Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Nguyễn Xuân Hoàng - XIN LỖI VÀ CÁM ƠN.

25 Tháng Giêng 201012:00 SA(Xem: 97877)
GS Nguyễn Xuân Hoàng - XIN LỖI VÀ CÁM ƠN.

THƯ CUỐI NĂM

blank 

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Xin lỗi và cám ơn!

 

Buổi chiều cuối năm, ngồi bên ly cà phê với người bạn đến từ một tiểu bang xa. Bạn tôi hỏi, ba điều bốn chuyện, chuyện sức khoẻ, chuyện gia đình, chuyện công ăn việc làm, chuyện người sống người chết, chuyện quê hương, chuyện quê nhà... Sau cùng bạn hỏi: "Năm qua cậu đã làm được những gì, đầu óc có thoải mái không?" Tôi nửa đùa nửa thật: Đầu óc thì không, còn làm được việc gì thì không biết.

Bạn tôi là một người chơi nhạc, không phải nhạc sĩ sáng tác, nhưng kiến thức về âm nhạc thì khá cao, và chơi đàn tây ban cầm xuất sắc. Mặc dù ở xa chúng tôi vẫn thường liên lạc nhau qua email. Có lần anh đưa ra một nhận xét bất ngờ về một bài viết của tôi, anh làm tôi sửng sốt. "Phong cách của bút pháp. Đó cũng là một vấn đề," anh nói. Đọc nhiều, biết thưởng thức hội họa, và nói về văn chương và kịch nghệ thì thuyết phục lắm... tuy vậy bạn tôi không phải là người viết văn làm báo.

Cà phê nóng. Tôi uống một ngụm. Mùa đông năm nay ở miền bắc Cali lạnh hơn năm ngoái, lạnh hơn cả những năm trước nhiều. Tôi mở gói mật ong châm thêm vào ly cà phê. Hôm nay là ngày cuối tuần, tôi không ngồi ở quán quen Starbucks của tôi, mà là quán Peet’s coffee. Cà phê ở đây đậm hơn cà phê starbucks. Khung cảnh cũng thân mật và ấm cúng, từ cái bàn cái ghế, những gói cà phê, … Mấy bức tranh treo trên tường cũng đơn giản và nồng ấm. Quán hơi vắng. Có hai người khách sát bàn tôi: một người Mỹ râu tóc bạc phơ, ăn mặc rất bụi đời [áo quần giày dép và cái mũ chụp đầu bằng len cũ kỷ tả tơi] và một phụ nữ Á châu ăn mặc sang trọng, nhưng nét mặt hơi thô và lạnh. Tôi biết quán Peet’s coffee này hơi trễ, chỉ chừng hơn 1 năm nay thôi, nhưng tôi rất thích.

Bạn tôi nhắc: “Sao lúc này không thấy cậu viết gì? Phải viết đi chứ! Ở không lâu quá đâu có tốt.” Tôi nói không viết gì vì không biết viết gì, nhưng ở không thì cũng không hẳn là ở không đâu. “Nghĩa là cậu không còn chuyện văn chương chữ nghĩa nữa à?” Tôi nói chuyện chữ nghĩa thì còn nhưng mà chuyện văn chương thì không. Tôi lúc này thích chuyện thời sự hơn. “Nói tóm lại là cậu không có thì giờ?” bạn tôi hỏi. Tôi nói, thì giờ đâu nữa mà còn. Từ mấy năm nay tôi đã đọc ít đi. Thiếu cái nguồn nước liên lỉ ấy, cái giếng sẽ khô cạn dần, mạch nước ấy khi không còn thì cái ngọn lửa kia cũng từ từ tàn lụi, lấy nhiên liệu đâu mà đốt lên? “Cậu nói sao?” bạn tôi hỏi. “Cậu không đọc sách nữa à? Bỏ cái chuyện vớ vẩn ấy, chết tiệt ấy đi cậu ơi. Tin trong nước, tin ngoài nước, tin thế giới, tin xe cán chó chó cán xe, tin trong nhà ngoài phố. Cái thứ mì ăn liền ấy mà! Đau đầu!” Ừ, tôi nói, đau đầu thật!

…..

Bạn tôi nói: “Cậu có biết chuyện ký mục gia Art Buchwald không?” Ông nói sao? Tôi hỏi. Ông Art Buchwald à? Ông ấy mất từ tháng Giêng năm 2007 kia mà! “Đúng vậy!”, bạn tôi nói, “Tôi biết chứ, ông ấy mất đã gần bốn năm rồi, nhưng cậu không biết là ông Art Buchwald trước khi chết ở tuổi 82 vẫn còn viết không?” Ừ, thì sao? “Còn cậu, còn lâu cậu mới tới tuổi đó, sao cậu lười thế?” Tôi hỏi, ông nói thế là thế nào? Bạn tôi cười, “Thế cậu không thấy chuyện này không dính líu gì tới cậu à?” Dính líu gì? Tôi hỏi. “Hãy bắt chước Art Buchwald đi, nếu đời không có gì vui, thì sao không mang tặng cho đời một nụ cười?” Bạn tôi hỏi lại.

Bạn tôi kể “Từ tháng Hai năm 2006, khi bác sĩ cho biết vì ông không chịu lọc máu hàng tuần nên ông chỉ còn sống vài tháng nữa thôi, ông quyết định dọn vào hospice, một loại housing ‘tống tiễn’ những người chờ chết và muốn ra đi một cách êm thắm không làm phiền ai. Chính tại nơi chốn này, ông vẫn không ngừng viết và còn in cả một cuốn sách mang tựa Too Soon To Say Good Bye (Còn quá sớm để nói lời từ biệt).

Ly cà phê của tôi đã cạn. Tôi đứng nhổm dậy. Bạn tôi biết ý. “Thôi cậu ơi. Đủ rồi! Tối rồi, đâu phải buổi sáng mà không ngừng cà phê thế này. Mai tôi bay về lại tiểu bang ngập lụt New Orleans của tôi, tôi vẫn muốn hỏi lại cậu một câu: năm qua cậu đã làm được những gì?” Năm qua? Tôi có làm được gì đâu. Toàn những chuyện vớ vẩn. “Sao lại vớ vẩn?” Thì đấy, chuyện thì nhiều mà có ra cái khỉ gì đâu! “Vậy có nghĩa là cậu cũng có làm đôi ba chuyện phải không? Cậu nghĩ gì về những chuyện khỉ của cậu?” Tôi biết bạn tôi nhất định không buông tha tôi. Thì đành. Tôi nói: Tôi muốn nói lời xin lỗi. “Xin lỗi ai?” Xin lỗi tất cả mọi người. Tôi muốn xin lỗi những người tôi yêu thương, những người tử tế và cả những người không tử tế với tôi. Tôi muốn xin lỗi bạn, xin lỗi những người tôi quen, lẽ ra tôi phải làm điều này không nên làm điều kia, nhưng tôi đã làm nhiều điều ngược lại. Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi. Cảm tạ những người đã từng giúp đỡ mình, đã từng chăm sóc mình, lo lắng cho mình, những người đã bất chấp những rào cản của cuộc sống đã đem cho mình tình yêu thương mà rồi đây suốt cả đời sẽ không bao giờ tìm thấy... Và trong túi áo kia là những lời xin lỗi vì mình đã không xứng đáng với lòng tử tế của họ, đã không hết lòng với họ, đã không trải lòng ra lắng nghe tiếng nói của họ. Tôi muốn nói lời xin lỗi với những độc giả của tạp chí Văn, tờ báo tôi đã làm ở Việt Nam sau anh Trần Phong Giao, và nay ở Mỹ sau nhà văn Mai Thảo, tờ báo đã đình bản mà không một lời xin lỗi. Cái lỗi đó quá lớn. Tại sao? Cả một năm qua, tôi nằm chờ chuyện đi xa, chờ từng ngày… “Cậu thật là vớ vẩn! Cậu đã nói bao nhiêu lần câu này rồi?” Tôi nhớ tôi đã nói nhiều lần. Và cách đây mấy năm, nhà văn Võ Phiến có viết cho tôi một lá thư tay về cái ý nghĩ “vớ vẩn” đó của tôi đấy. “Ông Võ Phiến viết gì cho cậu vậy? Tôi muốn đọc được không?” Muốn đọc thật à? Lần tới tôi sẽ cho ông đọc. Nhưng ngay lúc này thì chưa được. Ừ, tối rồi, không cà phê nữa. Bây giờ tôi đưa ông đến một quán cơm Ý, tôi muốn uống một ly rượu đỏ với ông trước khi chia tay.

Mùa đông, mặt trời đi ngủ sớm. Bóng tối tràn ngập khắp bãi đậu xe trước quán cà phê Peet’s coffee. Và lạnh.... “Đúng, cậu vớ vẩn thật!” Bạn tôi nói.


Tháng 12, 2009 

blank
 

07 Tháng Ba 2015(Xem: 29892)
tôi cơ hồ chìm đắm trong cơn say và còn nghe đâu đây “Rồi Mai Đây” và “Tôi Muốn”. Như một lời cám ơn các anh Ngô Quyền, các em Khiết Tâm trong đêm Reunion và 45 Năm Tình Bạn.
06 Tháng Ba 2015(Xem: 28430)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Anh cho em mùa Xuân & Đẹp Giấc Mơ Hoa - Khánh Ly trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
27 Tháng Hai 2015(Xem: 26295)
Vẫn với những gương mặt thân quen trìu mến các anh chị em cựu học sinh Ngô Quyền vùng San Jose miền bắc Cali đã có một buổi tiệc Tân Niên cùng chào đón thầy Phạm Gia Hưng tại nhà hàng Bo Town trưa ngày mùng bốn Tết Ất Mùi 2015.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 27701)
Gặp được các anh chị đồng hương Biên Hòa, gặp ở một nới vạn dặm xa quê là một niềm hạnh phúc lớn. Xin cám ơn Biên Hòa, cám ơn Ngô Quyền và…cám ơn Tam C.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 28062)
Tiệc Tân Niên đón mừng năm Ất Mùi do anh chị em trung học Ngô Quyền miền Bắc California tổ chức đã diển ra trọng thể vào ngày chủ nhật 02/22/2015 tại nhà hàng Bo Town
27 Tháng Hai 2015(Xem: 20535)
Đêm ở nghĩa địa. Tôi ngồi với người thanh niên tên Long, con trai bà Sáu Mượn trong một ngôi nhà mồ. Ngôi nhà, không đúng. Nó giống như một cái miếu thờ.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 25975)
Với tôi, không ai hát “Hoa Xuân” hay bằng Hà Thanh và cũng không ai hát nhạc của Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông hay bằng Hà Thang, từ những: “Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp”:
21 Tháng Hai 2015(Xem: 23867)
CHÚC MỪNG NĂM MỚI Sáng tác : NGÔ CÀN CHIẾU Thể hiện : DUY LINH Hoà âm : QUANG ĐẠT
20 Tháng Hai 2015(Xem: 26846)
Có lẽ không có ngôi trường nào có được tình thầy-trò như vậy. Người Thầy vừa là Sư vừa là Phụ. Cảm ơn ngôi trường độc nhất của Việt Nam Cộng Hòa ....
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28528)
Dương Quân xuất thân từ Biên Hòa nên yêu Em gái Biên Hòa đây mới thật là mối tình man mác, nên tác giả “Đem theo hình ảnh cả đời tha phương”. Chỉ cần đọc thơ anh, cũng có thể hiểu được ít nhiều những gì anh muốn nói hoặc tâm sự.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 29007)
Dê ở đây không phải là tính lăng nhăng “dê xồm” hay “dê cụ” của mấy ông, và cũng của mấy bà nữa, mà thật sự là một con dê. Nó từ đâu đến, không ai biết, chỉ biết ông Tám nhờ nuôi nó mà được thành danh là ông Tám Dê.
13 Tháng Hai 2015(Xem: 28560)
Ôi cái tâm thức như khỉ vượn suốt cả năm nay chạy đuổi theo những hình bóng phù du của cuộc mưu sinh, không bao giờ biết đến “sự dừng lại” để ngắm và quan sát nên nào có hay rằng mùa Xuân đã đến “Như Vậy”:
13 Tháng Hai 2015(Xem: 31879)
*Xin bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh và thưởng thức ĐI TÌM MÙA XUÂN - Nhạc NGÔ CÀN CHIẾU - DIỆU HIỀN trình bày
13 Tháng Hai 2015(Xem: 27331)
Tôi đã làm một video ngắn. Hiện diện trong này là những gương mặt thân quen của người Biên Hòa. Là những cựu học sinh Ngô Quyền và những cây viết quen thuộc đã góp mặt...
07 Tháng Hai 2015(Xem: 25756)
Giờ đây được sống nơi xứ người, với những xa lộ thẳng hàng với những đoàn xe nối dài những đêm không ngủ. Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 29081)
Xuân và Tết lại về một lần nữa với mọi người trên quê hương thứ hai này. Bây giờ dù ăn Tết và đón Xuân không thiếu một thứ gì nhưng sao Dung vẫn không bao giờ quên được buổi hội chợ Tết đầu tiên đơn sơ cùng miếng bánh chưng ngọt ngào.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 26045)
Ngày họp mặt AHBH năm nay tôi vui lắm. Quà cáp đem về là những lời khích lệ chân tình của Thầy, Cô, các anh, chị và tất cả bạn bè. Tôi không phải là nhà văn. Tôi chỉ là một bông hoa dại được hội AHBH đem vào vườn hoa văn nghệ và ươm phân, tưới nước.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 28435)
Một mùa Xuân nữa lại trở về trên quê hương. Không biết cây mai vàng trước nhà có nở hoa kịp vào dịp Tết để được chị cắt một cành mai đẹp nhất, trân trọng cắm vào bình hoa trên tủ thờ? Đó là nơi trang nghiêm giữa nhà, có hình của ông bà và cha mẹ, ..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 23144)
Tôi thèm khát biết bao nhiêu cái màu xanh trên bầu trời bên kia song sắt. Tôi sẽ nhảy cỡn lên, sẽ đi bằng những sải chân dài, sẽ chạy thật nhanh ra khỏi cánh cửa kia, sẽ bay lên những vòm cây, sẽ đậu trên mui chất đầy đồ đạc của chiếc xe đò ọc ạch chạy trên quốc lộ bốn...
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 27279)
Phần người viết nhìn bức hình cũ kỹ đã gần nửa thế kỷ với tâm trạng đầy... xúc động. Bởi vì đúng như ông bà mình thường nói rằng nghe cả hàng ngàn lời nói đọc cả hàng vạn chữ viết mô tả cũng không sao bằng...