Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gs Phan Thông Hảo - Lịch Sử Phát Triển Trường Ngô Quyền.

09 Tháng Hai 200912:00 SA(Xem: 74594)
Gs Phan Thông Hảo - Lịch Sử Phát Triển Trường Ngô Quyền.

 

 

Sơ Lược Lịch Sử Trường Trung Học Ngô Quyền

 

Sưu tầm: Gs.Phan Thông Hảo

 

 

thayphanthonghao3-content

 

 

 

Lời minh xác:

 

Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v… cũng như tên của các cựu học sinh trong thời gian khá dài như vậy. Đây chỉ là sự đóng góp khiêm nhường nhỏ nhoi của kẻ đến sau, chắc chắn các thiếu sót sẽ được bổ túc thêm trong tương lai, khiến cho các thế hệ đàn em và con cháu hiểu rõ hơn về nguồn gốc của một di sản tinh thần với lịch sử lâu dài tại miền đất Đồng Nai thân yêu này.

 

Những ngày đầu tiên:

 

Trường Trung Học Ngô Quyền được thành lập từ năm 1956 tại địa điểm trường Tiểu Học Nguyễn Du với 4 lớp đệ Thất và 150 em học sinh. Ông Hồ Văn Tam, Thanh Tra Tiểu Học, dưới sự lãnh đạo của ông Phan Văn Nga, Trưởng Ty Tiểu Học, giữ chức Quyền Hiệu Trưởng đã đọc diễn văn khai giảng khóa thứ nhất tại sân cờ trường Nguyễn Du, trước mặt rất đông học sinh và đồng bào tỉnh nhà, lần đầu tiên một trường trung học công lập được thành lập. Thành phần giảng dạy gồm có bảy vị: quý ông Phạm Văn Tiếng, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái, Trần Minh Đức, Hồ Văn Vinh, Phạm Văn Mẫn, Trần Văn Lực (trừ ông Đức, sáu vị kia đều chuyển từ trường Nguyễn Du sang).

 

Qua niên khóa thứ ba (1958), trường được dời về trường Nữ Công Gia Chánh, tọa lạc tại đường Trịnh Hoài Đức, kế văn phòng xã Bình Trước và đối diện bịnh viện Phạm Hữu Chí. Hiệu trưởng vẫn là ông Phan Văn Nga. Từ niên khóa 1957-58 trở đi, ngoài 7 vị giáo sư kể trên, lần lượt các giáo sư sau đây được bổ nhiệm về Ngô Quyền: quý ông Phan Thanh Hoài, Dương Quang Lộc, cô Phạm Thị Kim Thanh, Hoàng Phùng Võ, Trương Phan Nam Minh, Phan Thông Hảo, Thân Trọng Hưng, Dương Hòa Huân (mất ngày 2 tháng 4 năm 2004 tại Biên Hòa, hưởng thọ 85 tuổi), Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Văn Quảng. Văn phòng: ông Đặng Văn Chẩn, Lê Hồng Sanh. Đến năm 1959-1960, ông Huỳnh Quốc Tuấn về thay thế chức vị hiệu trưởng của ông Phan Văn Nga. Trường đã có lớp đệ Tứ vào niên khó này và đến từ niên khóa 60-61 trung học Ngô Quyền có thêm 4 lớp đệ Tam.

 

blank

 

Trường dời về địa điểm mới (lần thứ hai):

 

Từ niên khóa 61-62, toàn thể trường dời về địa điểm mới lần thứ hai, gần Đài Kỷ Niệm với một dãy nhà trệt và lầu, trên dưới 10 phòng học và một sân đầy cỏ mọc (thật ra phòng ốc mới đã xây một năm trước với 2 phòng học và chỉ có 4 lớp mở dạy). Thành phần giảng dạy được tăng cường như sau: Phạm Đức Bảo, Nguyễn Thế Văn, Phạm Gia Hưng, Nguyễn Thất Hiệp, Nguyễn Phi Hùng, Đào Mạnh Đạt, Hoàng Quý Nam, Lê Tiến Đạt, Phạm Ngọc Quýnh, Nguyễn thị Thu, Phạm Đình Thắng, Nguyễn Xuân Hoàng, Trần Thị Liên Chi, Hà Thị Nguyệt, Lê Hoàng Long, Lâm Tấn Văn, Kiều Vĩnh Phúc, Lý Ngọc Mai, Đinh Hữu Quyến, Phan Thị Tốt, Trần Thanh Thủy, Hà Tường Cát, Nguyễn Bát Tuấn, Vương Chân Phương, Nguyễn Thị Kim Dung, Hà Bích Loan, Trần Văn Dinh, Phạm Ánh Nga, Phạm Khắc Thành, Nguyễn Thị Thưởng, Đào Thị Nga, Bùi Thị Ngọc Lan, Võ Thu Thủy, Nguyễn Thị Luông, Đinh Thị Hòa, Khương Thị Bàn, Huỳnh Thị Tâm, Đặng Thị Trí, Nguyễn Thị Xuân Hồng, Bạch Thị Bê, Phạm Thị Nhã Ý, Hoàng Đôn Trịnh, Nguyễn Thành Khá, Nguyễn Minh Mẫn, Phan Thị Phúc, Hoàng Đức Bào, Đỗ Trọng Thạc, Phạm Thăng Long, Nguyễn Phi Long, Ngô Anh Võ, Nguyễn Tiến Ruệ, Hà Văn Nghệ, Nguyễn Hữu Ân, Nguyễn Văn Lục, Tôn Thất Long, Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Trường Hải, Trần Thị Nguyệt Thu, Phạm Thị Đức Hạnh, Phạm Tấn Bình, Nguyễn Đức Tồn, Trương Sĩ Bằng, Nguyễn Văn Quan, Lê Thị Mỹ, Vũ Lữ Uyển, Phạm Thị Kiều Tiên, Nguyễn Văn An, Huỳnh Ngọc Ẩn, Phạm Văn Dật, Nguyễn Phong Cảnh, Huỳnh Quan Phận, Trần Thuần, Tôn Thất Phong, Đoàn Viết Biên, Thân Trọng Bình, Mai Kiến Phúc, Nguyễn Thị Kim Còn, Trần Minh Công, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Ngọc Giao, Nguyễn Thị Nguyệt, Đặng Thị Nhung, Đặng Thị Tuyết, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn, Nguyễn Thành Dũng, Phạm Thị Khiết, Lưu Chấn Thành, Lê Quý Thể, Nguyễn Xuân Kính, Phùng Thái Toàn, Lê Văn Tuý, Huỳnh Công Ân, Tiêu Quý Huệ, Nguyễn Tân Hoan, Đào Văn Vượng, Nguyễn Công Nam, Nguyễn Văn Thại, Lê Hồng Duyệt, Nguyễn Văn A, Trần Văn Nam, Phạm Anh Nga, Nguyễn Văn Phổ, Nguyễn Văn Phú.

 

Giám học: Phan Thanh Hoài, Đặng ngọc Thiềm, Nguyễn Kim Linh, Phạm Khắc Thành.

Tổng giám thị: Phan thanh Hoài (Giám Học kiêm nhiệm Tổng giám thị), Trần Văn Dinh, Bùi Quang Huệ, Đinh Văn Sái, Dương Hòa Huân

Giám thị: Huỳnh Tư Múi, Nguyễn Hữu Bảng, Nguyễn Hữu Cầm, Nguyễn Thị Giàu, Phan Phát Tân, Lương Văn Tí

Văn phòng: Đặng Văn Chẩn, Lê Hồng Sanh, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn hữu Tiến (Phát ngân Viên)

 

Cuối tháng 10/1961, ông Phạm Đức Bảo thay ông Huỳnh Quốc Tuấn (được gọi tái ngũ) trong chức vụ Hiệu Trưởng (hiện ông Bảo ở VN).

 

Từ năm 75 trở đi, còn nhiều thay đổi thành phần nhân sự về giảng huấn, giám thị, v.v… rất tiếc chúng tôi không biết rõ hết. Xin quý vị bị sót tên lượng thứ cho, kẻ mất người còn, kẻ tha phương xứ người.

 

blank

 

Danh sách học sinh các khóa đầu (còn nhớ tên):

 

Nguyễn Văn Cơ, Nguyễn Văn Trạng, Nguyễn Thanh Vân, Đào Văn Công, Đỗ Trung Quân, Hà Xuân Sơn, Nguyễn Thị Thảo, Lê Thị Tám, Lê Văn Kỉnh, Trịnh Văn On, Trương Minh Sang, Trầm Hữu Tình, Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Đức Hiền, Tạ Quang Viên, Nguyễn Văn Hiệp, Đỗ Hữu Tài (sau này làm Hiệu Trưởng Ngô Quyền một thời gian), Nguyễn Tấn An, Võ Hoàng Châu, Võ Tuyết Mai, Huỳnh Thị Xuân Hoa, Huỳnh Thị Đổi, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Lê Thị Ánh, Lê Thị Ngọc Ánh, Võ Thị Đăng, Trần Thị Nĩ, Lý Khánh Hồng, Lý Thanh Phong, Đặng Thị Sĩ, Phan Văn Mao, Lê Thị Liễu, Huỳnh Thị Thanh Nguyệt (và cô em sinh đôi, tôi quên tên), Phạm Thị Thanh Thu, Đinh Cẩn Cấp, Trần Thị Lan, Võ Hoàng Châu, Lê Minh Tì, Võ Thị Huệ (con ông Võ Văn Hương, Trưởng Ty Cảnh Sát Biên Hoà, rất bình dân và thân tình với trường Ngô Quyền), Lê Bình An, Trần Thị Đức, Bùi Quang Trung, Nguyễn Phong Cảnh (sau này làm giáo sư Ngô Quyền), Bùi Thanh Vân, Phạm Thị Hạnh (con ông Phạm Đức Bảo, sau này cũng là giáo sư Ngô Quyền).

 

Ông Lý Hương Huy (Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh) và ông Lê Văn Nhơn (Hội Trưởng Hội Phụ Huynh Học Sinh) là các vị giúp trường Ngô Quyền rất nhiều.

 

Tạm kết:

 

Trường Trung Học Ngô Quyền, nơi tôi hân hạnh phục vụ trong thời gian ngắn 4 năm, là một cơ sở giáo dục nổi tiếng có tuổi đời khá lâu dài, tuy không lâu so với các trường khác ở miền Nam như Petrus Ký và Gia Long (Sài Gòn), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), và Phan Thanh Giản (Cần Thơ). Rất nhiều nhân tài xuất thân từ trường Ngô Quyền, đang phục vụ tại quê nhà hay lưu lạc nơi xứ người. Khi được nhắc lại hai tiếng Ngô Quyền, bất cứ ai từng phục vụ hay từng học nơi trường xưa đều không khỏi bùi ngùi với bao kỷ niệm vui buồn nay đang trôi dần vào quá khứ ngàn năm không bao giờ trở lại!

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80572)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74037)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65715)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78495)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68790)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76223)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76817)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73853)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73947)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72691)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72029)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75564)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74251)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80523)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74111)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75856)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69114)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73768)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69364)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66537)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .