Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - KHI KỶ SƯ TÂM HỒN KHÔNG CÒN TÂM HỒN

09 Tháng Mười Một 202212:44 SA(Xem: 4877)
GS. Huỳnh Công Ân - KHI KỶ SƯ TÂM HỒN KHÔNG CÒN TÂM HỒN



KHI KỶ SƯ TÂM HỒN KHÔNG CÒN TÂM HỒN

 

Mặc dù trong số cựu giáo chức miền Nam có người đã “mất dạy” gần nửa thế kỷ sau ngày oan nghiệt 30 tháng tư năm 1975 nhưng thiên chức nhà giáo của họ khiến họ vẫn để ý tới tình hình giáo dục Việt Nam trong chế độ cộng sản hiện nay.

 

 image002

Lớp học trước 1975

 

Tôi là một thầy giáo từng dạy học dưới hai hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hoà và “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” nên thấy sự khác biệt rõ rệt giữa một nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng của miền Nam tự do và một thứ giáo dục nhồi sọ, tuyên truyền theo lệnh của ban tuyên giáo đảng của miền Bắc.

 

Trong những năm đầu vừa “được giải phóng”, các trường học thiếu thầy giáo nên những giáo chức miền Nam kể cả những giáo chức gốc sĩ quan biệt phái như tôi được thả về sớm để đi dạy lại. Nhưng dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa” các giáo sư trung học và đại học đều được gọi là “giáo viên” với số lương chết đói.

 

image003

Lớp học sau 1975

 

Bên cạnh những thầy cô giáo cũ của miền Nam được đào tạo “bài bản “ từ những trường đại học Sài Gòn, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ… là những “giáo viên chi viện” đến từ miền Bắc xuất thân trong hệ trung học 10 năm cộng với một vài năm đại học mà kiến thức chuyên môn có thể nói chỉ đáng là học trò của những đồng nghiệp miền Nam của họ. Nhưng họ nắm tất cả các chức vụ chỉ huy trong trường học và trong các cơ sở của hệ thống giáo dục miền Nam mà họ vừa “tiếp thu”. Họ chỉ giỏi cái “nhai lại” những từ ngữ tuyên truyền đao to, búa lớn, sáo rỗng quen tai người dân miền Bắc nhưng chói tai người dân miền Nam nhứt là các giáo chức của “bên thua cuộc”.

 

Lối dạy học của giáo viên miền Bắc rất là hình thức. Trước khi dạy phải soạn “giáo án” mà các giáo chức miền Nam gọi đùa là soạn “ giáo mác”, phải ghi ra giấy trong đó trước phần bài dạy là hai mục: “mục đích” và “yêu cầu” của bài. “Giáo án” phải trình cho “tổ trưởng” môn dạy để “kiểm tra”(kiểm soát). Thật là buồn cười, thí dụ như bài dạy “elipse” trong môn toán thì phải ghi vào hai mục trên như thế nào? Ngày xưa, giáo chức miền Nam chẵng lẽ không soạn bài trước khi đi dạy hay sao?

 

Những năm đầu đóng cửa với bên ngoài, thầy cô giáo có một cuộc sống khó khăn, ngoài giờ dạy học nam đạp xích lô chở khách, nữ bán bánh kẹo trước cửa trường để kiếm thêm thu nhập. Phần tôi nhờ bà xã có tài nấu nướng, chúng tôi mở một quán ăn nên cũng đỡ khổ. Sau này, khi chính quyền cộng sản mở cửa để đón tư bản ngoại quốc vào làm ăn ở VN theo chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” thì các thầy cô giáo dạy toán và Anh văn mở lớp dạy thêm kiếm sống được. Tiếp theo, các thầy cô giáo các môn khác cũng theo đuôi, gọi học sinh về nhà để học thêm các môn họ dạy dù đó là môn văn hay sử địa! Và từ đó các “kỷ sư tâm hồn” không còn tâm hồn của một nhà giáo mà là của một con buôn.

 

Ngày xưa trong xã hội chúng ta có hai nghề cao quý nhứt: bác sĩ và thầy giáo. Bác sĩ cứu người và thầy giáo dạy người. Nhưng trong xã hội “ xã hội chủ nghĩa” ngày nay muốn được bác sĩ cứu sống người bệnh phải có tiền trả “viện phí” và muốn lên lớp học sinh phải đi học thêm ở nhà thầy.

 

Khi tôi đi dạy ở Trà Vinh, những ngày cuối tuần tôi gọi học sinh các lớp thi đến trường để dạy thêm môn toán miễn phí. Một phần vì lương giáo chức được nhà nước trả xứng đáng, một phần vì sự yêu mến học trò của mình.

 

Nói về nội dung của chương trình dạy và học dưới “mái trường xã hội chủ nghĩa”, tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản, ca tụng bác và đảng có công chống Pháp, chống Mỹ và thống nhứt đất nước là mục tiêu hàng đầu của chính sách giáo dục đặc biệt là trong môn Sử.

 

Ngay ở bậc tiểu học, có nhiều bài toán đố cho các em học trò nhỏ đầy sắt máu thí dụ như: “Bộ đội ta tiêu diệt được 3 lính Mỹ và 15 lính nguỵ, hỏi quân ta diệt được bao nhiêu quân địch?”

 

Người ta nói: làm thầy thuốc sai lầm thì giết chết một người, làm chính trị sai lầm thì giết một thế hệ nhưng làm văn hoá sai lầm thì giết cả muôn đời.

 

Thương thay cho dân tộc Việt Nam ta!

 

Huỳnh Công Ân

 

14 Tháng Hai 2012(Xem: 122439)
Nhờ sự bùng nổ của phương tiện truyền thông, nhờ trang Web ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền, bạn bè chúng tôi lại tìm về với nhau.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 132548)
Ngày nào cũng sang sông, cũng đưa đẩy mái chèo mà tôi không thấy chán. Vẫn thương da diết bến sông và con đò cũ kỹ.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 151537)
Khi anh thức giấc thì căn phòng đã ngập bóng tối. Anh gần như lạc hướng ở biên giới giữa ngủ và thức. Không gian và thời gian trộn trạo, nhập nhòa.
10 Tháng Hai 2012(Xem: 147759)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
04 Tháng Hai 2012(Xem: 185008)
Gia đình chúng tôi rất cảm kích trước thư báo tang rất sớm của các Anh Chị trong Ban Chấp Hành, và những lời chia buồn chân tình của Quý Thầy Cô, và các bạn đồng môn trước sự ra đi của Thân Phụ chúng tôi.
04 Tháng Hai 2012(Xem: 129758)
Chuyện nội bộ chúng tôi cũng chỉ như giòng chảy của một nhánh sông nếu Đại gia đình Ngô Quyền như là biển lớn.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 138406)
Có những người ra đi thoáng chốc đã đi vào quên lãng, nhưng cũng có người đi để lại tiếc thương và kính mến cho bao người.
03 Tháng Hai 2012(Xem: 153033)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông - Hòa Âm : Đỗ Hải - Ca Sĩ : Thanh Hoa
02 Tháng Hai 2012(Xem: 148047)
Phạm Phúc Hải ơi, đến bây giờ bạn mới thực sự hết khổ hết buồn. Những dòng này thay nén nhang tôi vĩnh biệt bạn!....
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 157349)
... khi mở tung cánh cửa sổ cho làn gió sớm ùa vào phòng, Diễm mới cảm nhận được dường như thời tiết đang bắt đầu chuyển mình nhẹ nhàng để bước sang Xuân.
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 131783)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Thơ : Từ Nguyễn
26 Tháng Giêng 2012(Xem: 135707)
Tết năm nay, khi đi dự hội Xuân, Em sẽ đội lên bộ tóc của anh, trang điểm thật đẹp… để thấy mình được trở lại thời thanh xuân, tràn đầy sức sống…
20 Tháng Giêng 2012(Xem: 128805)
“Hoa là hiện thân của bà ngoại, một loài hoa thanh tao cao quí nhất đời…”. Má đã dạy tôi một triết lý lớn ẩn trong hồn mai nhỏ, hoa cứ lặng lẽ cho đời trọn vẹn hương sắc lẫn niềm tin…
19 Tháng Giêng 2012(Xem: 135686)
Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 128153)
Hôm nay, qua khung cửa sổ sau nhà, những cánh đồng khô vàng úa bỗng trở thành một cánh đồng đầy hoa mai vàng rực rỡ. Thì ra những ngày xuân năm nào của tôi đang bắt đầu trở lại.
18 Tháng Giêng 2012(Xem: 117581)
Thá́ng 12/2011 vừa qua Ngọc Dung có gửi tặng tôi cuốn Ngộ Nhận của giáo sư Kiều Vĩnh Phúc. Sau khi đọc, tôi có mấy hàng này, hy vọng nó không quá chủ quan.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 126238)
Cũng cùng là một con vật hình thành từ tưởng tượng, nhưng ở hai phương trời Đông, Tây, con rồng được nhìn dưới hai lăng kính trái ngược nhau.
16 Tháng Giêng 2012(Xem: 144160)
Tự nghĩ, Hương Xuân không còn đầy! Cảm nhận không còn ngất ngây! Do tuổi tác hay do tâm hồn mình "chai" đi mất!?
11 Tháng Giêng 2012(Xem: 124521)
ôi nhớ và tâm đắc câu hát trong bản nhạc Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn: “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”.
10 Tháng Giêng 2012(Xem: 103037)
Xin cám ơn tất cả! bắt tay chúc nhau một năm mới bình an và hạnh phúc cho mọi người.