Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Viên Linh - Tháng Chín nhớ Nguyễn Xuân Hoàng

01 Tháng Chín 201710:28 CH(Xem: 16309)
Viên Linh - Tháng Chín nhớ Nguyễn Xuân Hoàng

Tháng Chín nhớ Nguyễn Xuân Hoàng

blank
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng tại San Jose năm 2012. (Hình: Người Việt)

Quả là chưa bao giờ đời sống văn chương Việt Nam hải ngoại lại quạnh quẽ như ba năm trở lại đây, sau khi chúng ta vắng bóng lần lượt những Nguyễn Xuân Hoàng 2014, rồi Mặc Đỗ và Võ Phiến, 2015, xa hơn một chút là Quỳnh Giao, Băng Đình, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc; và gần nhất là Lâm Tường Dũ. Không kể Quỳnh Giao, những nhà văn nhà báo kia đều đã hiện diện cả chục năm trên văn đàn, cả ở trong nước trước cả thời chia cắt, như Mặc Đỗ. Đành rằng phần lớn đã ngưng viết, song sự khuất bóng của họ nay hoàn toàn như một tấm màn đã kéo xuống, một sân khấu đã tắt đèn, một diễn trường đã đóng cửa, vĩnh viễn. Mấy năm vừa qua cả hải ngoại đã chỉ còn một tờ báo Xuân, trong khi trước đó, ta có cả chục tờ đón Tết.
Chỉ ba năm, bắt đầu bằng Nguyễn Xuân Hoàng, ra đi ngày 13 Tháng Chín 2014.

Người viết bài này có nhiều kỷ niệm với “người đi trên mây:” lúc làm bài thơ năm 20 tuổi, năm 1960, ký tên Hoang Vu, một cách tình cờ bài thơ đã đăng cùng trang với “bài phượng liên” của tôi trên tờ Hiện Đại (*); cả hai bài đều không viết hoa, không có dấu chấm phẩy, ngoại trừ một chữ đầu trên nhan đề:

mang mang


từ xa phố chợ đến giờ
chân quen bỏ lệ gõ bờ lộ quen
hoang vu chín đến độ thèm
lạnh tàn nhẫn rót vào đêm lê đường

mùa sương phố núi mù sương
nhịp buồn hút gió hồn nương sao rừng
chuyện linh hồn với bản thân
bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao

đồi thông xanh tóc nghẹn ngào
ngập ngừng lạnh xuống từ bao lâu rồi
còn tôi, còn chỉ mình tôi
mây bay đầu núi kéo trời lên xa

bàn tay thoáng nổi da gà
thẳm sâu lòng đất nhà ga luân hồi
Hoang Vu (Nguyễn Xuân Hoàng) (1)

phượng liên

anh đi hồn tiếc thương nhiều
ngọn soan thưa lấp bóng chiều cuối sân
nẻo sầu đôi dạ phân vân
nửa thân yên ngựa nửa thân tay mình

có hoài tuổi dại không em
trời thôi dáng đỏ thu phiền không gian
mắt em đầy mộng điêu tàn
yên nghe ván ấy trông tràng giang xa

thôi cồn với tháp bao la
ngựa đi bước nhỏ mây là cửa ô
mai quen với dạ bơ thờ
đã nghe lãng đãng sương mờ nhớ nhau

thôi còn giấc ngủ đêm thâu
một hành lang rộng vây sầu phượng liên.
Viên Linh (2)

*(Hiện Đại số 2, trang 102-103, 5.1960, Nguyên Sa chủ trương biên tập).

1. Hoang Vu là một bút hiệu của Giáo Sư Nguyễn Xuân Hoàng (7.7.1940-3.9.2014) (thật sự ông sinh năm 1937, như từng nói với chúng tôi). Sinh tại Nha Trang nhưng gốc Xuân Trường, Nam Định, người con thứ 12 trong một gia đình có 13 anh chị em. Trung học tại Võ Tánh rồi Petrus Ký Sài Gòn, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa. Dạy Triết tại Petrus Ký từ 1962 tới 1975. Từ 1972-74 thư ký tòa soạn tạp chí Văn. Năm 1985, được cô em út bảo lãnh qua Hoa Kỳ.1986-1997: Tổng thư ký tòa soạn nhật báo Người Việt tại California. 1998-2005: làm báo Việt Mercury, San Jose, giảng viên Việt văn Đại Học Berkeley-California. Mất ngày 13 Tháng Chín 2014 tại San Jose. Tác phẩm để lại: Mù Sương 1966, Sinh Nhật 1968. Khu Rừng Hực Lửa 1972. Kẻ Tà Đạo 1973. Người Đi Trên Mây 1987. Sa Mạc 1989. Bụi và Rác 1996.

2. Viên Linh là bút hiệu chính của nhà báo Nguyễn Nam (20.1.1938 – ) sinh tại ga Đồng Văn Hà Nam, học Chu Văn An Hà Nội 1951-1954, di cư vào Nam đi học tiếp ở Hồ Ngọc Cẩn; năm 1956 làm phóng viên rồi biên tập viên nhật báo Ngôn Luận, 1963 thư ký tòa soạn nhật báo Dân Ta của Nguyễn Vỹ, 1966 thư ký tòa soạn tuần báo Nghệ Thuật của Mai Thảo. Tháng Năm 1969 thư ký tòa soạn tuần báo Khởi Hành của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội; và thư ký tòa soạn – có lúc là quyền chủ nhiệm chủ bút – nhật báo Tiền Tuyến của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị – 1972 giải ngũ. Giải nhất Giải Văn Chương Toàn Quốc 1974 với tác phẩm Gió Thấp. Tháng Hai 1976 dự tuyển và được học bổng The Ford Foundation ở New York, hoàn tất luận án “The Tendencies of the South Vietnam Literature, 1954-1975.” Hiện là chủ nhiệm chủ bút nguyệt san Khởi Hành, từ 1996-2017 đang tiếp tục xuất bản tới năm thứ 21. Cuốn biên khảo hồi ký mới nhất xuất bản 2017: Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam (viết về 60 tác giả Việt Nam).

Viên Linh
August 30, 2017
Nguồn: Người Việt Online

05 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4801)
Ta cầu nguyện cho em Hồn thiêng được giải thoát Được sống đời an lạc. Không vướng khổ ưu phiền Không uất hận triền miên. Tái sinh nhiều phước báo.
30 Tháng Mười 2022(Xem: 4762)
Bạn bè nửa thế kỷ gặp mặt. Cô đọng trong những lần gặp gỡ. Rồi lại chia tay phương trời. Kỹ niệm theo nhau suốt cuộc đời. Hy vọng sẽ có lần gặp gỡ nữa.
29 Tháng Mười 2022(Xem: 4965)
Thầy chính là người truyền lửa ham học cho học trò, và luôn khơi gợi lên trong họ những hoài bão, những ước mơ để vươn tới những khát vọng cao đẹp trong tương lai
29 Tháng Mười 2022(Xem: 4819)
Sau này khi nhắc tới giai đoạn này, Nguyễn Văn Trung vẫn cho là những năm tháng tốt đẹp nhất trong cuộc đời cầm bút của ông.
28 Tháng Mười 2022(Xem: 7233)
Chịu khó đọc giáo sư Nguyễn Văn Trung, ta sẽ gặp một nhà trí thức dấn thân với các giá trị cốt lõi rõ rệt: khoa học, khai phóng
22 Tháng Mười 2022(Xem: 4729)
Cứ để Hải lãng mạn nuối tiếc tiếp tục đi tìm cố nhân, cứ để anh suốt đời còn nợ tôi một đóa hoa Phù Dung và giữ mãi hình ảnh tình cảm thuở ban đầu.
16 Tháng Mười 2022(Xem: 5112)
Trong quang cảnh rộng rãi khoáng đạt nơi miền quê, có một chút nắng nhàn nhạt và gió hiu hiu mát rượi của buổi chiều cận Tết, cánh diều tuổi thơ của tôi no gió vi vu bay cao vút trên bầu trời.
16 Tháng Mười 2022(Xem: 5769)
Trong 21 năm tồn tại, miền Nam tự do đã để lại cho nền âm nhạc nước ta một gia tài đồ sộ gồm hàng ngàn tác phẩm của nhiều nhạc sĩ mà tên tuổi của họ không bao giờ quên
16 Tháng Mười 2022(Xem: 5053)
Chiều chủ nhật 9 tháng 10 năm 2022, tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng vẫy tay giã từ giới yêu thơ ông sau 90 năm rong chơi cõi đời
15 Tháng Mười 2022(Xem: 5151)
Nó đâu phải là con cọp... thật. Trên đầu nó vẫn còn mang cặp sừng của giống loài nó mà ?! Đồng loại của nó phần đông thì oán ghét và khinh miệt,
15 Tháng Mười 2022(Xem: 4525)
Hai người là hai sự khác biệt, chị lãng mạn, mộng mơ bao nhiêu thì anh thực tế đời thường bấy nhiêu, nên hai vợ chồng đã nhiều phen bất đồng ý kiến, cãi nhau như ngày hôm nay.
13 Tháng Mười 2022(Xem: 4525)
Rồi thì lá sẽ vàng, sẽ khô và sẽ rụng. Đó là sự tuần hoàn của sự sống, là vô thường. Chấp nhận vô thường, chấp nhận cái chết sẽ đến với tất cả mọi người mọi vật thì ta sẽ bớt phiền muộn...
10 Tháng Mười 2022(Xem: 5129)
Tôi và ông Sung bỗng trở thành hai bạn già tâm sự kể lể chuyện thời tiết trở trời, chuyện ốm đau và dặn dò nhau kinh nghiệm thuốc men cho đến khi không còn gì để than thở thêm
10 Tháng Mười 2022(Xem: 4459)
Có lẽ Canada (và các nước Mỹ, Úc, Châu Âu) mắc nợ người Việt tỵ nạn từ… kiếp trước, nên kiếp này họ phải rước chúng ta qua, đón tiếp nồng hậu đám người chân ướt chân ráo mới đến
03 Tháng Mười 2022(Xem: 5360)
Khuê ơi, cho dù bây giờ tóc đã thôi bay như trong những ngày đứng gió, nhưng chẳng bao giờ tôi quên được cảm giác những sợi tóc dài của Khuê nương theo gió, đùa giỡn mơn man trên mặt tôi.
02 Tháng Mười 2022(Xem: 5275)
Lịch sử nhân loại đã ghi lại những cuộc vượt thoát bi hùng của những dân tộc để trốn bỏ sự cai trị tàn bạo của một chế độ.
01 Tháng Mười 2022(Xem: 20144)
Ngày ba tôi giã biệt trần gian, phố Biên mưa gió trắng trời. Mưa u hoài, như điệu nhạc buồn ru ba giấc ngủ thiên thu. Vậy là sau hơn chín mươi năm dung thân cõi tạm, ba tôi giờ đã an lành cưỡi hạc qui tiên…
01 Tháng Mười 2022(Xem: 4586)
Nó đâu biết rằng trong tiềm thức di truyền của các con trâu còn lại trong đàn kia cũng được nhắc nhở như thế, và chính vì vậy nên bọn đó mới e sợ nó mà tránh xa... .
24 Tháng Chín 2022(Xem: 5396)
Nếu trước 1954 thành phố Hà Nội được mệnh danh là nơi “ngàn năm văn vật” thì trong khoảng thời gian 1954-1975 Sài Gòn xứng đáng với danh hiệu “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
23 Tháng Chín 2022(Xem: 5389)
Tháng 8 năm nay, khi chúng tôi đến Munich thì thành phố đang tưng bừng tổ chức giải tranh tài Âu châu để kỷ niệm 50 năm Thế Vận Hội Munich 1972.