Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - HỒI ỨC THỜI HOA NIÊN: NHỮNG PHIM HAY TRƯỚC 1975

24 Tháng Mười Hai 202312:30 SA(Xem: 2577)
GS. Huỳnh Công Ân - HỒI ỨC THỜI HOA NIÊN: NHỮNG PHIM HAY TRƯỚC 1975


HỒI ỨC THỜI HOA NIÊN: NHỮNG PHIM HAY TRƯỚC 1975


 

Người ta nói “tam thập nhi lập” nghĩa là tới 30 tuổi ta mới thành người lớn chửng chạc. Tiếc thay khi tôi được 31 tuổi thì biến cố 30/4/1975 ập đến chặn đứng con đường lập thân, lập nghiệp của mình:

“Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ

“Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai”

 

Đầu năm 1975, mối tình của tôi nở hoa thành cuộc hôn nhân hứa hẹn đầy hạnh phúc trong một tương lai sáng lạn của cuộc đời và sự nghiệp. Nhưng sự sụp đổ của miền Nam như một trận động đất hay một cơn hồng thủy vùi lấp, cuốn trôi mọi dự tính của mai sau. Những nhọc nhằn, đau khổ theo dòng đời trôi nổi của tôi kéo dài đến buổi hoàng hôn của cuộc đời. Giờ ngồi nhớ lại thời hoa niên trước 1975, độc thân chưa phải lo toan sự nghiệp, gia đình, tôi đã trải qua thời gian tươi đẹp nhứt của cuộc đời.

 

Trong khung cảnh của một xã hội tự do, văn minh của miền Nam trước 1975 dù chiến tranh vẫn rình rập đâu đó, tôi đã tận hưởng được những ưu đãi của cuộc đời, nghề nghiệp ổn định, thu nhập khá cao nên từ việc mua sắm, ăn uống, giải trí không làm tôi bận tâm. Tôi lại sống ở Sài Gòn, thành phố được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông” nên có thể nói lúc đó tôi muốn gì cũng có. Những thương xá Tax, passage Eden, Cristal Palace … đều có dấu chân tôi, có khi tôi đến để mua một cái cravate, một bộ nút manchette hay một ống vố hiệu Dunhill (bập bập ống vố là mode lúc đó dù tôi không biết hút thuốc) cũng có khi đến để ngắm những người đẹp ngồi sau quày mỹ phẩm hay băng nhạc.

 

Những nhà hàng Thanh Bạch, Thanh Thế, Kim Sơn, Kim Hoa… cũng thường đón tiếp tôi với các món “đặc sản” như pâté chaud, bánh mì bò kho, bún suông, beefsteak…Những quán kem Mai Hương, Hải Phòng, Brodard hay các quán nước Cafeteria Rex, Phạm Thị Trước, La Pagode…đều có mặt tôi trong những ngày thứ bảy, chủ nhật khi thì đi solo, khi thì có người đẹp bên cạnh.

 

Những đêm cuối tuần, tôi có mặt với bạn bè hay partner nữ tại các vũ trường hoặc phòng trà nơi ánh đèn màu chỉ tắt lúc nửa đêm: từ Hoà Bình trưỡc chợ Bến Thành, Văn Cảnh trên đường Calmette, đến Đêm Màu Hồng ở đại lộ Nguyễn Huệ, Queen Bee trong passage Eden để dìu em theo điệu tango lã lướt hay để nghe “tiếng hát liêu trai” của Thanh Thuý, “tiếng hát vượt thời gian” của Thái Thanh hay “giọng hát vàng mười” của Lệ Thu.

 

Nhưng những kỷ niệm khó quên là những lần đi xem phim. Khi còn là học sinh hay sinh viên thì với tài chánh eo hẹp tôi thường lui tới các rạp xi nê thương trực như Vĩnh Lợi, Lê Lợi ở trung tâm Sài Gòn hay Moderne ở Tân Định. Khi đã đi làm tiền bạc rủng rỉnh nếu dắt đào theo thì phải vào Rex, Mini Rex A hay B cho “oai” hay Eden cho “kín đáo”.

 

Nhờ thế tôi đã được xem những bộ phim kinh điển của nghệ thuật thứ bảy trước 1975. Xin kể lại dưới đây vài cuốn phim tôi không quên được.

 

Phim tình cảm, xã hội, lịch sử:

 

Gone With The Wind (Cuốn theo chiều gió).

image001

Cuốn phim ra đời trước tôi 5 năm (1939) và tôi được xem lại tại các rạp chiếu phim cũ vào những năm đầu thập niên 60. Phim này dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Margaret Mitchell, đã đoạt 9 giải thưởng Oscar năm 1940 trong đó có giải phim hay nhứt và giải nữ diễn viên xuất sắc nhứt. Tài tử chính trong phim này là Clark Gable điển trai với bộ ria mép hấp dẫn bao nhiêu phụ nữ và Vivien Leigh xinh đẹp. Câu chuyện một người đẹp đầy “cá tánh” Scarlett O’ Hara trải qua ba mối tình trong bối cảnh cuộc nội chiến và một sự thay đổi ở xã hội, lịch sử miền Nam sau cuộc chiến với sự giải phóng người nô lệ da đen.

 

Doctor Zhivago (1965)

image004

 

Cuốn phim dựa vào tiểu thuyết của Boris Pasternak viết năm 1957. Nhà văn Nga này đã được trao giải Nobel văn chương vào năm 1958. Truyên xảy ra trong thời kỳ cách mạng tháng 10 Nga và thời gian sau đó. Bác sĩ Yuri Zhivago (do Omar Sharif thể hiện) dù đã có vợ là Tonia (Geraldine Chaplin, con gái vua hề Charlie Chaplin) còn có một người tình là Lara Antipova (Julie Christie), Khi xem phim này, trước 1975 người ta xót xa cho thân phận một bác sĩ phải sống cơ cực trong chế độ cộng sản: trộm gỗ hàng rào về đốt lò sưởi, nhưng lúc đó ít người miền Nam biết trước rằng sau ngày 30/4/1975 họ còn sống thê thảm hơn thế nhiều. Cuốn phim này nhận được 5 giải Oscar và 5 giải Golden Globe trong đó có giải nam tài tử vai chính hay nhứt trao cho Omar Sharif.

 

Romeo and Juliet (1968)

image005

 

Phim phóng tác theo vỡ bi kịch cùng tên của đại văn hào Anh William Shakespeare về tình yêu của Romeo (do Leonard Whiting đóng) thuộc gia đình Montague và Juliet (Olivia Hussey đóng) thuộc gia đình Capulest là hai gia tộc đối thủ ở thành phố Verona (Ý). Kết cuộc bi thảm của mối tình ngang trái là cả hai người yêu nhau đành phải tự tử để được ở với nhau trong thế giới bên kia. Phim được hai giải Oscar về kỷ thuật điện ảnh và thiết kế y phục và hai giải Golden Globe cho hai diễn viên chính.

 

Love Story (Chuyện tình)

image008

 

Năm 1970, giới trẻ miền Nam náo nức đi xem phim Love Story dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Eric Segal. Cốt truyên nói lên sự phân biệt giai cấp trong xã hội Mỹ khi gia đình của Oliver Barrett (Ryan O’Neal đóng), sinh viên luật ở đại học Havard, vốn rất giàu có không chấp nhận mối tình của anh với cô Jenny Cavilleri (Ali MacGraw đóng) thuộc một gia đình trung lưu gốc Ý. Oliver phải thoát ly gia đình sống cơ cực với người yêu nhưng hạnh phúc không kéo dài vì Jenny qua đời bởi bệnh ung thư máu. Vai chính nam trong phim này: Ryan O’Neal vừa mới qua đời ngày 8/12/2023.

 

- Phim chiến tranh

 

The bridge on the river Kwai (1957)

image010

 

Phim Cầu sông Kwai dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1952 của Pierre Boulle: thời gian hai năm 1942-1943 trong thế chiến thứ hai, quân đội Nhật bắt tù binh Anh xây cầu bắc qua sông Kwai, tây Thái Lan nối với đường xe lửa của Miến Điện để chuyển quân qua biên giới. Một trong ba tù binh vượt ngục sống sót về được phòng tuyến đồng minh và bị bắt buộc phải cùng 3 cảm tử quân khác nhảy dù trở lại công trường sông Kwai để đặt chất nổ phá cầu.

 

Phim này quy tụ các tài tử gạo cội như William Holden, Alec Guinness, Jack Hawkins, Sessue Haâykawa, đã nhận được 7 giải Oscar và được xếp hạng 11 trong 100 phim hay nhứt thế kỷ 20.

 

The Longest Day (1962)

image012

 

Phim Ngày dài nhứt dựa trên cuốn sách cùng tên của ký giả Ái Nhĩ Lan Cornelius Ryan diễn tả cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh ngày 6/6/1944 lên Normandie, Pháp, trong đó cánh quân của tướng Norma Cota, nhận trách nhiệm cùng binh sĩ dưới quyền tiến chiếm bãi Omaha. Với tinh thần quyết chiến dù tổn thất rất lớn toán quân này đã hoàn thành nhiệm vụ và tiến sâu vào đất Pháp. Quân Đức vì bất ngờ và vì không ai dám đánh thức Hitler đang ngủ say nên phòng tuyến Normandie bị vỡ dẫn đến việc bại trận.

 

Phim này nhận được 2 giải Oscar và nhiều giải thưởng khác. Các tài tử chính trong phim này là: John Wayne, Henry Fonda, Robert Mitchum, Curd Jurgens, Sean Connery, Richar OK, d Burton….

 

- Phim cỗ đại (Hy Lạp- La Mã)

 

Helen of Troy (1956)

image014

 

Phim dựa vào sử thi (epic poem) Iliad của thi hào Hy Lạp Homer. Hoàng tử Paris của thành Troy yêu hoàng hậu Helen thành Sparta của Hy Lạp và đem nàng trốn về thành Troy. Vua Hy Lạp đem quân chinh phạt thành Troy và ém quân trong con ngựa gỗ khổng lồ để bất ngờ đánh úp thành Troy giết chết Paris và bắt lại Helen.-

 

Rossana Podestà đóng vai Helen, Jacques Sernas trong vai Paris và có cả Brigitte Bardot trong một vai phụ.

 

Ben -Hur (1959)

image016

 

 

Phim chuyển thể từ tiểu thuyết Ben-Hur: A Tale of the Christ năm 1880 của nhà văn Lew Wallace. Một nô lệ người Do Thái trong một gia đình thường xuyên bị quân lính La Mã bách hại: Ben-Hur thắng cuộc đua xe ngựa trước đối thủ người La Mã: Messala.

 

Phim đạt kỷ lục chiếm được 11 giải Oscar mà sau này chỉ có hai phim Titanic và Lord of the Rings: The return of the King mới đoạt được kỷ lục như vậy.

 

Tài tử chính trong phim này là Charlton Heston (vai Ben-Hur), Stephen Boyd (Messala), Haya Hararee (vai Esther).

 

Cleopatra (1963)

image018

 

Phim dựa vào cuốn sách The Life and Times of Cleopatra (1957) của Carlo Maria Franzero và những sự kiện lịch sử. Nội dung phim diễn tả sự cố gắng của nữ hoàng trẻ Ai Cập Cleopatra để tránh cho đất nước mình khỏi rơi vào tay đế chế La Mã dù phải chấp nhận mối tình tay ba với Caesar và Mark Antony.

 

Các tài tử chính của phim này là Elizabeth Taylor (vai Cleopatra), Richard Burton (vai Antony), Rex Harrison (vai Caesar)…

 

Phim này nhận được 4 giải Oscar.

 

- Phim viễn tây (western);

 

Giant (Thành công vĩ đại)

image019

 

Giant (1956) là phim cuối cùng của James Dean trước khi tài tử say mê tốc độ này tử nạn xe hơi. Phim phóng tác theo tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ Edna Ferber. Câu chuyện nói về sự đối đầu của Bick Benedict (Rock Hudson) chủ trang trại giàu có người vợ đẹp là Leslie Lynnton (Elizabeth Taylor) và Jett Rink (James Dean), một thanh niên về sau trở nên giàu có nhờ khai thác dầu mõ.

 

Phim được 10 đề cử tranh giải Oscar, nhưng chỉ đoạt một giải cho giám đốc kiêm nhà sản xuất George Stevens.

 

The magnificient seven (1960)

image022

 

Phim nói về một ngôi làng Mễ Tây Cơ bị một bọn ngoài vòng pháp luật quấy nhiễu. Dân làng phải thuê bảy tay súng bảo vệ và huấn luyện họ chống lại chúng.

 

7 tài tử nổi tiếng đóng phim này: Yul Brynner, Charles Bronson, Steve McQueen, James Coburn, Eli Wallach, Horst Buchholz và Robert Vaughn.

 

Phim này lấy cảm hứng từ phim Nhật: Seven Samurai (1954).

 

Red Sun (1971)

image024

 

Đây là một phim Pháp-Ý hợp tác, quay bên Tây Ban Nha. Các tài tử chính đến từ các nước: Mỹ (Charles Bronson), Pháp (Alain Delon), Nhật ( Toshiro Mifune) và Thuỵ Sĩ (Ursula Andress).

 

Câu chuyện trong phim: năm 1870 một bọn cướp giỡ trò trên một chuyến xe lửa trên đó có một kiếm sĩ Nhật có nhiệm vụ đem một thanh kiếm Nhật Hoàng tặng cho tổng thống Mỹ. Chúng cướp thanh kiếm và gây ra một cuộc săn đuổi để lấy lại thanh kiến.

 

- Phim tập (sẻrie)

 

Sissi

image026

 

Phim bộ Áo gồm 3 tập (nói tiếng Pháp):

1) Sissi (1955)

2) Sissi Impératrice (1956)

3) Sissi face à son destin (1957)

 

Bộ phim tập này nói về thiên tình sử của nữ hoàng Sissi và hoàng đế François-Joseph của đế quốc Áo-Hung. Hai tài tử đóng các vai đó là Romy Schneider và Karlheinz Böhm.

 

Romy Schneider từng sống chung với Alain Delon 5 năm.

 

Fantomas

image027

 

Phim hài hình sự của Pháp gồm 3 tập:

 

1) Fantomas (1964)

2) Fantomas se déchaîne (1965)

3) Fantomas contre Scoland Yard (1967)

 

Bộ phim do Louis De Funès đóng vai ông cò Juve, Jean Marais đóng 2 vai Fantomas và ký giả Fandor và Mylène De Mongeot vai Hélène.

 

Bộ phim này đã đưa Louis De Funès lên thành danh hề không kém tiền bối của ông là Fernandel.

 

Trên đây là một số phim hay mà tôi đã xem qua, thật ra trong suốt 21 năm tồn tại của miền Nam còn rất nhiều phim hay khác của Âu, Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam nữa mà chúng ta may mắn được sống ở vùng đất tự do nên có cơ hội thưởng thức những sản phẩm tinh hoa của nghệ thuật thứ bảy.

 

Huỳnh Công Ân

23/12/2023

 

 

 

 

09 Tháng Hai 2009(Xem: 74664)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 91024)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88200)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.
03 Tháng Hai 2009(Xem: 80800)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74266)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65822)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78681)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68885)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76299)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76935)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74011)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 74110)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72839)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72197)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75624)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74425)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80572)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74265)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 76058)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69395)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.