Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê. - GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.đầu)

14 Tháng Hai 201911:39 CH(Xem: 14017)
Huỳnh Văn Huê. - GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.đầu)



GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.đầu)
Huỳnh Văn Huê.


blank
(Hình ảnh trên mạng)



Truyện năm Kỷ Hợi: GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ.
   Nơi cái làng quê nhỏ bé, ven một tỉnh lỵ tầm trung... , mỗi năm không biết từ đâu đó có một gánh xiếc sơn đông mãi võ dọn đến trình diễn. Đầu những năm 60, khói lửa chiến tranh chưa lan rộng, cái làng quê phương Nam này có thể nói là còn hưởng được cảnh thanh bình... .

   Như vậy ở làng quê làm sao có rạp hát? Đơn giản thôi, cái rạp chính là ngôi chợ làng cũng nhỏ xíu! Tối đến người ta thắp sáng bằng hai cây đèn  măng - sông, thế là có cái rạp xiếc để mà biểu diễn  rồi. 

   Gánh xiếc cũng tính toán hết cả, mùa này việc đồng áng đã xong, sau khi thu hoạch mùa màng, người dân cũng đã có rủng rỉnh chút tiền. Nếu khi đi đến xem xiếc "miễn phí", tiện thể mua vài món thuốc cao đơn hoàn tán, hoặc hàng tiêu dùng là lạ nhưng cần thiết. Được xem xiếc không mất tiền thì mua hàng ủng hộ cho nó... phải lẽ. Mình có vật phẩm để xài, còn gánh xiếc có thu nhập để ... sống!

   Sau bữa cơm chiều thường rất sớm ở làng quê, tiếng trống của gánh xiếc đã bắt đầu giục giã thôi thúc... . Nghe mấy hồi trống, không cần đi ngang, ai cũng biết có gánh xiếc hay gánh hát về làng. Người ta chuyền tai nhau... . Người người, nhiều nhất là đám con nít đã bắt đầu tụ tập... . Lần hồi đến chừng hơn 7giờ tối, lượng người đến càng lúc càng đông, đã đủ để có thể bắt đầu cuộc biểu diễn.

   Có màn xiếc bình dân và phổ thông đến mức đến bây giờ ai ai cũng nhớ đó là đi xe đạp một bánh xe, đi vòng vòng, tới lui rồi tăng độ khó bằng cách vừa đạp xe vừa nghiêng người nhặt đồ vật trên mặt đất. 

   Rồi đến màn dùng một que nhỏ như chiếc đũa ngậm trong miệng để giữ thăng bằng mũi gươm nhọn hoắt!

   Tiếng trống vẫn liên hồi giục giã...

   Riêng cái chuyện đánh trống quảng cáo mời gọi người xem cũng có điều thú vị. Thằng nhỏ đánh trống không phải là người của gánh xiếc, nó là người xóm chợ của làng này. Nó vốn... thèm đánh trống ! Nhất là cái trống to rất... "ngon" của gánh xiếc. Được dịp nó ra sức đánh trống cho thỏa thích, có khi 2-3 đứa nhỏ còn phải tranh giành nhau nữa kia. Và công việc đánh trống này hoàn toàn không... công ! Gánh xiếc chỉ bỏ ra đó một cái trống và một cặp dùi mà không hề tốn một lao động nào.

   Xong hai màn biểu diễn dạo đầu là tới màn... bán thuốc. Người ta quảng cáo một loại thuốc trị đau lưng nhức mỏi. Đúng thời điểm quá đi chứ, sau một vụ mùa vất vả mà!

   Thoạt tiên họ cho mời một người trung niên trong đám đông ra, sau khi thăm hỏi vài câu rồi yêu cầu người đó vén áo đưa lưng ra. Cũng anh chàng biểu diễn xe đạp một bánh khi nãy bây giờ trở thành... thầy thuốc ! Anh ta thoa thuốc vào lưng khách mời. Tiếp theo anh ta dùng một cái... muỗng, cạo từ trên xuống dọc sóng lưng. Thật ghê rợn ! Thuốc biến thành màu đỏ bầm như máu và được người ta nói là đó là máu độc, đã được hút ra ngoài, như thế bệnh mới khỏi (!?) Mọi người xung quanh - dù có khi đã xem qua tiết mục này rồi - đều ồ lên kinh ngạc và thán phục công hiệu của... thuốc thần !! 

   Nhưng đó là câu chuyện xa xưa đã hơn nửa thế kỷ rồi. Bây giờ dân trí đã khác xưa. Ai cũng biết đó là do phản ứng giữa hai hóa chất với nhau thôi, một học sinh trung học phổ thông cũng biết rõ. Xem thế dân trí thật là quan trọng, người ta chỉ gạt được khi dân trí còn thấp mà thôi ! Nên bây giờ đâu ai còn "diễn" trò này. Nhất là bây giờ mà còn đem trò này bày ra để quảng cáo bán thuốc thì sẽ bị pháp luật xử lý ngay. Có chăng là phải ra một công ty dược lớn, có tên tuổi rồi nhờ nhiều đầu mối quan hệ để ra những thứ thuốc cao cấp, tối cần thiết như là báo chí đã đưa tin : vụ thuốc trị ung thư giả !!

   Trở lại màn bán thuốc trị đau lưng nhức mỏi vừa được quảng cáo thật kỳ công kể trên. Những người nông dân sau một vụ mùa vất vả, những lao động đi làm ăn xa xứ mới trở về quê chuẩn bị ăn Tết... . Chính những người này là giơ tay mua thuốc nhiều nhất! Đương nhiên là như thế !

   Để thêm phần hào hứng, thuốc được người của gánh xiếc trao cho khách, nhưng "người thu ngân" lại là một... con heo. Tất nhiên phải có người giám sát kỹ hình thức thanh toán này. Bằng chứng là anh chàng bán thuốc tay trao thuốc, mắt luôn đảo nhìn xuống con heo đi cạnh mình, miệng thì dẽo nhẹo luôn nói : cô bác mua thuốc và nếu thấy đoàn diễn hay và con heo... dễ thương thì cho... thêm ít nhiều thì đoàn cũng cảm ơn !

   Thường các đoàn xiếc khác dùng khỉ để diễn trò và thu tiền. Nhưng đoàn xiếc này quả là độc đáo khi dùng "thu ngân" là một ... con heo !

   Con heo được đặt tên Đỏ, có lẽ chỉ ông bầu gánh xiếc mới có quyền này. Con Đỏ được huấn luyện chỉ có mỗi một việc mang trên lưng một cái rổ sâu, giống như con ngựa mang yên vậy... . Con Đỏ chắc được cưng và chăm sóc chu đáo đầy đủ lắm. Da vẻ nó sạch bóng và trắng hồng như sáp đèn cầy. Người nó tròn ủm nung núc những mỡ. Dáng đi dạn dĩ đầy tự tin và không e ngại đám đông, bộ óc heo giúp nó đủ để hiểu những người này có bổn phận phải đưa tiền cho nó. Nó được chỉ dạy phải làm bấy nhiêu thôi để được sung sướng tấm thân... heo.

   Những người lao động nông thôn hiền lành chất phác, họ nghĩ đơn sơ : đã xem xiếc không tốn tiền, lại mua được "thuốc hay" để trị bệnh như vậy tiếc gì không đưa thêm mấy đồng bạc lẽ ! Chắc rằng ông bầu gánh xiếc cũng biết như vậy qua việc kiểm lượng thuốc bán ra và lượng tiền thu vào. Và số tiền chênh lệch không phải ít, chính vì vậy nên người ta hiểu vì sao mấy nhân viên đoàn xiếc - và kể cả ông bầu nữa - nâng niu con heo tên Đỏ lắm!

   Sau khi thấy có vẻ đã hết người mua rầm rộ như ban đầu, người chủ trò của gánh xiếc ra lệnh cho con Đỏ đem rổ tiền vào cho ông bầu. Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền... . ( còn tiếp )

HUỲNH VĂN HUÊ (25/1/2019)
21 Tháng Chín 2013(Xem: 59487)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 62989)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53711)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57568)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54946)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 47003)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78283)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60294)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45118)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 68643)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73430)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52726)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83515)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77586)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89687)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 50983)
Vì mẹ là ai con nào có thể biết, mẹ là ai hay có thể là bất cứ bà mẹ nào? Mẹ sẽ như nào nhỉ? Mẹ có giống người mẹ đã sinh ra con không? Giống, con cam đoan là giống.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 60680)
Thầy ốm, ốm theo cả hai nghĩa. Thầy đang bị bệnh, cơn bệnh kéo dài hơn hai tháng. Thầy nhạt miệng không ăn uống được nhưng nên trọng lượng xuống như vật rơi tự do bị lực hút của trái đất hút xuống.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 51609)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 35841)
Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo,…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 79487)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.