Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - GÓP PHẦN TRẢ NỢ ÂN TÌNH

29 Tháng Mười Hai 201911:12 CH(Xem: 12293)
Nguyễn Trần Diệu Hương - GÓP PHẦN TRẢ NỢ ÂN TÌNH

Góp Phần Trả Nợ Ân Tình

Những ngày cuối năm, trời trở lạnh, người ta nghĩ đến những người homeless không nơi nương tựa, những người không may. Có khi nào bạn nghĩ đến những người đã mất một phần thân thể từ lúc còn rất trẻ? 

Có khi nào bạn tưởng tượng mình đang khỏe mạnh, đang ở độ tuổi ngoài 20 đầy sức sống, chợt thấy một cánh tay, hay một phần của chân biến mất, hay tỉnh dậy với bóng tối mịt mùng bao phủ suốt cuộc đời? Hay tệ hại hơn, cả đôi chân không còn, một mắt không còn, một hay cả hai bên tai không còn thu nhận được âm thanh của thế giới chung quanh?

Các chú, các anh thương phế binh đã sống như thế từ ít nhất là 45 năm qua, thầm lặng, cam chịu bên lề xã hội của "người thắng cuộc" .

Họ sống âm thầm, cam chịu, tự lo thân bằng tất cả khả năng của một thân thể khiếm khuyết. Một phần thân thể của họ đã hòa tan với cát bụi, đã biến mất trong bom rơi, đạn lạc từ những năm chiến tranh.

Có khi nào chúng ta tự hỏi mình đã cảm ơn những người đã hy sinh một phần thân thể để chúng ta có ngày hôm nay, để chúng ta được hưởng không khí tự do của miền Nam trong hơn 20 năm?

Đó là một món nợ ân tình mà chủ nợ không bao giờ đòi, nhưng chúng ta có bổn phận phải trả, trả đến hết cuộc đời.

Hàng năm, chúng tôi vẫn viết check ủng hộ các thương phế binh của QLVNCH.

Số tiền nhỏ nhoi, không thay đổi được số phận hẩm hiu, không đáng là bao so với sự hy sinh to lớn của họ; nhưng ít nhất cũng làm họ vui hơn vì vẫn được nhớ tới, vẫn được trân trọng. Một đốm lửa nhỏ giữa đêm đen không đem về được bình minh như mặt trời, nhưng vẫn đủ để người phải sống giữa đêm đen ấm lòng.

Đâu đó giữa một thành phố bị đổi tên, có những người tàn tật tuổi đã ngoài 60, bán vé số để mưu sinh. Ngày xưa họ là đồng đội, trẻ trung, hào hùng trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, bây giờ họ là "đồng nghiệp”, nương nhau để sống.

 

blank 



Đầu năm dương lịch, những ngày cuối năm âm lịch, ngày Chủ Nhật 5 tháng 1 năm 2020, xin mời bạn đến San Jose, Center for the Performing Arts để nghe các tiếng hát của một thủa Sài Gòn (Lệ Thu, Thanh Thúy…), để nghe các ca sĩ trưởng thành sau chiến tranh (Trần Thái Hòa, Nguyên Khang…) hát về những ngày hào hùng ngày xưa khi các anh, các chú thương phế binh cầm súng bảo vệ tự do, để nghe những cam chịu, những vất vả nhọc nhằn của những người đã bỏ lại một phần thân thể của mình cho an vui của ông bà, cha mẹ, và cho cả sự thành công của chúng ta ngày hôm nay.

Và để cùng góp bàn tay thắp lên một ánh lửa giữa mùa Đông triền miên từ gần nửa thế kỷ qua cho các chú, các anh thương phế binh.




blank

 

 

Đầu năm dương lịch, những ngày cuối năm âm lịch, ngày Chủ Nhật 5 tháng giêng, xin mời bạn đến San Jose, Center  for the Performing Arts để nghe các tiếng hát của một thủa Sài Gòn (Lệ Thu, Thanh Thúy..), để nghe các ca sĩ trưởng thành sau chiến tranh (Trần Thái Hòa, Nguyên Khang..) hát về những ngày hào hùng ngày xưa khi các anh, các chú thương phế binh cầm súng bảo vệ tự do, để nghe những cam chịu, những vất vả nhọc nhằn của những người đã bỏ lại một phần thân thể của mình cho an vui của ông bà, cha mẹ, và cho cả sự thành công của chúng ta ngày hôm nay.

 

Và để cùng góp bàn tay thắp lên một ánh lửa giữa mùa Đông triền miên từ gần nửa thế kỷ qua cho các chú, các anh thương phế binh.

Thế hệ chúng tôi rất mê bài hát "Có bao giờ em hỏi" (thơ Duyên Anh , nhạc Phạm Duy) qua tiếng hát của Trần Thái Hòa:

 

Có bao giờ em hỏi quê hương mình ở đâu?
Có bao giờ em đợi tháng mấy trời mưa ngâu?
Có bao giờ em nói câu tình tự ca dao
Có bao giờ em gọi hồn ta về với nhau

 

Nhưng những câu cuối, chúng tôi có cảm tưởng Nhà Văn Duyên Anh viết cho những thương phế binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa:

Em bao giờ em khóc, ngơ ngác chuyện chiêm bao
Chưa kịp mê tam cúc, xuân hồng đã trôi mau
Chưa kịp hôn môi Tết, tháng Giêng son phấn sầu
Bây giờ em đã biết, em đã chết từ lâu.

 

 

Xin hãy cùng đến dự Đại Nhạc Hội "Xuân nhớ Người Thương Binh VNCH" vào ngày 5 tháng 1 để cùng góp bàn tay trả món nợ lớn, và để gởi một chút quà nhỏ về góp phần vào mâm cổ ngày Tết của một trong những người đã đóng góp một phần thân thể mình cho hơn hai mươi năm tự do của miền Nam.

 

Silicon Valley, cuối năm 2019

Nguyễn Trần Diệu Hương

 

Note: Chi phiếu ủng hộ xin ghi:

Pay order of: Hội HO cứu trợ TPB và QP VNCH

Memo: (Bắc CA)

 

Và xin gởi về địa chỉ:

 

PO Box 25554

Santa Ana, CA 92799

 

 

 

 

 

19 Tháng Tư 2013(Xem: 91088)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 77809)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Tư 2013(Xem: 74631)
Trái tim má như hoa sen ấm áp, hương sen tỏa ra thơm ngát, dịu dàng. Người mẹ nhà quê xấu xí nghèo nàn của con là một bến bờ yên bình cho những con tim thiếu thốn tình thương trú ngụ.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 77323)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 86443)
Tựa Đề: DƯỚI BÓNG ĐIÊU LINH Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ : Hương Giang
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70645)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 72053)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 73680)
Như Hát bình Phương đã nói với tôi, diễm phúc thay cho những ai đã tuổi hoàng hôn mà còn mẹ để chăm sóc và phụng dưỡng.
05 Tháng Tư 2013(Xem: 70918)
Cô Minh Nguyệt và chị Sĩ Cư ân cần tiển chân chúng tôi tận nơi đậu xe. Tình thương mến thương luôn tràn đầy, làm sao chúng tôi hững hờ được, để không đến với nhau.
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84769)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96404)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71994)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 65996)
Một vinh dự nhớ đời cho ba đứa chúng tôi và cho cả lớp năm đó. Đó cũng là kỷ niệm vinh dự riêng tư nhất trong suốt 6 năm theo học ngôi trường thân thương Ngô Quyền.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 82552)
Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Minh Trí ( Việt Khang) - Ngày đó em đi vào đời ngất ngây cho tháng ngày là những tha thiết êm đềm cơn say
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103530)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 109860)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101127)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
18 Tháng Ba 2013(Xem: 148390)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99558)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 81409)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,