Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi Ngọc Anh - MỢ TÔI

13 Tháng Ba 202110:56 CH(Xem: 7945)
Bùi Ngọc Anh - MỢ TÔI


Mợ Tôi

Mợ Tôi

 

Mợ tôi là người làng Hạc Bổng.  Không biết đó là nơi nào ngoài Bắc, nhưng cái tên nghe rất hay.  Mợ thường kể lúc trẻ ra đồng làm ruộng, đi chân đất trong bùn nên gót chân luôn bị nứt nẻ.  Mỗi khi nhìn cánh đồng lúa bát ngát, tôi lại nghĩ đến Mợ tôi.

 

Mợ còn kể có lúc phải chạy lên trên bản để tránh loạn lạc.  Đêm đêm ra rừng ngủ để không bị bắt.  Rồi Mợ kể chuyện ăn nhót và đời sống ở Tây Bắc.  Mỗi lần xem những cảnh này trên YouTube tôi lại nhớ đến Mợ tôi.

 

Vào Nam, Mợ buôn tảo bán tần để giúp gia đình và lo cho các con lớn đi học đại học.  Mợ bắt đầu bán từng thùng cam một cho đến khi có được một gian hàng cố định.  Mợ tính nhẩm rất hay, dùng đốt ngón tay để tính tiền và dùng trí nhớ để ghi lại hết tất cả.  Mợ hiền lành, chân thật, nên có bạn tốt và nhiều người chung quanh giúp đỡ.  Mỗi lần nhìn thấy những người buôn bán chân thật, tôi lại nhớ đến Mợ tôi.

 

Qua Mỹ, Mợ đi học Anh Văn và lo cho gia đình 13 người.  Mỗi ngày, Mợ nấu cơm, làm đồ ăn trưa đến khuya mới xong.  Một hôm, Mợ được việc làm trong hãng bánh cookies.  Mỗi ngày về, mình có thể đoán được hôm nay hãng làm bánh gì.  Lúc thì mùi dừa, lúc thì chocolate, không thì vanilla hay peanut butter.  Mỗi lần ăn bánh cookies tôi lại nhớ đến Mợ tôi.

 

Có người trong nhà thờ đi làm cùng đường nên cho Mợ đi theo mỗi ngày.  Có hôm, Mợ đi làm quên đeo cả răng giả, bạn trêu Mợ: “Huệ, no teeth today!”  Vậy mà họ còn rủ Mợ đánh cá Football.  Mợ kể Mợ lựa cái ô nào cũng trúng, bạn khen: “Huệ, number one!”  Mợ thích lắm!  Mợ làm được vài năm thì hãng đóng cửa.  Giờ, hễ thấy một người lớn tuổi đi làm hãng, tôi lại nhớ đến Mợ tôi.

 

Về Cali, Mợ nấu đủ các món ăn cho chúng tôi.  Cậu tôi là trưởng tộc nên tuần nào cũng có giỗ.  Giỗ làm vào Thứ Bẩy hay Chủ Nhật, nhưng Thứ Sáu Mợ cũng nấu cho chúng tôi ăn.  Mợ làm bánh xèo ngon lắm.  Ngon nhất là nước nắm Mợ pha.  Chẳng có công thức gì hết, chỉ tùy vào khẩu vị của Mợ thôi.  Lần nào, Mợ cũng kiên nhẫn làm cho mọi người ăn xong hết, rồi Mợ mới ăn.  Mợ thích ăn rau và Mợ ăn rất là ngon.  Tôi mê nhìn Mợ tôi ăn rau từ thuở nhỏ.  Và tôi cũng tập ăn rau như Mợ tôi.

 

Không may, Mợ bị bịnh lẫn.  Mợ vẫn biết chúng tôi, vẫn nói chuyện, và làm việc bình thường.  Chỉ có chiều chiều Mợ đi tìm tiền.  Mợ được cầm hai ngàn đồng và lúc nào Mợ cũng lo mất.  Mợ dở ra đếm tới đếm lui cho đến khi mệt hết hơi.  Rồi Mợ than là không đủ, ai lấy mất của Mợ.  Có lúc Mợ mang dấu đi đâu và hoảng hốt vì không tìm được.  Có hôm Mợ bỏ vô bịch chips, tìm mãi mới ra.  Những lúc này, có muốn bực cũng không nỡ vì trông Mợ rất đáng thương.  Mỗi lần thấy một người già, tôi lại nghĩ đến Mợ tôi.

 

Mợ hiền lành chịu đựng trong mọi hoàn cảnh.  Sau khi Cậu mất, Mợ phải luân chuyển qua năm căn nhà để ở với con cái.  Có lúc Mợ ở năm ngày trong tuần rồi qua ở nhà khác hai ngày cuối tuần.  Có lúc Mợ ở hai tuần liên tiếp, hay một tháng, hoặc vài tháng.  Mỗi lần Mợ đến, phải mất vài hôm hay một tuần Mợ mới quen nhịp sống và chỗ ở nhà đó.  Lúc Mợ vừa quen và bắt đầu thoải mái thì Mợ lại phải ra đi.  Mỗi lần nghĩ đến Mợ và cái bịch quần áo, tôi rất thương Mợ tôi.

 

Vậy mà Mợ đi vòng vòng ở với con cái được bẩy năm trời.  Đến nhà nào Mợ cũng rất vui vẻ và biết điều.  Mợ sạch sẽ, khỏe mạnh, ăn được, nhưng ngủ ít.  Tối tối, lúc nằm trên giường, Mợ hay hỏi thăm từng người con.  Mợ nhắc đến những món nữ trang, những lạng vàng, và tiền bạc của Mợ.  Rồi Mợ tự hỏi: “Bây giờ nó ở đâu?”  Thỉnh thoảng, Mợ nhắc đến bác Lục, anh của Mợ, rồi Mợ đọc thơ bác thích: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi, nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường!”

 

Tuy chưa lần nào Mợ nhắc đến Cậu, nhưng lúc sinh thời Cậu hay đọc Kiều và ngâm Kiều.  Tôi đoán, Mợ nhắc đến Cậu qua những câu thơ này.  Ngày xưa, Cậu Mợ rất khắn khít, làm gì cũng có nhau, từ đi chùa cho đến đi chợ, đi thăm con cái, thăm họ hàng, thăm bạn bè, nấu ăn, làm vườn, gì gì cũng làm với nhau.  Rồi tự dưng Cậu mất đi, Mợ không còn ở căn nhà có Cậu nữa, và rồi Mợ cũng không nhắc đến Cậu.  Nhưng cuối cùng Cậu Mợ lại có nhau, cùng nằm bên nhau, cùng hàn huyên với nhau, và cùng nhau phù hộ cho con cháu.

 

Mợ ra đi rạng sáng ngày 13 tháng 3 năm 2020, 4 ngày sau lệnh đóng cửa, cách ly các nhà dưỡng lão. 

 

Bùi Ngọc Anh - NQ K15

(Kỷ niệm ngày Mợ mất)

11 Tháng Giêng 2013(Xem: 88516)
Em về để gió hôn mây Để anh ôm mộng, men say cuộc tình Em về kể chuyện chúng mình Ngày còn đi học, em xinh xinh nhiều
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 88430)
Nhưng tôi vẫn cố viết mấy giòng này, goị là kỷ niệm một chuyến đi, đi thăm thân hữu đồng môn Gặp mấy học trò cũ, cũng như cho biết cảnh trời Tây:
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 76772)
Rất mong qua những hình ảnh xưa đính kèm, anh chị em nào tự nhận ra chân dung chính mình … mấy mươi năm trước, hoặc chân dung anh chị em từng sinh hoạt cùng thời với mình,
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 87396)
Em ơi, hạt sương long lanh anh nâng niu trong ngăn tim anh nóng cháy đậm đà, ngày mai còn đó, tình ta còn đó, còn mãi trong ta mối tình đầu ngây thơ của Ngô Quyền và em
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120951)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 85932)
Một năm đã qua, chúng ta đã sống với nhau thật lòng trong một đại gia đình. Chúng ta đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất thật.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 109951)
Sau 37 năm rời trường, cho tới Đêm tri ân thầy cô giáo cũ của nhóm CHS.NQBH, tui mới có dịp mặc lại chiếc áo dài trắng. . Lúc đầu tui cũng cảm thấy hơi… ngộ ngộ,
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 140325)
... cuộc đi nầy đã để lại trong lòng chúng ta những kỷ niệm khó quên, từ những lá vàng ở Kobe, ở Kyoto, ở Okayama, ở Kintaikyo, những ngày lạnh lẽo, tuyết rơi ở Shirakawa,
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 112699)
nhận thấy có các em nhỏ đi theo anh mình, và các em tỏ ra thích thú các trò chơi trong sinh hoạt Hướng Ðạo. BP liền thành lập thêm một ngành dành cho các em nhỏ từ 7 đến 10 tuổi
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 99500)
Đây là lần thứ bảy, các CHS.NQBH K15 gạt hết những âu lo toan tính đời thường, hóa thân thành những cô cậu học trò hồn nhiên của những ngày xưa thân ái.
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 127067)
Giờ đây, nếu mẹ hỏi lại: - “Giả sử có ngày tận thế thật thì thời khắc ấy, con muốn được ở bên cạnh ai?”, con sẽ không do dự trả lời: - “Con muốn được ở bên mẹ, bây giờ và suốt đời…”
22 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 110489)
Noel cũng là dịp tôi và mọi người xung quanh tận hưởng những giây phút ngọt ngào của tình yêu, của niềm tin và hy vọng.
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 135613)
Xin mời đến thăm xứ Úc trong mùa Giáng Sinh với Hạnh Phạm.
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 124374)
Giả thử có ai hỏi, ai là người tôi yêu thương và tin tưởng nhất? Không ngại ngần tôi sẽ nói là em tôi. Cậu Mười của mấy đứa con tôi.
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 128341)
Đông đến Thu đi mai vàng nở rộ bao mùa, năm nay Tết lại sắp về chị đang lưu lạc phương nào hả chị Gấm? Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không?
16 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 127873)
Chuyến đi tour NCA đã để lại trong lòng tôi đầy những kỷ niệm, và khi viết những dòng chữ nầy, tôi chợt thấy nhớ Kobe chi lạ.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 123049)
Sợi dây chuyền kỷ niệm đó đã đem đến niềm vui nỗi buồn cho bà. Bà đã gắn bó với nó một thời gian dài và đã chôn nó sau vườn vào một ngày pháo đỏ rộn sân nhà...
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 111681)
trái đất tròn còn sống là Thầy trò vẫn còn có dịp mừng vui đoàn tụ. Mong thời gian đừng cướp mất cơ hội của Thầy trò chúng mình.
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 117611)
Vậy thì anh chị em mình cùng cảm ơn quí thầy cô, và cùng cảm ơn nhau nữa. Đã nửa thế kỷ trôi qua đời người, hạnh phúc biết bao khi Thầy – Trò ta vẫn có nhau bên đời…
08 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 159911)
Xin gởi đến quý vị lời chia sẻ của một triệu phú 40 tuổi là bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, bị ung thư phổi thời kỳ 4, về kinh nghiệm sống của mình vào ngày 19/1/2012. Anh qua đời vào ngày 18/10/2012.