Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Thuận Văn - Ý KIẾN VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG DU TỬ LÊ

06 Tháng Ba 201012:00 SA(Xem: 9561)
Trần Thuận Văn - Ý KIẾN VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG DU TỬ LÊ

  Ý Kiến về một bài viết của ông Du Tử Lê.

blank


Các bạn mến thân,

Sau khi đọc kỹ bài viết của ông Du Tử Lê và các bài phản biện của những người bảo vệ những điều Đúng, có Nhân – Nghĩa, tôi thực sự không ngờ ông Du Tử Lê lại “dựng lên” nhiều vấn đề không chính xác, đúng như bài viết của Minh Thủy và nhiều bạn khác đã nêu . Tuy bản thân tôi ngày trước cũng rất thích những tác phẩm trước kia của ông Du Tử Lê – nhưng, hôm nay tôi cũng rất bất bình về những điều mà ông DTL cao ngạo một cách thiếu nhân từ đối với người đã đi vào cõi miên viễn: Nguyễn Tất Nhiên !

Lược lại theo bài viết của DTL, tôi thấy có nhiều điểm không chính xác, trong số đó có những sự kiện như:

1/ Về việc giữa Nhiên đối với nhạc sĩ Phạm Duy về những tác phẩm phổ nhạc, tôi nói lại cho rõ như sau: Một hôm Nhiên nói với tôi: ”Ê Thuận, ông Phạm Duy phổ thơ của tau thành ca khúc thì tau thấy vui, nhưng ổng lại nhờ ai đem ca khúc đó cho ai đó viết tân cổ giao duyên, nghe phát thanh trên radio rồi mà ông Duy không báo cho tau biết một lời nào cả… Chắc tau phải thưa ra tòa vụ này vì tau rất là tức!”. Nghe vậy, tôi liền nói:”Có lẽ mày vội vàng không chừng Hải ơi ! Ít nào mày cũng nên gặp trực tiếp ông ấy để hỏi cho ra lẽ chứ… Mày cũng biết rằng tau là một người rất hâm mộ những ca khúc của ổng kia mà… Cái gì cũng phải bình tĩnh mới được !”.

Thú thật, tôi rất mê những ca khúc của Nhạc Sĩ Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương,… và cũng chính vì thế mà sau này tôi viết rất nhiều ca khúc của riêng mình ! Và dưới mắt tôi Phạm Duy luôn là một nhạc sĩ đại tài ! Vả lại, phong cách viết ca khúc của NS. Phạm Duy đã giúp tôi tự tìm tòi nhiều kinh nghiệm trong việc sáng tác ca khúc của mình từ xưa tới nay…

Sau đó ít lâu thì Hải cho tôi biết là NS Phạm Duy đã trao cho Hải một số tiền chỉ vào khoảng 500.000 đồng (chứ không phải là 1.000.000 đồng) và tôi thấy Hải có vẻ chấp nhận và tôi không hề nghe Hải nhắc tới chuyện này lần nào nữạ Như thế thì việc ông Du Tử Lê cho rằng Hải vì cần tiền mua xe Honda mà thưa NS Phạm Duy ra Tòa, thì quả là điều “dựng đứng”. 

Một thời gian rất dài là tôi và Hải ít khi về nhà cha mẹ để ở, chỉ ghé tạt về nhà một chút là chúng tôi trở về nhà của Lưu để cùng ăn ở chung với nhaụ Nhà Lưu tuy rất nghèo nhưng có bà mẹ của Lưu luôn sẵn sàng “cưu mang” tôi và Hải vì thấy chúng tôi chơi với nhau hết sức là thân thiện… Những bữa cơm rau lang luộc chấm tương mà sao chúng tôi thấy ngon chi lạ ! Thế mà tôi không ngờ sau này Hải và Lưu lại bỏ tôi mà “ra đi” mãi mãi ! Vâng, tôi đã khóc nhiều vì điều này…

2/ Chính vì cả ba chúng tôi chơi thân như thế nên đến việc đổi bút hiệu là Nguyễn Tất Nhiên thì cả ba chúng tôi cùng bàn thảo, suy nghĩ tận tường, và sau cùng khuyên Hải dùng bút hiệu mới khi in tập thơ “Thiên Tai”. Nhiên không hề kể cho tôi và Lưu việc “Hải đi gặp ông Du Tử Lê nhờ giúp đặt tên bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên” như ông DTL đã nêu trong bài viết gây bất bình vừa quạ Tính của Nhiên rất xuề xòa, hay nở nụ cười tươị Anh chàng rất thật và không hề giấu diếm điều gì với tôi và Lưu cả! Sở dĩ tôi cho rằng, ông DTL đã “dựng đứng” câu chuyện vì cả ba chúng tôi thời đó đều rất mến mộ những tác phẩm của ông Du Tử Lê, nếu việc Hải được ông DTL đặt bút hiệu là thực thì Hải sẽ kể ngay với chúng tôi, chứ anh chàng không dấu chi cả. Cả ba chúng tôi chơi thân nhau, rất tôn trọng nhau và ít dấu nhau một điều gì. Trong nhóm, Lưu là anh chàng điềm đạm, có chiều sâu hơn nên Lưu thường giúp chúng tôi luôn tự hoàn chỉnh bản thân. Thêm vào đó là còn có hai ông anh đáng kính, là Lê Cung Bắc và Phương Tấn. Hai anh này cũng rất thân thiết với chúng tôi và giúp chúng tôi nhiều điều, kể cả việc tư vấn về bút hiệu . Cũng mong các bạn tìm cách liên hệ thêm với anh Lê Cung Bắc để hiểu thêm nhiều điều về Nguyễn Tất Nhiên (tôi chưa liên hệ được với anh Bắc nên chưa báo cho anh biết vụ việc này).

Tôi cũng rất tâm đắc với bài viết của Minh Thủy, vợ của Hải, bạn thân của tôi, rất nhiều ! Đáng buồn là vì thời cuộc bạn bè chúng tôi mỗi thằng mỗi nẻo nên không còn gặp nhau cho tới khi tôi hay tin Hải, rồi tới Lưu đã đi vào chốn miên viễn. Trong tình bạn thân tri âm, tri kỷ mà khi hay tin như thế, tôi bàng hoàng và đâm ra thẩn thờ cả một thời gian dài, bởi vì giữa bộ ba chúng tôi có rất là nhiều kỷ niệm sâu sắc với nhau, gắn bó với nhau qua nhiều ngày, tháng, năm… Chơi Du Ca, cũng rủ rê; đi Hướng Đạo thì chỉ có tôi và Lưu tham gia, để cho anh chàng Hải an nhiên lo làm thơ làm thẩn… Với những bữa cơm chung tuy đạm bạc nhưng đong đầy những tiếng cười vui của cả bọn, tôi cảm thấy sao mà tươi vui và thật đáng yêụ Gia đình của tôi và của Hải không phải là nghèo trong thời ấy, nhưng chúng tôi, gắn kết với nhau trong tình bạn thân, đã tự động kéo nhau tới nhà Lưu mà chia sẻ sự thanh bạch với Lưu, chứ Lưu không rủ rê gì cả! . Đấy, tình bạn chúng tôi là thế đấy !

3/ Nếu nói theo kiểu nhận định của ông DTL, phần tác quyền của NS Phạm Duy là 75%, còn Nguyễn TấT Nhiên là 25% thì không đúng. Tôi (cũng như Lưu) thuộc hầu hết các bài thơ của Nhiên sáng tác thời ấy, nên khi nghe ca khúc được phổ nhạc thì về phần ca từ vẫn là 90% đều là của Nguyễn Tất Nhiên. Tôi cũng là một nhạc sĩ, đã phổ thơ thành ca khúc rất nhiều nên tôi hiểu việc thay đổi vài từ ngữ trong thơ của các tác giả là điều phải có và chấp nhận được, để ca từ không bị cưỡng âm theo giai điệu nhạc – nhưng dù chỉnh sửa như thế nào, cũng phải giữ nguyên tắc là giữ gìn ý tưởng chủ đề của tác giả thơ ! Đó là nguyên tắc bất di bất dịch ! Và nếu ông DTL cho rằng việc nhờ NS Phạm Duy phổ nhạc từ thơ, mà Nguyễn Tất Nhiên mới được nổi tiếng thì tôi cho đó cũng lại là một sự khập khiểng buồn cười ! Sự gắn kết của tài danh NS Phạm Duy cộng hưởng với những ý tưởng triết lý hiện thực đời sống được nhiều người ưa thích trong thơ của Nguyễn TấT Nhiên đã cùng nâng lên giá trị tác phẩm – thế là mọi người khi nghe các ca khúc ấy lại càng chấp nhận một cách tự nhiên. Tương tự như thế, chúng ta thấy nhiều ca khúc của NS Trịnh Công Sơn qua giọng hát đặc biệt của chị Khánh Ly đã làm cho những người Việt Nam chúng ta, kể cả một số nước bạn trên thế giới, ưa thích muôn đời… Trong cuộc sống này luôn có những sự kết hợp ngẫu nhiên để tạo được những thành công nổi bật đi vào lòng người một cách ung dung mà không khiên cưỡng chút nào cả! Chứ không phải là nhờ người này mà người kia nổi danh đâu !

Bản thân tôi xin chân thành cảm tạ những anh chị em đã lên tiếng bênh vực cho Nguyễn Tất Nhiên – bạn thân yêu của tôi và Lưu nói riêng - và cũng là bạn thân của nhiều người VN nói chung. Chúng ta hãy cùng tưởng niệm về một thi sĩ tài danh của miền Nam VN và luôn nhớ về anh ấy: NGUYỄN TẤT NHIÊN ! Và riêng tôi, tôi bỗng òa bật ra tiếng nấc nghẹn trong lòng mà nước mắt đang tuôn rơi… Nguyễn Hoàng Hải ơi – Nguyễn Tất Nhiên ơi, hãy cứ rong chơi ở miền miên viễn nhé, trước sau gì tau cũng tìm đến với với mày và Lưu nhé ! Chúng ta lại sẽ cùng bên nhau nhé hai bạn thân yêu !

Sẽ còn nhiều điều nữa về kỷ niệm của bộ ba bạn thân chúng tôi ngày trước, khi có dịp tôi sẽ cố nhớ lại và gửi thêm các chi tiết thông tin hơn, các bạn nhé! Xin kính chúc tất cả các bạn bè anh em thân hữu với chúng tôi mọi điều tốt lành và an nhiên !

Kính thân,

Trần Thuận Văn (Trần Văn Thuận)

Phone: 0917435116 – 0126 3870784
Email:
nhacsi.thuanvan@hotmail.com
tran.thuan52@yahoo.com.vn
thuantrn9@gmail.com
Home: 132/43/36 Hùng Vương. Q. Ninh Kiều. TP Cần Thơ. South Vietnam.

23 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 57157)
Có người đã nhắc nhở đến nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên và các bài thơ về Giáng sinh của ông. Trong không khí của ngày Noël năm nay, có lẽ chúng ta cũng nên nhắc lại những bài thơ ấy.
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47202)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
04 Tháng Tám 2010(Xem: 101660)
Tiếc thương thi sĩ vắn đời Thiên thu về lại với người thiên thu Tay cầm lưu luyến vần thơ Bóng anh còn đó chưa mờ thời gian
28 Tháng Năm 2010(Xem: 29957)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
14 Tháng Tư 2010(Xem: 24817)
Nhưng điều mà tôi ấn tượng về người bạn chốc lát này là lúc anh ngẩng mặt và vung tay về phía cái sân vắng lặng: “Năm ngoái, Nguyễn Tất Nhiên đứng ở nơi đây”.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72564)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
16 Tháng Ba 2010(Xem: 6942)
Anh nổi tiếng rất sớm. Vì thơ anh đi sớm hơn bước chân còn ngại ngùng bỡ ngỡ của thế hệ trẻ thời ấy trước sự tràn ngập của văn hóa phương Tây, qua hình ảnh người lính viễn chinh Mỹ, và qua phong trào hiện sinh mô phỏng trễ tràng trên đất nước đói nghèo, chiến tranh.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 42754)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 26941)
Ðiều bịa đặt làm tôi khó chịu nhất là anh bảo là anh Phạm Duy nhờ tôi làm áp lực với anh để anh Phạm Duy không phải trả đúng giá cho những bài thơ của anh Nguyễn Tất Nhiên mà anh Phạm Duy phổ nhạc.
06 Tháng Ba 2010(Xem: 12423)
(Trích website báo Người Việt số ra ngày Monday, February 01, 2010)
02 Tháng Ba 2010(Xem: 64973)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79068)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 90837)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 83437)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.