Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - TƯỞNG LÀ DỄ QUÊN...

10 Tháng Chín 202110:58 CH(Xem: 7395)
Nguyễn Trần Diệu Hương - TƯỞNG LÀ DỄ QUÊN...

Tưởng Là Dễ Quên...

9-11-rememberance



Hai mươi năm trước, vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, ở một một góc Fitness 24 ở Sunnyvale, vào khoảng hơn sáu giờ sáng Pacific time, chúng tôi ngạc nhiên và đau buồn biết tin chuyến bay số 11 của  American  Airline bị không tặc đâm thẳng vào tòa nhà phía Bắc của World Trade Center của thành phố New York.


Chuyến bay 11 của American Airlines vừa rời Boston (Massachusetts)  không lâu, là một chuyến bay thẳng đến Los Angeles (California) với bình xăng 20 ngàn gallons còn đầy lao thẳng vào một tòa building của World Trade Center (New York)  gây ra một cơn ác mộng kéo dài mãi đến bây giờ.

Với người lớn đã khó, với con nít, nỗi đau còn sâu hơn, ngay cả sau hai mươi năm.


***


Năm 2001, Max Giaccone 10 tuổi, đủ khôn để nhận biết lằn ranh vô hình, nhưng rõ ràng giữa sống và chết. Ba của Max là một trong 2,996 nạn nhân của biến cố không tặc ngày 11 tháng 9 năm 2001, ông qua đời ở tuổi 43.


blank

 Max and his Dad (Courtesy of Max Giaccone  and www.waaytv.com)


Buổi sáng định mệnh đó, thầy giáo lớp 5 của Max, nhận được một cú điện thoại. Max còn nhớ khuôn mặt thầy tái đi sau cú điện thoại đó, Thầy bảo Max thu dọn cặp sách lên ngay văn phòng của trường. Max kinh ngạc nhưng vâng lời Thầy thu xếp ra về. Ở cửa văn phòng, Mẹ của Max đứng đó, khuôn mặt nhợt nhạt, thất thần còn hơn cả Thầy giáo.


Cho đến tận bây giờ, mỗi khi có ai đó nói với Max "chúng tôi rất tiếc, ba của bạn đã qua đời", người đàn ông 30 tuổi buồn bã trả lời "Không, ông bị giết chết bởi không tặc"

Mỗi năm, ít nhất là hai lần, Max đến đài tưởng niệm, nhớ đến Ba. Nỗi đau mất cha tưởng là đã giảm đi, lại nhói lên như chuyện mới xảy ra hôm qua. Với Max, cuộc đời của anh có ba giai đoạn : "Với cha, mất cha, và cuộc sống không còn cha".



***



Ngày 11 tháng 9 năm 2001 là sinh nhật thứ 7 của Amanda Tempesta. Sáng hôm đó, cô bé ngủ dậy muộn, Ba của Amanda đã đi làm.

 Anthony Tempesta gọi về cho con từ nơi ông làm việc ở tầng thứ 105, building phía Bắc của World Trade Center. Ông chúc mừng sinh nhật cô con gái đầu lòng, dặn Amanda phải ngoan để chiều đi làm về ông sẽ có quà cho con.


Đó là lần cuối cùng Anthony còn nói chuyện với con, chỉ vài tiếng sau, ông đã tan vào cát bụi, không lâu sau khi chuyến bay số 11 bị không tặc , và đâm vào tòa nhà nơi Anthony làm việc.


Tối hôm đó, Amanda vẫn có bánh sinh nhật do một số bạn bè của cha mẹ mang tới. Không màng đến thổi nến sinh nhật, cô bé 7 tuổi, dõi mắt ra cửa sổ mong thấy cái dáng quen thuộc của cha, nhưng không phải chỉ đêm đó, mà cả cuộc đời còn lại của Amanda, Ba của cô mãi mãi không về.


Lúc đầu, cô bé  tự dằn vặt mình, cho là vì mình không ngoan nên Ba không về với quà sinh nhật như đã hứa. Mẹ của Amanda, làm cùng nơi với chồng, nhưng hôm đó vì bận việc, bà xin nghỉ buổi sáng, không ngờ đó là định mệnh an bài để bà sống sót nuôi hai chị em của Amanda 


Vào cuối ngày sinh nhật 11 tháng 9 của Amanda, hai chị em (Amanda và Matthew) được Mẹ ôm chặt vào lòng, thì thầm vào tai: 


- Mẹ, và không một ai, biết Ba con đang ở đâu. Ba có thể bị thương nặng, có thể chết , nhưng hai con phải nhớ là dù ở đâu, sống hay chết, Ba con vẫn luôn ở bên cạnh, thương yêu và chăm sóc Mẹ con mình.


Những giọt nước mắt ấm của Mẹ chảy xuống, đọng lại trên tóc, trên tay của hai chị em. Lần đầu tiên trong đời, Amanda khóc trong ngày sinh nhật. Và từ đó đến giờ, năm nay, đã 27 tuổi, Amanda luôn có những sinh nhật lặng lẽ, âm thầm, vì đó cũng là ngày hai chị em mất cha vì khủng bố.


blank

Amanda Tempesta, at around 3 or 4, with her father Anthony
(Courtesy of Amanda Tempesta)
 

Lúc sinh thời, ông Anthony vẫn khuyên các con nên nhìn trăng khi nào có thể vì trăng đẹp dịu dàng, không làm cho người ta chói mắt như mặt trời. Ngày nhỏ, Amanda vẫn nhìn trăng vào những đêm trăng tròn nhưng không thấy hết vẻ đẹp của trăng. Sau khi Ba mất, Amanda nhìn trăng cả vài tiếng đồng hồ không chán, vì với Cô , mỗi lần nhìn trăng, Cô lại nghe văng vẳng bên tai lời khuyên của Ba, và hình như ánh sáng dịu dàng của trăng rằm đưa Cô về gần với linh hồn của người cha quá cố.


***


Mỗi năm cả gia đình Wisniewski đều đến đài tưởng niệm những người thiệt mạng vì khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ít nhất là vài lần. 


blankblank

     Courtesy of en.wikipedia.org     Courtesy of  newyork.cbslocal.com



Như trên dưới ba ngàn gia đình khác, Ba của Matt Wisniewski đã mãi mãi không bao giờ về sau ngày 11 tháng 9. Không có tang lễ, không có cả tro bụi, mà chỉ có giấy khai tử chứng nhận Ba của Matt đã chết vì khủng bố SEP 11 2001. Xác thân của ông đã cháy tan, hòa vào tro bụi của các tòa building ở World Trade Center, New York, lẫn vào cát bụi của building, của gần ba ngàn người khác.


blankblank

World Trade Center before 9/11/2001   World Trade Center lights 9/11/2001

     Courtesy of businessinsider.com          Courtesy of observer.com



Đến thăm đài tưởng niệm, và đặt những bông hoa hồng màu trắng ở đó,  với Matt như là cách đi thăm bia mộ của người cha quá cố.


Hai mươi năm sau, Matt đang theo học chuyên ngành "global affairs" với ước vọng sẽ được làm trong ngành kỹ thuật an ninh quốc phòng. Đó là cách một cậu bé mất cha vì khủng bố Al Qaeda tưởng niệm và nhớ đến người cha hàng ngày. Matt hy vọng sẽ không còn một em bé nào phải chịu nỗi đau không cùng như cậu đã trải qua từ hai mươi năm nay.


***


Theo bà Terry Sears, Giám đốc của tổ chức bất vụ lợi Tuesday’s Children, có đến 3,051 trẻ em mất cha, mẹ, hoặc cả hai trong vụ khủng bố bằng không tặc ngày 11 tháng 9 năm 2001 như Max, như Amanda, như Matt...


Các em đã lớn lên, già hơn tuổi từ ngày 11 tháng 9 năm 2001. Hai mươi năm trôi qua, ký ức của người lớn có thể đã nhạt nhòa, nỗi đau không còn mới, nhưng với các em, dù năm mươi năm nữa trôi qua, đến cuối cuộc đời, các em vẫn còn nỗi đau mất đi bóng mát lớn nhất của cuộc đời từ ngày 11 tháng 9 năm 2001. 



Nguyễn Trần Diệu Hương 

SEP 11, 2021

 
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89321)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92229)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152627)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91798)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101195)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140087)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91258)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80348)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93734)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72941)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83818)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94497)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84439)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65295)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87576)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79960)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89831)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84404)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91415)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97804)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.