Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tô Đăng Khoa - ĐÊM TỊCH TỊNH: BÓNG “VỀ QUÊ”

30 Tháng Mười 202112:37 SA(Xem: 6055)
Tô Đăng Khoa - ĐÊM TỊCH TỊNH: BÓNG “VỀ QUÊ”
TÔ ĐĂNG KHOA

ĐÊM TỊCH TỊNH: BÓNG “VỀ QUÊ”


DemThoKhanhMinh

 

Kính Tặng:  Người Biết "Soi Gương" / hay là người  nhật ký của Bóng (Ký Ức Của Bóng)

 

Tôi có một duyên may được quen thân với hai tác giả có sức sáng tác rất đều đặn và bền bỉ:  Đó là Nguyễn Lương Vỵ và Nguyễn Thị Khánh Minh. Hai người là những người bạn chí thân ngoài đời. Nhưng ngoài việc tương trợ lẫn nhau lúc cần thiết và hoạn nạn, họ còn hỗ tương nhau trên lĩnh vực sáng tác.  Thật vậy, nếu như chủ đề xuyên suốt các sáng tác của Nguyễn Lương Vỵ là Âm Thanh, thì ở Khánh Minh chủ đề xuyên suốt các sáng tác của chị là Ánh Sáng. Âm thanh và ánh sáng, đó là hai thứ mà tất cả chúng ta bị vây phủ bởi, bị ném vào đó, và luôn luôn phải tương tác với hai thứ này suốt cuộc bình sinh.

Bị ném vào cuộc bình sinh, với cả một đại dương thông tin, những âm thanh và hình ảnh luôn luôn đập vào tai và mắt chúng ta, và hầu như với đại đa số, chúng chỉ sinh ra những buồn vui thương ghét bất chợt. Nhưng ở Thi Sĩ, kết quả của sự tương tác với âm thanh và ánh sáng là những thi phẩm.

Ở Nguyễn Lương Vỵ, từ lúc “Âm nhập cốt”, những tác phẩm của anh là những cung bậc thăng trầm của Âm Thanh. Đó là những Huyết Âm, Huyền Âm, Tinh Âm, được Nguyễn Lương Vỵ Hòa Âm Âm Âm Âm… trên nền của “Nốt Lặng Tịch Liêu”. Thơ ở Nguyễn Lương Vỵ là cuộc hành trình của âm thanh đi về sự tĩnh lặng của vô ngôn.

Ở Nguyễn Thị Khánh Minh, từ “Ký Ức Của Bóng”, những tác phẩm của chị là những phản xạ, khúc xạ của Ánh Sáng. Đó là những bóng những hình được sàng lọc qua giác quan thi sĩ và phản chiếu trên tấm gương nhận thức trong veo, và trái tim nhân ái. Thơ ở Nguyễn Thị Khánh Minh là cuộc hành trình của ánh sáng đi về sự tịch tịnh của màn đêm.

Ví như tất cả âm thanh đều được cảm nhận nhờ có sự tĩnh lặng, cũng vậy tất cả những bóng, những hình (và cả ánh sáng) được cảm nhận là nhờ có màn đêm.  Vì thế đọc tập thơ Đêm của Khánh Minh là theo bước chân nữ sĩ “Về Quê” của “Bóng” và “Hình”, là nhận ra mối thâm tình giữa Ánh Sáng và Bóng Tối, là nhận ra vai trò của “tấm gương nhận thức” - phản chiếu “phía bên kia” của những hình do ánh sáng tạo ra, tức là Bóng.   

Tập Thơ Đêm của Khánh Minh được chia làm hai phần: Bóng Sáng - Bóng Tối, xuyên qua những chủ đề: Mẹ, Cha, Nơi Dừng Lại Của Thời Gian Vĩnh Cửu.  Cấu trúc tập thơ bao gồm hai cặp đối lập: (Bóng Sáng, Bóng Tối), (Mẹ, Cha) và Một Điểm Dừng (của thời gian vĩnh cửu). 

Sáng và tối, mẹ và cha, âm và dương... đó là cánh cửa nhị nguyên đối đãi mở ra cái muôn màu muôn vẻ của đời sống này. Sáng và tối tuần hoàn lẫn nhau cho chúng ta cảm nhận về thời gian, cho nhãn quan chúng ta cảm nhận về bóng và hình. Bóng và hình này qua giác quan thi sĩ Khánh Minh và được nữ sĩ ghi lại cho nhân thế qua thi tập Ký Ức Của Bóng. Sau đó Khánh Minh “giải thoát” cho Bóng khỏi cái tạm bợ của một cảm xúc bất chợt, thả Bóng và cảnh giới miên viễn của bầu trời Thi Ca qua tập Bóng Bay Gió Ơi. Lần này trở lại với tập thơ Đêm, Bóng “về quê” thăm lại nguồn cội của chính mình. Chính trong Đêm Bóng ẩn mình an trú trong tịch tịnh. Cánh cửa nhị nguyên sáng tối khép lại, tịch tịnh của màn Đêm hiển lộ như là một biểu tượng cho cảnh giới không có thời gian mà Khánh Minh tạm gọi là “Nơi Dừng Lại Của Thời Gian Vĩnh Cửu”

Ngay trong phần 1, Khánh Minh giới thiệu đến độc giả một khái niệm lạ: Bóng Sáng.  Đa số chúng ta quen thuộc với từ “Bóng Tối” nhưng ít khi nghe ai nói tới “Bóng Sáng”! (Đối với riêng tôi, đây là lần đầu tiên tôi được biết tới từ này: trong thi tập Đêm của Khánh Minh).

Vậy thì “Bóng Sáng” là gì? Nó được cảm nhận như thế nào?

 

Bóng trôi ra ngoài cửa sổ

Như với theo

Một cái gì đó vụt bay

Gió bay đi

Đêm bay đi

Giấc mơ bay đi

Chiếc cửa sổ bay đi

Nỗi chờ đợi cũng bay đi

 

Không còn gì

Không còn ai còn tôi

Rưng rưng

Bóng sáng

Người để lại

(Phần 1. Bóng Sáng, Bài Số 1)

 

Thú thật đoạn thơ này thú vị và khiến tôi suy nghĩ mãi không biết “Bóng Sáng người để lại” là gì?

Bóng trôi ra ngoài cửa sổ, một cái gì đó vụt bay… Tất cả đều bay đi, không còn gì, không còn cả chính tôi nhưng còn cái “bóng sáng” người để lại? 

Ý thơ rất lạ, một khái niệm mới được thiết lập “bóng sáng” như là “cái-còn-lại” của cái “không-còn-gì”, trong đó cái “không-còn-gì” bao gồm luôn cả không còn cả chính tôi!

Và đây nữa một ý tứ rất lạ cho độc giả cái nhìn đảo ngược: “Bật đêm lên”

 

Bật đêm lên

Một điểm bất ngờ

Vành trăng úp mặt hổ ngươi

Tôi ngửa mặt

Gặp gỡ

Trắng. Đen

(Phần 1. Bóng Sáng, Bài Số 8)

 

Mối liên hệ sáng-tối và sự cảm nhận về cái miên viễn của thời gian được Khánh Minh đưa vào thi ca như một thách đố:

 

Mầu rêu

Xóa hết đá xanh

Đố đêm xóa nổi

Cái vành vạnh trăng…

(Phần 1. Bóng Sáng, Bài Số 4)

 

Vẽ hoài trong đêm một vòng
Lăn hoài trên một đường cong rất mềm
Không lấm một chút nào đêm…

(Phần 1. Bóng Sáng, Bài Số 5)

 

Đố ai xóa nổi cái vành vạnh trăng? Đố ai làm lấm một chút nào đêm? Những câu hỏi đố rất tài tình như những công án Thiền Thoại Đầu khéo léo hướng tâm thức độc giả đến những bùng vỡ tri ngộ về lằn ranh của những việc khả-dĩ và bất-khả-dĩ.

Trong Thiền Học, có một câu dạy nổi tiếng của Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ mà các hành giả đều thuộc lòng: “Phản Quan Tự Kỷ bổn phận sự, bất tòng tha đắc.”   Nghĩa ẩn dụ của “phản quan tự kỷ” là “soi lại để biết rõ chính mình”.  Tuy nhiên nghĩa đen của ẩn dụ này là “phản quang”, tức là bẻ cong ánh sáng! Câu hỏi ở đây là: Làm thế nào để có thể bẻ cong ánh sáng?  Nếu là một lực sĩ, người đó có thể bẻ cong một thanh sắt, nhưng không thể nào bẻ nổi một tia sáng bằng sức mạnh.  Cách duy nhất để bẻ cong ánh sáng là ứng dụng nguyên lý phản xạ của ánh sáng trên một mặt gương.

Cấu trúc căn bản của một tấm gương là một lớp thủy tinh và một lớp mạ bạc. Vai trò của lớp mạ bạc vô cùng quan trọng cho chức năng phản chiếu hình bóng của gương. Thiếu lớp mạ bạc này tấm gương sẽ không còn là gương nữa và đánh mất khả năng phản xạ ánh sáng trên bề mặt của chính nó.

Tâm thức của con người thường được ví dụ như tấm gương. Tâm nhận thức các hình sắc từ con mắt và phản xạ hình đó thành bóng (thường là ngôn ngữ) qua tấm gương soi của nhận thức. Trong đó “lớp mạ bạc” của “tấm gương tâm” chính là những kinh nghiệm nhận thức lưu trữ dưới dạng ký ức.

Vai trò của “lớp mạ bạc” của “tấm gương tâm  thức” này rất to lớn, nó quyết định thế giới này sẽ được phản chiếu ra sao.  Chính vì thế hành động “soi gương” là “tự kỷ” là tự tìm hiểu về chính mình và cũng có nghĩa là tìm hiểu về cách thức mà chính mình phản chiếu về thế giới. 

Muốn “bách chiến bách thắng” thì cần phải, “tri bỉ tri kỷ”. Muốn “tri kỷ” thì phải biết cách “soi gương”. Chúng ta hãy cùng dõi theo cách Khánh Minh “soi gương” tìm bóng qua bài thơ “Phía bên kia”

 

1.

Soi gương thảng thốt mặt mày

Mở hai con mắt không đầy được tôi

Thốt lên ngọng nghịu những lời

Bóng trong gương hỏi, tiếng người đó chăng?

 

Soi gương tìm nửa vầng trăng

Gương nhòa một bóng đêm, giăng bẫy người

Có đem theo được nụ cười

Đi qua bóng tối để trời sáng trăng?

 

2.

Soi đêm bóng hút hình sâu
Mắt kia nhìn nọ, lạ nhau mặt người
Bật lên thành tiếng đười ươi
Tàn hơi
giễu một âm cười bon chen

Soi đêm bóng tối ngòm đen
Vực lên con mắt mà lèn xanh cao
Chút kia cười rất ngọt ngào
Thốt ta tiếng nói xin chào phôi pha

Đêm tròn nở một bông hoa
Đứt lìa cuống rún khóc
òa sơ sinh
Lần theo tiếng hót bình minh
Nghe trong nắng vỡ một hình như. Quen

Mặt mừng tay bắt gọi tên

Ánh đêm sắc lẻm. Nhớ quên. Chia lìa

Thì rồi mai nọ mốt kia

Đem hình vá bóng sợ gì một-hai

 

Sau khi thành tựu việc  “soi gương” thi sĩ thành tựu việc “tri kỷ”, tức là “biết rõ chính mình” cho nên mới có sự hội ngộ vô cùng hy hữu tay bắt mặt mừng giữa “hình” và “bóng”. Và cũng từ lần hội ngộ đó, kẻ soi gương giải thoát khỏi tất cả sợ hãi: Cánh cửa nhị nguyên của “hình-bóng” và “một-hai” không còn làm cho kẻ biết “soi gương” hoảng sợ nữa:

 

Thì rồi mai nọ mốt kia

Đem hình vá bóng sợ gì một-hai

 

Sự hội ngộ “Mặt mừng tay bắt gọi tên” gia “ta-và-ta”  không phải xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật mà xảy ra trong bối cảnh của “Ánh đêm sắc lẻm” của sự nội quán:  Trong đó lằn ranh giữa “Nhớ” và “Quên” quyết định sự “chia lìa” hay “không chia lìa”!  Hay là nói cách khác: Chính “Nhớ” và “Quên” quyết định cái gì “Có” cái gì “Không”, cái gì “Hữu” cái gì “Vô”.

 

Đối với riêng tôi, bốn câu thơ cuối của bài “Phía Bên Kia” là bốn câu thơ xuất thần của  sự “phản quan tự kỷ”, và có giá trị rất lớn trên cả hai lĩnh vực Thi Ca và Tư Tưởng. Hơn thế nữa, nó còn có thể được chiêm nghiệm thậm sâu để ứng dụng vào đời sống hàng ngày.

 

Thi Tập Đêm là cuộc hành trình tiếp nối của Ánh Sáng và của Bóng sau bao nhiêu phản xạ, khúc xạ khắp chốn nhân gian nay trở Về Quê của Màn Đêm Tịch Tịnh. Rồi thì sao?

 

Thì rồi mai nọ mốt kia

Đem hình vá bóng sợ gì một-hai.

 

 

TÔ ĐĂNG KHOA

15.9.2021

(Đọc tập thơ Đêm của Nguyễn Thị Khánh Minh)

 

03 Tháng Hai 2009(Xem: 80545)
  Trong những giây phút thiêng liêng ấy, tôi sực nhớ lại hình bóng người Ông khả kính: ông ngoại PHAN VĂN NGA, nguyên Trưởng Ty Tiểu Học tỉnh Đồng Nai (trong chế độ cũ).
03 Tháng Hai 2009(Xem: 74014)
  Tôi bắt đầu lên tỉnh học từ 1960. Ba mất sớm, nhà quá nghèo, anh chị em lại đông. Trong suốt thời gian đi học, tôi đã làm rất nhiều nghề để có tiền sinh sống, nổi bật nhất là nghề dạy kèm.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 65694)
  Tôi chỉ viết về những năm đầu tiên mà ký ức của tôi còn lưu giữ. Sau này, khi tập hợp được các anh em ở những niên khóa sau, lần lượt chúng ta sẽ đúc kết thành một bản danh sách hoàn chỉnh.
02 Tháng Hai 2009(Xem: 78461)
  "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi, rơi trên bục gỗ, rơi trên tóc thầy...” Tiếng nhạc từ phòng con gái của tôi vọng sang, làm tôi hồi tưởng lại những bàn ghế cũ, phấn trắng, bảng đen...
30 Tháng Giêng 2009(Xem: 68760)
Cũng nhờ vậy rất nhiều cánh chim NQ lạc loài ở phương trời xa tìm về liên lạc được quý Thầy Cô và bạn học năm xưa. Điển hình chúng tôi ở Âu Châu mừng quá khi nhận và đọc được 2 quyển báo học trò đó, tưởng chừng như thấy lại thời NQ xa xưa.   Đặc biệt tìm thấy trong đó có cả một vườn thơ Tao Đàn đủ sắc hoa rực rở.
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76195)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76787)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73838)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73936)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72678)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72019)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75552)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74221)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80507)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74100)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75845)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69099)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73744)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69346)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66522)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .