese dynasty not based in Hanoi; it was a ‘southern’ dynasty that could not be accommodated in a Hanoi centric historiography except as a type of disloyalty to the nation, and, thusly categorized, it was considered unworthy of study. By researching this dynasty, Nguyen The Anh did not simply indicate resistance to the romanticized xenophobic heroics of revolutionary nationalism, and he did not merely open intellectual space for other ways of conceptualizing a Vietnamese historiography, but he offered a positive content to this option, a Vietnam engaged with outside world rather than reactive and embattled, a Vietnam that had the intellectual confidence to accept and work through the inevitable confusion of rapid change and negotiated reform rather than giving in to the revolutionary temptation to set everything right with great spasms of violence.”

Hoặc nói như tác giả Trịnh Xuân Thảo nói về trường hợp Nguyễn Thế Anh trong một bài viết nhan đềÀ la recherche d’une monarchie perdue. (Đi tìm một thể chế quân chủ đã mất).

Về trường hợp ông Keith Taylor, phải nhìn nhận là ông đã có một ‘quan điểm nhìn lại’ việc biên khảo của mình về sử học. Chẳng những thế, ông có một thái độ thay đổi về lối viết sử ở Hà Nội.  K.W. Taylor không dùng loại sử như đã dùng cách đây hơn 30 năm khi ông còn là một sinh viên.

Trong phần giới thiệu cuốn “Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967–1975)” do Keith. W. Taylor biên tập, Southeast Asia Program, Cornell University. Itheca. Newyork, phát hành năm 2014, trang web của Cornell viết

Nguồn:  www.cornellpress.cornell.edu

Nguồn: www.cornellpress.cornell.edu

“Việt Nam Cộng hòa (Miền Nam Việt Nam) thường được xem như là một thực thể thống nhất trong suốt hai mươi năm (1955-1975) với Hoa Kỳ là đồng minh chính. Tuy nhiên, chính trị trong nước trong thời gian đó theo một quỹ đạo năng động từ chủ nghĩa độc đoán sang hỗn loạn đến một thử nghiệm tương đối ổn định nền dân chủ đại nghị. Những ấn tượng rập khuôn về miền Nam Việt Nam xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm, trong giới hàn lâm lẫn đại chúng, thường tập trung vào hai giai đoạn đầu, vẽ nên một bức biếm họa của sự tham nhũng, nền chuyên chính không ổn định và bỏ qua những gì đã đạt được trong suốt tám năm cuối.

Các bài viết trong cuốn “Tiếng nói của nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1967-1975) là của những người đã chiến đấu để xây dựng một cấu trúc hiến định của một chính phủ đại diện cho dân trong cuộc chiến sinh tồn với một nhà nước độc tài toàn trị. Những người đã cam kết thực hiện một Việt Nam tương lai không Cộng sản Việt đặt hy vọng của họ vào nền Đệ Nhị Cộng hòa, chiến đấu vì nó, và làm việc cho sự thành công của nó. Cuốn sách này là một bước trong việc làm sáng tỏ những câu chuyện của họ.”

Khi đã coi miền Nam như một thực thể chính trị thống nhất, pháp định, thì việc cộng sản miền Bắc đánh chiếm miền Việt Nam Cộng hoà đương nhiên được các tác giả coi là một cuộc xâm lăng.

Keith W. Taylor đã có những tiếp xúc với những nhân vật chính trị miền Nam trước 1975 như một trao đổi, tham khảo. Riêng về lãnh vực sử học, ông có những đánh giá cao về những sử gia miền Nam như Nguyễn Phương, Tạ Chí Đại Trường. Cho nên, tôi không lấy làm ngạc nhiên lắm khi ông đứng ra đồng biên tập một cuốn sách vinh danh một sử gia miền Nam là gs Nguyễn Thế Anh.

Tuy nhiên trong cuốn sách “Monde du Viet Nam – Vietnam World, a book of essays to honor Professor Nguyen The Anh” này, các sử gia không nhất thiết là viết lại hoặc đề cao các công trình của Nguyễn Thế Anh. Có thể viết cùng đề tài với Nguyễn Thế Anh, nhưng họ khai triển theo cách nhìn của họ.

Như trường hợp Geoff Wade cũng viết về dân tộc Chàm, nhưng lại chuyên khảo về một khía cạnh, như trong bài của ông, tựa đề “The Ming Shi Account of Champa”(8) Một bài viết chuyên đề sâu sắc, phong phú và không dễ để đọc.

Một bài viết khác làcủa Frederic Mantienne, người đồng biên tập cuốn sách Monde du Viet Nam, nhan đề, “Les sources imprimées sur le Dai Viet en France au XVIII siècle” (Những nguồn tài liệu đã được in tại Pháp về Đại Việt vào thế kỷ 18).

Tôi rất thích bài biên khảo này, ví nó giúp hướng dẫn, giới thiệu các tài liệu vào thế kỷ 18 do người Pháp biên soạn, nhờ đó hiểu được xã hội Đại Việt như thế nào. Chẳng hạn các tác giả như Samuel Baron, Richard (abbé), Alexandre De Rhodes, Jean Baptiste Tavernier, Turpin, Pierre Poivre, John Barrow, Chapman, v.v. không kể các thư của thừa sai Ba Lê.

Thật là thích thú và mở tầm mắt khi đọc những cuốn hồi ký như của Piere Poivre (Voyages d’un philosophe ou observations sur les moeurs et les arts des peuples de l’Afrique, de l’Asie et de l’Amérique), John Barrow (A Voyage to Cochinchina, in the Years 1792 and 1793), Alexandre De Rhodes, Samuel Baron vì đây mới là đất nước con người mình, tổ tiên gần gũi đích thực của mình.

Nguồn: Cambridge University Press

Nguồn: Cambridge University Press

Thay vì chiêng trống lễ bái trước bàn thờ tổ Hùng Vương, xì xụp lạy một hình tượng vốn chỉ là một thứ bái vật được dựng nên như một thứ thần tượng ảo,phục vụ mục đích chính trị. Lịch sử một dân tộc, với đất nước và con người, đã gọi là dân tộc là toàn dân, thì việc lễ bái một vài thần tượng ảo, phải chăng là toàn dân?

Đất nước chúng ta, tổ tiên ông bà chúng ta là những hình tượng sống động do các nhà thám hiểm thế kỷ 18 đã viết lại. Đó mới là đất nước con người Việt Nam thật.

Đi xa hơn nữa, đã gọi là lịch sử một dân tộc nhưng  không thấy dân tộc đâu cả; chỉ cho tôi dân tộc ở chỗ nào. Chỉ thấy lịch sử các triều đại, chỉ thấy vua chúa tranh dành nhau hết đời này sang đời khác – lịch sử các triều vua có phải là lịch sử dân tộc không?

Và ngày hôm nay, Tổ quốc bỗng dưng mọc cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” và lịch sử đất nước là lịch sử của Nguyễn Xuân Phúc, của em Nguyễn Thị Ngân, một sinh viên văn khoa học môn sử địa vào thập niên 1970.

Vì thế, hãy đi tìm đọc các tác giả thế kỷ 18 để biết sông núi, rừng biển của chúng ta như thế nào. Và nhất là hiểu biết đời sống của cha ông chúng ta chưa ra khỏi đời sống ăn lông ở lỗ, ngu dốt và lạc hậu ra sao.

Và đấy mới thực sự là lịch sử đất nước con người Việt Nam.

Cũng quan trọng không kém bài viết của giáo sư Philippe Langlet, nguyên giáo sư đại học sư phạm Saigon, nhan đề, “Lecture de deux rapports dans les archives du règne Tu Duc (1866)”.

Tài liệu này được các chuyên viên lưu trữ tài liệu từ Paul Boudet, đến Ngô Đình Nhu thay thế đã phân loại và xếp loại tài liệu.

Nhưng phải đợi đến năm 1959, Đại Học Huế được lệnh tiếp tục công việc Khi đó Châu bản triều nguyễn chỉ còn hơn 600 tập so với 735 tập có trướn năm 1959. Đại Học Huế đã thành lập một Ban dịch thuật với sự hợp tác của Ủy Ban Nghiên cứu Đông Phương của Đài Loan, đại học Harvard Yenching và sự chỉ đạo trực tiếp của giáo sư Chen Chin Ho (tên tiếng Việt là Trần Kình Hòa), đại học Hong Kong. Các tài liệu này sau đó, ông Nhu cho chuyển hết về Đà Lạt vi khí hậu thich hợp cho việc bảo trì tài liệu.

Nhờ công trình dịch thuật này của Đại Học Huế mà ngày nay còn có được các Châu Bản Triều Gia Long, 1802, 1819, Minh Mạng, triều Tự Đức.

Đây là một công trình văn hóa đáng trân trọng mà không thể đi vào chi tiết hơn nữa.

Quả thực, triều Nguyễn trở thành trung tâm điểm cho nhưng bài biên khảo của Nguyễn Thế Anh. Xin tóm tắt một số đề tài đã được ông biên soạn như sau:

  • Về mối liên hệ với Trung Hoa về biên giới từ đầu thế kỷ 19 đến năm 1874.
  • Về mối liên hệ giữa người Xiêm La từ giữa thế kỷ 19 theo tài liệu chính thức của Việt Nam như Đại Nam Thực lục chính biên.
  • Về mối liên hệ giữa nước Anh với Việt Nam vào năm 1805 qua phái bộ Anh J. W. Roberts.
  • Về chính sách ngoại giao của triều đình vào những năm đầu thế kỷ 19.
  • Các vấn đề kinh tế và xã hội tại Việt Nam vào giữa thế kỷ 19.
  • Quan niệm về thể chế quân chủ có tính cách linh thiêng theo quan niệm cổ truyền của người Việt Nam.(9)
  • Về sự kháng cự của người Việt Nam chống lại sự bành trướng của Trung Hoa.
  • Về người Trung Hoa di cư sang sống tại đồng bằng sông Cửu Long và chính sách của triều đình Huế với cộng đồng người Hoa.
  • Về công việc Nam tiến như việc đồng hóa người Chàm (Assimilation du Champa) trong suốt nhiều thế kỷ.

Đề tài này cũng đã có nhiều tác giả viết, như: Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long của Nguyễn Văn Hầu. Nam tiến Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục. Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam của Phù Lang Trương Tấn Phát. Đây là một tập tài liệu khá dài và công phu.(10) Sau này, Sơn Nam dù không phải sử gia cũng tiếp nối viết: “Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam”, xuất bản năm 1973.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

14 Tháng Giêng 201712:09 SA(Xem: 18259)
Người đi hồi tháng chạp, mưa Tôi về bến cũ, sông xưa lở bồi Mà như trời đất và tôi Vẫn còn trăm mối nợ đời trả vay
13 Tháng Giêng 201710:58 CH(Xem: 18747)
Sáng thứ bảy xuống phố Sài Gòn tất bật hơn Đông đúc dòng xe cộ Nắng sớm như trải thảm Đông giờ đã phai tàn Phố phường trông lạ lẫm Áo mới đón mùa sang Vu vơ chút tủi hờn
13 Tháng Giêng 201710:51 CH(Xem: 17942)
Nhìn tấm hình Cồn Gáo năm xưa Thơ thẩn lẩm nhẩm một mình Cồn Gáo, Cồn Gáo Chiếc cồn đơn côi giữa dòng sông Đồng êm ả
13 Tháng Giêng 201710:34 CH(Xem: 19179)
Em Sài Gòn, bao giờ em đi nhớ mang theo chút trời và chút đất tẩm trong mái tóc nhớ mang theo chút gió, chút mưa chút nắng mùa hạ gói trong vạt áo
12 Tháng Giêng 20171:17 CH(Xem: 25385)
Ánh trăng chiếu sáng muôn nơi Sáng trăng sáng cả tình tôi đêm rằm Tháng chạp, tháng cuối của năm Còn bao tháng nữa lượt lần trăng qua...
12 Tháng Giêng 201712:52 CH(Xem: 17351)
Sau vụ từ chức của Trần Trọng Kim, con thuyền chính trị Việt Nam quốc gia hẳn là sẽ chìm. Dân chúng nói chung cảm thấy hân hoan vui mừng khi ...
07 Tháng Giêng 20178:54 SA(Xem: 19277)
Ngày Xuân luôn ngự trên đôi mắt Môi hồng tươi thắm những màu son. Mừng Xuân Đinh Dậu pháo nổ giòn Mọi điều bất lợi sẽ không còn Lộc đến muôn nhà vui như Tết Ngô Quyền bền vững chẳng gì hơn.
06 Tháng Giêng 201711:06 CH(Xem: 17879)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG - Nhạc ngoại quốc - Như Quỳnh trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Giêng 20172:53 CH(Xem: 20215)
Bài này được đăng tải trên Nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam tại Âu Châu vào tháng 11 năm 1993 và cho thấy Thày Phạm Đức Bảo - mặc dù đã 73 tuổi - là người có khả năng sinh ngử "hiếm có"
06 Tháng Giêng 201712:55 CH(Xem: 18275)
Cái may mắn thứ hai cho Bảo Đại là ông đã kịp thời lên máy bay về nước trước khi cuộc chiến tranh thứ hai bùng nổ để khỏi bị kẹt lại trong vòng lửa đạn.
06 Tháng Giêng 201712:22 CH(Xem: 19707)
Từ ngày viễn xứ tha phương, Lòng luôn nhớ tới quê hương tít mù. Nhớ người chiến sĩ nhảy dù, Vì dân đã đổ máu đào, Sông pha dẹp giặc tiến vào rừng sâu. Anh hùng "Mũ Đỏ" biên khu thuở nào.
06 Tháng Giêng 20171:06 SA(Xem: 19229)
Sáng nay tôi trở lại Sài Gòn Thành phố thân quen của một thời mới lớn Đi trên những con đường ướt đẫm màu sương sớm Chợt xúc động vô cùng… thành phố tôi yêu!
05 Tháng Giêng 20175:09 CH(Xem: 16384)
Tôi cũng như ông, đời biệt xứ Trẻ ra đi, già vẫn tha hương Mấy chục năm buồn trên xứ lạ Tôi đọc thơ ông nát cả hồn.
05 Tháng Giêng 20171:18 CH(Xem: 18252)
Có một dòng sông chảy trong nỗi nhớ, Dòng sông không lở, luôn sẽ được bồi. Theo tháng ngày trôi... bồng bềnh sóng vỗ, Buồn vui theo đời... mãi lặng lờ trôi...
05 Tháng Giêng 20171:06 CH(Xem: 17424)
Năm mới vui vẫy tay chào Mừng thêm một tuổi dạt dào yêu thương Còn bao nhiêu tháng ngày buồn Xin là nắng ấm rọi đường nhau đi...
30 Tháng Mười Hai 201610:42 CH(Xem: 17398)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức HAPPY NEW YEAR NGÔ QUYỀN 2017 Nguyễn Thị Thêm thực hiện youtube dành tặng quý Thầy Cô và ChsNQ
30 Tháng Mười Hai 20164:41 CH(Xem: 26818)
Trước hết nói về chữ "đánh" không phải chỉ phương diện tấn công bằng quân sự, mà bao gồm mọi phương diện, miễn sao đối thủ phải chịu thua thảm bại
30 Tháng Mười Hai 20164:14 SA(Xem: 17194)
Đêm thẳm sâu, tôi nhớ gì mà ngơ ngác mơ tìm lại vạt nắng cuối ngày vướng trên mái ngói thẩm rêu... Tôi nợ mình trăm điều tự hỏi, đợi đêm về vung câu hỏi vào đêm.
30 Tháng Mười Hai 20161:20 SA(Xem: 14838)
Hãy hy vọng ngày mai. Nhưng ngày hôm nay mới là quý nhất. Hiện tại ngày cuối cùng một năm, chúng ta hãy nâng ly và chúc sức khỏe cho nhau.
30 Tháng Mười Hai 20161:13 SA(Xem: 16467)
Có một ánh sáng nào từ quả cầu thủy tinh ở New York gởi về soi sáng cho Việt Nam? Có một cành hồng nào thả trên biển tưởng nhớ những người đã mãi mãi nằm giữa đại dương?
29 Tháng Mười Hai 201611:59 CH(Xem: 17136)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh HAPPY 2017 NEW YEAR Kiều Oanh thực hiện youtube
29 Tháng Mười Hai 201611:01 CH(Xem: 29113)
Kỷ yếu cựu HĐS. Biên Hòa chỉ thực hiện một lần duy nhất, nối lại mối dây thân tình chập chùng gián đoạn suốt 40 năm qua.
29 Tháng Mười Hai 20161:18 CH(Xem: 16589)
CHÚC nhau mạnh khỏe an khang MỪNG cho ngày tháng ngập tràn vui tươi NĂM cùng tháng tận dần trôi MỚI thêm hồng đức vẹn mười phúc nôi.
29 Tháng Mười Hai 20161:12 CH(Xem: 17985)
Năm mới lại về trong nắng mai, Thiệp mừng chúc phúc đến vạn lòng. Thầy Cô, bằng hữu cùng thân quyến... Vạn sự an lành, thỏa ước mong.
29 Tháng Mười Hai 20166:23 SA(Xem: 17360)
Thôi đành vớt dưới đáy hồ tâm thức Kỷ niệm xưa trên sỏi đá sân trường Tìm ngọt ngào xóa đi niềm day dứt Một lần thôi giữ mãi đến cuối đời.
29 Tháng Mười Hai 20162:14 SA(Xem: 20772)
Gió bấc ngập tràn đường phố sáng nay Sài Gòn bỗng đẹp hơn với rộn ràng sắc áo Vòm cây ngẩn ngơ chìm trong mộng ảo Một chút mùa đông se lạnh Sài Gòn
24 Tháng Mười Hai 201612:17 CH(Xem: 19764)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh MERRY CHRISTMAS NGÔ QUYỀN Nguyễn Thị Thêm thực hiện youtube dành tặng quý Thầy Cô và ChsNQ
24 Tháng Mười Hai 201610:56 SA(Xem: 18790)
Mời thưởng thức: Liên khúc - Nhạc Giáng Sinh Biên Hòa Memories #1150 Merry Christmas 2016 HT - Jingle Bell --5.54 Linda Tuyết Võ thực hiện youtube
24 Tháng Mười Hai 20169:50 SA(Xem: 18380)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh GÓC TRÁI TIM CHO NGƯỜI Ở LẠI--Thơ Trần Kiêu Bạc--Hồng Vân diễn ngâm Kiều Oanh thực hiện youtube
24 Tháng Mười Hai 20169:33 SA(Xem: 21115)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức Hang Belem, Hải Linh--Mỹ Huyền Đêm Thánh Vô Cùng, Hùng Lân--Elvis Phương Kiều Oanh thực hiện youtube
23 Tháng Mười Hai 20165:05 CH(Xem: 21583)
Ngày hôm nay có lẽ là ngày quan trọng nhứt trong cuộc đời của ông Trump . Bởi vì sau 28 năm (1988 – 2016) tuyên bố ra tranh cử Tổng Thống
22 Tháng Mười Hai 20161:04 CH(Xem: 28946)
Hỡi căn nhà của ta thời tuổi trẻ Của những chiều mưa buồn gõ xuống mái tôn Những buổi sáng nắng lùa qua khe cửa Vẫn theo ta những đêm tuyết mịt mùng
22 Tháng Mười Hai 201612:57 CH(Xem: 20581)
Mừng ngày Thiên Chúa Giáng Sinh Trong hang đá lạnh thành hình thăng hoa Vời trông bắc đẩu phương xa Ngôi sao cứu thế sáng lòa trong tim...
22 Tháng Mười Hai 201612:52 CH(Xem: 20769)
Đêm Đông lấp lánh "Vì Sao", Là niềm hi vọng ước ao thanh bình. Nắm tay giữ chặt ân tình, Trời ban ân sủng chúng mình bên nhau.
22 Tháng Mười Hai 201612:45 CH(Xem: 17333)
Thật sự người ta biết rất ít về giai đoạn tuổi thơ của ông Bảo Đại cũng như của bà Nam Phương. Nhưng nhờ có cuốn Hồi ký của ông
17 Tháng Mười Hai 201611:50 CH(Xem: 16825)
Kính chúc Thầy Cô sức khỏe nhiều. Giáng Sinh vui vẻ, học trò yêu. Bình An, Hạnh Phúc bên con cháu
17 Tháng Mười Hai 20162:21 CH(Xem: 17709)
Chuông ngân vang đón mừng Chúa Cứu Thế Bên giáo đường ngày buốt giá Đêm Đông Bài Thánh ca nghe lảnh lót thật buồn Trong tĩnh mịch mang nỗi sầu cô quạnh
16 Tháng Mười Hai 201610:38 CH(Xem: 20226)
Chiều hôm ngang qua dốc tòa Dòng sông kỷ niệm khuất xa tầm nhìn Chợt lòng thôi thúc con tim Xuôi con dốc cũ kiếm tìm hư vô
16 Tháng Mười Hai 201610:11 CH(Xem: 18209)
Mùa xuân năm ấy lúa vàng đơm Anh đến nhà thăm... mẹ nấu cơm Hương tóc em bay mùi gạo chín THƠM !
16 Tháng Mười Hai 201610:00 CH(Xem: 20154)
Tháng 12 như tập phim gần cuối Sắp hạ màn vẫn lưu luyến khôn nguôi Tình tiết một năm, lẫn lộn buồn vui 12 tháng , thời gian đi nhanh lắm.
16 Tháng Mười Hai 20162:50 CH(Xem: 19099)
Có thể nào mang mùa đông Cali Về Sàigòn trong vài giây vài phút Để phố Bùi Thị Xuân lạnh thêm đôi chút Mà tiếng dương cầm lại nghe ấm lòng hơn ?
15 Tháng Mười Hai 201610:34 CH(Xem: 18816)
Cầu cho nhân loại thương nhau Chim bồ câu trắng bay cao tầng trời Không còn máu đổ xương rơi Giáng Sinh lại đến bên đời sống vui...
15 Tháng Mười Hai 201610:27 CH(Xem: 19088)
60 năm, Ngô Quyền đang nở hoa, Sắc tươi rực rỡ... rất mượt mà, Hoa nở bốn phương... toàn thế giới, Lắm cảnh thăng trầm, trường vẫn ở trong Ta.
15 Tháng Mười Hai 201610:19 CH(Xem: 20869)
Còn đâu thấy lá vàng rơi, Hàng cây trơ trụi đứng phơi thân gầy. Lá khô lối nhỏ dâng đầy, Đông sang lạnh buốt thương bầy nai tơ.
15 Tháng Mười Hai 201610:11 CH(Xem: 17442)
Trong chương Hai cuốn S.M. Bao Daï Le Dragon D’Annam, nxb Plon, 1980, Bảo Đại đã viết: Empereur D’Annam. [Hoàng đế Annam, 1926-1945].
13 Tháng Mười Hai 20163:41 CH(Xem: 21143)
Không ai đoán trước nổi: Ô. Tillerson được chọn làm ngoại trưởng Mỹ - Giải mã: Tại sao Ô. Trump lại có quyết định ly kỳ như vậy?
11 Tháng Mười Hai 20168:08 SA(Xem: 14740)
Ban Tổ chức vừa hoàn tất xong 1 video thực hiện công phu ghi lại diễn tiến buổi lễ,
09 Tháng Mười Hai 201611:17 CH(Xem: 16999)
Người đã đi về cuối trời xa ấy Để mùa đông lạnh lẽo những sương mù Gió cuốn chiếc lá vàng bay mãi mãi Phía cuối trời là vầng trăng mờ ảo Hai hàng đường ray lặng lẽ chờ tàu Bỏ mưa rơi hiu hắt cuối hiên nhà.
09 Tháng Mười Hai 201610:27 CH(Xem: 23929)
Nhặt được tứ thơ ở dọc đường Vội vàng xếp lại sợ bay hương Đêm nay cùng với trăng huyền ảo Nhấp chén tri âm dệt mộng thường
09 Tháng Mười Hai 201610:20 CH(Xem: 19649)
Trời lạnh lắm, nghe đâu cơn bão tới Sắp về đây phủ kín một miền Đông Trên con đường ngoằn ngoèo nơi phố thị Từng đơàn xe hối hả cuốn theo dòng
08 Tháng Mười Hai 20163:56 CH(Xem: 22174)
Bài biên khảo này được đăng tải trên Nguyệt san Diễn Đàn Việt Nam tại Âu Châu vào tháng 4 năm 1992 và cho thấy Thày Phạm Đức Bảo mặc dù đã 72 tuổi nhưng vẫn có tấm lòng rất lớn với tuổi trẻ và nền giáo dục VN
08 Tháng Mười Hai 20161:29 CH(Xem: 18154)
Tháng mười hai lạnh gió Đông Ngập ngừng lá úa ngược dòng thu xa Tuần hoàn thiên địa vờn qua Nghiêng vai chợt thấy thêm già tuổi tên.
08 Tháng Mười Hai 20161:14 CH(Xem: 17528)
Có nhớ hay quên cũng là Sàigòn Phố nghiêng vai chào nhau mừng buổi sáng Một góc cà phê phần ba ly pha đậm Một mình thả trôi vị đắng cuộc đời
08 Tháng Mười Hai 201612:51 CH(Xem: 17132)
Mùa Thu tháng chín tựu trường, Ngày vui gặp lại phố phường đông sao. Lòng Ta luôn vẫn ước ao, Bên Thầy, Cô, Bạn khát khao muôn vàn.
08 Tháng Mười Hai 201612:44 CH(Xem: 15895)
Qua bài viết này, hy vọng độc giả có thêm một cách nhìn khác về chế độ thuộc địa Pháp ở Việt Nam. Người viết nhận thấy nhờ mặt tích cực của thực chất chế độ thực dân ...
07 Tháng Mười Hai 201610:54 CH(Xem: 19693)
Cô giáo nằm mơ Thấy mình vẫn đi dạy. Áo dài màu cánh phượng Tóc cột cao dịu dàng Tiếng hét to vang dội. Cô chợt tỉnh cơn mê. Mồ hôi đổ dầm dề. Ôi!" Giấc mơ phù thủy."
05 Tháng Mười Hai 201612:39 CH(Xem: 20927)
Có thể khẳng định: ngày thứ sáu mùng 2 tháng 12, 2016 là khúc quanh lịch sử quan trọng cho liên hệ giửa Mỹ và Trung Cộng
05 Tháng Mười Hai 201612:38 SA(Xem: 15346)
Một ông Hiệu Trưởng nghiêm khắc không gặp mặt đã 48 năm. Bây giờ nằm xuống ở quê nhà mà hàng vạn học trò vẫn yêu kính và rơi lệ nhớ thương.
02 Tháng Mười Hai 201610:48 CH(Xem: 18850)
Thoáng qua trọn một kiếp người Thầy về vô tịnh một đời ngủ yên Là Thầy Hiệu Trưởng Ngô Quyền Bao nhiêu kỷ niệm triền miên nhớ hoài
02 Tháng Mười Hai 201610:22 CH(Xem: 19337)
Miệng luôn tươi nở nụ cười, Nhìn hình "Thờ" Bạn mọi người nhớ lâu. Mai này dù ở nơi đâu, Tới ngày "Kỵ giỗ năm đầu" không quên.
02 Tháng Mười Hai 201612:53 CH(Xem: 23660)
Nén hương lòng kính dâng Thầy ở cõi mênh mông Xin vui lòng chấp điếu Đứa học trò xa xăm
02 Tháng Mười Hai 201611:30 SA(Xem: 20045)
Nơi Cực lạc, Thầy an lòng yên nghỉ Cõi Non bồng, Nước nhược rong chơi Hết phiền lụy, bụi trần trút bỏ Cầu Thầy đi... thanh thản ngàn nơi...
02 Tháng Mười Hai 20162:00 SA(Xem: 24330)
tổ chức vào sáng chủ nhựt ngày 27 tháng 11 năm 2016 vừa qua tại tu viện Hoa Nghiêm thành phố Santa Ana ,
02 Tháng Mười Hai 201612:54 SA(Xem: 17293)
Khơi nhớ phai tàn thu lá úa Gợi thương nhòa nhạt nét môi nồng Rời xa bến mộng tình dang dỡ Vơi khuyết trăng mờ lệ mãi đong !
01 Tháng Mười Hai 20161:09 CH(Xem: 18940)
Đêm Thu trăng lạnh đìu hiu, Nhớ trăng hải đảo còn lưu luyến nhiều. Đèn, sao lấp lánh diễm kiều, Trăng thanh gió mát mỹ miều đẹp sao?
01 Tháng Mười Hai 20161:04 CH(Xem: 17206)
Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu.
30 Tháng Mười Một 201611:23 CH(Xem: 21469)
Mười hai, tháng cuối năm rồi Lại thêm tuổi nữa đứng ngồi không yên Đưa tay tháo gở ưu phiền Chào em nồng ấm tháng giêng rồi về...
26 Tháng Mười Một 20162:38 SA(Xem: 13485)
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tính cách "di sản báo chí" của Thày hiệu trưởng Phạm Đức Bảo với tựa đề "Ý Dân Là Ý Trời" dưới bút hiệu Bảo Hà.
26 Tháng Mười Một 201612:46 SA(Xem: 12624)
"Không thầy đố mầy làm nên" vẫn là câu châm ngôn và lời nhắc nhở tri ơn, mà suốt đời của những ai đã có thời may mắn làm học trò, chắc chắn sẽ không bao giờ quên được.
25 Tháng Mười Một 201610:09 CH(Xem: 20084)
Công ơn thầy cô cao tựa non ngàn Em vẫn nhớ câu lương sư hưng quốc Về thăm trường niềm vui xen nước mắt Mãi muôn đời thắp sáng chữ tri ân
25 Tháng Mười Một 20165:44 CH(Xem: 16130)
Hãy an nghĩ đi em. Hãy thảnh thơi ra đi vì em đã làm được điều tốt đẹp của một đời người. Em đã để lại cho thế gian nhiều sự luyến tiếc mến thương.
25 Tháng Mười Một 20162:54 SA(Xem: 20661)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh BÀI TÌNH CA MÙA ĐÔNG - Trầm Tử Thiêng-Lệ Thu trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
24 Tháng Mười Một 201610:19 CH(Xem: 27718)
Em nghĩ tình thầy cô như biển Chịu đựng cùng sóng gió trùng khơi Đưa thuyền em đến bờ yên ổn Mặn mà với cát khắp muôn nơi.
24 Tháng Mười Một 201610:15 CH(Xem: 23764)
Anh nơi góc phố tìm quên Nhớ ngày xưa đó có em bên đời Ly kem đá ngọt mềm môi Trời trưa nắng đổ bồi hồi trái tim.
24 Tháng Mười Một 201610:07 CH(Xem: 22885)
Ngày buồn chẳng muốn, không mong! Đời như chiếc lá bay trong Thu tàn. Đêm Thu trăng sáng mơ màng, Thu sầu tan biến, Thu vàng nhớ thương.
24 Tháng Mười Một 201610:00 CH(Xem: 17376)
Đã có nhiều sách, phải nói khá nhiều các tài liệu viết về giai đoạn trước thời kỳ thuộc địa Pháp.
24 Tháng Mười Một 20162:30 SA(Xem: 9492)
Kính chúc Thầy, Cô, các bạn và Đồng Hương vui hưởng một mùa Lễ Tạ Ơn ấm vui hạnh phúc, quây quần trong tình thương yêu, sum họp gia đình.
20 Tháng Mười Một 20164:45 CH(Xem: 24096)
Cám ơn Cha Mẹ sinh con Cưu mang chín tháng đỏ hon chào đời Ngọt ngào câu hát võng nôi Dìu con theo bước gọi mời thế nhân. Cám ơn ân nghĩa Cô Thầy Từng câu giáo huấn khúc ngay tỏ tường
20 Tháng Mười Một 20161:58 SA(Xem: 19389)
Qua rồi những lúc khó khăn Thong dong thơ thẩn ngắm trăng dạo đờn. Bài thơ vào Lễ Tạ Ơn Ơn Trời, ơn Phật, ơn phần bạn ta Hát lên một khúc khoan hòa "Vén mây" ta lại sáng òa tâm can!
20 Tháng Mười Một 20161:47 SA(Xem: 12990)
Nhân mùa Lễ Tạ Ơn, chúng em kính chúc quý Thầy Cô trong gia đình Ngô Quyền dồi dào sức khỏe, tràn đầy hạnh phúc để sống vui bên đàn con cháu thân thương...
19 Tháng Mười Một 20166:05 CH(Xem: 20880)
Sống trọn đời với lý tưởng Hướng Đạo - Dạy học vừa thực tế vừa lý tưởng - Biết trọng tài năng người trẻ tuổi hơn mình
19 Tháng Mười Một 20162:07 CH(Xem: 12262)
Những kỷ niêm được mọi người nhắc lại về các thầy, các trò của ngôi trường yêu dấu . Tin tức người còn, kẻ mất; người ở lại trong nước, kẻ đi ra hải ngoai...
18 Tháng Mười Một 201610:56 CH(Xem: 18099)
Thu năm xưa trong tưởng nhớ, là mùi hương nguyệt quế nồng nàn trổ bông trắng xóa trong đêm yên bình, tôi thú vị nhâm nhi dịu ngọt của đất trời giữa khi nằm chờ giấc ngủ đến,
18 Tháng Mười Một 201612:52 CH(Xem: 20225)
Lắng tai nghe chim bồ chao xao xác Cây bằng lăng hoa tím rụng ao nhà Hoa súng đỏ sáng bừng trong nắng nhạt Đầy dấu yêu trong đất mẹ thật thà.
18 Tháng Mười Một 201612:23 CH(Xem: 19890)
Chiều hoang vắng gió Đông se sắt lạnh Lá Thu vương còn xót lại trên cành Như quyến luyến, mong níu Thu ở lại Để mùa Đông không có dịp bước sang
18 Tháng Mười Một 201612:10 CH(Xem: 20159)
Bao năm, như áng mây đưa Tôi còn đi giữa gió mưa đời thường Bao năm, quen lá sân trường Thương màu phấn bảng lấp mòn chỉ tay
17 Tháng Mười Một 201612:38 CH(Xem: 21756)
Bao năm còn lại vui đi, Thân quen ruột thịt biệt ly tùy Trời, Yêu thương làm đẹp lòng người, Cười vui lên nhé cho đời thắm tươi...
17 Tháng Mười Một 201612:31 CH(Xem: 19373)
Miền Nam mà tôi muốn nói ở đây là khoảng thời gian từ 1954-1975. Một miền Nam đầy triển vọng và tốt đẹp. Tôi vốn nặng lòng với miền Nam ngay từ khi di cư năm 1954.
12 Tháng Mười Một 20167:23 CH(Xem: 26663)
I / Vô tiền khoáng hậu - II / Mưu sâu: Trọng điểm tranh thủ cử tri của ông Trump - III / Kế độc: "Nói toạc móng heo" những bí ẩn - IV / Đòn sát thủ vào giờ chót của ông Trump
12 Tháng Mười Một 20161:41 CH(Xem: 19120)
Chính ngay những người Pháp hoặc những kẻ theo Pháp, hoặc kẻ chống Pháp, ngay cả những người đi làm cánh mạng chống Pháp đều nhìn thấy ở chữ quốc ngữ một lợi khí truyền đạt.
11 Tháng Mười Một 201611:27 CH(Xem: 19174)
Cỏ chào tháng mười một Bằng biêng biếc màu xanh Êm êm sương ngàn giọt Đón nắng vàng long lanh.
11 Tháng Mười Một 201611:09 CH(Xem: 29121)
Bước đến Đèo Ngang mắt lệ nhòa, Nhà nhà bao phủ khói Formosa, Quan tham rủng rỉnh vô đầy túi, Mặc kệ muôn nhà khóc tiếng Ta.
11 Tháng Mười Một 201612:49 SA(Xem: 18859)
Xin chào mừng sự trở lại của họa sĩ nhà: Hạnh Phạm với những bức tranh tuyệt vời mới nhất
10 Tháng Mười Một 20161:59 CH(Xem: 23470)
Đêm còn nghe từng nốt nhạc rưng rưng Ngày vẫn nhớ đàn lẻ loi trên vách Gởi chút tình về bên kia quả đất Biết bao giờ ôm lại chiếc đàn xưa!
10 Tháng Mười Một 20161:49 CH(Xem: 23355)
Quê em nước lũ tràn bờ Mưa buồn rã rít dật dờ khói sương Rừng sâu nước từ thượng nguồn Như triều thác đổ tìm đường về xuôi.
06 Tháng Mười Một 20161:03 CH(Xem: 20874)
Bạn bè, trò cũ ủ ê, Xin cùng khấn nguyện hướng về quê hương. Dù đang lưu lạc muôn phương, Hai hàng nến thắp, nén hương nguyện cầu.
05 Tháng Mười Một 20169:57 CH(Xem: 19436)
Thơ thẩn em làm rối cuộn tơ Tơ ông đày xuống cõi xa mờ Mờ phai năm tháng sầu hoa nhạt Nhạt úa vầng trăng tủi mộng hờ
05 Tháng Mười Một 20169:49 CH(Xem: 23291)
Tất cả mọi điều trôi qua biền biệt Chỉ nỗi buồn là đọng mãi trong tim Một mai về cõi bình yên vĩnh viễn Chẳng còn gì chỉ còn lại lặng im.
05 Tháng Mười Một 20165:45 CH(Xem: 18354)
19 nhạc phẩm của Phạm Chinh Đông với tiếng hát Hương Giang. -Hình Như Nắng Vừa Phai -Bầu Trời Trên Kia - Nhánh Mùa Xuân Tôi -Chỉ Là
05 Tháng Mười Một 20165:05 CH(Xem: 18040)
Như cơn mưa tháng Mười Ướt sân sau nhỏ bé Như anh đến với em trong dịu dàng êm nhẹ.