Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Mai Trọng Ngãi - KHOẢNH KHẮC BÌNH AN

09 Tháng Tư 20204:06 CH(Xem: 10982)
Mai Trọng Ngãi - KHOẢNH KHẮC BÌNH AN



KHOẢNH KHẮC BÌNH AN

Cã thế giới hiện nay đang cố gắng dồn hết mọi nổ lực để chận đứng sự lây lan của con virus Vủ Hán (Covid-19), luật Defend Production Act được Tổng Thống Donald Trump ban hành ngày 18 tháng 3 năm 2020 để xử dụng tài nguyên cùng nhân lực nhằm phát triển các dụng cụ y khoa cho bệnh viện, những thuốc men hữu ích cần thiết để khống chế con virus Cô-Vy nầy. Thống Đốc tiểu bang California ra lệnh không được tập trung hơn 10 người cùng ra lệnh Cấm Túc (Shelter-In-Place) ngỏ hầu số lượng người nhiểm bênh giảm bớt đi. Bản thân luôn hằng mong nguyện cầu cho thế giới, cũng như bản thân mình  khoảnh khắc bình an…

        Nhìn lại cùng thời gian nầy năm 2019, tôi ngất ngư như con tàu đang vượt sóng ngoài biển khơi, nhưng nhờ quý Thầy Cô cùng quý Anh Chị Em cựu học sinh trường Trung Học Ngô Quyền đã cầu nguyện qua lời kêu gọi của anh Nguyễn Hữu Hạnh trong Biên Bản buổi họp Ban Chấp Hành cựu học sinh Ngô Quyền ngày 1 tháng 5 năm 2019,

“Trong điều kiện hiện tại, quý Thầy Cô và các anh chị em cựu học sinh Ngô Quyền khắp nơi, tùy vào niềm tin tôn giáo của mọi người chúng ta cùng cầu nguyện sự an lành cho anh Mai Trọng Ngãi.”

Nhờ đó tôi đã vượt qua được giây phút gian nan và giờ đây với con virus Cô-Vy đã làm cho mọi người lo sợ hàng ngày, gia đình tự cách ly với nhau nhất là những người ở tuổi xế chiều với sức đề kháng yếu đi, thôi thì cố vượt qua. Em Cô-Vy nầy là một sinh vât nhỏ nhoi không nhìn thấy được bằng mắt thường mà cả thế giới đều lo sợ, môt hiện tượng khủng bố sinh học gây nghi ngờ cho từng cá nhân một trong gia đình, cha mẹ con cái đều giữ khoảng cách ly tương đối theo lệnh của tiểu bang, người nầy lo sợ người kia là mầm mống nhiểm bệnh trong gia đình, những người già phải sinh họat ăn ngủ riêng biêt, hết rồi cái thời luôn gần gủi bên nhau của tuổi đôi mươi.

        Sau Tết năm 2019 con trai thứ nhì của tôi muốn mang mẹ nó về thăm bà ngọai trước khi người về bên kia thế giới, còn lại ở đây tôi phải chống chọi trước căn bệnh hiểm nguy nơi quê hương thứ hai đã cưu mang gia đình tôi, căn bệnh nầy đến do sự lo sợ vợ con đói khổ không nơi nương tựa. Tôi còn nhớ ngày 27 tháng 2 năm 2019 bị rối lọan nhịp tim trong lúc được khám nghiêm tại văn phòng của bác sĩ gia đình ở Long Beach, CA. Bác sĩ liền phái cô y tá đo nhịp tim bằng máy đo Tâm Động Đồ (ElectroCardioGram-ECG), kết quả cho thấy rõ ràng căn bệnh mà trước đó khi nó xảy ra tôi đều báo cáo diển tiến sự việc để bác sĩ chẩn đoán và kê khai toa thuốc thế nhưng kết quả rối loạn nhịp đập vẫn tiếp tục cho đến khi đường biểu diễn của Tâm Động Đồ cho thấy không bình thường làm bác sĩ gia đình phải gửi đến người bác sĩ chuyên môn về tim mạch. Ngày ấy thay vì tôi gọi 911 để chở đến nhà thương, tôi quyết định tự lái xe một mình về nhà để nếu cái chết đến với tôi thì tôi sẽ được chết trên cái giường của mình mà tôi hằng ấp ủ bên nó do công sức bao năm qua tôi đã tạo dựng ra, cái quyết định đó thật là sai lầm do ý nghĩ nông cạn của tôi. Trên đường về nhà tôi cố lấy freeway để về đến nhà với thời gian nhanh nhất nhưng không lường được hậu quả của nó, đang lúc lái xe người tôi nóng lên thật nhanh bắt đầu từ sống lưng kéo lên đầu, kế đó là lạnh thật lạnh từ đầu đi xuống chân tay, rồi ngộp thở như thiếu vắng tình người rồi choáng váng tay chân run rẩy xe di chuyễn như người say rượu lái xe, chu kỳ đó kéo dài từ 3-5 phút và cứ tiếp tục diển ra cho đến khi tôi đậu xe trên bải đậu xe của mình, tôi đi vội vào giường ngủ của tôi chỉ kịp cởi bỏ đôi giày để chuẩn bị cho cái chết dẩn đến với tất cả hành trang tôi mang theo trên người ngọai trừ đôi giày nằm bên cạnh giường, tôi chấp nhận sự ra đi trong cô đơn giữa lúc vợ con đang có những sinh họat riêng của từng người, nằm thiếp đi không biết bao lâu có lẽ hơn môt tiếng đồng hồ, tôi ngồi dậy để thấy mình còn hiện hữu!!!

        Trong cuộc đời của tôi thăng trầm của từng giai đọan tôi đều đã trải qua, thế nhưng mổi người đều có cái số của nó hoặc vận mệnh đã được an bài. Năm 2000 tôi định kết thúc cuộc đời của tôi bằng chính quyết định của mình, năm đó tôi bị thất nghiệp trong cay đắng và xin việc làm nhiều nơi nhưng không ai đoái hoài, sở dĩ tôi quyết định như thế là dù sao tôi cũng có bằng cấp tốt nghiệp 4 năm (Bachelor of Science Mechanical Engineering) cùng 5 bằng cấp 2 năm (Associate in Arts degree in Mechanical/Manufacturing) và những kinh nghiệm cao trong các lãnh vực chuyên môn thế nhưng thất nghiệp vẫn tiếp tục xãy đến. Tôi ngắm nghía ở garage của tôi để chọn cho mình môt chổ nhằm kết thúc cuộc đời khốn cùng và củng năm đó vợ chồng một người bạn thời còn học chung nhau ở Đại Học Khoa Học Sài Gòn ghé ngang nhân chuyến du lịch ở California và Nevada, chị ấy khi bước vào nhà thấy vợ tôi trang hoàng cặp sư tử trên cái bàn ngay tại cửa chính, chị ta vội phán rằng là cặp sư tử đó sẽ làm khó dễ cho người chủ gia đình, vợ tôi nghe vậy liền đem cặp sư tử bỏ bên ngoài hông nhà ngay, rồi một vài ngày sau đó tôi được kêu đi phỏng vấn và được chấp thuận làm việc xuyên suốt cho đến khi về hưu.

 Và cũng cặp vợ chồng đó đã tiết kiệm (save) cuộc sống của tôi thêm một lần nữa. Kể từ khi tôi được xuất viện từ nhà thương Fountain Valley Regional Hospital ở Orange County cho về nhà sau khi nằm ở đó 2 ngày để thông tim do bệnh viện không đủ dụng cụ cùng chuyên viên ứng dụng, rồi bác sĩ kê toa thuốc uống để khống chế bệnh rối lọan nhịp tim, nếu thuốc uống không tác dụng thì sẽ nhập viện ở Los Angeles để có dụng cụ cùng chuyên viên thích nghi hơn. Về nhà rối lọan nhịp tim cứ tiếp diển, tôi tâm sự tình trạng hiện tại của tôi cho cặp vợ chồng nầy biết thì y như rằng anh ta có cùng bệnh trạng như tôi và có khi còn nặng hơn, anh ta chỉ dẫn cho tôi phụ thêm vào những thứ thuốc của bác sĩ đang kê toa là uống magnesium 62.5 mg cho buổi sáng và buổi chiều vì đó là môt loại vitamin mà thôi, do có nhiều người còn xử dụng táo bạo hơn là dùng muối Epsom Salt (lọai để rửa chân chống nấm) để uống do nó chứa nhiều magnesium, tôi không ngần ngại gì cả bèn nhờ vợ tôi đến Walmart mua đem về nhà dùng ngay bởi vì trước sau gì đều phải đến điểm cuối cùng của cuôc sống là cái chết, cứ thế mà làm thôi, ngoài ra anh ta còn nhắn nhủ là mỗi khi rối lọan nhịp tim thì lôi ra 62.5 mg magnesium mà uống. Nhờ những viên thuốc của bác sĩ tim mạch kê toa cộng với magnesium vitamin cùng những kiêng cử những thứ ảnh hưỡng đến trái tim, tập thể dục đều đặn làm tôi vượt qua những bệnh lý đã làm khắc khoải trong tôi không ít, xin cám ơn vợ chồng Nga/Mười đã cứu tôi hai lần trong cuộc sống.

        Sau 4 lần đột quỵ phải nằm ở bệnh viện, tưởng chừng như không còn hiện diện trên cõi đời nầy cùng 1 lần tại nhà bếp năm 2018 sau lần tham dự tiệc của Cảnh Sát Quốc Gia vào buổi trưa ở nhà hàng Seafood Kingdom ở Anaheim, lần đó về đến nhà củng khoảng bửa cơm chiều, tôi vội lo sửa sọan bửa cơm tối cho 2 con chó thân yêu của tôi, đang bới xén ra từng tô thì cơn rối lọan nhịp tim kéo đến không một lời báo trước, tôi té ngay tại chổ nơi nhà bếp đầu đập vào 2 cái thùng xà phòng rồi bất tỉnh lúc nào củng không được biết, chắc cũng không lâu đâu chừng một vài phút, khi tỉnh dậy ngó chung quanh không định vị được nơi chốn mình đang nằm, một lúc sau trí óc mới dần hồi phục để biết mình đã ở đâu, lòm còm ngồi dậy đi vô phòng ngủ kêu vợ tiếp tay cho mấy con chó bửa ăn tối, còn tôi ngã lưng xuống để đón chờ giây phút cuối cùng, một kỷ niệm buồn!!!

Sở dĩ tôi đảm trách việc ăn uống cùng tắm rửa cho mấy con chó có lẽ do duyên tiền định, con chó đầu tiên bị chủ trước của nó bạc đãi sau khi nó cắn lộn với 1 con chó khác lớn hơn nên bị mất 1 con mắt rồi bị nhiểm trùng, nó bị cột giây ở ngoài patio phía sau nhà cùng bị đói khát để chờ chết, tên là Billy, tôi nghe vây vội cùng với đứa con trai đến nhà để xin đem về nuôi ngỏ hầu kéo dài thêm cuộc sống của nó, khi về với gia đình tôi nó luôn quấn quýt bên tôi như hình với bóng (shadow of myself), lúc tôi đẩy máy cắt cỏ nó luôn theo phía sau từ vòng nầy đến vòng kia, cũng như nó không biết giờ giấc làm việc của tôi thế nhưng khi xe tôi về đến nhà là thấy nó vạch màn cửa sổ ra chờ để đón mừng chủ của nó, từ đó tôi cũng bớt ta bà sau khi tan sở mà gấp rút về nhà để được gần gủi với nó, những tháng ngày cuối do không thấy rỏ đường đi nhưng vẫn bén gót theo chân của tôi qua đôi lổ mũi.

 Ngoài ra có môt điều tôi không thể tin được là vào ngày 4 tháng 7 năm 2005 môt con chó lạ từ đâu đến nhà tôi và bị con chó bên cạnh nhà rượt đuổi thế nhưng sau đó vẫn trở về nhà tôi, mấy đứa con thấy vậy bắt đem vô nhà tắm rửa rồi chụp hình dán lên những gốc cây trong khu xóm để cho chủ của nó có cơ hội nhận diện, ngoài ra nó được mấy đứa con của tôi đem nó đến gỏ cửa từng nhà một để xác nhận củng như đem cho một vài người bạn muốn nuôi chó nhưng không một ai chịu nhận đành phải ra tay nghĩa hiệp, khoảng chừng hơn 1 năm sau con chó 1 mắt tên Billy ra đi trong niềm thương yêu của cã gia đình. Lạ thay con chó từ đâu đến nhà tên là Buddy nay thay vào vị trí của Billy, như hình với bóng y hệt như con Billy, nó ngủ thì thôi chứ khi mở mắt ra mà không thấy tôi thì hớt hải đi tìm, từ khi có nó tôi mạnh dạn thay đổi việc làm với số lương mới khoảng $20,000/năm hơn mức lương củ và tiếp tục làm cho đến ngày tôi quyết định về hưu, nó đã đem đến cho tôi hơn $200,000 trong 10 năm cuối, có lẽ đúng với câu “Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang” hoặc là tôi được tưởng thưỡng món quà do tình yêu thương thú vật.

dog

 

Theo tôi nghĩ mỗi người đều có duyên số mà Ơn Trên đã sắp đặt, việc sống chết cũng như giàu nghèo không tránh được quy luật của nó. Tôi muốn viết lên lời nầy để cám ơn quý Thầy Cô, quý anh chị cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa, đôi bạn Nga Mười đã dốc lòng cầu nguyện, hỏi han động viện nâng đở tôi. Sau nhiều lần đột quỵ tưởng như không còn hiện hữu trên thế gian nầy, cũng như niềm an ủi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an…

 

Viết tại Cerritos CA ngày 4 tháng 4 năm 2020.

Mai Trọng Ngãi

29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76194)
  Hỡi cô Cựu Nữ Sinh Ngô Quyền, hỡi cô bạn hàng xóm của tôi ơi!   Tôi rất cảm phục và trân quí cô.   Nếu giữa cô và tôi không có thứ tình cảm nào khác thì trong tôi sẵn có có một thứ tình keo sơn gắn bó với cô từ lâu, từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, kéo dài cho đến tuổi…sồn sồn bây giờ và tuổi già sắp tới, đó là tình bạn.   Còn cô thì sao?
29 Tháng Giêng 2009(Xem: 76787)
Từ chia tay ở Tân Mai, tôi không hề biết Th giờ ra sao? Cuộc chiến qua đi thật xa. Bao thăng trầm trãi xuống cho quê hương, cho đời người. Thì thôi, hãy là những lời cầu nguyện bình an cho nhau. Dẫu mai đời có thế nào?
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73836)
  “Muốn sang phải bắt cầu Kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính Thầy”  
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 73935)
( Tựa bài được đặt theo hai câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên “ Người muôn năm cũ bây giờ ở đâu?” để thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến các Thầy Cô đã về với “hạc nội mây ngàn”, và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn “bỏ cuộc chơi”).
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72677)
    Có lẽ mọi người đang thắc mắc tại sao lại gọi là đứa con nuôi của trường Ngô Quyền? Bởi vì hầu hết các học sinh được vào học bắt đầu từ lớp 6 và trưởng thành ở lớp 12 rồi vào đại học, nên được xem như con đẻ...
28 Tháng Giêng 2009(Xem: 72019)
    * Bài viết cho linh hồn thầy Nguyễn Phong Cảnh, một tinh thần đáng học hỏi cho toàn thể hội viên Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hòa.      
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 75551)
  Qua những hình ảnh, các bài viết của thầy cô bạn bè, chúng ta đang thấy lại từng khuôn mặt, dáng hình, tính cách của các ân sư, đưa chúng ta trở về con đường phát triển của mái trường xưa. Qua đó, câu nói “Cơm Cha-Áo Mẹ-Công Thầy” càng mang ý nghĩa sâu đậm hơn!
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 74218)
Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng…Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 80503)
  Có những sự việc tình cờ suy gẫm lại hình như được sắp xếp sẵn. Y và tôi ngồi cạnh nhau, từ ngày học Thất 2 cho đến khi ra trường. Ban đầu tôi rất ghét cái tính thật thà   thẳng tánh của Y, vì nó dám nói rằng trường tiểu học Trần Quốc Tuấn ở Tam Hiệp, nơi tôi đi học, chưa hề nghe nói đến. Trái lại Y là học sinh giỏi của trường Nữ Tiểu Học Biên Hòa .
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 74098)
Học sinh Ngô Quyền ngày xưa, lưu lạc bốn biển năm châu, với đời sống rất riêng của mỗi người, nhưng hình như chúng tôi vẫn có một tập hợp giao, giống nhau ở chỗ chúng tôi vẫn kính trọng và biết ơn tất cả các thầy cô như từ thuở nào, chúng tôi còn nhỏ dại, ngồi ở ghế học trò của trung học Ngô Quyền.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 75841)
Thật ra, nói bạn tôi là bà mai không đúng mà cũng không sai. Không đúng vì làm gì có chuyện Ngọc Dung giới thiệu tôi với anh Nhiên. Nhưng không sai vì nếu không chơi thân với Dung thì không chắc tôi vướng lụy lưới tình...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69096)
  Những thằng bạn ấy bây giờ ra sao rồi nhỉ? Mới chỉ có hơn ba mươi năm, lớp Tứ Bốn giờ đây có bạn sắp sữa hồi hưu, có bạn đã làm ông nội, ông ngoại, có bạn đã vĩnh viễn ra đi, nhìn lại mình, mái tóc muối đã có phần nhiều hơn tiêu.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 73740)
         Ngày vui sao qua mau!   Cuộc vui rồi cũng đến lúc chia tay. Những ngày qua, bọn chúng tôi như sống lại thuở học trò vui vẻ, vô tư không chút gì vướng bận. Có lẻ không ai phủ nhận thiên đường học sinh trong mỗi chúng ta ai cũng có...
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 69342)
  Đến rồi đi, đó là lẽ vô thường sống động nhất của tạo hoá không dành một biệt lệ cho ai.
22 Tháng Giêng 2009(Xem: 66520)
  “Hãy đến với nhau một lần vì sợ rằng sẽ không còn được thấy nhau nữa” .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 73071)
Hãy cho Tôi lại ngày xưa ấy Tôi sẽ là Tôi của dạo nào, Để nhìn Em khuất sau khung cửa, Để làm lưu bút, mỗi Em ghi .  
19 Tháng Giêng 2009(Xem: 65428)
Thắm thoát mà thời gian qua nhanh thật. Tôi tưởng như mới ngày nào đây thôi, bọn chúng tôi còn vô tư vui vẻ với những niềm vui bất tận của tuổi học trò ngây thơ...
17 Tháng Mười Hai 2008(Xem: 76746)
Những kỷ niệm đời xin mãi như ngọn nến hồng của ngày sinh nhật cứ thắp sáng lên để làm tươi thắm thêm tuổi đời chẳng còn được là bao!