Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Ba Thế hệ ChsNQ - TẠ ƠN THẦY CÔ NHÂN NGÀY LỄ THANKSGIVING 2009.

23 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 38914)
Ba Thế hệ ChsNQ - TẠ ƠN THẦY CÔ NHÂN NGÀY LỄ THANKSGIVING 2009.

633946146863315000_300x238

Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".

 

Dù năm tháng chất chồng đã làm phai mờ nhiều thứ nhưng tình nghĩa thầy trò vẫn còn nguyên, như thời xưa, thập niên 50s, 60s và 70s, nên xin kính mời càc Thầy Cô đọc những lời cảm ơn thành kính của chúng em, và để thấy dù người lái đò già đã không còn đưa những thế hệ học trò qua khúc sông Trung học, mái chèo đã gác từ lâu, bến đò xưa chỉ còn trong tâm tưởng nhưng khách qua đò vẫn nhớ mãi câu ngạn ngữ "công Cha, nghĩa Mẹ, ơn Thầy” trong bài học Công dân giáo dục năm xưa

 

Xin mời tất cã các chsNQ đang lưu lạc khắp nơi trên địa cầu cùng đọc một vài lời tạ ơn tiêu biễu của ba thế hệ NQ, hy vọng đáp đền được phần nào "ơn Thầy", món nợ ân tình như một đàn anh NQ đã viết:

 

 Nợ không vay, mỉm cười xin cố trả

  Lỡ bước đường , xa quá khóa chân lui



 (Phù Ca - Nguyễn Thy Ân) - USA

 

“Ông lái đò ngày nay già yếu lắm…" Câu hát ngày xưa vẫn còn làm nao lòng đứa học trò, bây giờ cũng đã không còn trẻ nữa. Thời gian có thể làm phai nhạt hay xóa nhòa đi nhiều thứ, nhưng cám ơn Thượng đế đã cho tất cả những tình yêu cao quí, tuyệt vời...trên thế gian này vẫn mãi tồn tại trong mỗi chúng ta, phải không thưa Thầy?


Võ Thị Tuyết Mai – Utah -USA

 

Vì cô, tâm hồn tôi trở nên phong phú và tràn đầy những hình ảnh hay, những ý tưởng đẹp.Tôi thích viết văn và làm thơ từ đó 

Chưa đền đáp được gì thì gia đình cô đã đi đoàn tụ ở nước ngoài. Thỉnh thoảng tôi nhận được thư cô, những tờ thư dài, đầy những lời thương yêu. Cô nói: Có xa quê hương rồi mới biết yêu quí và nhung nhớ. Có những đêm cô thức hoài không ngủ được vì thèm được đứng trên bục giảng để giảng thơ Kiều. 

Tôi nhớ cô và muốn hát bài “Hạ trắng” mà cô rất thích. “Áo xưa dù nhu cũng xin bc đu gi mãi tên nhau”. Cô ơi, cô giáo của tôi ơi!

 

Hà Thu Thủy - Việt Nam

 

Thầy ơi, nhớ lại những ngày thơ dại ấy chúng em lại càng nhớ đến Thầy nhiều. Giờ đây vào những lúc vượt khó khăn khi tự kiểm soát cảm xúc của mình, chúng em mới biết những thương yêu vô bờ cúa Thầy Cô đã dành cho lũ học trò (dù biết chúng phá như quỷ)

Thầy Cô đã thương yêu chúng em nhiều biết đến bao nhiêu

Thầy ơi, em viết những dòng này với tấm lòng biết ơn người Thầy tận tụy, nhẫn nai.


Nguyễn Thanh Tùng chsNQ 62-69 - VietNam

 

Có lần thấy cả lớp có vẽ lơ là chuyện học, Thầy bất ngờ "triết lý" rằng nghề nào cũng quý, nhưng không muốn sau này phải thất vọng gặp lại học trò cũ...đạp xích lô. Thế là cả lớp cười tỉnh ngũ và chịu chăm học lại vì trong lòng không ai dám nỡ để sau này Thầy phải thất vọng.

Thầy tận tụy và tốt bụng đến nổi nhiều lần "xách đầu", bắt đám học trò vào lớp để dạy thêm trong dịp cuối tuần. Do vậy, năm 1970, cả 3 học sinh cùng lớp Đệ Nhất B1 của Ngô Quyền cùng thi đậu vào khóa 13 Kỹ sư Công Chánh của Trường Đại học Phú Thọ mà chưa cò một lớp Đệ Nhất nào kể cả các trường Petrus Ký, Chu Văn An đạt được thành tích vẻ vang như vây. Đến khóa 14KSCC, nữ sinh duy nhất đậu vào Phú Thọ lúc đó là chs NQ khóa 9 Nguyển Kim Loan. Đầu niên học 71-72 đả có 15 chs NQ dập dìu đụng mặt nhau trong khuôn viên Đại học Phú Thọ.

 

Trần Hữu Phúc – Germany – chsNQ khóa 8

 

Cô dạy Pháp văn năm lớp bảy và là Mẹ của một đứa bạn cùng lớp chúng tôi, nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy Cô thiên vị. Có những bài thi Pháp văn, bạn của chúng tôi học bài không kỹ, vẫn bị "đội đầu" ít nhất là hai đứa trong bảng xếp hạng. Do vậy chúng tôi không chỉ học được một ngoại ngữ, mà còn học được lẽ công bằng từ Cô.

Lớn lên, dù cuộc đời nhiều lúc không công bằng, nhưng tôi luôn đối xử với mọi người rất bình đẳng vì tôi đã học được điều đó từ Cô giáo Pháp văn của ngày xưa ở Ngô Quyền

Thầy chuyên dạy Triết ở đệ nhị cấp nhưng hình như năm đó vì thiếu giáo sư, Thầy dạy chúng tôi môn Cổ văn, Thầy đã đưa vào đầu chúng tôi những triết lý cao siêu của Phật giáo, những chính kiến, chính ngữ, chinh nghiệp, chính tư duy…" mỗi cuối giờ Cỗ văn. Dĩ nhiên, ở lớp bảy, chúng tôi... không hiểu gì hết, lời Thầy nói, vô lỗ tai bên này, ra lỗ tai bên kia, rồi bay vào hư không. Ấy vậy mà những danh từ triết lý đó vẫn nằm ở một ngõ ngách nào đó trong tiềm thức chúng tôi Rất nhiều năm sau này tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt Thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đủ điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống năm xưa nẩy mầm đơm hoa, kết trái, chúng tôi mới hiểu ra những tư tưởng tốt đẹp các Thầy Cô muốn gieo vào tâm hồn chúng tôi lúc đó

 

Nguyễn Trần Diệu Hương – Santa Clara, California


 Trường Trung-học Ngô-Quyền năm đó có “ chàng tuổi trẻ ( không phải “vốn dòng hào kiệt” ) xếp bút nghiên khoác áo nhà binh “. Tôi rời trường ( học ) trước bạn bè cùng lớp nửa năm . Những ngày tháng “ quân-trường đỗ mồ-hôi “, tôi vẫn thường làm bài luận-văn với đầu đề “ viết thư thăm Thầy cũ “ kể về nếp sống kỷ luật khắc khe của người lính. Thầy khuyến-khích tôi cố gắng rèn-luyện thể-chất và giử vững tinh-thần để làm tròn bổn-phận người trai với đất nước. Rời khỏi quân-trường, tôi theo đơn vị đi hành-quân khắp nơi, tuy không có thời- gian để “ làm bài luận viết thư thăm Thầy cũ “ nhưng mỗi khi có dịp về được thành-phố, tôi đến thăm Thầy. Trong hơn 40 năm, từ khi không còn ngồi trong lớp học nghe bài của Thầy, cho dù có vài khoảng thời-gian gián-đoạn, tôi không hề mất lien lạc với Thầy.Tôi lặn lội các chiến trường quân khu I, quân khu II, Thầy du học ở Kent University, tiểu-bang Ohio, Hoa-Kỳ, vẫn có những cánh thư bay xa nửa vòng quả đất. Thầy về Bà-Rịa, tôi về Vũng-Tàu, lên thăm Thầy. Khi tôi bị thương, Thầy an ủi, vỗ về. Thầy dạy trường Kiểu mẫu Thủ Đức, tôi từ Cà Mau về ghé Sàigòn thăm Thầy. Trong cuộc sống bấp bênh của đời lính chiến, Thầy là chổ dựa tinh thần không thể thiếu của tôi bởi phong cách thanh thản và lạc quan trong cuộc sống. Tôi có nghe đâu đó “ xin cho được nói một lần, những điều chưa nói hết….bởi chúng ta đang trong mùa Lễ Tạ Ơn ….”

Những học trò của Thầy, ngày nay hầu hết đều đã vào tuổi “tri thiên mệnh“, không còn nhiều thời gian, hảy nói lời tạ lổi và tri ơn Thầy, chắc chắn sẽ được Thầy ưu ái bao dung. Riêng với người học trò nầy, cho đến bây giờ vẫn thường đêm , ngước nhìn lên bầu trời tìm vị trí các vì sao và bao giờ cũng ngắm về sao Bắc đẩu, và rồi như âm vang giọng nói cùng hình ảnh của Thầy .

 Ơn Cha, Nghĩa Mẹ, Công Thầy cũng là tôn sư trọng đạo vậy.


 Đào văn Công & Trần kim Lan – KentuckyUSA – chsNQ khóa 1

 

Gặp Thầy, lại nhớ đến giờ Văn học sử, khi giảng về dòng văn học lãng mạn, Thầy chuyển sang đề tài “Nghi án TTKH” khởi đầu với bài thơ “Hai sắc hoa Tigôn” khiến cả lớp xôn xao. Với lối kể chuyện sinh động và lôi cuốn, Thầy biến giờ Văn học sử vốn khô khan trở thành một buổi tranh luận về “huyền thoại” tên của tác giả ba bài thơ “Hai sắc hoa Tigôn, Bài thơ đan áo và Bài thơ cuối cùng” mà cho đến bây giờ vẫn chưa biết rõ là ai? thật hào hứng, sôi nổi khiến cả lớp say mê theo dõi. Đến lúc chuông reo, câu chuyện vẫn chưa dứt, chúng tôi đành tiu nghỉu đứng lên khi nghe Thầy hẹn đến…tuần sau sẽ tiếp. Sau buổi đó, không biết có bao nhiêu đứa bạn đã mê thơ TTKH như tôi? Nhưng tôi nhớ mình đã chạy ngay ra nhà sách Huỳnh Hiệp “bê” ngay một bộ “Việt nam Thi Nhân Tiền Chiến” gồm 3 quyển “Thượng, Trung và Hạ” về nhà để “nghiền ngẫm” và “tập tểnh”…làm thơ. Kết quả là cũng có được một vài…con cóc nhảy ra sau này. Cám ơn Thầy đã là động lực, khởi nguồn giúp cho con biết yêu thơ từ đó.

 

Võ Thị Ngọc Dung – Los Angeles, California

 

Cơn gió lạnh nào thổi ngọt qua đầu

Tiếng sét lạ nào xô con sắp ngã

Chợt nhìn lên, sao tóc Thầy trắng xóa

Hình như là bụi phấn mới bay lên

 

Sẽ không còn Thầy đứng trước bảng đen

Không lời giảng bài giọng cao sang sảng

Lớp phấn trắng từng bay theo lãng mạn

Sẽ rơi nhanh, không đậu trên tóc Thầy

 

Trần Ngọc Danh – Sacramento, California

 

Sau cùng, trong ánh nến lung linh cũa ngày Lễ Tạ Ơn cũng xin được thắp nén hương lòng cho những Thầy Cô đâ khuất bóng.


633946197731752500_300x279

 

Thời đó, cả lớp gọi Thầy là Papa, mà cũng không hiểu tại sao ? Cứ thấy các đàn anh, đàn chị gọi thì mình cứ đi theo "đường xưa lối cũ".

Papa dạy chúng tôi cách dánh bóng hình vẽ bằng viết chì số 2. vật làm mẫu là những cây bút máy hiệu Pilọt.

 

Nhờ Papa, chúng tôi biết "ngắm" những bức tranh lập thể rất trừu tượng của họa sĩ lừng danh Picasso. Có lần đi thăm môt bảo tàng viện ở St. Louis Missouri, ngắm những bức tranh của Picasso, tôi nhớ Thầy vô cùng vì Thầy đã yên nghĩ ở cõi vĩnh hằng, nhưng những điều Thầy dạy sẽ theo chúng tôi suốt cuộc đời.

 

Ban Biên tập viết theo lời kể của một chsNQ khóa 17

17 Tháng Giêng 2015(Xem: 62074)
cuối cùng chúng tôi được "gặp" lại Thầy Dương Thanh Tùng, giáo sư Sử ngày xưa ở Ngô Quyền sau gần 40 năm.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 27115)
Xin cảm ơn đời sống và những tình cờ đã cho chúng ta biết, quý mến nhau dưới mái trường Ngô Quyền yêu dấu ngày xưa. Hạnh ngộ đó đã trải dài theo bước chân lưu lạc của Thầy trò NQ ở khắp thế giới ...
22 Tháng Năm 2014(Xem: 13411)
Xin được mượn lời giới thiệu của nhà xuất bản Tam Vĩnh ở Luân Đôn giới thiệu về tác phẩm "Bóng ngày vui" để mở đầu cho MGTT 39 về Thầy Kiều Vĩnh Phúc, nguyên giáo sư Anh văn của trường Ngô Quyền.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 25968)
Là cựu GS Vạn vật ở NQ xưa, ở tuổi ngoài 70, Thầy sáng tác nhiều bài thơ với tình bạn ấm áp và tình thầy trò ngọt ngào như những cái bánh kem Thầy vẫn tặng thầy trò NQ mỗi kỳ họp mặt.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14548)
Là một trong ba huynh trưởng lớn của Hướng Đạo Việt Nam ở Biên Hòa trong thập niên 60s, Thầy Phạm Ngọc Quýnh mang tinh thần "sắp sẵn" của một hướng đạo sinh vào nghề gõ đầu trẻ ở Ngô Quyền.
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16396)
Ở một góc sâu nhất của tâm hồn là lòng biết ơn, vẫn được thắp sáng mỗi năm. Dù đã rời trường lâu lâu lắm rồi , xin về lại MGTT để cùng nhớ đến quý Thầy Cô đã uốn nắn chúng ta không chỉ về kiến thức mà còn về đạo làm người
22 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13543)
Anh Huỳnh Văn Huê- K8 xin được thay mặt cho Hội chs Ngô Quyền nhắc lại vài kỷ niệm thủa sinh tiền của Cố Giáo sư Việt Văn, Nguyễn Hữu Tiến xem như một nén hương lòng thành kính thắp lên để tưởng nhớ Thầy
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 18310)
Không phải chỉ ở trong khung cửa lớp của NQ yêu dấu ngày xưa, mà ngay cả bây giờ, nhiều anh chị đã nên ông nên bà (theo đủ mọi nghĩa) vẫn học được rất nhiều điều từ Thầy Nguyễn Thất Hiệp.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 15442)
Với các anh chị K5 đến K10, Cô Trí là một cô giáo Việt văn tận tâm với học trò. Với tôi, qua Cô Trí tôi thấy hình ảnh Mẹ tôi, người luôn biết tôi cần gì và cần được nâng đỡ lúc nào.
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 30731)
Thầy Phan Thông Hảo về trường Ngô Quyền dạy chúng tôi, lứa học sinh đầu tiên của trường từ giữa năm lớp đệ ngủ, năm học 1958-1959 môn Toán và Lý Hóa thay Thầy Trương Phan Nam Minh chuyển đi trường khác.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 53996)
Các cô cậu bé trung học đệ nhất cấp trí óc còn tinh khôi, khắc ghi lời dạy của cụ Nguyễn Đình Chiểu và lời giảng của Cô, mang theo suốt đời người. Học trò con gái nhìn Cô như một cô Tiên bước ra từ huyền thoại.
22 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 36408)
Thầy hiền và giảng bài rất nhỏ nhẹ nhưng lôi cuốn được sự tập trung chú ý của học trò từ xóm nhà lầu "chỉ biết học thôi, chẳng biết gì" ở hai bàn đầu đến xóm nhà lá hay thả hồn đi rong chơi tận cõi nào ở hai bàn cuối.
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 32056)
Trong cái lạnh cuối thu đầu đông của mùa lễ tạ ơn của Mỹ xin được sưởi ấm lòng nhau bằng hai chữ cảm ơn: ơn cha, ơn mẹ, ơn thầy… Xin tạ ơn dày sinh thành dưỡng dục, xin tạ ơn sâu dạy dỗ, bảo ban.
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 38012)
Có nhiều điều học được đã bị mai một theo năm tháng, nhưng tình nghĩa Thầy trò thì luôn luôn tồn tại không nhòa. Và mắt Thầy Trần Phiên của chúng tôi thỉnh thoảng vẫn long lanh vì niềm vui do "học trò già" mang đến...
18 Tháng Mười 2012(Xem: 31188)
Chừng như tất cả chs NQ (từ K1 đến K19) có sinh ngữ chính là Pháp Văn học vở lòng trong quyển "Le Francais Élementaire" đều là học trò của Thầy Đinh Văn Sái.