Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - TÂM SỰ MỘT NGƯỜI CHA

20 Tháng Sáu 20212:31 SA(Xem: 7092)
GS. Huỳnh Công Ân - TÂM SỰ MỘT NGƯỜI CHA

TÂM SỰ MỘT NGƯỜI CHA

Cha gia




Ba tôi là một người lao động. Ông chỉ học hết bậc sơ học thời Pháp thuộc. Năm 1945 để tránh cảnh loạn lạc ở vùng quê, ông dẫn vợ con lên Sài Gòn thuê nhà ở Phú Nhuận học may và đi làm thợ may cho bác tôi ở đường Matelot Manuel ( Tôn Đản bây giờ) thuộc quận 6 (quận 4 ngày nay). Mỗi ngày, ông cuốc bộ đi và về giữa Phú Nhuận và Khánh Hội. Về sau ông mua được một căn nhà lá ở trong hẻm đường Tôn Đản mở một tiệm may. Đường hẻm đó sau này trở thành đường Đỗ Thành Nhân và hiện nay là đường Đoàn Văn Bơ. Với nghề may ông đã nuôi sống một vợ và sáu con, dù không giàu có gì nhưng cũng không đến nỗi nghèo túng. Ông đã hoàn thành trách nhiệm một người cha.

 

Tiếp nối ông, tôi cũng làm cha nhưng không cáng đáng đầy đủ bổn phận của mình. Thời cuộc đưa đẩy tôi từ một người có cuộc sống trung lưu của một giáo sư trung học, một công chức hạng A trở thành một người lao động chân tay . Nhưng lúc ấy tôi còn độc thân nên một mình tận hưởng những thành quả của mười mấy năm sách đèn. Xuất thân trong một gia đình khá giả, đi học trường tây nhưng đến khi lập gia đình thì vợ tôi chỉ sống thong thả cuộc đời nội trợ, ở nhà để chồng nuôi không đầy một tháng rồi phải trở thành người lao động chính trong gia đình. Nàng phải buôn tảo bán tần lớp nuôi con ở nhà, lớp nuôi chồng trong trại học tập cải tạo.

 

Trở về gia đình, tôi được tiếp tục dạy học nhưng nghề này không đủ sống cho một mình tôi nói gì cho một gia đình một vợ hai con. Thế là vợ tôi lại là cột trụ của gia đình, với tài nấu nướng nàng mở một quán ăn và chúng tôi được một vài năm sống thoải mái.

 

Nhưng khó khăn lại đến trong “thời bao cấp”, hoạt động kinh doanh tư không được tự do phát triển, tôi đành ra nước ngoài lại bỏ cho vợ tôi ở lại trong nước gồng gánh gia đình.

 

Sáu năm sau, gia đình đoàn tụ nơi xứ người. Vì tôi là kẻ di đân đến muộn không còn trẻ để học lại nên đành làm lao động nuôi thân. Sau khi thử làm nghề nhà hàng sáu tháng không thành công, vợ tôi học may rồi lãnh hàng về nhà may. Còn tôi sau khi bị tai nạn lao động, không thể làm nặng phải ở nhà phụ vợ may đồ. Nàng vẫn là lao động chính may máy plain, còn tôi chỉ hụ hợ may máy overlock. Chúng tôi may suốt ngày đến nửa đêm, chỉ nghỉ khi ăn cơm. Khi gặp hàng gấp, bị chủ hàng hối thức chúng tôi thức suốt đêm để may cho xong.

 

May mắn, hai con tôi biết hoàn cảnh gia đình, cố gắng học hành nên cả hai đều có nghề nghiệp vững chắc để nuôi thân và gia đình chúng, đôi khi còn cho cha mẹ tiền để đi du lịch đây đó.

 

Tuy không có điều kiện để hoàn thành tốt trách nhiệm một người cha nhưng tôi cũng đã hết sức cùng vợ tôi làm tròn bổn phận làm cha mẹ. Tôi luôn nhắc nhở các con tôi phải nhớ ơn của mẹ vì suốt cuộc đời mẹ không được hưởng sung sướng, còn cha dù gì cũng có 10 năm trước 1975 sống phong lưu.

 

Nhân ngày lễ Từ Phụ (Father’s Day), tôi xin mạn phép nhắc nhở các bậc làm cha hãy cùng với người mẹ cố gắng tạo cơ hội cho các con mình có một nghề nghiệp vững chắc để tự nuôi thân. Những tỷ phú Do Thái dù giàu có nhưng bắt con cái phải làm cho công ty của mình từ vị trí một công nhân có lương thấp nhất để chúng có thể tự phấn đấu vươn lên. Có tiền bạc để lại cho con là tốt, nhưng để cho con có một cái nghề thì tốt hơn vì tiền bạc có thể hết nhưng nghề nghiệp thì không.

 

Huỳnh Công Ân

(Ngày Father’s Day 2021)

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76189)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76780)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73829)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73927)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72668)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72009)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75528)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74206)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80494)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74072)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75834)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69093)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73728)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69337)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66508)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73069)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65423)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76740)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!