Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - CHUYẾN ĐI CỦA TÌNH THÂN

09 Tháng Tám 202210:56 CH(Xem: 4743)
GS. Huỳnh Công Ân - CHUYẾN ĐI CỦA TÌNH THÂN



CHUYẾN ĐI CỦA TÌNH THÂN

Tùy bút
Huỳnh Công Ân

 

8 năm kể từ lần sang Cali năm 2014, nay tôi mới trở lại thủ đô của người tị nạn Việt Nam. Sau 4 lần đến đây, lần thứ năm này tôi không còn bỡ ngỡ với thành phố này vì đã từng thuê xe chạy ngang dọc ở đây.

image001

 

Những con đường mang tên Brookhurst, Westminster, Bushard, Magnolia, Beach, Moran…và nhứt là đại lộ Bolsa quá quen thuộc với tôi. Các ngôi chợ ABC, Thuận Phát, Á Đông, Hoà Bình, Sài Gòn… đã từng ghi dấu chân vợ tôi. Lần nào đến Bolsa vợ chồng tôi đều “check-in” ở đó bằng ít nhứt một pô hình chụp trước tượng ba ông Phước, Lộc, Thọ.

 

Chuyến đi này có một ý nghĩa đặc biệt: tôi gặp lại chị Hương (người chị họ, con bác Ba tôi) sau 51 năm mất liên lạc. Câu chuyện na ná như  chuyện sum họp người thân giữa hai miền nam và bắc Triều Tiên nhiều thập niên sau chiến tranh Cao Ly 1950-1953. 


image003 

Năm 1971, chị Hương “theo chồng về xứ lạ”, một anh chồng người Mỹ trẻ tuổi, đẹp trai vừa mản hợp đồng công tác ở Việt Nam. Vài năm trước đó, anh ta là quản lý một câu lạc bộ của người Mỹ trong phi trường Biên Hoà. Anh tư Chữ, anh của chị Hương, một thượng sĩ quân cảnh ở phi trường này giới thiệu chị vào làm ở câu lạc bộ đó. Mối tình dị chủng xảy ra bất chấp sự ngăn cấm, phản đối của anh tư Chữ. Kết quả là hai đứa bé lai một trai, một gái ra đời chấm dứt biện pháp “phong toả”, “cách ly”, “ai ở đâu ở đó” của gia đình. 

 

image005


Ngày tiễn chị Hương lên đường có mặt bác Ba (ba của chị Hương), ba tôi và tôi. Chị Hương lúc đó chỉ biết lỏm bỏm một ít tiếng Anh (giờ thì nói tiếng Anh như gió) nên tôi phải làm thông dịch nói với anh chàng Mỹ phải chăm sóc chị tôi nơi xứ người.

 

Sau hơn nửa thế kỷ mới gặp lại, chị không thay đổi nhiều chỉ có giọng nói tiếng Việt âm hưởng miền quê Bến Đồng. Sổ vẫn như xưa và giọng cười dòn đặc biệt của gia đình chị Hương không thể quên được.

 

Biết bao nhiêu kỷ niệm xưa được nhắc lại. Tôi hỏi thăm các anh chị em của chị Hương như chị ba Cúc, anh tư Chữ, anh sáu Lạc, chị Hồng, anh Tâm, chị Giàu…Chị hỏi tôi về các anh em của tôi.

 

Chúng tôi hội tụ tại nhà Huệ Lan, con cô Bảy tôi đang ở thành phố Garden Grove. Bác Ba, ba tôi và cô Bảy là 3 anh em ruột. Tất cả đều đã khuất, chị Hương, tôi và Huệ Lan là sự tiếp nối của mối thân tình gia tộc đó sau bao thăng trầm của thế cuộc. Ngoài ra, gần nhà Huệ Lan còn có hai người anh của Huệ Lan, Phương và Bảy. Đi theo tôi từ Canada qua đây còn có Phụng, em gái tôi nên lần này là dịp sum họp của  gia tộc họ Huỳnh gốc gác ở một nơi có tên ấp Bến Đồng Sổ, xã Lai Uyên, quận Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một, một địa danh nghe quê mùa, hoang dã nhưng chứa đựng bao thâm tình.

image007

 

Ngoài ra trong chuyến đi này, vợ tôi có dịp thăm gặp đứa cháu gái: Loan sang Mỹ được 4 năm và có con trai được hơn hai tuổi với người từ Mỹ về Việt Nam cưới nó cách nay 5 năm. Voẹ chồng Loan và cháu bé đi ăn uống, đi chợ đêm ở khu Phước Lộc Thọ và đi bắt cá ở New Port Beach với chúng tôi.

 image009


Và còn nữa: thân tình lối xóm. Chúng tôi gặp lại vợ chồng Thạch, vợ chồng Xinh lúc còn ở Việt Nam nhà sát cạnh nhà gia đình bên vợ tôi; vợ chồng Hà (Hà là em gái của Chi, bạn của Phụng). Thạch đưa chúng tôi đi viếng thăm chùa Ấn Độ ở Chino Hills và dẫn chúng tôi đi ăn ở những nhà hàng ngon.

 

Sau những thân tình gia tộc, hàng xóm là thân tình thầy trò.

 

image011


Cũng như năm 2014, một số cựu học sinh Ngô Quyền, Biên Hoà : Lữ Công Tâm, Nguyễn Hữu Hạnh,  Ma Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Thị Tất Ứng khoản đãi vợ chồng tôi một bữa ăn ngon miệng ở nhà hàng Ngọc Sương với sự có mặt của đồng nghiệp tôi: anh Lê Quý Thể. Nhờ Lữ Công Tâm tôi liên lạc được với Nguyễn Văn Tôm, một học trò cũ ở Trà Vinh, hiện ở Úc. Tâm, Tôm và em trai tôi ở cùng một phi đoàn trực thăng ở sư đoàn 3 không quân Biên Hoà. Em tôi không may bị bắn rớt máy bay và mất tích trong trận An Lộc năm 1972.

 

image013

Sang đây tôi gặp ba cựu học sinh Nguyễn Trãi: Hiệp và Quang ở Orange county, Thuỷ ở Las Vegas.

 

image015

 

Khi lên bắc Cali tôi gặp lại các học trò cũ của tôi như vợ chồng Đức+Viên, ở Sacramento, vợ chồng Sơn+Định ở Oakland, vợ chồng Khanh+Lan ở San José và các em khác nhỏ hơn không học với tôi những cũng là cựu học sinh Vĩnh Bình như vợ chồng Khương (em của Nguyệt Viên), Lộc, Tịnh và vợ là Từ Hạnh, Lan và chồng là Khương.

 

image017

Các em đã đưa vợ chồng tôi đi xem cầu Golden Gate, Palace Of Art và lên đỉnh đồi cao nhứt của San Francisco để ngắm nhìn thành phố này. Các em cũng dẫn chúng tôi đi ăn dimsum ở một nhà hàng Hồng Kông rất ngon miệng.

image019

Giã từ các em cựu học sinh  Trà Vinh sau mấy ngày bên nhau tránh sao không thấy bồi hồi, quyến luyến. Kể từ khi tôi lên đường nhập ngũ năm 1967, Đức và Viên là hai người học trò cũ tôi gặp sớm nhứt (40 năm) năm 2007 tại Little Sài Gòn, Võ Phụng Sơn (47 năm) năm 2014 tại Okland và Trần Công Khanh (55 năm) năm 2022 tại San José. 

 

Xin tạm biệt những thân tình đang ở đất Mỹ, hẹn gặp lại khi có dịp.

 

San José, ngày 7/8/2022

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80600)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74064)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65724)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78507)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68814)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76241)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76833)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73874)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73965)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72705)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72048)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75575)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74269)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80535)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74122)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75875)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69235)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73794)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69383)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66554)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .