Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thanh Tùng - HỒI ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY

05 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 74693)
Nguyễn Thanh Tùng - HỒI ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY


 

HỒI ỨC VỀ MỘT NGƯỜI THẦY.

 

 Kính tặng thầy Bùi Quang Huy

 

 

27_hoiucvemoinguoithay-large

 

 Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.

 

Lớp sinh ngữ chính Pháp Văn nầy, một lớp quậy phá có cỡ, đã từng bị thầy Hiệu Trưởng cho toàn lớp mỗì đứa một roi trong văn phòng, nhưng học cũng giỏi (thuộc lọai giỏi nhất của trường), như năm Ðệ Nhất đã được tuyên dương dưới cờ về thành tích thi Tú Tài I “kỷ lục chưa từng có”: (một lớp có 4 người đậu Ưu Hạng: Nguyễn Ngọc Xuân, Diệp Cẩm Thu, Mai Quỳnh Lâm, Tô Anh Tuấn. và cũng là lớp có sĩ số đậu nhiều nhất: 80%).

Lớp học mà giờ điểm danh, thầy cô chẳng biết tên được gọi đó là ai cả, vì lớp trưởng Cai Xòn (xin tạ lỗi vong hồn anh Nguyễn Thành Long) chỉ toàn điểm danh bằng cách gọi tên cha mẹ của bạn và cả lớp tỉnh bơ lần lượt tới phiên mình đều hô vang “có mặt”. Thí dụ khi điểm danh Nguyễn Thanh Tùng thì anh gọi lớn: “Nguyễn Công Danh” (tên của ba tôi), còn tôi thì nhoẻn miệng cười hô “có mặt”. Ngay tên “Cai Xòn” là tên và nghề nghiệp của bố anh Long thì anh cũng tự bảo là “có mặt” khi anh điểm danh đến.

Từ khi vào Ðệ Thất đến Ðệ Nhất, phòng học luôn luôn ở ngay trên phòng của thầy Hiệu Trưởng, nên chuyện quậy phá lén lút như ăn vụng, chỉ trừ có năm Ðệ Tam là được nằm trên dãy lầu sau nên tha hồ thi thố toàn bộ mười thành công lực.


Năm ấy, sau khi được miễn thi Trung Học Ðệ Nhất Cấp, lớp Ðệ Tam được xem là năm thư giãn nên cả lớp gần như chơi nhiều hơn học. Giờ Cổ Văn được nhà trường bố trí thầy Bùi Quang Huy phụ trách. Bạn có biết cứ đến ngày dạy, thầy Huy đạp xe đạp 30 cây số từ Sài Gòn lên để dạy rồi đạp xe đạp về, thầy chỉ dạy duy nhất lớp Tam B3 và giờ Cổ Văn. Thầy cũng dạy duy nhất một bài thôi suốt đệ nhất lục cá nguyệt, bài “Nỗi ưu tư của người chinh phụ”.

Bài cổ văn độc đáo do thầy dạy, phân tích tất cả mọi khía cạnh văn học, mỗi bài dạy của thầy đều sâu sắc, đi vào một nội dung văn học để mang lại sự cảm thú văn học thật đẹp cho học sinh. Không bài nào trùng lắp ý với bài nào cả và mang lại cho toàn lớp ý thức được văn phong, hàm ý, tả cảnh, tả tình…

Tuy vậy, vì đứng sau Quỷ, Ma nên sau vài tháng học bài, lớp đã bắt đầu bày trò quậy phá:


 

27_hoiucvemotnguoithay-large

 

Trưa hôm ấy khi thầy vào lớp, trên bàn thầy bạn nào đã tháo bánh sau xe đạp của thầy để sẵn! Nhìn bánh xe thầy không nói gì mà chỉ lẳng lặng ném ra cửa lớp và bắt đầu dạy. Cả lớp đang nín thở, để chờ thưởng thức thành quả quậy phá của mình, mà chẳng thấy gì hết, chẳng thấy thầy la hét, chẳng thấy thầy giận dữ, ít nhất thì thầy cũng phải kêu trời rồi trừng mắt nhìn cả lớp để truy tìm lũ phá phách mới phải chớ, nhưng mà sao thầy vẫn thản nhiên, tự tại. Ít nhất thầy cũng phải than lên một tiếng rồi hỏi đứa nào phá phải tự giác đem ra xe ráp trả lại cho thầy (mới phải chớ). Vậy mà thầy chẳng nói lấy một câu. Tất cả công phu tập trung quậy phá của cả đám chợt rơi vào hư không, cả lớp như quả bóng xì hơi, mặt đứa nào cũng sượng ra nhìn thật tức cười.


Thầy ơi! Nhớ lại những ngày thơ dại ấy, chúng em lại càng nhớ đến thầy nhiều, giờ đây vào những lúc vượt khó khăn khi tự kiểm soát cảm xúc của mình, chúng em mới biết những thương yêu vô bờ của thầy cô đã dành cho lũ học trò (dù biết chúng phá như quỷ), có thương yêu vô bờ mới đủ sức vượt qua cảm xúc, có cảm thông vô bờ mới thấy rằng tướng quậy phá từ tâm trong trắng, chẳng chút ác lòng. Thầy cô đã thương yêu chúng em nhiều biết đến bao nhiêu…


Thầy ơi! viết những dòng này với tấm lòng biết ơn người thầy tận tụy, nhẫn nại đã dìu dắt chúng em vào thế giới cảm thú văn học, cho chúng em một cách học văn rạt rào, một cách đạt vấn đề nhận thức cái đẹp muôn mặt của văn chương, để thư giãn tinh thần. “Chàng thì đi vào cõi xa mưa gió…” Gần 40 năm, chúng em giờ có đứa đã là ông nội, bà ngoại, nhưng đoạn thơ nầy vẫn còn động vọng trong tâm tưởng chúng em cùng với lòng tôn kính thầy…

 

 Trong xuân GiápThân (12-2- Giáp Thân- 2-3-2004)

 Nguyễn Thanh Tùng chsNQ 62-69

 

(Trích trong Kỷ Yếu NGÔ QUYỀN 2004)


05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43769)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 27471)
Tháng mười một năm nay, ngoài thầy Trịnh Hồng Hải, chúng tôi mời thêm: Cô Đinh Thị Hòa; Cô Phạm Kiều Tiên; Thầy Đoàn Viết Biên, Thầy Trần Đình Tri; Thầy Lâm Tấn Văn cùng đến thăm thầy Phạm Đức Bảo …
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89880)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 70272)
Dịu dàng với học trò, tế nhị với đồng nghiệp, là dấu ấn đẹp trong lòng tôi đối với cô Phan Thị Lệ Hoa.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 119547)
Quỹ thời gian của thầy cô tôi càng ít, càng nung nấu trong tôi về một buổi họp mặt, chỉ dành riêng cho thầy cô giáo cũ và anh chị em bè bạn chs. Ngô Quyền Biên Hòa.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 72430)
Tạm biệt sân chơi Một Thuở,.... Chính từ lời mời nồng nhiệt của em, mà thầy trò trường Ngô năm cũ đã có một đêm tri ngộ tri ân đầy ý nghĩa.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 77388)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 92075)
Lần đầu tiên e-mail gửi tôi, anh Thanh Huyền thú nhận: “Anh có thói quen xấu là hay khóc!...” Xấu hay tốt gì, tùy quan niệm sống của từng người.
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 32679)
Sau nhiều năm sinh hoạt với Thầy Cô, có thể đây là lần đầu tiên được ngồi chung bàn được nghe Thầy Cô tâm sự. Tôi đã tìm thấy nụ cười trong sự gần gủi ân cần của Thầy Cô, là cả niềm hạnh phúc
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 99700)
Đây là lần thứ bảy, các CHS.NQBH K15 gạt hết những âu lo toan tính đời thường, hóa thân thành những cô cậu học trò hồn nhiên của những ngày xưa thân ái.
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 117822)
Vậy thì anh chị em mình cùng cảm ơn quí thầy cô, và cùng cảm ơn nhau nữa. Đã nửa thế kỷ trôi qua đời người, hạnh phúc biết bao khi Thầy – Trò ta vẫn có nhau bên đời…
01 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 111665)
Sau gần ba tháng chuẩn bị, cuối cùng nhóm cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa chúng tôi đã có một món quà dễ thương tặng thầy cô giáo cũ của mình: Một đêm hội ngộ Thầy trò ngập tràn niềm vui và hạnh phúc, sau khoảng thời gian xa cách gần năm mươi năm.
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 219980)
“Có lẽ chỉ dân Hướng Đạo như em, mới làm được những việc như thế!...” Đó là “phần thưởng” quí báu nhất tôi trân trọng nhận được từ cô Phạm Kiều Tiên, trong hành trình thăm lại thầy cô giáo xưa ...
14 Tháng Mười Một 2012(Xem: 153321)
Với chủ đề “Trường Xưa, Thầy Xưa” nhóm CHS.NQBH ở Sài Gòn sẽ tổ chức “Đêm tri ân” thầy cô giáo cũ, cũng là buổi tri ngộ của những “cụ” học sinh thiệt lâu năm của trường Ngô Quyền.
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 28958)
Chung quanh tôi còn biết bao tình thương ràng buộc vây quanh mà ngẫu nhiên, người đầu tiên nhắc nhở cho tôi điều ấy khi tôi từ đường ranh sống-chết trở về chính là thầy Sái.