Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỚ VỀ ĐÀ LẠT SƯƠNG MÙ

27 Tháng Bảy 20211:04 SA(Xem: 6938)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỚ VỀ ĐÀ LẠT SƯƠNG MÙ

Tùy Bút

NHỚ VỀ ĐÀ LẠT SƯƠNG MÙ




“Ai lên xứ hoa đào
“Đừng quên mang về một cành hoa”
(Ai lên xứ hoa đào-Hoàng Nguyên)

 

Trước năm 1975, đường bộ từ Sài Gòn lên Đà Lạt không an ninh nên tôi chỉ lên Đà Lạt có một lần.


image001

Chợ Đà Lạt trước 1975

 

Tháng 8 năm 1973, tôi đang đảm nhiệm chức vụ đại đội phó đại đội 3/463 của tiểu khu Biên Hoà, phụ trách an ninh cầu Đồng Nai trên xa lộ Sài Gòn Biên Hoà. Do đó tiểu khu gởi tôi lên học khoá đại đội phó chiến tranh chính trị ở trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.

 

Tôi nhận sự vu lệnh ở tiểu khu rồi đến đại đội hành chánh tiếp vận ở Suối Máu để lãnh lương tháng 8 trước rồi ra quốc lộ 1 đón xe đi Đà Lạt.

 

Vì tôi khởi hành quá trễ, hơn 12 giờ trưa mới lên đường nên khi đến Di Linh thì trời sụp tối, xe đò không thể đi tiếp lên Đà Lạt được nên dừng nghỉ ở đây chờ sáng. Tôi hỏi anh lơ, ở Di Linh này có khách sạn không, anh trả lời chỉ có các nhà trọ. Tôi nhờ anh dẫn đi xem. Anh chỉ cho tôi những căn nhà trống trải không vách. Cảm thấy ở lại đây trong những căn nhà trọ như vậy không an toàn, tôi chận một xe hàng lại xin quá giang đi ngược lại thị xã Blao (thành phố Bảo Lộc bây giờ). Tôi ngồi trên mui xe với anh lơ hỏi thăm anh có khi nào xe bị du kích ra chận đường không. Khi nghe anh ta trả lời chuyện ấy xãy ra hằng ngày là tôi lạnh cẵng. Tới Blao, tôi chọn một khách sạn sạch sẻ, tắm rửa rồi đi ngủ sớm để hôm sau lên đường đi Đà Lạt.


image003

Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt

 

Khi đến trình diện trường đại học chiến tranh chính trị Đà Lạt tôi thấy rất nhiều sĩ quan cấp thiếu uý và trung uý từ các đơn vị của tất cả 4 vùng chiến thuật được gởi đến học khoá đại đội phó chiến tranh chính trị tại đây. Ngày đầu tập trung tất cả các khóa sinh của khoá học tôi rất lấy làm lạ khi thấy nhiều khoá sinh đến trường với bộ đồ dân sự. Sau đó tôi hiểu ra tôn chỉ của trường xứng danh với tên trường là tôn trọng nguyện vọng của khoá sinh: ai muốn ở lại học thì học, ai không muốn học thì được trả về đơn vị. Có một anh mặc đồ dân sự đến từ một đơn vị miền Trung và thuộc một đảng phái chính trị tuyên bố không muốn học vì không đồng quan điểm với chương trình đào tạo của trường. Thế mà trường vẫn ký giấy trả anh về đơn vị nhưng không ghi một nhận xét bất lợi nào cho anh. Miền Nam đúng là một chế độ tự do, có thể nói là quá tự do, có phải là vì lý do này năm 1975 chúng ta mất nước?

 

Riêng tôi, vì những người bạn làm ở Bộ Giáo Dục cho biết tôi đã có sự vụ lệnh biệt phái về dạy học lại và giấy tờ đang được chuyển về tiểu khu Biên Hoà nên tôi trình bày với trường xin không học khoá đào tạo này.

 

Trong thời gian chờ trường ra sự vụ lệnh gởi trả về đơn vị cũ, tôi ra ngoài thành phố Đà Lạt thuê phòng một khách sạn ở gần chợ Hoà Bình. Đây là dịp khám phá thành phố sương mù mà lần đầu tiên tôi đặt chân đến.

 

Tôi nhập bọn với các anh cũng xin trả về đơn vị gốc như tôi mà có nhà người quen ở Đà Lạt. Lúc đó tôi còn độc thân nên rất vui khi được một anh trong nhóm giới thiệu quen với một cô “má đỏ, môi hồng” của xứ lạnh. Nhờ đó những ngày ở Đà Lạt tôi không cảm thấy cô độc vì lúc nào cũng có một người đẹp bên cạnh khi thì ngồi ở quán cà phê Hạnh Nhân ấm áp trong cửa kính nhìn ra hồ Xuân Hương, khi thì ngồi trên tảng đá ở thác Cam Ly nghe tiếng nước chảy róc rách. Nhưng tiếc thay khi trở lại Biên Hoà tôi không mang về được “cành hoa” nào!


image005

Café Tùng Đà Lạt trước 1975

 


Khi không đi chung với các “bông hồng” Đà Lạt thì bọn đàn ông chúng tôi ngồi bên tách cà phê nóng hổi ở trong quán cà phê Tùng khu Hoà Bình để ngắm các giai nhân xứ hoa đào trong những chiếc áo len đi ngang bên ngoài.

 image007

Trường Couvent Des Oiseaux Đà Lạt


Hình ảnh thành phố Đà Lạt trước năm 1975 trong ký ức tôi là một thành phố đầy sương mù buổi sáng và tôi trốn lạnh bằng cách cuộn mình trong chăn ấm trong căn phòng khách sạn có lò sưởi. Là một thành phố có những căn biệt thự xinh đẹp nằm giữa một vườn hoa đủ màu sắc. Là một thành phố có con đường dốc đi từ chợ Hoà Bình xuống hồ Xuân Hương với hai hàng cây hoa anh đào thơ mộng. Là một thành phố với những cô gái không đánh phấn nhưng đôi má đỏ hồng và giọng “nẩu” dễ thương. Là một thành phố với các nữ sinh áo dài trắng tha thướt của trường nữ trung học Bùi Thị Xuân hay váy đầm quý phái của trường tây Couvent Des Oiseaux. Là một thành phố mà ban đêm trời lạnh, đi một mình trên đường vắng, gặm một trái bắp nướng có thoa mỡ hành để thắm thía nỗi cô đơn của mình.


image009

Trường nữ trung học Bùi Thị Xuân Đà Lạt

 


Đà Lạt là một thành phố mộng mơ của thanh niên và thiếu nữ thời đó.

 

Nhưng ngày nay tất cả đều chỉ còn trong dĩ vãng. Sau nhiều năm sống ở hải ngoại, trong những lần về Việt Nam, tôi có nhiều lần lên Đà Lạt để trốn cái nóng bức của Sài Gòn nhưng tôi không còn cảm thấy Đà Lạt là một thành phố mộng mơ của ngày nào. Đà Lạt cũng như các thành phố khác ở miền Nam ngày nay ồn ào, đầy khói xăng của các xe gắn máy, các cô gái không còn má đỏ môi hồng, cách ăn nói của người Đà Lạt không còn lịch sự, quý phái như xưa. “ Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?” (Thơ Vũ Đình Liên).

 

Montréal, ngày 22/7/2021

Huỳnh Công Ân

 

24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 127202)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152228)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133413)
Thuở nhỏ, tôi được gia đình ưu tiên cho làm ''sư cọ" vào những tháng hè. Cậu Mợ tôi lấy lý do cạo sạch tóc để chống ''chí''
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 219817)
“Có lẽ chỉ dân Hướng Đạo như em, mới làm được những việc như thế!...” Đó là “phần thưởng” quí báu nhất tôi trân trọng nhận được từ cô Phạm Kiều Tiên, trong hành trình thăm lại thầy cô giáo xưa ...
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 146506)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133712)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 155281)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 124432)
Trời đã về chiều và lòng hắn thì như chưa muốn dừng. Nhiều chuyện hắn muốn kể nữa, về cái tuổi thơ êm đềm của hắn nhưng đầu óc hắn như đã thấm mệt.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 149165)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
30 Tháng Mười 2012(Xem: 186649)
Không thể nào ngờ, sau một thời gian dài đổ bệnh và chìm sâu trong vô thức, Thầy Thân Trọng Hưng bất ngờ hồi phục như thể… có phép nhiệm mầu.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 158285)
Biển vẫn tràn đầy sức sống mãnh liệt và tôi biết sẽ có một ngày, biển sẽ không thể làm nước bắn văng vào mắt khép của tôi nữa.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 160874)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
18 Tháng Mười 2012(Xem: 166611)
Nhạc Mongolia - lời Việt: Lê Tự Minh - Thùy Chi hát
15 Tháng Mười 2012(Xem: 146501)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 166566)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Cao Ngọc Dung Ca Sĩ : Quốc An
12 Tháng Mười 2012(Xem: 127405)
Mỗi lần nhìn em gái đứng tần ngần nhìn theo mấy đứa bạn đội nón hồng xanh đi ngang nhà thằng anh hai buồn hiu hắt.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 148384)
Những năm gần đây, các bạn CHS lớp thất 4 Anh văn của K.8 trung học NQ thường tổ chức họp lớp 2 lần trong năm
11 Tháng Mười 2012(Xem: 133257)
Tôi chìm vào giấc mơ đẹp nhất đời mình. Giấc mơ có bảng đen phấn trắng và những kỷ niệm đẹp như mầu hồng thời con gái.
08 Tháng Mười 2012(Xem: 164295)
Âm nhạc đưa tôi đến thế giới huyền hoặc của tình yêu ngày tôi mới lớn, đưa tôi bay bổng, vượt qua ngàn trùng dương trở về quê hương nơi có thành phố Biên Hòa tôi yêu dấu.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 152131)
Nợ chữ nghĩa vẫn còn mang nặng, nhưng từ đó cho đến mãi về sau này con người ấy không sao quên câu chuyện “nhánh cây liêm sỉ” của Dì Hai.