Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy - TỪ CHUYỆN TẤM MÀN SÁO, NHỚ CHA

15 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 54207)
Nguyễn Thị Minh Thủy - TỪ CHUYỆN TẤM MÀN SÁO, NHỚ CHA

Nguyễn Thị Minh Thủy


Từ Chuyện Tấm Màn Sáo, Nhớ Cha


bo-dan-con-trai-5-large-content

Có lẽ vì các ông không thích bày tỏ tình cảm, nhất là với con cái, nên dù thương con rất mực, thương đến mức có thể hy sinh tất cả cho con, trong thơ văn cũng như ngoài đời thường, tình phụ tử thường không được nhắc nhiều bằng tình mẫu tử. Thế nên một bài thơ hay truyện ngắn nói về tình cha con phải kể là… “hiếm quý.” Tuy nhiên tôi chú ý tới truyện “Cha Con” trong tuyển tập truyện ngắn Ông H.O. của nhà văn Hà Thúc Sinh không chỉ vì tính chất “hiếm quý” này.

Đó là một truyện ngắn rất hay và thật cảm động được viết bởi một cây bút nhà nghề. Nhân Ngày Lễ Cha, tôi xin giới thiệu với các bạn như một món quà dâng lên các đấng làm cha trong đó có cả hương hồn ba tôi.

Tâm lý của người đọc là lấy làm thích thú khi tác giả nhắc đến một địa danh, một bối cảnh, một cảnh huống nào đó có liên hệ đến mình. Tôi cũng không ra ngoài thói thường đó. Bởi vậy câu chuyện “Cha Con” hấp dẫn tôi ở chỗ nó có nhắc đến một cái tấm màn, mà người Bắc như ông Hà Thúc Sinh gọi là tấm sáo. Đặc biệt tấm sáo này làm bằng giấy. Chao ôi, nghe ông tả lại cảnh ngồi quấn những tờ vé số để làm màn là cả một ký ức tuổi thơ xa tít mù tắp của tôi bỗng quay về.

Vâng, có lẽ chỉ ở thế hệ của tôi trở về trước mới biết tới cái màn cửa bằng giấy như thế, tấm màn mà tác giả đã mô tả vừa chính xác vừa tài tình như sau, “Thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ thổi vào nhà làm tấm sáo đong đưa, tuy không kêu dòn như sáo trúc, nhưng nó lại mang được vẻ tân kỳ, lạ mắt như một bức tranh nhuyễn thể thay đổi màu sắc từng hồi.” Còn nhớ, vào những năm của đầu thập niên 60 thuở tôi còn bé tí teo, hình như cuộc sống mới giản đơn và êm đềm làm sao. Trong bối cảnh đó, chị em nhà tôi thì hì hục cắt giấy từ những cuốn tạp chí “Thế Giới Tự Do” do ba tôi đem về để cuộn lại làm màn, còn anh em của tác giả thì… sang hơn, dùng những tấm vé số Kiến Thiết Quốc Gia phế thải (cũng do ông bố xoay ở đâu đó) để “chế tạo,” vừa chuẩn xác về kích thước lại vừa đỡ công đo cắt.

Hãy nghe tác giả tả lại thật tỉ mỉ như sau: “Công việc này đòi hỏi sự chăm chú, tẩn mẩn. Nó không bắt chúng tôi vận sức, nhưng cuộn được dăm cái mấy ngón tay tưởng như không còn dính vào hai bàn tay nữa. Ghét hơn khi quẹt hồ. Vụng một chút là dính nhèm nhẹp. Đã vậy, ngồi se sáo không cho chúng tôi ngả nghến. Không thể vừa nằm võng ăn kem vừa cuộn sáo mành mà được, cũng không thể vừa cắn hạt dưa vừa quẹt hồ. Công việc buộc chúng tôi phải ngồi ngay ngắn, vấn cho khéo tấm vé số đầu tiên quanh một lõi dây kẽm dài chừng mươi phân đã bẻ quăn hai đầu.

Đã có lúc tôi vừa làm vừa thả hồn theo tiếng mấy chú dế than dế lửa trong hộp gáy vang, hoặc nhớ đến những thắng bại trên “võ đài cuộc đời” tôi đã nếm mùi. Lại có lúc hồn tôi bay bổng theo cánh sáo diều chiều nao thằng Hạ điên thả bên sân nhà thờ cha Hoan” để rồi sau đó “Tiếng gọi như gắt của bố cất lên sau lưng làm tôi lo lắng. Tôi dạ lớn một tiếng như bao giờ trước khi lấm lét quay lại. Bố tôi đã ngồi xuống cạnh tôi, và cùng lúc ấy, tôi nhận ra những tiếng cười khúc khích của lũ em tôi. Chưa hiểu ra chuyện gì, bố đã nhặt cái ống giấy nơi tay tôi, cốc nhẹ tôi một cái, mắng:

- Hồn để chỗ nào? Cậu đã dặn mỗi ống quấn đúng năm tấm, con quấn bao nhiêu tấm rồi?

Tôi giật mình ngó lại công việc tôi làm. Chiếc ống bố đang cầm dễ đã to hơn ngón chân cái.

Bố liếc nhanh tôi một cái, rồi khi biết tôi đãng trí thật nên không mắng nữa. Trước khi bỏ đi, bố nhìn anh em tôi, giọng thương hại:

- Mệt rồi phải không? Cậu có gói kẹo chanh để trong ngăn dưới tủ áo. Mỗi đứa quấn thêm vài cái rồi lấy ra chia nhau.”

Chuyện không ngừng ở chỗ đó, và chính cái “gói kẹo chanh để trong ngăn dưới tủ áo” này đã gây ra oan nghiệt các bạn ạ. Số là tác giả, sau khi được mấy anh em phân công đi lấy kẹo, đã hân hoan lãnh nhiệm vụ mở tủ áo của bố, nơi mà “gần như anh em tôi chẳng đứa nào dám mở tủ bố trừ khi được phép. Họa hoằn như hôm nay tôi mới lại được đứng trước bộ tủ mở rộng với cái cảm giác y như trở lại một kho tàng ẩn mật chưa từng khám phá hết.”

Ở đoạn này, qua ngòi bút của Hà Thúc Sinh, tôi lại bắt gặp tôi, bạn ạ. Tôi của mấy chục năm về trước, lúc hồi hộp vặn những vòng khóa cuối cùng để mở cái tủ thơm nồng mùi long não của ba tôi. Và tác giả cũng thế, tác giả chỉ cẩn thận nhấc lấy gói kẹo chanh được bọc trong giấy bóng kính khá dầy cất trong một ô ngăn kéo sau khi đã ngắm nghía thỏa thuê tất cả mọi thứ. Chưa hết, trước khi đóng ngăn kéo nhân vật “tôi” còn nhìn qua mọi vật lần nữa. Trông thấy cái kìm cắt dây thép bé tí của bố mà hôm qua bố tìm hoài không thấy, tác giả bèn cầm cái kìm “với ý nghĩ sẽ đưa cho bố như một thành tích mới lập được.” Rồi còn “một xấp vé số khoảng mươi mười lăm tấm có lẽ bố xin đâu về mà đãng trí cũng bỏ quên trong này,” tác giả cũng cầm theo luôn.

Tới đây thì có lẽ các bạn cũng đoán được chuyện gì sẽ xảy ra. Những tấm vé số đó không phải là những vé phế thải bạn ạ, mà là vé số ông cụ mới mua, và oái oăm thay, trong đó có vé trúng. Mười lăm tấm vé số quý giá ấy đã bị se lại thành ống để làm màn, điều đó đồng nghĩa với niềm hy vọng vượt qua cảnh khó khăn túng thiếu của một đại gia đình vì họa Cộng Sản đã phải bỏ xứ di cư vào Nam với hai bàn tay trắng cũng tan theo mây khói. Bởi vậy, sau khi nghe tác giả thú nhận với bố, “Cậu ơi, con lại tưởng…” và xác nhận với người chú, “Cháu lấy ra làm mành mành rồi!” Thế là, “Bao nhiêu con mắt đồng loạt đổ dồn vào tấm mành mành. Một lúc lại dồn vào tôi. Tôi đọc được nhiều sự trách móc và giận dữ. Tôi rúm người lại như muốn càng nhỏ càng tốt.” Và ông bố, người đã được nhà văn kể là rất dữ đòn, hầu như ngày nào cũng cho tác giả ăn roi vì đủ thứ tội mà nhất là tội vật lộn choảng nhau ngoài đường, đã phản ứng ra sao trước lỗi lầm quá ư to lớn này? Đây, ta hãy nghe tác giả kể tiếp, “Lạ thay, qua cơn hoảng hốt ban đầu, lúc này bố lấy lại bình tĩnh hết sức. Trên mặt bố, trong mắt bố tôi không còn thấy sót lại nét hấp tấp, lo âu, buồn bực nào trước đó. Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi, thản nhiên:

- Thôi được rồi, con ra tắm rửa rồi ăn cơm!”

Bi kịch của quá khứ đã kết thúc ở đó, nhưng như người ta hay bảo, lịch sử đôi khi cũng tái diễn. Mấy chục năm sau, tác giả cũng trải qua một phen mừng vui rồi hụt hẫng vì phát giác ra vé số trúng 5000 đô của mình đã bị mất hiệu lực bởi một “ông nhóc tì” đã cạo trụi lủi cả hàng số code dưới cùng, nơi mà theo lời chỉ dẫn dặn kỹ tuyệt đối không được đụng vào. Trong cơn buồn bực, tác giả chợt thấy đôi mắt của ông bố trong khung ảnh trên tường, để rồi, “một cách bất chợt tôi như bị thôi miên. Rồi một lát nước mắt tôi ứa ra. Không, bạn đừng vội tưởng tôi khóc vì tiếc tấm vé số. Hơn bốn mươi tuổi đầu với bao khổ đau vinh nhục trên đời, làm sao tôi còn khóc được vì một tấm vé số!? Tôi khóc vì tự dưng tôi nhớ đến bố tôi vô cùng cực. Tôi nhớ tấm vé số trúng của bố ba mươi năm về trước. […] Rồi tôi khép mắt lại. Tiếng cọ quẹt rì rào của tấm sáo năm xưa như còn rõ mồn một bên tai, nhưng nổi giữa tiếng rì rào ấy giọng bố tôi còn rõ hơn nữa. […] giọng bố vẫn nho nhỏ, đều đều nói với kế mẫu tôi vào rất khuya đêm đó: Lỗi phải gì, của đi thay người mợ ạ. Với lại số nhà mình của cải đều do hai bàn tay làm ra…”

Xin cầu chúc các bạn có được một Ngày Lễ Cha đầy ý nghĩa.

Nguyễn Thị Minh Thủy

12 Tháng Bảy 2013(Xem: 60968)
Tôi xin gửi đến thầy cô, bạn bè tâm tư của mình để nhắc nhau còn hai tháng nữa là đúng 50 năm khóa 8 NQ bắt đầu nhập học.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 44527)
Môt ngày vui đã chấm dứt, nhưng cái tình Ngô Quyền vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Cám ơn thầy cô không ngại tuổi già, đường xa đã về đây họp mặt.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 52120)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em qúa ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 69537)
Bảy năm gắn bó ở trung học Ngô Quyền đã cho tao nhiều kỷ niệm, nếu viết thành sách cũng mấy trăm trang. Viết thơ cũng mấy chục bài.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 53988)
Những cô giáo trường Nữ Tiểu học ngày xưa đã từng là niềm hãnh diện tự hào của người xứ Bưởi Biên Hòa .
29 Tháng Sáu 2013(Xem: 51550)
Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi. Mong gặp lại các bạn trong ngày hội Ngô Quyền.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 70159)
Dịu dàng với học trò, tế nhị với đồng nghiệp, là dấu ấn đẹp trong lòng tôi đối với cô Phan Thị Lệ Hoa.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 64404)
Hoàng Duy Liệu mở trang Đại Hội Ngô Quyền 2013 và bà con ta nhào vô vui hết biết. Phải công nhận mỗi người con Ngô Quyền đều tha thiết về ngôi trường kỷ niệm nên ai cũng nôn nao.
21 Tháng Sáu 2013(Xem: 59537)
Đành vậy! Thôi cũng một lời cám ơn. Cám ơn người em với kỷ niệm tình rất đẹp, dù chỉ là bờ lưng quay vội và không là trăm năm…
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 62939)
Đã đến lúc bạn bè chung lớp cần tìm gặp và cùng đến với nhau để ôn lại những kỷ niệm. Những tiếng tao mầy như đã thân quen tự thuở nào, như lời mời gọi chúng tôi cùng bạn bè
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 119347)
Quỹ thời gian của thầy cô tôi càng ít, càng nung nấu trong tôi về một buổi họp mặt, chỉ dành riêng cho thầy cô giáo cũ và anh chị em bè bạn chs. Ngô Quyền Biên Hòa.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 82385)
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
15 Tháng Sáu 2013(Xem: 50565)
Chúng ta tan biến vào nhau trong tình yêu cuối đời muộn màng mà thơm lừng thi vị, như hai ly rượu ngon mình đưa lên môi nhau sóng sánh ái ân, nồng đượm hương vị tình yêu...
12 Tháng Sáu 2013(Xem: 75650)
Chẳng biết làm sao hơn, chỉ có thể tiếp tục ước mong, nếu năm nay ta không về được thì hãy hẹn với nhau "về hội ngộ năm sau"… Có dịp về với nhau vì thời gian không còn nữa..
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 57958)
Tôi quay qua hỏi: "Nhớ Thầy Thể hả?". Cả hai gật đầu. Ai cũng nhớ Thầy hết trơn, hết trọi vậy đó! Thầy ơi!
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 53975)
Xin được một lời cám ơn gia đình anh chị Lê văn Tới, cám ơn toàn thể anh chị em đồng môn và bạn bè Bắc Cali với những tình cảm đẹp.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 53009)
tham dự Ngô Quyền để có được những giây phút cảm động nhìn lại Thầy Cô cũ, bắt lấy từng bàn tay ôm từng kỷ niệm. Không thể? Và có thể... Biết đâu “ Ngô Quyền Vang Tiếng Gọi”
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 72211)
Tạm biệt sân chơi Một Thuở,.... Chính từ lời mời nồng nhiệt của em, mà thầy trò trường Ngô năm cũ đã có một đêm tri ngộ tri ân đầy ý nghĩa.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 47056)
Ai đó thơ thẩn thả hồn theo thơ: Bolsa nhớ nắng sân trường Vuốt xuôi tóc cấy mà thương người về.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 51091)
Thế giới đó có hiện hữu hay không cũng tùy niềm tin của mỗi người. Nếu tin thì bạn sẽ nhận được những tín hiệu siêu nhiên cho riêng bạn,