Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Hoài Thư giới thiệu - KHI NGUYỄN TẤT NHIÊN NÓI

11 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 19208)
Trần Hoài Thư giới thiệu - KHI NGUYỄN TẤT NHIÊN NÓI


Khi Nguyễn Tất Nhiên nói


Trích từ Blog Trn Hoài Thư

bao_tuoi_ngoc


 

Vài năm trước đây, trên diễn đàn văn học liên mạng đã xãy ra vài cuộc tranh luận trao đổi gay gắt về trường hợp nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, với những câu hỏi: Bút danh Nguyễn Tất Nhiên có từ đâu, khi nào? Thi phẩm Thiên Tai của NTN xuất hiện năm nào, và trường hợp nào? Ai là người mà NTN đã bày tỏ lòng biết ơn khi thi phẩm này ra đời?

Để giúp cho bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về cuộc đời văn chương của nhà thơ tài hoa bạc mệnh của chúng ta, chúng tôi xin đăng lại bài phỏng vấn của tuần báo Tuổi Ngọc trên số 141 phát hành ngày 5-8-1974 khi anh là sinh viên trường Luật do chúng tôi sưu tầm từ thư viện đại học Cornell, được trích lại từ tạp chí Thư Quán Bản Thảo số 45 tháng 1-2011.

 NGUYỄN TẤT NHIÊN: NĂM NĂM TÌNH LẬN ĐẬN


(chú ý T.N viết tắt Tuổi Ngọc, N.T.N viết tắt Nguyễn Tất Nhiên)

T.N: Bạn làm thơ nhiều?

N.T.N: Thưa, ít. Bởi tôi rất quí chữ nghĩa, nên lúc nào cũng tự khó khăn với chính mình. Thứ nữa, tôi rất sợ làm độc giả thất vọng hay nói cách khác, tôi rất sợ bị chê!

T.N: Có bài thơ nào bạn cho là ưng ý nhất?

N.T.N: Thật tình mà nói, bài nào vừa viết xong tôi cũng ngỡ là ưng ý nhất, chỉ sau thời gian thấy chán nhiều hay chán ít, thế thôi. Tuy nhiên, tôi có yêu một bài thơ làm hồi năm 1970, nhan đề Linh Mục, được anh Nguyễn Đức Quang phổ nhạc lần đầu tiên. Bài thơ ấy tôi muốn ví cái hiền lành cái thánh thiện của mình năm 18 tuổi như một vị linh mục. Mà, thi sĩ là một hình thức “linh mục” đi rao giảng lời tình.

T.N: Những bài thơ đã phổ nhạc có phải là những bài thơ bạn ưng ý?

N.T.N: Thưa, không. Như đã nói, tôi chi yêu một bài thơ cũ, Linh Mục. Thuở ấy, tôi thiệt thà đôn hậu lắm. Thuở ấy nhà tu sáng chói trong tôi. Thuở ấy…

T.N: Thuở ấy, có phải bạn sắp nhắc tới tên một người con gái?

N.T.N: Vâng, thuở ấy, tôi yêu người con gái tên Duyên, ngồi cùng lớp. Tình yêu học trò thời trung học tôi trong sạch, ngu ngơ, dễ thương quá. Bây giờ, nghĩ lại, tiếc hoài. Cũng nên mở dấu ngoặc nơi đây. Duyên sắp có chồng!

T.N:Trường hợp nào thơ Nguyễn Tất Nhiên gặp Phạm Duy?

N.T.N: Tình cờ, khá tình cờ. Hãy xem là “duyên văn nghệ” giữa một già một trẻ.

T.N: Nguyễn Tất Nhiên có in một tập thơ?

N.T.N: Vâng, tập Thiên Tai, năm 1970, ngồi lớp 12B. Tôi nhớ rằng mình đã bỏ học gần trọn năm với tập thơ này, chỉ vì Duyên. Tập thơ vừa in xong thì bão lụt miền Trung ầm ầm, quả là Thiên Tai! Nhân đây, tôi muốn nhắc đến hai người ơn. Anh Đinh Cường đã đem tên Đinh Cường của mình ký hẳn hoi lên bìa “chùa” vẽ cho thằng con nít tôi, hồi đó. Cha Lê Hoàng Yến, giám đốc trường trung học Khiết Tâm – Biên Hòa - đã tận tình giúp đỡ, thương mến tôi, trong khi, chính những thầy tôi lại lơ là, khi dễ.

T.N: Tại sao tập thơ tình lại có nhan Thiên Tai?

N.T.N: Người tình là Thiên Tai. Ngày xưa tôi nghĩ vậy!

T.N: Và dự định về một tập thơ kế tiếp?

N,T.N: Đó là chuyện năm tới. Tôi đang nghĩ tới một tập mới với tựa Thơ Nguyễn Tất Nhiên.

T.N: Bạn đã gặp may mắn hay trở ngại nào ở tập thơ thứ nhất?

N.T.N: Như cái nhan đề của nó vậy. Và còn ảnh hưởng về sau này. Cũng nhân đây, tôi muốn ngỏ lời cám ơn các bạn nhỏ của tôi ở Ngô Quyền, Biên Hòa. Đã tiếp tay giúp tôi trong những sinh hoạt văn nghệ. Và cũng là một lời xin lỗi. Mong các bạn nhỏ hiểu giùm, đợi một ngày gần đây.

T.N: Nguyễn Tất Nhiên có viết văn? Dự tính của bạn ở ngòi bút viết văn này?

N.T.N: Vâng, tôi có viết văn, nhưng chưa tự tin lắm nơi ngòi bút lúc này. Dự tính ư? Phải nói là ý muốn thì đúng hơn! Tôi muốn trải hết lòng mình, đời mình ra giấy trắng chữ in. Tôi muốn thấy những quyển truyện đời tôi được tiểu thuyết hóa trưng bày đầy các nhà sách, mà đọc giả chỉ cần khen: “văn thằng ấy viết dễ thương quá” đủ rồi.

Trong tập truyện sắp in, tôi viết ở trang đầu: “Tôi viết văn vì thơ chưa nói hết. Nếu có sự lựa chọn giữa tác phẩm và hạnh phúc, tôi sẽ là kẻ vói tay về phía hạnh phúc, nhưng hạnh phúc mãi tan tành nên tác phẩm rơi rớt lại trần gian!”

T.N: Bạn cho bạn ngọc biết qua về đời sống riêng của bạn một chút nếu tiện, chẳng hạn như sinh hoạt chính hàng ngày?

N.T.N: Học Luật. Cô đơn. Túng thiếu. Lang thang. Khổ tâm. Sinh hoạt chính hàng ngày: buồn bã và tìm cách đùa bỡn trên nỗi buồn của mình. Lúc gần đây, có thêm một đam mê mới: Kịch Nghệ. Anh Lê Cung Bắc là người khuyến khích và hướng dẫn tôi trên địa hạt này.

T.N: Đọc Tuổi Ngọc. bạn thấy cần đóng góp một ý kiến gì chăng?

N.T.N: Đã có hàng khối ý kiến của bạn ngọc rồi. Nói năng chi cũng thừa!

T.N: Cuối cùng. Nguyễn Tất Nhiên, bạn còn muốn nói thêm gì chăng?

N.T.N: Có lẽ, nên thôi. Bởi tôi sắp sửa đề cập tới nàng con gái khác, trong bài “Hai năm tình lận đận”. Nàng con gái khác nữa. trong bài “Cô Bắc Kỳ nho nhỏ”…

Trong khi, tôi muốn lúc nào tôi cũng một tên Duyên!


(Sưu tập từ Tuần báo Tuổi Ngọc số 141 phát hành 5-8-1974)
(Nguồn: Tạp chí Thư Quán Bản Thảo số 45 tháng 1-2011)

 

28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47846)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
04 Tháng Tám 2010(Xem: 102610)
Tiếc thương thi sĩ vắn đời Thiên thu về lại với người thiên thu Tay cầm lưu luyến vần thơ Bóng anh còn đó chưa mờ thời gian
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30233)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
14 Tháng Tư 2010(Xem: 25018)
Nhưng điều mà tôi ấn tượng về người bạn chốc lát này là lúc anh ngẩng mặt và vung tay về phía cái sân vắng lặng: “Năm ngoái, Nguyễn Tất Nhiên đứng ở nơi đây”.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 73014)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
16 Tháng Ba 2010(Xem: 7013)
Anh nổi tiếng rất sớm. Vì thơ anh đi sớm hơn bước chân còn ngại ngùng bỡ ngỡ của thế hệ trẻ thời ấy trước sự tràn ngập của văn hóa phương Tây, qua hình ảnh người lính viễn chinh Mỹ, và qua phong trào hiện sinh mô phỏng trễ tràng trên đất nước đói nghèo, chiến tranh.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43417)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 27546)
Ðiều bịa đặt làm tôi khó chịu nhất là anh bảo là anh Phạm Duy nhờ tôi làm áp lực với anh để anh Phạm Duy không phải trả đúng giá cho những bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên mà anh Phạm Duy phổ nhạc.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 9653)
Sau những ngày đọc kỹ bài viết của ông Du Tử Lê, và các bài phản biện của những người bảo vệ những điều Đúng, có Nhân – Nghĩa, tôi thực sự không ngờ ông Du Tử Lê lại “dựng lên” nhiều vấn đề không chính xác đúng như bài viết của Thủy và nhiều bạn khác đã nêu.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 12536)
(Trích website báo Người Việt số ra ngày Monday, February 01, 2010)
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65354)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
16 Tháng Hai 2010(Xem: 80045)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91518)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84613)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.