Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Minh Thủy- CHIỀU THU VÀ NHỮNG BUỔI HỌC ĐẦU ĐỜI.

12 Tháng Mười Một 200912:00 SA(Xem: 97241)
Nguyễn Thị Minh Thủy- CHIỀU THU VÀ NHỮNG BUỔI HỌC ĐẦU ĐỜI.

CHIỀU THU VÀ NHỮNG BUỔI HỌC ĐẦU ĐỜI


633945020105346250_300x204

Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”. Chẳng là vì lợi tức của gia đình chúng tôi, nếu nói ví von theo kiểu tuổi tác, thì “trẻ đã qua già chưa tới”. Đơn xin nhập học vào lớp vỡ lòng trường công  cho con bé, một thì bị bác, một thì còn nằm mãi ở đuôi của cái “waiting list” dài ngoằng. Mà kiếm trường tư thì, eo ôi, chi phí cho một ngày gửi con “ăn học” tốn kém không thua một ngày lương kiếm được. Vì thế mà con bé vẫn phải ở nhà.

Mùa tựu trường đã qua hơn tháng rồi, con bé càng ngày càng háo ha háo hức chuyện đi học. Thấy thế, chúng tôi mới họp “hội nghị Diên Hồng”, lấy ý kiến của bố, mẹ, mấy anh nó xem có chịu “thắt lưng buộc bụng” để dành tiền đóng học phí trường tư cho con bé hay không. Vốn thương cô em út nhỏ xíu con, sợ đợi đến năm sau, đến tuổi chính thức được vào trường công thì cô nàng vừa nhỏ vừa nhát vừa dốt thì tội quá, nên mấy thằng anh của nó đành chịu “hy sinh”, rút bớt các mục vòi vĩnh vui chơi để cho Bé Út “ăn học”, và chỉ học “part-time” thôi, cho huề cả làng.

Ngày đầu tiên theo mẹ đến trường, con bé nhảy tưng tưng, có vẻ rất náo nức với một “kinh nghiệm mới”. Sau khi thở hắt ra một cái để nén cơn xúc động, nó “bye-bye” mẹ một cách bình tĩnh. Con bé háo hức đi học bao nhiêu thì tôi cũng hồi hộp không kém khi đi đón nó. Và tôi cũng không ngạc nhiên lắm khi được nghe cô giáo bảo nó đã khóc “off and on” trong nửa buổi học đầu tiên.

Vì vậy, buổi học thứ nhì hôm nay mới là một ngày... đáng sợ cho tôi đây. Sự náo nức đi học hôm nào đã biến mất ở con bé, mà chỉ còn những màn nói xa nói gần, “thôi, con hổng chịu lớn đâu”, “con muốn ở nhà chơi với mẹ”, “đi học một lần thôi” (!)... (con gái có khác, mấy anh nó ở tuổi đó chưa biết màn tâm lý chiến giáo đầu kiểu ấy đâu). Cho tới lúc ngồi trên xe đến trường trong một buổi sáng sương đục âm u, nó òa lên khóc làm tôi càng thêm khổ lòng! Dỗ dành lẫn áp lực mãi thì cũng chia tay được với nó, dĩ nhiên là... một cuộc chia tay đầy nước mắt!

Buổi sáng đưa con đến trường tôi thấy ảm đạm bao nhiêu thì đến khi rước nó, lòng tôi ấm áp bấy nhiêu. Ở ngoài sân chơi, con bé ngồi gọn trong lòng cô giáo, chỉ chỏ nói nho nhỏ với cô giáo gì đó. Tôi thấy cô giáo cúi xuống nghe và gật gật đầu. Chắc chắn là cô không hiểu được gì, vì vốn liếng tiếng Anh của cô học trò nhỏ này có gì đâu ngoài mấy chữ mà con bé nhập tâm từ cái Tivi như “Help, come on, please come back, wait for me...” Vậy mà cô cũng cười cười, nghiêng đầu hiền từ nhìn nó. Trông thấy tôi, nó ùa chạy tới và khoe: con chơi cát, con sơn màu, con lượm lông chim... rồi chạy lại ôm cô giáo, bye-bye cô trước khi ra về.

Tôi chợt cảm thấy đời sống dễ yêu quá. Đời sống với những tấm lòng, những chỗ nương tựa cho những đứa trẻ vừa bị bứt rời khỏi mẹ. Phải chi ai ai cũng đối xử tốt với tha nhân như vậy nhỉ! Nhìn con bé thỏ thẻ với cô giáo Mỹ, tôi chạnh nhớ tới một bà giữ trẻ mà tôi đã gửi nó khoảng hơn một năm lúc nó lên hai. Bà mới từ Việt Nam qua, chưa quen thuộc với cuộc sống ở Mỹ, nhưng bà cũng có vẻ hài lòng với điều kiện sống, dù khá chật vật, của mình và nhất là với công việc giữ trẻ ấy. Vào khoảng thời gian đó, nó chưa nói được nhiều, chỉ bập bẹ từng tiếng một hoặc diễn tả bằng tay chân. Cho tới khi tôi nghỉ việc, tôi thôi gửi nó nữa, bà vẫn thỉnh thoảng ghé nhà với dăm cái bánh, vài viên kẹo để thăm nó cho đỡ nhớ. Đó cũng là một tấm lòng Việt Nam thương yêu trẻ mà tôi đã từng chịu ơn. Ước gì có bà ở bên cạnh nó để nghe nó nói chuyện tiếng Việt như sáo và thật dễ thương ở tuổi lên bốn này.

Lần cuối cùng tôi gặp bà cách đây khoảng nửa năm, lúc chúng tôi đang tất tả dọn nhà. Chiều nay, tôi quyết định gọi cho bà, đưa số điện thoại mới để giữ liên lạc với người đàn bà dễ thương ấy hầu thỉnh thoảng dẫn con bé đi thăm bà vú nuôi đầu đời của nó. Thế nhưng, ở đầu dây bên kia, ngoài sự chờ đợi của tôi, có người trả lời là tôi đã gọi lầm số rồi.

Tôi bần thần nhìn buổi chiều đang xuống bên ngoài. Tia nắng vàng yếu của mùa thu mơ màng mỏng manh phiêu dật của tôi đã tắt từ lúc nào. Hoàng hôn cam nhạt đang bị pha lẫn bởi nhiều màu xám đục làm mờ dần tàn cây phong với những chiếc lá nâu khô héo úa đầu cành. Tự nhiên tôi thấy tiếc một cái gì đã trôi qua, đã không còn nữa. Sẽ không bao giờ còn thấy lại cái sân nhỏ trước nhà “bà bác” (mà con bé hay gọi) với bóng dáng hai bà cháu lom khom nhặt lá, xem hoa. Sẽ không còn buổi sáng đưa con tới, buổi chiều đón con về... Tôi đã ơ hờ đến đỗi quên không chụp cho bà với con bé một tấm hình.

Mà cho dù có bao nhiêu tấm hình đi nữa, thì liệu tôi có bớt u buồn tiếc nuối những cái bóng ấy không? Chưa chắc. Hình như tôi sinh ra cứ để chìm vào những hoài niệm mà tiếc chuyện đã qua. Nhất là những lúc trời đất giao mùa để cuối cùng choàng phủ khắp không gian những màu nắng, những sắc lá nên thơ hư ảo của một độ thu về.

 Có lẽ mùa thu đẹp vừa vì sự toàn hảo của thời tiết, sự mơ màng của màu sắc lẫn ánh sáng, và cũng vì tính cách không trường cửu của nó. Nếu nó kéo dài ngày này qua tháng khác thì người ta còn thấy nó đẹp không? Mà nếu nó chỉ đẹp vì nó ngắn ngủi thì hóa ra con người ta chẳng bao giờ được hạnh phúc hay sao? Cứ cái gì mất rồi mới thấy tiếc, cái gì không còn nữa mới thấy quí. Vậy thì đời sống buồn quá đi thôi.

Nhưng không sao, có thể mai sáng thức dậy, tôi sẽ nghĩ khác. Như nhiều lần đã xảy ra, sau một giấc ngủ, tôi sẽ nhìn sự việc một cách nhẹ nhàng dễ dãi hơn. Tại sao mình không tạ ơn đất trời và tận hưởng vẻ đẹp của mùa thu, vì mình đã biết rõ tiếp sau nó sẽ là một mùa âm u ảm đạm lạnh lùng. Hãy sống bằng hơi thở nồng nàn cho cái hiện tại đang có. Dòng đời rồi sẽ trôi, mọi sự tưởng sẽ không còn nhưng biết đâu sẽ có lúc chúng quay về, hay là chúng mãi còn ở đâu đó, dưới một dạng thức nào đó. Như nước thành mây và rồi sẽ thành mưa, rơi lại đầu nguồn. Như mùa thu dịu dàng êm ả ấy, qua một thời gian nhất định nào đó đủ để cho người ta chờ đợi, nhớ nhung, rồi lại sẽ trở về sau những ngày hạ nắng oi nồng.

Tháng mười một, 1995

NGUYỄN THỊ MINH THỦY

633945020962533750_85x100

21 Tháng Giêng 2014(Xem: 33539)
....nhất là với các bạn trẻ rằng mặc cho những sự bộn bề về các giá trị đạo đức trong nền giáo dục VN hiện tại, nơi đây vẫn còn tồn tại một tình cảm đẹp đẽ và cao quý trong mối quan hệ Cô và Trò...
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 38357)
Bài tạp ghi sau đây, ký dưới bút hiệu Hạnh Viên, đã được bạn Nguyễn Thị Minh Thủy viết và đăng làm ba kỳ trong thời gian tác giả phụ trách mục “Cảm Niệm” trên một nhật báo ở Nam California.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 31876)
Khi bạn bè chúng tôi họp mặt tân niên, nhóm Anh Văn khóa 9 CHS NQ cũng có cuộc họp tân niên ở Bửu Long. Hi vọng rằng sẽ có sự kết nối yêu thương thêm nữa cho những lần sau, vì chúng tôi cũng đã đã có lần gặp gỡ.
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 35229)
Ở trên đời có những mối tình như cơn lốc, khi qua rồi thì để lại những tàn phá đau thương. Cũng có những mối tình đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm và sâu sắc...
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 39524)
Tựa đề: Gọi Nhau Mùa Đông. Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông. Trình bày: Tác giả và Quỳnh Dao.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 38427)
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 41036)
Tất cả anh chị em tôi đã sẵn sàng, một buổi sáng Chủ nhật tươi hồng đang mời gọi… Bên dòng sông Đồng Nai thơ mộng, anh chị em tôi sẽ hát vang vang “Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 35589)
Niềm vui mãi dâng trào hòa chung niềm vui của người tuổi thọ bác Ma Phiếu với người thầy kính mến Phạm Gia Hưng và từng người anh, người bạn, người em luôn hân hoan với mùa “Giáng Sinh Bên Đời”
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 41428)
Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 36848)
Tựa đề: Giòng Sông Tôi Và Em Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 40113)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 45290)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38477)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 52896)
Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38671)
Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ...
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38691)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 46460)
Tình của Cu Bưởi lại khác, vẫn treo lưng lửng giữa chừng, kết thúc cũng được, gọi tồn tại cũng chẳng sai. Cái di chứng của mối tình đầu còn ảnh hưởng anh ta đến tận bây giờ.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43335)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: GIÒNG SÔNG TÔI VÀ EM - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông - Tác giả trình bày
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 49145)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43643)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.