Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thanh Tùng - HỒI ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY

05 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 74420)
Nguyễn Thanh Tùng - HỒI ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY


 

HỒI ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY.

 

 Kính tặng thầy Bùi Quang Huy

 

 

27_hoiucvemoinguoithay-large

 

 Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.

 

Lớp sinh ngữ chính Pháp Văn nầy, một lớp quậy phá có cỡ, đã từng bị thầy Hiệu Trưởng cho toàn lớp mỗì đứa một roi trong văn phòng, nhưng học cũng giỏi (thuộc lọai giỏi nhất của trường), như năm Ðệ Nhất đã được tuyên dương dưới cờ về thành tích thi Tú Tài I “kỷ lục chưa từng có”: (một lớp có 4 người đậu Ưu Hạng: Nguyễn Ngọc Xuân, Diệp Cẩm Thu, Mai Quỳnh Lâm, Tô Anh Tuấn. và cũng là lớp có sĩ số đậu nhiều nhất: 80%).

Lớp học mà giờ điểm danh, thầy cô chẳng biết tên được gọi đó là ai cả, vì lớp trưởng Cai Xòn (xin tạ lỗi vong hồn anh Nguyễn Thành Long) chỉ toàn điểm danh bằng cách gọi tên cha mẹ của bạn và cả lớp tỉnh bơ lần lượt tới phiên mình đều hô vang “có mặt”. Thí dụ khi điểm danh Nguyễn Thanh Tùng thì anh gọi lớn: “Nguyễn Công Danh” (tên của ba tôi), còn tôi thì nhoẻn miệng cười hô “có mặt”. Ngay tên “Cai Xòn” là tên và nghề nghiệp của bố anh Long thì anh cũng tự bảo là “có mặt” khi anh điểm danh đến.

Từ khi vào Ðệ Thất đến Ðệ Nhất, phòng học luôn luôn ở ngay trên phòng của thầy Hiệu Trưởng, nên chuyện quậy phá lén lút như ăn vụng, chỉ trừ có năm Ðệ Tam là được nằm trên dãy lầu sau nên tha hồ thi thố toàn bộ mười thành công lực.


Năm ấy, sau khi được miễn thi Trung Học Ðệ Nhất Cấp, lớp Ðệ Tam được xem là năm thư giãn nên cả lớp gần như chơi nhiều hơn học. Giờ Cổ Văn được nhà trường bố trí thầy Bùi Quang Huy phụ trách. Bạn có biết cứ đến ngày dạy, thầy Huy đạp xe đạp 30 cây số từ Sài Gòn lên để dạy rồi đạp xe đạp về, thầy chỉ dạy duy nhất lớp Tam B3 và giờ Cổ Văn. Thầy cũng dạy duy nhất một bài thôi suốt đệ nhất lục cá nguyệt, bài “Nỗi ưu tư của người chinh phụ”.

Bài cổ văn độc đáo do thầy dạy, phân tích tất cả mọi khía cạnh văn học, mỗi bài dạy của thầy đều sâu sắc, đi vào một nội dung văn học để mang lại sự cảm thú văn học thật đẹp cho học sinh. Không bài nào trùng lắp ý với bài nào cả và mang lại cho toàn lớp ý thức được văn phong, hàm ý, tả cảnh, tả tình…

Tuy vậy, vì đứng sau Quỷ, Ma nên sau vài tháng học bài, lớp đã bắt đầu bày trò quậy phá:


 

27_hoiucvemotnguoithay-large

 

Trưa hôm ấy khi thầy vào lớp, trên bàn thầy bạn nào đã tháo bánh sau xe đạp của thầy để sẵn! Nhìn bánh xe thầy không nói gì mà chỉ lẳng lặng ném ra cửa lớp và bắt đầu dạy. Cả lớp đang nín thở, để chờ thưởng thức thành quả quậy phá của mình, mà chẳng thấy gì hết, chẳng thấy thầy la hét, chẳng thấy thầy giận dữ, ít nhất thì thầy cũng phải kêu trời rồi trừng mắt nhìn cả lớp để truy tìm lũ phá phách mới phải chớ, nhưng mà sao thầy vẫn thản nhiên, tự tại. Ít nhất thầy cũng phải than lên một tiếng rồi hỏi đứa nào phá phải tự giác đem ra xe ráp trả lại cho thầy (mới phải chớ). Vậy mà thầy chẳng nói lấy một câu. Tất cả công phu tập trung quậy phá của cả đám chợt rơi vào hư không, cả lớp như quả bóng xì hơi, mặt đứa nào cũng sượng ra nhìn thật tức cười.


Thầy ơi! Nhớ lại những ngày thơ dại ấy, chúng em lại càng nhớ đến thầy nhiều, giờ đây vào những lúc vượt khó khăn khi tự kiểm soát cảm xúc của mình, chúng em mới biết những thương yêu vô bờ của thầy cô đã dành cho lũ học trò (dù biết chúng phá như quỷ), có thương yêu vô bờ mới đủ sức vượt qua cảm xúc, có cảm thông vô bờ mới thấy rằng tướng quậy phá từ tâm trong trắng, chẳng chút ác lòng. Thầy cô đã thương yêu chúng em nhiều biết đến bao nhiêu…


Thầy ơi! viết những dòng này với tấm lòng biết ơn người thầy tận tụy, nhẫn nại đã dìu dắt chúng em vào thế giới cảm thú văn học, cho chúng em một cách học văn rạt rào, một cách đạt vấn đề nhận thức cái đẹp muôn mặt của văn chương, để thư giãn tinh thần. “Chàng thì đi vào cõi xa mưa gió…” Gần 40 năm, chúng em giờ có đứa đã là ông nội, bà ngoại, nhưng đoạn thơ nầy vẫn còn động vọng trong tâm tưởng chúng em cùng với lòng tôn kính thầy…

 

 Trong xuân GiápThân (12-2- Giáp Thân- 2-3-2004)

 Nguyễn Thanh Tùng chsNQ 62-69

 

(Trích trong Kỷ Yếu NGÔ QUYỀN 2004)


28 Tháng Ba 2014(Xem: 7681)
Cám ơn các em đã đến với cô trong những lúc vui, buồn trong cuôc sống. Ngoài những niềm vui từ gia đình (đôi khi cũng mệt mỏi lắm vì đã hơn thất thập rồi còn gì), tôi còn được chia vui xẻ buồn cùng các hs của tôi.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 64506)
Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình .
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39140)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
14 Tháng Ba 2014(Xem: 64428)
Từ cái nôi trung học Ngô Quyền, các học sinh bé bỏng ngày nào nay đã lớn khôn, bung ra tứ tán theo sinh hoạt của dòng đời. Nhất là sau khúc quanh lịch sử 30 tháng 4, 1975,...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 73047)
Những kỷ niệm thân thương đó nằm ngủ yên trong tâm tư gần 40 năm, đã dấy lại trong tôi vào những ngày thầy Phạm Đức Bảo từ bên Tây Đức qua thăm Hoa Kỳ và được các cựu học sinh Ngô Quyền tiếp đón
09 Tháng Ba 2014(Xem: 17773)
Vẫn thương và nhớ Muội với biết bao kỷ niệm đẹp của chúng ta từ hơn 40 năm qua cùng với bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống sau năm 1975, … Bây giờ Muội đã nhẹ nhàng rồi phải không??
08 Tháng Ba 2014(Xem: 9481)
Tôi chỉ làm một công việc là khơi dậy khả năng trời cho trong mỗi em học sinh... Thật sự tôi không hảnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 30135)
Nay đã gần 40 năm trôi qua, thầy trò đều lưu lạc mỗi người một phương trời. Đám tiểu quỉ của tôi hẳn đầu đã hai thứ tóc, và có người có lẽ đã thành ông nội, ông ngoại không chừng. Liệu trong số này, có ông nào còn nhớ chuyện cũ đó không?
28 Tháng Hai 2014(Xem: 64567)
Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu
27 Tháng Hai 2014(Xem: 7817)
Tốt nghiệp ĐHSP Toán Lý năm 1970, Thầy Nguyễn Văn Có nhận nhiệm sở đầu tiên tại trường trung học Thủ Đức – Sài Gòn. Năm 1972, Thầy xin thuyên chuyển về trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 19395)
Từ 1969 đến 1975, trong thời gian 6 năm phục vụ ở Biên Hòa của tôi dù ở cương vị thầy giáo hay quân nhân, tôi cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên được.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30242)
Cũng cần nói ra đây là lần đầu tiên tôi gặp Thầy sau không biết bao lần hẹn găp từ khi khi Thầy còn khỏe. Cứ hẹn rồi chưa gặp, hẹn rồi chưa đến... cho tới khi Thầy bệnh.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 6234)
vì Thầy lên Công Thanh nhận chức Hiệu Trưởng trường Trung học ở đây. Từ đó về sau tôi không gặp Thầy, nhưng vẫn luôn nhớ lối ” nhấn nhá” trong lời giảng của Thầy qua thơ văn và nhớ nhất chiếc vespa màu xám của Thầy.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 21694)
Tôi vẫn có mơ ước như Đại Tướng Carnot, trở về trường xưa, vào lại lớp học cũ, để kính cẩn nghe thầy giảng dạy như ngày còn bé. Cái mơ ước tầm thường, nhưng vượt quá tầm tay của một con người trong cái thời gian và không gian.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 38391)
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.