Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI HAI

14 Tháng Sáu 20201:19 SA(Xem: 9832)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" THỨ MƯỜI HAI

                                    Nhật Ký Tuần Lễ "Cấm Túc" Thứ Mười Hai

                                                               Nguyễn Trần Diệu Hương





Thứ hai 1 tháng 6


Qua màn ảnh truyền hình, Antonio Gwynn Jr.,  một học sinh lớp 12 thấy đường Bailey của thành phố Buffalo đầy rác và mảnh kính vụn bỏ lại sau một cuộc tuần hành đòi công lý cho ông George Floyd, dẫn đến bạo động đập phá, và hôi của. Là dân địa phương, Antonio biết sáng sớm mai sẽ có nhiều người đi làm qua con đường đó. Cậu cầm cái chổi dài, mang theo vài chiếc bao nylon đen khổ lớn đựng rác, và miệt mài quét dọn đường phố từ 2 giờ sáng đến 12 giờ trưa hôm sau.


Sáng nay, khi mọi người bắt tay vào chuẩn bị dọn dẹp "aftermath" của cuộc tuần hành đêm Chủ nhật ở Buffalo, New York thì Antonio đã dọn dẹp gần xong.


Câu chuyện cậu bé người Mỹ gốc Phi Châu có tấm lòng nhân hậu được loan truyền trên hệ thống truyền thông như một giọt nước mát làm dịu lòng New Yorkers sau những mất mát vì đại dịch, vì phân cách.


Một người dân địa phương khác, Matt Block nghe từ tin tức hành động từ ái tự phát từ tấm lòng của một thiếu niên. Vào facebook của Anthony tìm hiểu, Matt thấy Anthony đang tìm những lời khuyên để mua cái xe cũ đầu tiên trong đời. Matt quyết định tặng Anthony chiếc xe thể thao mui trần Mustang màu đỏ đời 2004 của mình. (Đây là chiếc xe Matt mua thêm, thỉnh thoảng mới lái để nhớ lại ước mơ thời thơ dại).


blank


Một tình cờ ngẫu nhiên làm câu chuyện đời thường có màu sắc của truyện cổ tích khi người ta biết mẹ của Anthony cũng lái một chiếc Mustang màu đỏ trước khi bà qua đời vào năm 2018. Chi tiết này làm Anthony có những giọt nước mắt hạnh phúc nhớ mẹ khi nhận món quà mới từ một người mới gặp lần đầu. Và Matt thì .... "nổi da gà" (goosebumps) vì sự trùng hợp này. 


"Happy Ending" của Anthony chưa dừng ở đó. Cậu thiếu niên chưa đủ tuổi mua rượu, và thuốc lá, còn nhận được thêm hai món quà từ hai ân nhân khác:


- Ông Bob Briceland, một doanh nhân địa phương, trả tiền một năm bảo hiểm cho chiếc Mustang 2004 "cũ người mới ta", với hồi ức về người mẹ của Anthony Gwynn Jr.


- Trường Medaille College ở Buffalo tặng Anthony học bổng toàn phần trong niên khóa 2020-2021, bắt đầu từ mùa thu năm nay.


Chính những người như cậu thiếu niên Anthony Gwynn Jr. đã làm cho tất cả mọi người có một cái nhìn trân trọng, thân thiện hơn về người Mỹ gốc Phi Châu, chứ không phải vì màu da, hay điều gì khác. 


Thứ ba 2 tháng 6 


Bỉ sẽ bắt đầu giai đoạn 3 trong "tiến trình hồi sinh đất nước" vào tuần sau ngày 8 tháng 6. Hầu hết các cơ sở thương mại sẽ được mở cửa với khoảng cách giao tiếp là hai mét.

Vương quốc nhỏ này là một trong những quốc gia có tỷ lệ người chết vì COVID-19 cao nhất Châu Âu (9,600 người thiệt mạng với dân số chỉ có 11.5 triệu người)

Hoàng tử Joachim (cháu của Vua Philippe) đã phải lên tiếng xin lỗi toàn dân về việc qua Tây Ban Nha tham dự một party lớn trong thời gian Bỉ vẫn còn ở trong tình trạng "lockdown".


Bỉ sẽ mở biên giới cho các nước Châu Âu qua lại vào giữa tháng 6. Để đẩy mạnh kinh tế, mỗi người dân Bỉ cũng được phát một vé đi xe lửa 10 lần miễn phí có giá trị từ 1 tháng 7 đến 1 tháng 12 năm 2020. 

Cùng lúc, một biện pháp khác để kích thích kinh tế là Bỉ sẽ  phân phát cho tất cả những người đi làm €300 (Euro) gift card ở các tiệm ăn, bảo tàng viện, rạp chiếu phim.

Khắp nơi trên thế giới, người ta đã làm hết sức mình để làm guồng máy kinh tế chuyển động lại sau nhiều tháng gần như không có hoạt động vì lệnh lockdown do đại dịch cúm Tàu. Cầu mong không một cố gắng nào trở thành "dã tràng xe cát biển đông".


Thứ tư 3 tháng 6


Có một lúc nào đó trên chuyến bay dài, người ta nghe tiếng con nít khóc, và thấy một bà mẹ trẻ loay hoay tìm đủ mọi cách dỗ con, nhưng không có hiệu quả. Rồi tiếng ai đó cất lên :


- Cô có mang theo mền (baby blanket) của cháu không? 


Người phụ nữ trẻ lần đầu mang con đi xa, (và rất nhiều hành khách trên máy bay) vừa học được kinh nghiệm mới: trẻ con thấy an toàn hơn với mùi của cái mền đầu đời quen thuộc của mình.


Biết rõ điều đó, sau khi về hưu, cô giáo Kate Nelson - ở Morgan Hill  một thành phố nhỏ phía Nam của San Jose, California- trở thành một người chuyên may hoặc đan, móc những cái mền để tặng cho bất cứ ai cần đến, đặc biệt là những người vừa mất thân nhân. Bà Nelson hiểu trong buồn bã, bất an, khoác vào một cái mền nhỏ quen thuộc, người ta sẽ thấy bình yên hơn, như trẻ thơ ngừng khóc khi được quấn trong cái mền mỏng quen thuộc thuở còn nằm nôi.
 

blankblank


Từ ngày về hưu, liên tục trong 17 năm, mỗi tháng, bà Nelson hoàn thành 10 cái mền, tặng "liều thuốc chống bất an"  cho những ai đang trong cơn hoạn nạn.


Khi đại dịch cúm Tàu hoành hành, bà Nelson gởi mền đến tặng những người vừa có thân nhân qua đời vì COVID-19 ở địa phương Một trong những người nhận quà của Bà là một cô y tá ở San Jose, không may mất cả cha mẹ vì coronavirus. 


Rất riêng, xin được chia xẻ: mãi cho đến bây giờ, mỗi lần lo lắng, chúng tôi vẫn quấn cái mền nhỏ quen thuộc từ bao năm qua, nhắm mắt, ngồi thu mình trong một góc sofa, để thấy lòng bình an hơn, và tưởng như mình vẫn được mẹ ôm trong vòng tay ngày còn nhỏ. Chỉ cần như thế, lo lắng sẽ tan nhanh như bong bóng trời mưa.


Thứ năm 4 tháng 6


Cựu Đại tá Không quân Jason Denney nằm trong phòng điều trị cách ly ở bệnh viện Orlando Health Dr. P. Phillips Hospital (Florida) từ vài tuần qua. Trận chiến giữa ông và COVID-19 chừng như đang đến hồi kết thúc với phần thắng nghiêng về Coronavirus.  Một vị linh mục Thiên chúa giáo đã được mời đến làm Thánh lễ lần cuối cho ông Denney từ bên kia bức tường kính của phòng bệnh. Từ hai hôm nay, mỗi ngày các bác sĩ, y tá theo dõi bệnh cho ông cũng từ bên kia khung cửa kính, ông chỉ trả lời câu hỏi của họ qua màn ảnh một cái Ipad khổ lớn. Jason Denney cũng vừa vĩnh biệt gia đình qua facetime trên Iphone .


Căn phòng chăm sóc đặc biệt bây giờ chỉ còn bệnh nhân Denney và cô housekeeper Rosaura Quinteros được trang bị đầy đủ PPE (personal protective equipment) vào dọn dẹp khoảng 15 phút mỗi ngày.

blankblank


Cô Quinteros cảm nhận được nỗi thất vọng, và sợ hãi của bệnh nhân đang đứng giữa hai bờ sinh tử. Cô bắt đầu nói về thời tiết để bệnh nhân Denney quên đi đau đớn trong thời kỳ cuối cùng của COVID-19. Rồi cô tiếp bằng một giọng dịu dàng:


- Với Thượng Đế, ông chưa hoàn thành hết nhiệm vụ, nên ông phải ở lại cuộc đời. Cuộc sống ngoài kia đang từng bước trở lại với ông. Ông đang được săn sóc bởi cả Chúa, và các bác sĩ trong bệnh viện. Cố gắng lên, ông phải dũng cảm bám vào đời sống. Thượng Đế sẽ không bỏ ông. Keep fighting, don't give up.


Tiếng Anh của cô housekeeper -gốc Guatemala- là ngôn ngữ "broken English" nhưng bệnh nhân Denney nhận ra được sự chân thành. Lâu lắm rồi, trong căn phòng cách ly lạnh lùng này, chỉ có mỗi mình ông và cái máy trợ thở. Cả bác sĩ, và vợ con ông, rồi mới đây là vị linh mục, tất cả đều nói với ông qua Ipad, bên ngoài khung cửa kính.


Chỉ có vậy. Nhưng ông  Denney tiếp tục chiến đấu với Coronavirus bằng dũng khí của một người lính, thay vì buông xuôi. Như một phép màu, ngoài dự kiến của y học, bệnh của ông giảm dần, và ông khỏi bệnh.


Ông cựu Đại tá, cựu bệnh nhân COVID-19 đã bám được vào đời sống ở bên này bờ sinh tử, đã khỏe mạnh trở về với đời sống. Trước khi rời bệnh viện, Ông xin bệnh viện số phone của người housekeeper có tấm lòng,  gởi text cảm ơn Cô.


Gia đình Denney hy vọng họ sẽ sớm mời được gia đình Quinteros một bữa ăn tối (a thankful dinner) khi đời sống trở lại bình thường.


Sau này, khi được CNN phỏng vấn, ông Denney đã cho biết :


- Tôi không nghĩ là Cô ấy nhận ra được Cô ấy đã giúp tôi lên tinh thần như thế nào. Cô ấy đã giúp tôi thêm dũng khí thắng COVID-19, trở về với đời sống. (I don't think she realized at the time what she was doing for me. She was saving my life.) 


Đúng là "lời nói không mất tiền mua" với sự chân thành đã đem một bệnh nhân trở về từ nơi cận kề cõi chết.

Có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại là một chiến thắng đem về ở phút 89 cho một đội bóng tưởng chừng đã phải bỏ cuộc chơi, xách vali về nước. 


Thứ sáu 5 tháng 6


Tuần qua, trong 21 tiểu bang ở Mỹ, số bệnh nhân nhiễm COVID-19 tăng cao bất ngờ . Cả hai tiểu bang Florida và New Mexico, số bệnh nhân nhiễm cúm Tàu tăng 45%.

Cùng lúc ở cả Utah, lẫn  Arkansas, con số này còn cao hơn: 60%.

Đáng quan ngại nhất là Arizona, bệnh nhân mới nhiễm bệnh tăng gần như gấp đôi (93%)! Các bệnh viện phải chuyển sang kế hoạch khẩn cấp, các cuộc giải phẫu chưa thật sự cần thiết bị hoãn lại để nhân viên y tế, phòng cấp cứu, và cả các giường bệnh được dành chỗ cho bệnh nhân COVID-19.


Trong khi nhiều người (kể cả Thống Đốc Doug Ducey của Arizona) cho là số bệnh nhân tăng cao vì càng lúc COVID-19 testing càng được mở rộng trên toàn quốc. Tiến sĩ Ashish Jha, giám đốc Harvard Global Health Institute không đồng ý. Ông cho biết số lượng thống kê trên đến từ các bệnh nhân Coronavirus mới nhập viện trong tuần lễ đầu tháng 6.


Ông Jha cũng quan ngại về tình trạng lây lan kể từ Memorial Day đến nay vì có rất nhiều người tụ họp thành những đám đông hơn 10 người để vui chơi; và những đám đông rất lớn từ vài trăm đến cả ngàn người trong các cuộc biểu tình BLM (Black Lives Matter) ở khắp nước Mỹ.

blankblank


Thật ra, không những chỉ có mạng sống của người da đen, mà mạng sống của con người bất cứ màu da nào cũng phải được tôn trọng. Ngay cả mạng sống của tất cả động vật (con chim, cái kiến...) cũng đáng được tôn trọng (All Lives Matter/ ALM) .


Thứ bảy 6 tháng 6 


Thái Lan tiếp tục cấm các chuyến bay quốc tế nhập cảnh đến cuối tháng 6.

Tương tự, Tây Ban Nha sẽ cho phép du khách ngoại quốc đến Tây Ban Nha vào ngày 1 tháng 7, và họ cũng sẽ không bị cô lập 14 ngày trước khi du lịch Tây Ban Nha.


Tuần sau, Sở Giao Thông (DMV) California sẽ mở cửa toàn bộ 170 văn phòng còn đóng cửa sau hơn hai tháng ngưng hoạt động vì đại dịch Coronavirus. Nhưng dịch vụ driving test, thi lấy bằng lái xe cho tài xế mới vẫn chưa hoạt động (vì không thể giữ được khoảng cách hai mét giữa giám khảo và người thi lấy bằng lái xe.)


Theo số liệu thống kê của Kaiser và The Guardian, tính đến cuối tháng 5 đã có khoảng 600 nhân viên y tế đã "sinh nghề tử nghiệp", thiệt mạng vì COVID-19 . Xin hãy nghĩ đến những người đang làm việc trong ngành y tế để cẩn thận hơn, và giữ đúng khoảng cách 6 feet social distance.


Lễ hội văn hóa truyền thống "Half Moon Bay Art and Pumpkin Festival" vào đầu mùa thu hàng năm ở miền Bắc California bị hủy bỏ năm nay như hàng trăm sinh hoạt văn hóa, thể thao không thể tiến hành vì đại dịch.


Coronavirus tàn phá không sót một lãnh vực, một vùng đất nào trên địa cầu.

Xin hãy đọc các con số thống kê hàng ngày liên quan đến COVID-19 trước khi bạn bước chân ra khỏi nhà. Kháng thể của bạn khỏe, Coronavirus không quật nỗi bạn, nhưng bạn sẽ mang mầm bệnh đến cho người thân, đồng nghiệp và thậm chí một người đang khỏe mạnh nào đó trong chợ, trên đường phố... Đâu có ai muốn làm người gieo rắc tai họa, phải không?


Chủ Nhật 7 tháng 6


Rất buồn, đến hôm nay, toàn thế giới đã có hơn 7 triệu người bị nhiễm cúm Tàu, trong đó hơn 400 ngàn người đã vĩnh biệt đời sống.


Cũng hôm nay, từ lúc đại dịch COVID-19 tấn công nhân loại, số người nhiễm bệnh COVID-19 trong một ngày trên toàn cầu lên đến con số 136 ngàn người, cao nhất từ trước đến nay, đa số ở Châu Mỹ và phía Nam Châu Á.

 

Tháng sau (July), Google mở lại headquarter ở Mountain View,  California sau vài tháng đóng cửa. Sẽ có một số nhân viên làm việc ở nhà, nhưng sẽ có một số vẫn phải đến văn phòng. Môi trường làm việc thay đổi rất nhiều sau đại dịch cúm Tàu. Cafeteria ngưng hoạt động vô hạn định. Bữa ăn trưa cho nhân viên sẽ được phát trong hộp ở mỗi department. Phòng Tập Thể Dục (gym) của Google vẫn tiếp tục đóng cửa. Sẽ chẳng có social life giữa nhân viên, các sinh hoạt ngoài công việc đều hủy bỏ. 


Chẳng phải riêng Google mà tất cả mọi Công ty khác khi đi làm trở lại, tất cả mọi người sẽ phải lau chùi bàn làm việc của mình với dung dịch khử trùng Clorox ít nhất là hai lần mỗi ngày, không dùng điện thoại trên bàn người khác... theo đúng hướng dẫn phải làm trong thời đại dịch. Mặc dù đi làm trở lại nhưng hầu hết các cuộc họp vẫn qua Zoom để tránh lây lan. Nhân viên làm hết phần việc trong ngày sẽ phải rời văn phòng ngay lập tức để cho một nhóm khác đến sở.  Mục đích để giảm thiểu đến mức thấp nhất số người có mặt trong building cùng lúc.


Sau khủng bố đường hàng không ngày 11 tháng 9 ở Mỹ, mọi chuyện đã vĩnh viễn thay đổi ở các phi trường trên khắp thế giới. Thế hệ sinh ra trong thế kỷ 21 sẽ không thể tưởng tượng ngày xưa, trước ngày 11 tháng 9 năm 2001, người ta có thể ra, vào phi trường thoải mái; đón, đưa nhau ở tận máy bay. Hành khách có thể mang theo bất cứ thứ gì mình muốn lên máy bay. Chẳng có ai quan tâm có những gì trong hành lý của người khác.


Không ai (kể cả các nhà khoa học, các giáo sư Bác sĩ giỏi) có thể tiên đoán chính xác khi nào đại dịch chấm dứt? Bao giờ thì có thuốc chủng ngừa? Cũng chẳng dám kỳ vọng mọi thứ sẽ quay về như cũ, trước khi có đại dịch. Nhưng hy vọng những điều căn bản tồn tại nhiều trăm năm như bắt tay nhau, như vỗ vai nhau... sẽ trở lại sau đại dịch như "sau cơn mưa trời lại sáng".  Hơn lúc nào hết, người ta cần có hy vọng để sống, để thêm nghị lực cùng nhau vượt qua đại dịch, và phân cách.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Đầu tháng 6 / 2020 


29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76188)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76780)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73829)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73927)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72661)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72009)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75525)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74203)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80493)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74072)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75832)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69092)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73726)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69336)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66508)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73069)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65423)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76739)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!