Trường
trung học Ngô QUYỀN BH của chúng ta được thành lập năm 1956, đầu tiên với bốn lớp học. Thời gian đầu, cơ sở đặt tại trường tiểu học Nguyễn Du.
Trường được thành lập bởi những người thầy tâm huyết với nền
giáo dục tỉnh nhà, thầy Phan Văn Nga và thầy Hồ Văn Tam. Sau 4 năm "ăn nhờ, ở đậu" ở trường Nữ tiểu học và Nữ công Gia chánh, khi số lớp học ngày càng gia tăng, trường đã có cơ ngơi tại địa điểm ngày nay. Rồi hai dãy lầu cao được xây lên, khi trường có đủ hai cấp trung học, đệ nhất và
đệ nhị cấp. Năm 1963, trường tổ chức kỳ thi tuyển sinh cho khóa học thứ
8.
Năm
học 1963-1964, trường tuyển sinh hơn hai trăm học sinh với 5 lớp học. Tôi có tên trong danh sách trúng tuyển với thứ hạng khá cao. Lớp đệ thất 1 với sinh ngữ Pháp văn, gồm học sinh nữ và hơn chục học sinh nam
đậu
dự khuyết, được gọi nhập học sau.
Lớp đệ thất 2 và thất 5 với sinh ngữ Anh văn, gồm toàn học sinh nữ. Lớp thất 3
gồm
toàn nam sinh với sinh ngữ Pháp văn. Lớp thất 4 gồm các bạn nam sinh và sinh ngữ Anh văn. Vì lúc đó người Pháp đã rút về nước, nhưng nền văn hóa
Pháp còn ảnh hưởng nước ta, nên tôi chọn học tiếng Pháp và được sắp xếp
vào lớp thất 3. Số danh bạ của tôi là 216/63. Lớp học khoảng 50 bạn. Tôi
nhớ, tên bạn Trần Quốc Bảo (Bảo rổ) được xếp đầu trong sổ điểm danh. Và
bạn Hoàng Thế Ưu đứng gần cuối sổ. Cả hai đều bị rổ mặt vì biến chứng bệnh đậu mùa. Khoảng thời gian sau 1980, bạn Bảo có sạp bán vé số trước hiệu ảnh Phạm Lung. Sau đó, nghe bạn bè nói bạn về quê miền Tây rồi không có tin tức đến nay. Hoàng Thế Ưu khi vào quân đội có tham gia nhảy
toán, sau đó chết vì tai nạn giao thông nơi xứ người. Tôi gặp bạn lần cuối khoảng
1980 nơi
hẽm mã
tù. Nguyễn Long Vân và Nguyễn Thanh Liêm, tướng đô con như lực sĩ vì có
tập tạ. Có lẽ vì tướng mập, bự, to, cao, nên Tô Minh Quang được chọn làm trưởng lớp. Bạn làm trưởng lớp bốn năm ở đệ nhất cấp. Ở đệ nhị cấp, bạn làm trưởng lớp ba năm liên tiếp của lớp B3. Như vậy Quang mập có thâm niên 7 năm làm trưởng lớp. Tánh tình vui vẻ, liếng thoắng, hòa nhã nên bạn không làm mất lòng ai. Vì là trưởng lớp, nắm danh sách bạn bè, luôn cả lý lịch tên cha mẹ, nên khi điểm danh, cứ kêu tên "ông già" ra mà gọi.
Như, Phan Thanh Bình thì
kêu Hai
Vàng. Nguyễn Minh Tâm thì kêu
Sáu Đực. Ngô Hồng Tâm thì gọi Ba Tựu. Nguyễn Trương Hoàng thì kêu Năm Ngũ... Đúng là... thứ ba học trò. Có lần nghĩ học tiết giữa, trưởng lớp cho anh em nghĩ luôn để sang nhà Nguyễn Văn Thành Lân ở Chợ Đồn chèo xuồng, câu cá. Hôm sau trưởng lớp bị thầy Bảo quạt cho một trận. Bây giờ
Quang mập vẫn to cao, lớn xác, nặng hơn 90 ký lô, nhưng sức khỏe kém, trong người mang nhiều thứ bệnh, mỗi tháng phải đi khám định kỳ. Vì vậy,
khi có họp mặt, đi uống cà-phê tâm sự, bạn vẫn vui vẻ hòa đồng cùng bạn bè. Chừng nào đất kêu thì dạ. Thế thôi.Còn
có Nguyễn Xuân Quang, Quang cận, nói lắp, nhà ở xóm Thành Hưng, Cù Lao Phố. Những ngày khốn khổ, đi theo xe tải bốc xếp củi, mệt mõi, té xuống đường tử vong.
Hai
cây tre cao khều của lớp là Huỳnh Hữu Thọ và Nguyễn Văn Thành Lân. Bạn Lân nhà ở Long Bình Tân, duy nhất một lần họp mặt với Dũng con năm 2011,
tổ chức ở nhà Tâm nhủi. Ba tên lùn, nhỏ con nhất lớp là Hoàng Minh
Chiếu, Phạm Văn Đạo
và Phạm Ngọc Hạnh. Hạnh nhỏ con, yểu điệu như thục nữ, nhưng học giỏi. Năm đó bạn đứng nhất lớp, nhưng quá tuổi hoản dịch học vấn, bạn tình nguyện vào binh chủng và tử nạn khi vượt rừng núi sình lầy.Tôi, Võ Hà Mỹ, Nguyễn Trương Hoàng, ngồi
gần nhau, rồi thân nhau cho đến
hết năm đệ nhị để lần lượt vào quân ngũ. Ba đứa thích nhất là bản nhạc CHÚNG
MÌNH BA ĐỨA, nhưng chẳng có đứa nào vui
đời sông nước.
Quên
làm sao được khi cả lớp cùng cười như vỡ tổ với cái tên Dũng cục xương.
Hồi đó, Dũng cục xương, Nguyễn Khắc Dũng trắng trẻo, hiền lành như công
tử chớ đâu liếng thoắng như Hoàng Duy Liệu bây giờ. Dù sao, tôi vẫn thích cái tên Dũng cục xương hơn. Năm học đệ lục, 1964, tôi chuyển qua lớp nữ, Dũng ở lại học hết tứ 3, 1967, rồi lên học ở
trường Nông Lâm Súc Bảo Lộc.
Đến gần cuối năm 2011, bạn bè biết tin của nhau qua net. Hơn bốn chục năm mới có dịp gặp nhau dưới chân cầu
Gành.Rồi còn Tô Anh Dũng, Dũng
nhà thương điên, bạn bè biết đang định cư nơi xứ người nhưng vẫn chưa trao đổi tin tức cho nhau.
Luận-Dũng CX-Chánh-Long đen-Thiện-Quang-Chiếu
Hết
năm học đệ thất, chúng tôi lại có sự xáo trộn, có thêm bạn mới. Thầy Đặng Ngọc Thiềm được điều động về làm giám học. 14 đứa thứ hạng cao nhất
của lớp thất 3 được chuyển sang lục 1. Các bạn nam thất 1 chuyển sang lục 3. Một số bạn ở trường quận như
Thủ Đức, Dĩ An... chuyển về từ năm đệ lục. Bởi vì khi thi tuyển vào đệ thất
trường quận thường có tỷ lệ đậu cao do số thí sinh
ít. Có bạn, hết năm đệ tứ thì lên Bảo Lộc để nhập học nông lâm súc, một
ngành học định hướng nghề mới mở ra, như Lê Xuân Sang, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Khắc Dũng, Trần Văn Phước... Bạn Phước, biệt danh Phước Cà-phê vì rang lậu cà-phê, bị đột tử mất năm 2000, mộng đi định cư không thành. Rồi
đến biến cố Mậu Thân,
một số bạn rời xa bạn bè để vào quân đội vì quá tuổi hoãn dịch học vấn,
chiếc phao cứu sinh cho những ai còn thiết tha với con đường khoa bảng. Võ Văn Nghiệp thành thương phế binh, mất một tay, một chân và chết trong cô độc. Võ Việt Hùng chết vì rượu. Thất tình chăng?
Sau bảy năm ở ngôi trường trung học, chúng tôi như những cánh chim lìa tổ, khi đã đủ lông đủ cánh, tung bay mọi hướng. Chỉ bạn bè thân
quen liên lạc được với nhau. Rồi những năm tháng đau buồn, tất bật vì cuộc sống cơm
áo gạo tiền, ai cũng dành phần cho tổ
ấm của mình. Có bạn lại đi xa, nơi xứ người làm mái ấm nương thân. Khi bạn bè lần lượt bước qua tuổi 60, gánh nặng gia
đình phần nào được giải
tỏa. Rồi khoa học kỷ thuật ngày càng tiến bộ, mạng viễn thông, mạng internet phủ đều các châu lục. Bạn bè có cơ hội tìm đến nhau. Cách nay đúng hai năm, ngày 7/7/2011,
bạn Bùi Hiếu Thuận mãn phần tại Chợ Đồn, Biên Hòa, bạn bè thông báo cho
nhau để viếng tang. Bạn Thuận học ở lớp thất 4, khóa 8 NQ, lại là bạn học thời tiểu học với tôi. Từ đó, bạn bè kết nối lại với nhau. Đến với nhau khi họp mặt, quan hôn, tang lễ, chia sẽ buồn vui. Gần đây nhất, bạn
bè biết được tin tức Lê Văn Mẽ, nhà ở Bình Trị, Tân Hạnh. Bạn Mẽ có họ hàng với sui gái của Tâm nhủi, gặp bạn bè nhân ngày giỗ thân phụ Tâm nhủi.
Và
hôm nay, các bạn bè lớp thất 3 đến chia vui với người bạn thất 3, Phạm Văn Đạo. Đạo cũng là một trong số 14 bạn được chuyển qua lục 1 cùng tôi.
Học xong lớp tứ 1, vì chuyện gia đình, bạn bỏ học một năm, rồi học lại ở
tư thục Khiết Tâm, rồi lấy tú tài, rồi vào quân đội... Con gái bạn học ngành Nhật ngữ, được nhận vào làm việc cho một công ty Nhật Bản đầu tư
vào Việt Nam. Trong thời gian làm việc, cháu và một chuyên viên người Nhật, quen nhau, tâm đầu ý hợp,
rồi quyết định đi đến hôn nhân. Hai gia đình đồng ý cho hai trẻ nên duyên, gia đình sui trai từ Nhật sang Biên Hòa cùng gia đình bạn tổ chức
hôn lễ cho đôi trẻ, dưới sự chứng kiến của bạn bè, người thân. Gia đình
bạn dành cho bạn bè đồng môn hai bàn tiệc. Riêng lớp thất 3 có 9 bạn tham dự, kể luôn bạn Đạo. Không gì vui sướng hơn khi nhìn hạnh phúc của đôi trẻ. Dù từ buổi trưa thời tiết bắt đầu diễn biến xấu, nhưng hai bàn tiệc lúc nào cũng đầy ấp tiếng nói cười. Tan tiệc cưới, tôi có ý kiến chụp chung tấm ảnh 9 người bạn thất 3.
Trưởng lớp vẫn phong độ như ngày nào.
Chia
tay nhau, bạn bè hẹn sẽ gặp gỡ lại sau hai tuần lễ nữa, nhưng ở Thủ Dầu
Một. Hôm đó Lê Xuân Sang sẽ làm lễ vu quy
cho quý nữ, mời bạn bè đến để chung vui. Rồi sẽ có đám hỏi, đám cưới con gái Ngô Hồng Tâm, Tâm nhủi. Gặp nhau để có tin tức của nhau, để biết
bạn mình còn hiện hữu trên cõi đời, để nhắc nhở nhau về kỷ niệm đã vút xa tầm tay nhưng còn lắng đọng trong trái tim thổn thức. Như Nguyễn Tấn Lực đang ở Thủ Đức, điện thoại mời về họp mặt, bạn nói nghe buồn thảm, tao bị đau tim không dám đi xa một mình. Bạn bè biết tin Nguyễn Văn Hiền
khi nắp áo quan đóng
lại. Thôi thì một nén hương thầm cũng đủ nhớ nhau.
Trần Văn Tốt, H.M.Chiếu, viếng tang Nguyễn văn Hiền.
Tôi
xin gửi đến thầy cô, bạn bè tâm tư của mình để nhắc nhau
còn hai tháng nữa
là đúng 50 năm khóa 8 NQ bắt đầu nhập học. Nửa thế kỷ, hơn
nửa đời người. Ngày nào, những cậu bé mới vào trường NQ của lớp thất 3, với đồng phục trắng, giày vải trắng, kết trắng cho ngày thứ hai đầu tuần. Bây giờ những học trò "già" bắt đầu điểm danh. Hơn một chục bạn đã
ra đi, đi mãi không về. Hơn một chục bạn còn ở Biên Hòa và vùng phụ cận. Một số bạn ở các châu lục. Và có những bạn vẫn còn bặt tin. Hi vọng
một ngày gần đây những khuôn mặt học trò của lớp thất 3 trường NQ, năm học 1963-1964, có cơ hội ngồi gần nhau hơn, dù chỉ là một nửa. Bạn bè lớp thất 3 của tôi ơi!
Với tay, sợi tóc ngã màu. Nhìn nhau để thấy phép mầu hồng ân. Gặp nhau còn được bao lần. Bơi trong nỗi
nhớ, ta cần có nhau.
Bây giờ, năm mươi năm sau. Tìm trong ký ức gửi trao bạn bè. Bạn ơi, ngồi hát nhau nghe. Chừng như giấc mộng đêm hè thoảng đưa.
Tìm về kỷ niệm xa xưa. Tuổi hoa niên thích chơi đùa với nhau. Có con bướm trắng bay vào. Đuổi theo để biết niềm đau đầu đời.
Cho nhau ngàn tiếng nói
cười. Để mai thui thủi bên đồi Tây Phương. Ta là hạt bụi trên đường. Quyện theo cát sỏi nhịn nhường bước chân.
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em qúa ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi. Mong gặp lại các bạn trong ngày hội Ngô Quyền.
Đã đến lúc bạn bè chung lớp cần tìm gặp và cùng đến với nhau để ôn lại những kỷ niệm. Những tiếng tao mầy như đã thân quen tự thuở nào, như lời mời gọi chúng tôi cùng bạn bè
Quỹ thời gian của thầy cô tôi càng ít, càng nung nấu trong tôi về một buổi họp mặt, chỉ dành riêng cho thầy cô giáo cũ và anh chị em bè bạn chs. Ngô Quyền Biên Hòa.
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
trong thơ văn cũng như ngoài đời thường, tình phụ tử thường không được nhắc nhiều bằng tình mẫu tử. Thế nên một bài thơ hay truyện ngắn nói về tình cha con phải kể là… “hiếm quý.”
Chẳng biết làm sao hơn, chỉ có thể tiếp tục ước mong, nếu năm nay ta không về được thì hãy hẹn với nhau "về hội ngộ năm sau"… Có dịp về với nhau vì thời gian không còn nữa..
tham dự Ngô Quyền để có được những giây phút cảm động nhìn lại Thầy Cô cũ, bắt lấy từng bàn tay ôm từng kỷ niệm. Không thể? Và có thể... Biết đâu “ Ngô Quyền Vang Tiếng Gọi”
Chia tay trong lưu luyến và chúc sức khỏe cho nhau để mong còn được thường gặp mặt Ngày hôm sau, trong lúc ngôi chờ lên máy bay về lại Canada, những hình ảnh thân quí ấy lạị hiện ra
Rừng núi quanh tôi bỗng chốc xanh rì Bằng lăng tím ngàn cây khoe sắc thắm. Tôi bỗng thấy một niềm vui sâu thẳm Ai dám bảo rằng bằng lăng tím không vui?
“Tin Vui Giữa Giờ Hy Vọng”, một cảm giác không ngờ được vẫn tưởng mình hoa mắt, tôi dùng tay lau nhẹ đôi tròng kính nhìn lại cho rõ và tự đọc cho mình nghe “ Thầy Lê Quý Thể CA ghi danh 1.
Bây giờ là tháng Năm, tháng của ngàn hoa thiên lý. Trông thấy hoa, tôi không còn bùi ngùi nhớ lại chuyện xưa và u hoài tiếc nuối một thời đã mất như trước nữa.
Trên đường về nhà, tôi tự khen mình là người biết làm bổn phận đối với đấng sinh thành. Thế nhưng đến khi được đọc một bài báo cũ viết về ông Ron Marshall,...
... đã vì Tình Mẹ Thiêng Liêng mà nói lên tình cảm của người con với Mẹ để mãi mãi MẸ XỨNG ĐÁNG LÀ MỘT TƯỢNG ĐÀI ĐỂ NHỚ ĐỂ THƯƠNG trong lòng những người con hiếu thảo.
Tôi mù mờ, không hiểu tại sao khi mất cha mẹ rồi tôi có cảm tưởng tựa hồ như mình là một thân cây đã bị chặt rời, không còn nơi nào để bám rễ trên mặt đất này.
Nơi cuối giòng sông mùa thu tôi bỗng lạ Thoắt nhớ thoắt quên mà không hiểu vì đâu! Thì em biết đó, mùa thu nào chẳng thế Cũng lá vàng rơi, cũng gió lạnh nao nao.
Anh muốn cuộc đời con gái được bình yên Không giống như em -phải bán thân lấy chồng xứ lạ Nơi xa xôi muôn ngàn bão tố Biết ngày nào sẽ trở lại nhà xưa?
Không phải là ngẫu nhiên ta rơi vào đời nhau, có phải không ? Cám ơn anh, món quà ưu ái thượng đế trao cho tôi, một người anh tôi tưởng không bao giờ có được...!
Lại thêm một lần nữa những người tài hoa của Thung Lũng Hoa Vàng đã thành công trong việc chế tạo ra một cái gì trông rất nhỏ bé đơn sơ mà lại có sức chứa kinh hồn vô tận
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm , tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
Trái tim má như hoa sen ấm áp, hương sen tỏa ra thơm ngát, dịu dàng. Người mẹ nhà quê xấu xí nghèo nàn của con là một bến bờ yên bình cho những con tim thiếu thốn tình thương trú ngụ.
Mùa XUÂN thức dậy Ra thăm nụ hồng Giọt sương vừa đọng Trên rèm mi cong Long lanh... long lanh... Muôn ngàn giọt nắng Hôn lên trên mắt... trên làn môi em...
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
Với chín mươi năm cuộc đời cô còn hai mươi bảy lần sinh nhật, chúng tôi lại còn dịp tham dự mừng năm mươi lăm năm và sáu mươi năm ngày cưới của cô; để còn được nghe bản nhạc “THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM''
Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?
Thời Thơ Dại cũng đến, qua đi, để lại những kỷ niệm hay dấu khắc khó phai mờ, và nhiều khi nó trở thành những vết sẹo mà thời gian hay thuốc men không thể xóa!
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.