Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Viên Linh - Tháng Chín nhớ Nguyễn Xuân Hoàng

01 Tháng Chín 201710:28 CH(Xem: 16197)
Viên Linh - Tháng Chín nhớ Nguyễn Xuân Hoàng

Tháng Chín nhớ Nguyễn Xuân Hoàng

blank
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng tại San Jose năm 2012. (Hình: Người Việt)

Quả là chưa bao giờ đời sống văn chương Việt Nam hải ngoại lại quạnh quẽ như ba năm trở lại đây, sau khi chúng ta vắng bóng lần lượt những Nguyễn Xuân Hoàng 2014, rồi Mặc Đỗ và Võ Phiến, 2015, xa hơn một chút là Quỳnh Giao, Băng Đình, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc; và gần nhất là Lâm Tường Dũ. Không kể Quỳnh Giao, những nhà văn nhà báo kia đều đã hiện diện cả chục năm trên văn đàn, cả ở trong nước trước cả thời chia cắt, như Mặc Đỗ. Đành rằng phần lớn đã ngưng viết, song sự khuất bóng của họ nay hoàn toàn như một tấm màn đã kéo xuống, một sân khấu đã tắt đèn, một diễn trường đã đóng cửa, vĩnh viễn. Mấy năm vừa qua cả hải ngoại đã chỉ còn một tờ báo Xuân, trong khi trước đó, ta có cả chục tờ đón Tết.
Chỉ ba năm, bắt đầu bằng Nguyễn Xuân Hoàng, ra đi ngày 13 Tháng Chín 2014.

Người viết bài này có nhiều kỷ niệm với “người đi trên mây:” lúc làm bài thơ năm 20 tuổi, năm 1960, ký tên Hoang Vu, một cách tình cờ bài thơ đã đăng cùng trang với “bài phượng liên” của tôi trên tờ Hiện Đại (*); cả hai bài đều không viết hoa, không có dấu chấm phẩy, ngoại trừ một chữ đầu trên nhan đề:

mang mang


từ xa phố chợ đến giờ
chân quen bỏ lệ gõ bờ lộ quen
hoang vu chín đến độ thèm
lạnh tàn nhẫn rót vào đêm lê đường

mùa sương phố núi mù sương
nhịp buồn hút gió hồn nương sao rừng
chuyện linh hồn với bản thân
bàn tay thượng đế mộ phần chiêm bao

đồi thông xanh tóc nghẹn ngào
ngập ngừng lạnh xuống từ bao lâu rồi
còn tôi, còn chỉ mình tôi
mây bay đầu núi kéo trời lên xa

bàn tay thoáng nổi da gà
thẳm sâu lòng đất nhà ga luân hồi
Hoang Vu (Nguyễn Xuân Hoàng) (1)

phượng liên

anh đi hồn tiếc thương nhiều
ngọn soan thưa lấp bóng chiều cuối sân
nẻo sầu đôi dạ phân vân
nửa thân yên ngựa nửa thân tay mình

có hoài tuổi dại không em
trời thôi dáng đỏ thu phiền không gian
mắt em đầy mộng điêu tàn
yên nghe ván ấy trông tràng giang xa

thôi cồn với tháp bao la
ngựa đi bước nhỏ mây là cửa ô
mai quen với dạ bơ thờ
đã nghe lãng đãng sương mờ nhớ nhau

thôi còn giấc ngủ đêm thâu
một hành lang rộng vây sầu phượng liên.
Viên Linh (2)

*(Hiện Đại số 2, trang 102-103, 5.1960, Nguyên Sa chủ trương biên tập).

1. Hoang Vu là một bút hiệu của Giáo Sư Nguyễn Xuân Hoàng (7.7.1940-3.9.2014) (thật sự ông sinh năm 1937, như từng nói với chúng tôi). Sinh tại Nha Trang nhưng gốc Xuân Trường, Nam Định, người con thứ 12 trong một gia đình có 13 anh chị em. Trung học tại Võ Tánh rồi Petrus Ký Sài Gòn, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa. Dạy Triết tại Petrus Ký từ 1962 tới 1975. Từ 1972-74 thư ký tòa soạn tạp chí Văn. Năm 1985, được cô em út bảo lãnh qua Hoa Kỳ.1986-1997: Tổng thư ký tòa soạn nhật báo Người Việt tại California. 1998-2005: làm báo Việt Mercury, San Jose, giảng viên Việt văn Đại Học Berkeley-California. Mất ngày 13 Tháng Chín 2014 tại San Jose. Tác phẩm để lại: Mù Sương 1966, Sinh Nhật 1968. Khu Rừng Hực Lửa 1972. Kẻ Tà Đạo 1973. Người Đi Trên Mây 1987. Sa Mạc 1989. Bụi và Rác 1996.

2. Viên Linh là bút hiệu chính của nhà báo Nguyễn Nam (20.1.1938 – ) sinh tại ga Đồng Văn Hà Nam, học Chu Văn An Hà Nội 1951-1954, di cư vào Nam đi học tiếp ở Hồ Ngọc Cẩn; năm 1956 làm phóng viên rồi biên tập viên nhật báo Ngôn Luận, 1963 thư ký tòa soạn nhật báo Dân Ta của Nguyễn Vỹ, 1966 thư ký tòa soạn tuần báo Nghệ Thuật của Mai Thảo. Tháng Năm 1969 thư ký tòa soạn tuần báo Khởi Hành của Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội; và thư ký tòa soạn – có lúc là quyền chủ nhiệm chủ bút – nhật báo Tiền Tuyến của Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị – 1972 giải ngũ. Giải nhất Giải Văn Chương Toàn Quốc 1974 với tác phẩm Gió Thấp. Tháng Hai 1976 dự tuyển và được học bổng The Ford Foundation ở New York, hoàn tất luận án “The Tendencies of the South Vietnam Literature, 1954-1975.” Hiện là chủ nhiệm chủ bút nguyệt san Khởi Hành, từ 1996-2017 đang tiếp tục xuất bản tới năm thứ 21. Cuốn biên khảo hồi ký mới nhất xuất bản 2017: Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam (viết về 60 tác giả Việt Nam).

Viên Linh
August 30, 2017
Nguồn: Người Việt Online

31 Tháng Ba 2024(Xem: 997)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 709)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 641)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 656)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1263)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 930)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1035)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1079)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 840)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 976)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1294)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1014)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1135)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 726)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 955)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1040)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 1281)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1223)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1619)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.