Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Quảng Thị Hoa - QUÊ NỘI QUÊ NGOẠI

29 Tháng Chín 201710:35 SA(Xem: 19742)
Quảng Thị Hoa - QUÊ NỘI QUÊ NGOẠI
Quê Nội Quê Ngoại QT Hoa

 

Hai bên nội ngoại gia phả nhà chúng tôi chỉ cách nhau hai bờ sông.

Bên kia bờ sông là quê Nội: BÌNH LONG.

Bên nầy sông là quê Ngoại: TÂN UYÊN.

Do đó tôi có thể tự hào mà nói rằng: Tôi là cô gái ĐỒNG NAI. Dòng sông hiền hòa  thân yêu của quê hương BIÊN HÒA. Tôi đã tắm sông, uống nước sông, đã làm rất nhiều thứ và có nhiều kỷ niệm ở dòng sông này.

 

Khi tất cả 10 đứa con của ba má tôi chưa có mặt trên thế gian này, thì gia đình nội ngoại của tôi đã sinh sống ở nơi đây lâu đời lắm.

Gia đình ông Nội tôi ở bên nhánh BÌNH LONG. Nhà ở gần bến đò. Ông Nội có xe ngựa, xe bò đi đi nhận lãnh hàng hóa và chở bạn hàng đi buôn bán ở tỉnh Biên Hòa. Ông bà Nội tôi có 4 trai, 3 gái... Ba tôi là con trai thứ sinh sau bác Hai tôi.

 

Ông bà Ngoại tôi ở bên này sông. Nhà ngay chợ TÂN UYÊN. Bà ngoại góa chồng sớm chỉ có hai trai và 1 gái. Má tôi là con gái độc nhất của ngoại tôi. Hai cậu tôi bỏ mẹ già đi theo kháng chiến chống Pháp. Nhà đơn chiếc chỉ hiu hắt hai mẹ con- Bà Ngoại với Má tôi-. Bà Ngoại buôn bán ở chợ TÂN UYÊN, má tôi theo phụ mẹ buôn bán. Năm má tôi 17 tuổi, ông Nội nhờ mai mối đến dạm hỏi má tôi cho ba tôi.

 

Những chi tiết trên và những gì tôi viết ra đây là do má tôi kể lại cho chúng tôi nghe. Má thuật lại chuyện má đi lấy chồng và cuộc đời của má. Má kể:

 

Ngày đưa dâu... Đúng nghĩa nhất là Ngoại đưa má sang sông. Đưa dâu đi bằng đò, từ bến TÂN UYÊN sang BÌNH LONG. Đò tấp vào bến Chùa. (Gọi là bến Chùa vì ngay nơi bến đò gia đình bên Nội có ngôi chùa bên cạnh bờ sông). Má tôi khóc như nhà có đám ma. Sau lễ ra mắt quan viên hai họ. (Không đợi tiễn khách rồi mới tiễn người nhà). Gia đình bên Ngoại tôi tức họ đàng gái đã lặng lẽ đi về trước. Bởi Ngoại không chịu nỗi cảnh má bịn rịn khi phải xa rời ngoại. Ngoại cũng không muốn thấy cảnh đau lòng của Ngoại khi phải để lại đứa con gái độc nhất của mình ở lại bên chồng. Từ đây coi như đường xa trắc trở... dù chỉ cách nhau 30 phút đò ngang.

 

Má tôi khóc khi về làm dâu và  ba không được gần kề má để vuốt ve an ủi ... cho đến gần 2 tuần lễ sau... Chuyện bắt đầu là như vậy, mà anh em chúng tôi sau đó cứ năm một mà ra đời. Ngoại tôi cũng không có thì giờ để buồn, để nhớ con gái cưng nữa... Vì cả đàn cháu lúc nào cũng bao vây, tíu tít, khuấy rối. Làm ngoại bận bịu, lo lắng sáng, trưa, chiều, tối.

 

"Con một, cháu bầy". Ngoại hay cười hóm hỉnh nói rằng " Không được hào con, nhưng được hào cháu". Tất cả 10 anh em chúng tôi , người nào vừa rời khỏi lòng của má là được Ngoại đưa tay đón từ bà mụ vườn. Mở mắt nhìn đời đầu tiên chúng tôi thấy là Ngoại. Hơi ấm 2 bàn tay đầu đời ôm ấp chúng tôi là hai bàn tay của Ngoại. Tắm rửa và mớm cho miếng sữa miếng ăn đầu tiên cũng là của ngoại... Cho đến khi chúng tôi lớn, có chút ít hiểu biết cũng không phân biệt được Ngoại và Má khác nhau như thế nào. Cứ luôn nghĩ rằng chúng tôi có hai bà má.

 

Con đông, ba má chúng tôi phải làm việc vất vả lắm để chúng tôi có cơm ngon, áo đẹp, ăn học và không thua sút bạn bè. Ba má tôi phải trèo non, lặn suối ... theo nghiệp gia đình mà lo sinh kế.

 

Vì công ăn việc làm, má giao hết chúng tôi cho Ngoại chăm sóc. Má nói nếu không có ngoại, thì không làm sao má tôi có thể nuôi nấng, săn sóc chúng tôi chu toàn. Chúng tôi đầy đủ áo cơm và sống sung sướng, hạnh phúc là nhờ công ơn của Ngoại. Ngoại đã chăm chút chúng tôi ngay những ngày còn đỏ hỏn. Đã dìu chúng tôi đi những bước đầu tiên, dạy chúng tôi tiếng nói ban đầu và chứng kiến, dạy dỗ chúng tôi từng chút một.

Phải nuôi dưỡng 10 đứa cháu, ngoại đã đối diện với những khó khăn để lo cho anh em chúng tôi từng cái ăn, cái mặc. Rồi khi chúng tôi lớn hơn một chút. Ngoại chứng kiến những thay đổi tâm tính ở tuổi trưởng thành.

Các anh chị lớn ở tuổi thanh thiếu niên, Ngoại sợ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngoại sợ anh trai lớn tôi mê chơi bỏ học. Sợ chị gái tôi vừa mới lớn yêu thương nông nỗi... Sợ những đứa nhỏ hơn lêu lỏng ham chơi vì không có ba, má bên cạnh. Ngoại thương yêu, vỗ về, khuyên lơn các anh chị. Cưng yêu, chiều chuộng những đứa còn bé.
 

Chúng tôi đây những đứa còn bé, ở tuổi thiếu thời... Mà chúng tôi thiếu thật, vì tôi vừa 5 tuổi thì Ngoại tôi mất. Trong số các anh chị, tôi là người có ngoại bên cạnh ít nhất. Nhưng nghe má tôi kể lại, Ngoại thương tôi lắm. Bởi vì khi tôi sinh ra đời thì ngoại đã già. Sau một cơn bệnh về mắt ngoại đã không thấy đường.

Má tôi đã tìm người săn sóc ngoại và lo cho chúng tôi. Nhưng Ngoại chẳng bao giờ yên tâm. Ngoại luôn lo lắng và nhắc nhở người làm chăm lo cho cháu mà không bao giờ nghĩ đến mình cũng cần được săn sóc. Má kể lại: Có một lần khi tôi bệnh khóc cả đêm không ngủ. Người vú lo cho tôi cũng quá mệt nên cũng ngủ. Ngoại nghe tiếng tôi khóc, đã lần mò trong bóng tối, đến bên giường để bế tôi lên, vác tôi trên vai ru cho tôi ngủ. Do không thấy đường, Ngoại đã đụng vô cột nhà, bầm gần hết khuôn mặt. Má nhìn cảnh ấy mũi lòng má khóc. Ngoại cũng khóc và cả đám chúng tôi cũng khóc vì thấy mặt ngoại sưng tù vù, tím ngắt.

 

Không phải má tôi bất hiếu không lo cho ngoại tôi. Mà vì niềm vui duy nhất của ngoại là được tự tay mình chăm sóc, lo lắng cho chúng tôi. Ngoại lấy cháu làm niềm vui, hạnh phúc và xem anh em chúng tôi là những báo vật mà Ngoại có trên đời.

 

Ngoại tôi mất, má tôi khổ sở lắm vì cứ tự trách mình không làm tròn chữ hiếu. Dù rằng cuộc sống gia đình không mấy khó khăn. Những miếng ngon, vật lạ, áo ấm, cơm no Ngoại không thiếu. Ngoại chỉ thiếu là không có má tôi bên cạnh. Má bù lại cho Ngoại bằng 10 đứa cháu, để ngoại hủ hỉ. Nhưng chúng tôi lại là gánh nặng cho Ngoại. Chăm lo săn sóc cho bầy cháu nhỏ không phải là việc dễ dàng. Nhưng vì yêu thương Ngoại tôi không cảm thấy mệt nhọc, vất vả. Ngoại đã khổ tâm, khổ trí và hao mòn thân thể vì chúng tôi. Ngoại là bà mẹ thứ hai. Công sanh, công dưỡng ... trời bể nào sánh bằng.  

 

Điều ân hận thứ hai của má tôi là không thực hiện được ước mơ của Ngoại. Ngoại ước được trở về căn nhà xưa ở bến sông TÂN UYÊN ngày nào. Nơi đó có mộ ông bà cố của chúng tôi. Nhưng vì chiến tranh, vùng đó mất an ninh, Ngoại phải bỏ lại để về BIÊN HÒA sống với má và anh em chúng tôi.  Má tôi đã hứa với Ngoại là khi hoàn cảnh cho phép, an ninh tái hồi, má tôi sẽ về xây lại ngôi nhà xưa. Má hứa sẽ làm lại nhà khang trang hơn, đẹp đẽ hơn. Má cũng sẽ xây lại mồ mả cho ông bà cố cho Ngoại yên lòng.  Trong thâm tâm má tôi, Má sẽ thực hiện những ước mơ của Ngoại.  Má sẽ đem Ngoại về nơi chôn nhau cắt rún. Tạo điều kiện tốt nhất để ngoại vui với những ngày cuối đời.

 

Thế nhưng những điều mơ ước đó chưa thực hiện được thì Ngoại tôi đã mất. Ngôi nhà xưa của Ngoại cũng cháy rụi tự năm nào, má cũng chưa xây lại được Má cũng chưa về được quê Ngoại để tìm lại mồ mã ông bà cố của tôi như mong ước. Má nói trong nước mắt..." Má còn nhiều thứ chưa làm được cho Ngoại con lắm."

 

Lịch sử tái diễn. Một mình má không thực hiện được một trong những điều má muốn làm cho Ngoại. Thì chúng con 10 đứa ... Má chỉ có mỗi một ước mơ là được nằm gần Ngoại mà chúng con cũng không thực hiện được. Bởi vì má mất lúc các con của má như chim vỡ tổ bay khắp bốn phương trời. Chỉ việc được trở về kịp nhìn má lần cuối cùng cũng khó khăn không thực hiện được lúc bấy giờ.

Má nằm xuống ở quê hương thật... xa mà cũng thật gần với Ngoại ... chỉ cách một cây cầu qua Cù Lao. Nhưng dù sao chúng con cũng được an ủi là Má và Ngoại vẫn nằm trong lòng đất BIÊN HÒA , nơi Ngoại và Má sinh ra,  lớn lên với quá nhiều thương yêu và kỷ niệm. Nơi đó Má và Ngoại đã có hàng vạn ngày bồng bế chúng con, dẫn dắt chúng con từ những con đường làng ra phố lớn. Từ những ngôi trường nhỏ đến những ngôi trường lớn chúng con theo học.  Ngoại và Má đã theo chúng con trên những đoạn đường đời. Đến khi Ngoại và Má không theo chúng con được nữa thì Ngoại và Má cũng để lại cho chúng con muôn vàn những dấu tích thương yêu.

 

Ngoại, Má an tâm yên giấc ngàn thu. Chúng con đã trưởng thành, sẽ luôn lấy tình yêu thương của Má và Ngoại làm nguồn năng lực cho cuộc sống.

Chúng con tin rằng hai người Mẹ của chúng con đã gặp lại nhau và luôn hài lòng về cuộc sống và sự yêu thương của chúng con bây giờ.

Chúng con luôn tưởng nhớ và kính yêu Ngoại và Má.

 

                      QUẢNG THỊ HOA

 

 

23 Tháng Giêng 2015(Xem: 34093)
Giã từ tuổi thơ để thành người lớn. Bây giờ làm người lớn lại nhớ về tuổi thơ để thêm chút niềm vui. Trò chơi "Má, con" ngày xưa tôi đã hoàn tất một cách trọn vẹn. Còn lại đây là những ngày mà các trò chơi con nít không hề thử nghiệm.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 21717)
Đồ đạc? Tôi có đồ đạc gì đâu. Một chiếc chiếu sẽ trả lại cho nhà giam. Chiếc màn do người tù được thả đợt trước tặng, nay tôi sẽ tặng lại cho người khác. Cái chén, đôi đũa để cho nhà bếp. Tôi không còn giày dép.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 19146)
Chị Thi ơi! bây giờ tôi mới biết chị cũng cùng khóa 6. Bây giờ tôi không còn có dịp đến thăm chị. Tôi chỉ có thể nguyện cầu hương linh chị thảnh thơi nơi cõi bao la không đau đớn dằn vặt.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 21375)
Ông Ba Trương Phi, cha Minh kể, theo kháng chiến đánh Tây rồi sau đó đi tập kết ra Bắc. Năm Sáu Hai, vượt Trường Sơn vào Nam, chiếm đấu ở miền Đông cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 27028)
Cả một quảng đời qua tui đã bao lần vô tình hay cố ý mà đã đưa bản thân mình lâm vào hoàn cảnh silly dở khóc dở cười để rồi mếu máo gậm nhấm nỗi buồn.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 26550)
nhưng điều đáng trân trọng và quý mến là chị đã để lại cho tha nhân cho bạn bè cả tấm lòng của chị. Sự ra đi của chị là chấm dứt cơn đau, nguyện cầu chị an bình nơi miền miên viễn.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 28032)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Một Chiều Đông - sáng tác Tuấn Khanh - Sĩ Phú trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 32691)
Ước mong sao trong những Hội Hoa Xuân, bên cạnh những chậu hoa đủ màu khoe sắc tôi bắt gặp những phong bao lì xì mới đúng bản sắc VN.
09 Tháng Giêng 2015(Xem: 24328)
Trân cảm được sự trìu mến tự thâm tâm chứ không phải còn bởi bất cứ lý do nào khác. Tình yêu là phép mầu phải không Vượng. Phép mầu xoá lấp những khổ đau.
09 Tháng Giêng 2015(Xem: 25556)
Giọng anh khàn và đục, anh không phải là ca sĩ nhà nghề, nhưng tiếng hát của anh diễn tả ngôn ngữ âm nhạc của chính anh viết ra có một sức thuyết phục kỳ diệu.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 28285)
những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học. Ước gì được sống lại thời thanh xuân của tuổi học trò…Gần năm mươi năm rồi sao
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 28616)
Mong các bạn cũng như tôi vui trong mỗi ngày niềm vui tự tại. Chúc các bạn luôn đạt được mọi điều mơ ước trong năm mới.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 28727)
chúng ta đã đến với nhau bằng những chân tình, nói tiếng "chia tay" nghe hơi buồn buồn nhưng sao chúng mình lại cười vui thoải mái
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 31733)
Họp mặt truyền thống lần thứ chín, gần một trăm cựu học sinh Ngô Quyền khóa mười lăm chuyển về địa điểm mới, khách sạn Hòa Bình trên đường Công Lý năm xưa.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 24621)
Mình đã đi bên nhau không biết bao nhiêu lần trên con đường bóng mát ấy. Anh đã bỏ một ngày công tác nơi trại tạm cư. Trân đã nói dối ba má đến nhà một người bạn.
31 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 24116)
Cái tiểu sử của Mười Tân được thêu dệt bằng nhiều câu chuyện kể hơn là bằng chữ viết. Mười Tân trong thời kỳ cao điểm của cuộc chiến Việt Nam ...
26 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16475)
Anh ơi ! Có phải đời em là bất hạnh triền miên ? Có phải những niềm vui chỉ lan nhẹ vào đời em rồi vội vã nhường chỗ cho những biến cố đau buồn. Dành cho bác ba của con một vành khăn tang.
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 27331)
Xin cám ơn đất nước Mỹ đã cho chúng tôi một cuộc sống an bình hạnh phúc như hôm nay. Cho chúng tôi hưởng được ngày lễ Giáng Sinh đầy ý nghĩa.
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 29666)
Đời ông nội tôi nhờ có vật thiêng cứu mạng, đến đời tôi cũng có phần có phước lớn như vậy. Năm đó tôi mua được một khối... đá, trên đó có một con cá hóa thạch lộ rất rõ, chỉ phần đầu bị che khuất chút xíu.
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 24564)
Anh ơi, em nghĩ chỉ có tình cảm mới giúp người ta thấy con đường người ta đi đúng là tươi đẹp, là đáng đi. Vượng đã thay đổi vì em. Thủy, rồi tới anh, nói với em như thế. Phải chi chính Vượng nói với em như thế ?