Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - SÀI GÒN VÀ TÔI (Phần 2)

04 Tháng Năm 20212:25 CH(Xem: 7721)
GS. Huỳnh Công Ân - SÀI GÒN VÀ TÔI (Phần 2)

Sài Gòn và Tôi (Phần 2)

image001

Đời sinh viên ở Sài Gòn

 

Nhờ điểm toán, năm đó tôi lại đậu bằng tú tài 2 hạng bình thứ nữa. Tôi nộp đơn thi vào ba trường: Đại Học Sư Phạm ở đại lộ Cộng Hoà (nay là đường Nguyễn Văn Cừ), nằm sau trường Đại Học Khoa Học (nay là Đại Học Tổng Hợp) kế bên trường trung học Pétrus Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong); Trung Tâm Quốc Gia Kỷ Thuật Phú Thọ (nay là Đại Học Bách Khoa) trên đại lộ Nguyễn Văn Thoại (nay là đường Lý Thường Kiệt) gần trường đua Phú Thọ và Học Viện Quốc Gia Hành Chánh (nay là Học Viện Hành Chính Quốc Gia!!!) trên đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3 tháng 2) gần Việt Nam Quốc Tự.

 

Tôi đậu chính thức vào ban toán trường Đại Học Sư Phạm (nằm trong top ten), đậu dự khuyết ngành kỷ sư điện trung tâm Kỹ thuật Phú Thọ và rớt Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Muốn vào Học Viện Quốc Gia Hành Chánh phải giỏi hai sinh ngữ Anh, Pháp nhứt là phải làm bài nghị luận triết học thật hay. Năm đó đề thi triết học vào trường này là “Phân tích quan điểm cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Mấy môn đó không phải sở trường của tôi.

 

Một thời gian sau, Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ gọi tôi nhập học nhưng tôi chọn học Đại Học Sư Phạm một phần vì tôi thích môn toán, phần khác vì vào đó mỗi tháng tôi lãnh 1500 đồng học bỗng (trong khi lương tháng của một người lính là 900 đồng).

 

Ba năm đại học của tôi trôi qua nhanh chóng và trơn tru, đến năm 1965 thì tôi tốt nghiệp.

 

Trong thời gian đó có nhiều xáo trộn chính trị. Phong trào Phật Giáo nổi lên chống chế độ Ngô Đình Diệm với lý do chế độ này đàn áp Phật Giáo. Những cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp tại Sài Gòn và sinh viên tham gia trong đó cũng nhiều. Sau cùng, ngày 1/11/1963 các tướng lãnh đứng lên lật đổ chính quyền và giết chết hai anh em ông Diệm.

 

Mấy ông tướng này xuất thân từ thời còn quân đội Pháp ở Việt Nam nên ăn chơi lịch lãm. Họ cho phép mở lại vũ trường và cho tổ chức những dạ vũ (soirée dansante, thường gọi là boom). Và cũng thành phần sinh viên tham gia đông nhứt. Cuối tuần nào cũng có nơi tổ chức boom, tuần này đại học văn khoa mở, tuần sau đại học dược khoa mở, người nào có nhà rộng thì mở bal de famille tại nhà. Mỗi lần như vậy ban tổ chức bán thiệp mời. Cuối tuần nào tôi cũng diện đồ veste, khi thì thắt cravate, khi thì thắt noeud tham dự không bỏ lỡ dịp nào. Nhưng tiền đâu đủ dự hết tất cả các boom, tôi và các bạn khi nào không tiền thì leo rào vào. Khi vào trong thì thiếu gì đào người khác dẫn vào chúng tôi mượn đỡ để nhảy.

 

Những ngày lễ lớn như Noel, tết Tây, tết Ta, tuổi trẻ độc thân tôi như các người bạn cùng lứa đi tìm đối tượng. Đêm Noel năm nào chúng tôi cũng đến nhà thờ Đức Bà không phải để đi xem lễ mà để đi tìm những bóng hồng. Những ngày trước Tết tôi với những thằng bạn còn trong tuổi “độc thân vui tính”như câu ông bà thường nói “trẻ vui cảnh chợ, già vui cảnh chùa” thường đi đến chợ hoa Nguyễn Huệ hay chợ tết Bến Thành để tìm một chút gì ấm lòng.


Đêm giao thừa, chúng tôi đi lên Lăng Ông Bà Chiều không phải để hái lộc mà để chiêm ngưỡng những nàng xuân đi xin xăm hay xem quẻ cầu duyên..

 

 image006

Lăng Ông Bà Chiểu

 

 

Phong Trào nhạc trẻ ở Sài Gòn

image007

The Black Caps

image008

The Rocking Stars 

image009

The Blue Stars

 

Thường những ban nhạc Black Caps, The Rocking Stars, The Blue Stars... phụ trách những đêm dạ vũ lớn. Nếu không thì những bal de famille chơi nhạc máy.

 

Bạn cùng xóm với tôi là anh Đào Hữu Thọ (kỹ sư thủy lâm, hiện ở Pháp) thường đi boom với tôi. Ngoài ra, anh Phạm Hồng Phước còn có tên là Phước Voi vì anh cao lớn, to con hay là Phước Xích Lô vì nhà anh ở Nha Trang có cho thuê xích lô, là bạn cùng lớp với tôi ở Đại Học Sư Phạm cũng thường có mặt thường xuyên ở các đêm dạ vũ. Khi tôi sang Canada một thời gian thì nghe tin Phước mất ở Nha Trang.

 

Thường, bal được khai mạc bằng một bản passodoble mà ban nhạc hay đánh bản Espana Cani. Khi nhạc trổi lên điệu slow thì piste đầy nghẹt các cặp nhảy vì ai cũng có thể nhảy bản này, chỉ cần ôm nhau và lúc lắc theo điệu nhạc. Nhìn một cặp nhảy slow người ta có thể đoán họ là hai kẻ yêu nhau hay hai người xa lạ. Khi ban nhạc chơi valse hay tango thì sàn nhảy thưa người vì hai điệu đó cần kỷ thuật cao hơn. Vui nhộn nhứt là điệu twist, cả sàn nhảy nhấp nhô theo điệu nhạc giựt.

 

image010

Nhạc sĩ Trường Kỳ (người đeo kính trắng)



Năm 1992, sau khi bảo lãnh vợ con từ Việt Nam qua Montréal, vợ chồng tôi và một đứa em kết nghĩa sang nhà hàng Long Mỹ ở đường Jean Talon, đổi tên là nhà hàng Chim Sẻ giống tên cũ của quán nhậu của vợ chồng tôi trong những năm 1981-1983 ở quận 4, Sài Gòn.

Một hôm có một người khách đến nhà hàng chúng tôi gọi món ăn và tự xưng là Trường Kỳ trong phong trào nhạc trẻ ở Sài Gòn trước năm 1975. Tôi đã biết tên anh trong thập niên 60 ở Sài Gòn và cũng biết anh cùng Nam Lộc, Tùng Giang, Elvis Phương... là những người hoạt động tích cực cho phong trào nhạc trẻ sau ngày chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Nhưng đây là lần đầu tôi gặp mặt anh, một người thấp bé, mang kính cận thật dày và để râu mép. Trước 75, ở Sài Gòn Trường Kỳ cộng tác với tuần báo Kịch Ảnh của Quốc Phong và một sô báo khác, phụ trách về nhạc trẻ. Khi sang định cư ở nước ngoài anh cũng tiếp tục viết về âm nhạc cho báo chí Việt ngữ ở hải ngoại và đài VOA. Anh còn xuất bản một số tuyển tập của anh về âm nhạc tên là Tuyển Tập Nghệ Sĩ. Anh mất ở Toronto năm 2009.

 

Rạp hát và phim ảnh ở Sài Gòn

Sài Gón trong những năm tôi còn theo học ở trường Đại Học Sư Phạm mở cửa rộng rãi với bên ngoài, nhứt là với nước Pháp vì ngày xưa, thời Pháp thuộc, miền Nam được gọi là Cochinchine, trực trị bởi chính phủ Pháp. Tuy nay miền Nam đã được độc lập hoàn toàn nhưng ảnh hưởng của nước Pháp vẫn còn thấy rõ về mọi mặt.

Về giáo dục, dù ở miền Nam đã có một chương trình học bằng tiếng Việt ở bậc tiểu học và trung học nhưng những gia đình giàu có vẫn muốn gởi con mình đi học trường Tây. Do đó số trường dạy theo chương trình Pháp vẫn tồn tại ở Sài Gòn; trung học có Jean Jacques Rousseau, Marie Curie, Saint Paul, Saint-Exupéry, La San Taberd, Regina Pacis, Regina Mundi, Couvent des Oiseaux, Pasteur, Phan Văn Huê.., tiểu học có Colette, Aurore, Michelet, Charles De Gaule... Ở bậc đại học, số giáo sư còn thiếu và thuật ngữ tiếng Việt chưa đầy đủ (ta chỉ có cuốn Danh Từ Khoa Học của giáo sư Hoàng Xuân Hãn) nên phải nhờ Pháp chi viện giáo sư và phải sử dụng tiếng Pháp trong giáo trình ngay trong bài giảng của giáo sư người Việt.

Về mặt xã hội, lối sống của người Sài Gòn phảng phất lối sống ở kinh đô ánh sang Paris. Ai có trình độ tiếng Pháp, người lớn đọc báo Le Monde, Paris Match..., người trẻ đọc Salut Les Copains... Phim ảnh đa số là của Pháp với những tài tử Fernandel, Alain Delon, Jean Marais, Louis De Funès, Brigitte Bardot, Catherỉne Deneuve, Mylène de Mongeot... Sau này dù phim Mỹ tràn vào, người ta vẫn thuê phim Mỹ lồng tiếng Pháp và phụ đề Việt ngữ.

 image011



Mức sống dân Sài Gòn lên cao, trình độ thưởng thức nghệ thuật thứ bảy cũng theo đó đi lên. Các rạp chớp bóng (sau này gọi là rạp xi nê) mọc lên khắp nơi. Những rạp lớn thì có: Đại Nam, Casino Sài Gòn, Eden, Kim Châu, Văn Hoa..., những rạp nhỏ thì có Vĩnh Lợi, Lê Lợi, Moderne, Nam Việt, Long Thuận, Long Phụng, Cao Đồng Hưng... Sau này bà Ưng Thi, chủ rạp Đại Nam mở thêm rạp tối tân nhứt ở Việt Nam là rạp Rex ở góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ kế Toà Đô Chính (Ủy Ban Nhân Dân bây giờ). Rạp Rex có thêm hai rạp nhỏ bên hông là Mini Rex A và B, bên dưới phía đường Lê Lợi còn có quán café Rex, bên trong cửa kính, máy lạnh và ghế bành sang trọng. Đây cũng là rạp hát đầu tiên có trang bị thang cuốn.

Rạp hát nào cũng có máy lạnh. Rạp hát lớn thì giá vé cao và hát theo xuất, khán giả vào xem đúng giờ mở màn và hết xuất phải ra về để rạp chiếu xuất khác cho tốp khán giả sau. Rạp hát lớn thì chiếu phim mới, còn rạp hát nhỏ thì chiếu phim cũ và chiếu thường trực, nghĩa là khán giả vào xem lúc nào cũng được và muốn khi nào ra về thì tùy ý. Có nhiều người tránh nóng buổi trưa vào rạp xi nê thường trực để ngủ trưa.

Hai rạp Vĩnh Lợi và Lê Lợi được giới học sinh và sinh viên Sài Gòn chiếu cố nhứt. Rạp Vĩnh Lợi ở kế nhà thương Sài Gòn và nhà hàng Thanh Bạch. Tôi có hai kỷ niệm đáng nhớ về rạp Vĩnh Lợi. Một hôm tôi vào rạp Vĩnh Lợi để xem một phim cũ mà hay. Khi tôi đang xem phim thì có hai cô gái vào ngồi chung một ghế trống bên cạnh tôi, Hai cô chắc là nữ sinh trường Pháp nên tôi nghe họ trao đổi với nhau bằng tiếng Pháp. Để tỏ ra mình galant với hai người đẹp đồng thời để chứng minh biết tiếng Pháp, tôi cố gắng xổ ra câu: “J'ai le plaisir de vous céder ma place” (Tôi rất hân hạnh nhường chỗ cho các cô), rồi lật đật đứng lên đi tìm chỗ ngồi khác chỉ kịp nghe tiếng nói merci của hai cô. Một lần khác, Khi tôi đang ngồi trong rạp Vĩnh Lợi say sưa theo dõi phim trên màn ảnh, chợt một bàn tay ai đó đặt lên đùi tôi, Tôi nhìn lên thấy thấy một anh chàng ngồi ghế cạnh tôi đang thò tay qua. Tôi hoảng hốt đứng dậy bỏ đi chỗ khác ngồi. Rạp Vĩnh Lợi nổi tiếng có nhiều khán giả bê đê.

Còn ở rạp Lê Lợi ở trên đường Lê Thánh Tôn, gần chợ Bến Thành, tôi nhớ có một lần đi xem phim Dracula do tài tử Christopher Lee đóng, đang trong cảnh một thiếu nữ nằm ngủ trong phòng, màn gió cửa sổ bay phất phới và bá tước Dracila hiện ra ở khung cửa sổ ở nở nụ cười nhe hai cái nanh trong miệng đỏ màu máu, thì trong rạp có một tiếng rú lên. Các nữ khán giả trong rạp đồng loạt la lên sợ hãi. Tôi biết anh chàng vừa rú lên là một học sinh ở một trường tây thường quậy phá các cô nữ khán giả yếu bóng vía mà thích xem phim ma.

Ai mới quen đào thì thường dẫn vào Mini Rex A hay B, ghế ngồi sang trọng thật êm, ngay cả toilet cũng sạch bóng và lúc nào cũng có một bà xẩm ngồi ngoài cửa mà người khán giả lịch sự nào cũng không quên dúi vào tay bà một ít tiền lẻ. Còn ai có đào ruột thì dẫn lên lầu 2 rạp Eden, kín đáo, ấm cúng để tha hồ tâm sự.

Trong thời kỳ này, Sài Gòn có 3 tờ tuần báo chuyên về âm nhạc, thoại kịch và điện ảnh là Kịch Ảnh, Điện Ảnh và Màn Ảnh không kể những trang đặc biệt nói về các bộ môn đó trong các tờ nhật báo. Phim nào mới trình chiếu được ký giả điện ảnh đi xem trước và tường thuật lại một cách chi tiết cốt truyện. Những phim kinh điển của nghệ thuật thứ bảy như Cuốn Theo Chiều Gió, Cleopatre, Ben Hur, Le Jour Le Plus Long, Le Pont De La Rivière Kwai, Doctor Zivago, The Godfather... với những tên tuổi Clark Gable, Vivien Leigh, Liz Taylor, Richard Burton, Charlton Heston, Henry Fonda, William Holden, Omar Sharif, Robert De Niro… và nhiều nhiều nữa không bao giờ mờ nhạt trong ký ức người Sài Gòn trước năm 1975.

 

Những bước lang thang trên hè phố Sài Gòn

Trong 4 năm 1965-1969, dù đi dạy ở Trà Vinh cách Sài Gòn 200 cây số và gần trọn ngày ngồi xe đò nhưng trong thời gian đầu, cuối tuần nào tôi cũng đáp xe đò vế Sài Gòn. Dù mất hết hai ngày đi và về và chỉ có ngày thứ bảy trọn vẹn ở Sài Gòn, nhưng tôi vẫn hài lòng về quyết định này.

 

image012

Quán kem Pôle Nord


Vê tới Sài Gòn, nếu còn sớm tôi ghé ngay đại lộ Lê Lợi vào một quán nước như Phạm Thị Trước hay quán kem như Mai Hương (nay là quán kem Bạch Đằng ở góc Lê Lợi và Pasteur) hoặc Pôle Nord (ở mặt tiền thương xá Tax) ngồi để ngắm các giai nhân của Hòn Ngọc Viễn Đông đang xuôi ngược trên đại lộ sầm uất nhứt trong thành phố Sài Gòn như đại lộ Champs D’Élysée của Paris hay đường Sainte- Catherine của Montréal. Chỉ cần ngồi ở đây, người ta có thể khám phá bạn của mình có đào hay chưa vì ai có đào cũng dẫn đi défiler ngang đây.

Trong khoảng thời gian này, nếu nhằm lúc đang quen bạn gái thì cũng như mọi người, ngày thứ bảy tôi sẽ dành trọn cho người đẹp: dẫn nàng đi rước đèn ở phố Bonard (phố Lê Lợi), rồi đi xi-nê và cuối cùng là đi ăn kem hay ăn nhà hàng theo yêu cầu của giai nhân; còn nhằm lúc “mồ côi đào” thì đành ngồi uống nước ngắm thiên hạ cho đỡ buồn.

image013

Quán kem Brodard

Vì thường ngồi ở các quán trên đại lộ Lê Lợi nên tôi quen với một vài anh chàng “mồ côi đào” làm những ngành nghề khác nhau. Ngồi ngắm thiên hạ chán, chúng tôi thả bộ đến thương xá Tam Đa còn gọi là Crystal Palace (Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế bị cháy năm 2002) để chiêm ngưỡng những giai nhân bán các gian hàng mỹ phẩm, hay băng nhạc ở đó. Đôi khi chúng tôi đến nhà hàng La Pagode hay quán kem Brodard ở đường Tự Do (Đồng Khởi bây giờ) để thay đổi không gian. Nếu muốn nghe nhạc có hình (thời đó chưa phát minh vidéo) thì chúng tôi vào Saigon Departo cũng ở đường Tự Do, nơi có đặt một máy scopitone mà người ta có thể chọn một bản nhạc trên bàn phím và mua jeton bỏ vào cái khe để nghe và thấy ca sĩ hát bản đó. Tôi thích nghe bản nhạc phim Le Jour Le Plus Long do ca sĩ Dalida mặc quân phục hát trong máy đó.

image014

Máy hát có hình Scopitone

Cuộc vui nào cũng phải tàn. Sáng chủ nhật tôi lên xe đò trở xuống Trà Vinh. Những đêm ở lại Trà Vinh, sau khi soạn bài vỡ để ngày hôm sau dạy và trước khi đi ngủ tôi mở máy hát đĩa để nghe nhạc. Những tiếng hát ngọt ngào của Phương Dung, Hoàng Oanh… trên những đĩa nhựa 45 vòng làm thấm thía nỗi buồn kẻ sống xa nhà nhất là xa thành phố thân yêu Sài Gòn, nơi tôi sống từ nhỏ. Đặc biệt bản Nhớ Thành Đô của Hoàng Thi Thơ diễn tả đúng tâm trạng của tôi lúc đó:

“Tôi xa đô thành một đêm trăng mông mênh

“Tuy ra đi rồi mà vẫn nhớ, vẫn thương

“Hình bóng ấy, người em thơ đang từng giờ đợi chờ..”

Bốn năm đợi chờ cũng chóng qua. Năm 1969, tôi được đổi về dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn có 30 km. Ban giám đốc nhà trường thông cảm cho hoàn cảnh những thầy cô từ Sài Gòn lên dạy ở Biên Hòa nên sắp xếp cho tôi mỗi tuần dạy từ sáng thứ hai đến chiều thứ ba là đủ giờ bắt buộc. Tôi chỉ ở lại Biên Hòa đêm thứ hai, những ngày còn lại tôi ở Sài Gòn.

  

(Còn Tiếp)

 


06 Tháng Bảy 2013(Xem: 44629)
Môt ngày vui đã chấm dứt, nhưng cái tình Ngô Quyền vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Cám ơn thầy cô không ngại tuổi già, đường xa đã về đây họp mặt.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 52132)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em qúa ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 69554)
Bảy năm gắn bó ở trung học Ngô Quyền đã cho tao nhiều kỷ niệm, nếu viết thành sách cũng mấy trăm trang. Viết thơ cũng mấy chục bài.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 54014)
Những cô giáo trường Nữ Tiểu học ngày xưa đã từng là niềm hãnh diện tự hào của người xứ Bưởi Biên Hòa .
29 Tháng Sáu 2013(Xem: 51672)
Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi. Mong gặp lại các bạn trong ngày hội Ngô Quyền.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 70184)
Dịu dàng với học trò, tế nhị với đồng nghiệp, là dấu ấn đẹp trong lòng tôi đối với cô Phan Thị Lệ Hoa.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 64420)
Hoàng Duy Liệu mở trang Đại Hội Ngô Quyền 2013 và bà con ta nhào vô vui hết biết. Phải công nhận mỗi người con Ngô Quyền đều tha thiết về ngôi trường kỷ niệm nên ai cũng nôn nao.
21 Tháng Sáu 2013(Xem: 59561)
Đành vậy! Thôi cũng một lời cám ơn. Cám ơn người em với kỷ niệm tình rất đẹp, dù chỉ là bờ lưng quay vội và không là trăm năm…
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 63049)
Đã đến lúc bạn bè chung lớp cần tìm gặp và cùng đến với nhau để ôn lại những kỷ niệm. Những tiếng tao mầy như đã thân quen tự thuở nào, như lời mời gọi chúng tôi cùng bạn bè
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 119398)
Quỹ thời gian của thầy cô tôi càng ít, càng nung nấu trong tôi về một buổi họp mặt, chỉ dành riêng cho thầy cô giáo cũ và anh chị em bè bạn chs. Ngô Quyền Biên Hòa.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 82402)
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
15 Tháng Sáu 2013(Xem: 54224)
trong thơ văn cũng như ngoài đời thường, tình phụ tử thường không được nhắc nhiều bằng tình mẫu tử. Thế nên một bài thơ hay truyện ngắn nói về tình cha con phải kể là… “hiếm quý.”
15 Tháng Sáu 2013(Xem: 50576)
Chúng ta tan biến vào nhau trong tình yêu cuối đời muộn màng mà thơm lừng thi vị, như hai ly rượu ngon mình đưa lên môi nhau sóng sánh ái ân, nồng đượm hương vị tình yêu...
12 Tháng Sáu 2013(Xem: 75669)
Chẳng biết làm sao hơn, chỉ có thể tiếp tục ước mong, nếu năm nay ta không về được thì hãy hẹn với nhau "về hội ngộ năm sau"… Có dịp về với nhau vì thời gian không còn nữa..
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 57967)
Tôi quay qua hỏi: "Nhớ Thầy Thể hả?". Cả hai gật đầu. Ai cũng nhớ Thầy hết trơn, hết trọi vậy đó! Thầy ơi!
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 53982)
Xin được một lời cám ơn gia đình anh chị Lê văn Tới, cám ơn toàn thể anh chị em đồng môn và bạn bè Bắc Cali với những tình cảm đẹp.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 53021)
tham dự Ngô Quyền để có được những giây phút cảm động nhìn lại Thầy Cô cũ, bắt lấy từng bàn tay ôm từng kỷ niệm. Không thể? Và có thể... Biết đâu “ Ngô Quyền Vang Tiếng Gọi”
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 72231)
Tạm biệt sân chơi Một Thuở,.... Chính từ lời mời nồng nhiệt của em, mà thầy trò trường Ngô năm cũ đã có một đêm tri ngộ tri ân đầy ý nghĩa.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 47069)
Ai đó thơ thẩn thả hồn theo thơ: Bolsa nhớ nắng sân trường Vuốt xuôi tóc cấy mà thương người về.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 51104)
Thế giới đó có hiện hữu hay không cũng tùy niềm tin của mỗi người. Nếu tin thì bạn sẽ nhận được những tín hiệu siêu nhiên cho riêng bạn,